PHƯƠNG PHÁP ĐỊA CHẤN NÔNG PHÂN GIẢI CAO TRONG NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT, ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH VÙNG BIỂN VEN BỜ KHU VỰC VŨNG TÀU VÀ LÂN CẬN
VŨ BÁ DŨNG, NGUYỄN QUANG CHIẾN, NGUYỄN CAO KHUÊ, PHẠM VĂN VIỆT
Trung tâm điều tra Tài nguyên môi trường biển, 125 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
Tóm tắt: Phương pháp địa chấn nông phân giải cao đóng vai trò quan trọngtrong nghiên cứu điều tra tài nguyên, môi trường biển nói chung và địa chất công trình biển nói riêng. Việc ứng dụng phương pháp này vào nghiên cứu, đánh giá đặcđiểm địa chất, địa chất công trình vùng biển ven bờ khu vực Vũng Tàu và lân cận đã thu được nhiều kết quả đáng tin cậy. Tài liệu địa chấn nông phân giải cao đã phân chia các thành tạo địa chất tầng nông tại khu vực nghiên cứu thành 04 tập địa chấn tương ứng với các thành tạo địa chất Holocen (Q2); Pleistocen muộn (Q13); Pleistocen giữa (Q12); Pleistocen sớm (Q11) và xác định được các ranh giới phụ trong Q2 và Q13; Bên cạnh đó việc liên kết tài liệu địa chấn nông phân giải cao với tài liệu khoan địa chất công trình và kết quả phân tích mẫu cơ lý đã phân chia các lớp theo đặc điểm địa chất công trình gồm lớp amQ23 trạng thái chảy, liên kết yếu, chịu tải kém; mQ21-2trạng thái chảy, chịu tải kém; mQ13b trạng thái nửa cứng, dẻo cứng, liên kết vừa, chiu tải trung bình; mQ13b trạng thái chặt vừa, liên kết vừa, - chịu tải trung bình, amQ13b trạng thái dẻo cứng – nửa cứng, liên kết vừa, chịu tải trung bình, amQ13atrạng dẻo cứng – nửa cứng, liên kết vừa, chịu tải trung bình, amQ12 trạng dẻo cứng – nửa cứng, liên kết vừa, chiu tải trung bình. Ngoài ra, còn phát hiện được các đứt gãy, các túi khí nông tiềm ẩn rủi ro, mất ổn định nền móng công trình, gây sụt lún, nâng hạ không đều làm ảnh hưởng đến tuổi thọ công trình tại vùng nghiên cứu.
Tóm tắt Tiếng Anh
(Xem toàn văn: Liên hệ với Tạp chí Địa Chất – Tổng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam)