KHẢ NĂNG CHỨA KHÍ ĐÁ PHIẾN CỦA CÁC HỆ TẦNG
MƯỜNG TRAI VÀ NẬM MU Ở TÂY BẮC VIỆT NAM
Trịnh Hải Sơn1, Nguyễn Văn Tuấn1, Nguyễn Thị Hồng Nhung1,
Lưu Văn Thắng1, Đặng Mỹ Cung2, Đặng Trần Huyên3
1Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản;
2Bộ Tài nguyên và Môi Trường; 3Tổng hội Địa chất Việt Nam
Tóm tắt: Tây Bắc Việt Nam là khu vực có chứa các thành tạo đá phiến sét đen với khối lượng lớn, đặc biệt là các trầm tích hệ tầng Mường Trai (T2l mt) và Nậm Mu (T3c nm) chứa các tập đá phiến sét đen tương đối dày và các kết quả đánh giá ban đầu cho thấy các đá phiến sét đen của các hệ tầng trên được thành tạo trong môi trường biển, chứa chủ yếu là Kerogen loại III, giá trị TOC trung bình lần lượt là 0,62% và 0,52%, giá trị Ro trung bình lần lượt là 2,7% và 3,1% , giá trị Tmax lần lượt là 356,9oC và 411,5 oC. Đối chiếu các kết quả trên với tiêu chuẩn đá phiến có tiềm năng chứa khí của Sở Địa chất Mỹ cho thấy hệ tầng Mường Trai và hệ tầng Nậm Mu ở khu vực Tây Bắc Việt Nam có các yếu tố thuận lợi cho việc hình thành khí đá phiến. Cần có thêm các nghiên cứu chi tiết hơn để đánh giá tiềm năng nguồn năng lượng phi truyền thống này.
(Xem toàn văn: Liên hệ với Tạp chí Địa Chất – Trung tâm Thông tin, Lưu trữ và Tạp chí địa chất)