NGHIÊN CỨU PHƯƠNG ÁN BỐ TRÍ HỢP LÝ HỆ THỐNG GIẾNG GIẢM ÁP
BÙI VĂN TRƯỜNG
Trường Đại học Thủy lợi
Tóm tắt: Tính toán, thiết kế hệ thống giếng giảm áp theo bài toán thấm phẳng và phương pháp giải tích còn có những hạn chế, nhiều trường hợp không đảm bảo chính xác, ảnh hưởng đến hiệu quả và an toàn của công trình. Sử dụng hệ phần mềm Modflow, Surfer và Mapinfor tác giả mô hình hóa địa hệ Tự nhiên - Kỹ thuật dải ven đê khu vực xây dựng hệ thống giếng giảm áptheo mô hình bài toán thấm 3D. Kết quả tính toán mô hình với 6 tổ hợp và 30 phương án khoảng cách giếng giảm áp đã xác định được phương án bố trí hợp lý cho hệ thống giếng giảm áp. Với hệ thống giếng giảm áp tại K160-161 đê Tả Hồng nếu được bố trí điều chỉnh vị trí tuyến giếng cách chân đê 30 m, đồng thời tăng khoảng cách giữa các giếng từ 10 m lên 25 m thì sẽ có hiệu quả cao; khi đó ở mức lũ BĐIII toàn bộ phạm vi có nguy cơ phát sinh biến dạng thấm sẽ được đảm bảo ổn định. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, trong điều kiện địa chất nền đê không đồng nhất, dòng thấm phát triển phức tạp, để lựa chọn, tối ưu hóa các thông số thiết kế của hệ thống giếng giảm áp cần tính toán, thiết kế hệ thống giếng giảm áp theo phương pháp mô hình bài toán thấm 3D.
Tóm tắt tiếng Anh
(Xem toàn văn: Liên hệ với Tạp chí Địa Chất – Tổng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam)