VĂN BẢN PHÁP LUẬT MỚI
CƠ QUAN BAN NGÀNH
LIÊN KẾT WEBSITE
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Đang Online :
103
Tổng lượt :
7147694
Tuổi đồng vị U-Pb zircon của granitoid phức hệ Điện Biên, khu vực Mường Tè và ý nghĩa địa chất

TUỔI ĐỒNG VỊ U-PB ZIRCON CỦA GRANITOID PHỨC HỆ ĐIỆN BIÊN, 
KHU VỰC MƯỜNG TÈ VÀ Ý NGHĨA ĐỊA CHẤT

Phạm Trung Hiếu

Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh

  Tóm tắt: Granitoid khu vực Mường Tè thuộc phức hệ Điện Biên phân bố chủ yếu ở thượng nguồn sông Đà, lộ ra dưới dạng các khối có kích thước nhỏ. Tổ hợp thạch học các đá chủ yếu gồm gabro, gabrodiorit pha 1, diorit, granodiorit pha 2 và pha 3 gồm granit biotit và granit biotit chứa horblend. Zircon được tách từ các đá diorit thạch anh - granodiorit phức hệ Điện Biên, khu vực Mường Tè để xác định tuổi thành tạo bằng phương pháp LA-ICP-MS U-Pb và cho giá trị tuổi trung bình 206Pb/238U dao động trong khoảng 280-277 Tr.n (tương ứng với Permi sớm). Kết hợp với đặc điểm phân đới thanh nét của zircon do đó giá trị tuổi này được cho là tuổi kết tinh của đá. Giá trị εHf(t) phân tích trên zircon dao động từ 4,92 đến 9,27, trung bình là 6,74 và tuổi mô hình giai đoạn 1 và 2 (TDM1 và TDM2) biến thiên từ 650 đến 900 Tr.n cho thấy chúng được thành tạo do tái nóng chảy các đá basalt đại dương có tuổi Neoproterozoi.

Tóm tắt Tiếng Anh

(Xem toàn văn: Liên hệ với Tạp chí Địa Chất – Trung tâm Thông tin, Lưu trữ và Tạp chí địa chất)

Các tin khác