VĂN BẢN PHÁP LUẬT MỚI
CƠ QUAN BAN NGÀNH
LIÊN KẾT WEBSITE
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Đang Online :
138
Tổng lượt :
7017216
Nguy cơ tai biến trượt lở liên quan hoạt động khai thác khoáng sản tại khu vực Tương Dương, Nghệ An

NGUY CƠ TAI BIẾN TRƯỢT LỞ LIÊN QUAN HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TẠI KHU VỰC TƯƠNG DƯƠNG, NGHỆ AN

Nguyễn Thị Hòa1,2, Trịnh Thành1, Nguyễn Phương2, Nguyễn Quốc Phi2

1Viện Khoa học và Công nghệ môi trường, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội;

2Khoa Môi trường, Trường Đại học Mỏ-Địa chất

Tóm tắt: Hiện nay, hoạt động khai thác khoáng sản cùng với các hiện tượng thời tiết thất thường gây mưa lớn và thúc đẩy các quá trình tai biến địa chất, đặc biệt là hiện tượng trượt lở đất đá. Kết quả khảo sát thực tế vùng Tương Dương, Nghệ An cho thấy các dạng tai biến trượt lở liên quan đến khai thác khoáng sản chủ yếu sạt lở sườn tầng khai thác, bãi thải, sự phá vỡ các hồ chứa quặng đuôi. Bài báo đã sử dụng phương pháp mô hình thống kê Bayes và hệ số tin cậy để tính toán trọng số cho từng yếu tố ảnh hưởng đến khả năng xảy ra tai biến trượt lở do hoạt động khai thác khoáng sản. Kết quả tích hợp các trọng số tính toán được từ 14 lớp thông tin về các điều kiện địa chất nền (thạch học, đứt gãy, địa chất công trình, địa chất thủy văn, vỏ phong hóa, loại hình đất…) cũng như các điều kiện tự nhiên và nhân sinh (độ dốc, hướng dốc, mạng lưới thủy văn, hiện trạng sử dụng đất/thảm thực vật, lượng mưa trung bình năm...) cho phép xây dựng các sơ đồ dự báo nguy cơ trượt lở đất. Kết quả nghiên cứu cho thấy mô hình Thống kê Bayes và phương pháp Hệ số tin cậy có độ chính xác cao, tương ứng là 89,7% và 91,0%. Trên cơ sở đó đã xác định được phía nam và tây nam vùng nghiên cứu là nơi tập trung cao các yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ trượt lở. So sánh kết quả nghiên cứu với thực tế thấy rằng trên 70% các điểm trượt đã biết nằm trong các vùng được xếp loại có nguy cơ cao đến rất cao.

   Tóm tắt Tiếng Anh

(Xem toàn văn: Liên hệ với Tạp chí Địa Chất – Trung tâm Thông tin, Lưu trữ và Tạp chí địa chất)

Các tin khác