TÁC ĐỘNG CỘNG HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ KIẾN TẠO HIỆN ĐẠI TRONG NGHIÊN CỨU DỰ BÁO VÀ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI KHU VỰC VEN BIỂN MIỀN TRUNG VIỆT NAM
1 Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Hà Nội; 2Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội
Tóm tắt: Bài báo trình bày một sổ kết quả phân tích bước đầu về tác động cộng hưởng của biển đổi khí hậu và kiến tạo Hiện đại trong nghiên cứu dự báo và phòng chống thiên tai khu vực ven biển miền Trung Việt Nam. Bằng phương pháp sơ đồ nhận thức có thể phân chia các tai biến thiên nhiên thành ba nhóm lớn: thiên tai phát sinh từ đặc điểm kiến tạo Hiện đại và Tân kiến tạo; thiên tai phát sinh từ tác động của biến đổi khi hậu và thiên tai phát sinh do cộng hưởng (tích hợp) của tai biển địa chất bắt nguồn từ đặc điểm kiến tạo Hiện đại và tai biển phát sinh do biển đổi khi hậu. Dựa vào sổ liệu và khảo sát thực tế, các tác giả đã chứng minh sự tồn tại của các thiên tai là kết quả tác động cộng hưởng hoặc tích hợp của tai biển địa chất phát sinh đặc điểm kiến tạo Hiện đại với tai biến môi trường do nguyên nhân biển đổi khi hậu ở nhiều vùng ven biển miền Trung Việt Nam; cụ thể như tính bất ổn định của vùng cửa sông chịu tác động cộng hưởng của cấu trúc đứt gãy địa chất hiện đại ở bờ biển và biến đổi khi hậu tại các vùng cửa sông; tác động cộng hưởng của nâng hạ địa hình do kiến tạo Hiện đại và dâng cao mực nước biển do biến đổi khí hậu tạo ra tình trạng úng ngập và xói lở bờ biển; dịch chuyển dòng chảy và cửa sông do tác động thay đổi chế độ thủy văn và hải văn cộng hưởng với quả trình hoạt động mạnh mẽ của các đứt gẫy địa chất.
Tóm tắt tiếng Anh