VĂN BẢN PHÁP LUẬT MỚI
CƠ QUAN BAN NGÀNH
LIÊN KẾT WEBSITE
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Đang Online :
138
Tổng lượt :
7017338
Đặc điểm dập vỡ kiến tạo, hoạt động đứt gãy và trạng thái địa động lực vùng quần đảo Côn Đảo

ĐẶC ĐIỂM DẬP VỠ KIẾN TẠO, HOẠT ĐỘNG ĐỨT GÃY VÀ TRẠNG THÁI 
ĐỊA ĐỘNG LỰC VÙNG QUẦN ĐẢO CÔN ĐẢO

        LÊ TRIỀU VIỆT, VŨ VĂN CHINH,  TRẦN VĂN THẮNG ,  VĂN ĐỨC TÙNG, NGUYỄN THỊ THANH HƯƠNG  

Viện Địa chất, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam , 84 Phố Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội

Tóm tắt: Quần đảo Côn Đảo nằm cách xa đất liền gần trăm km. Hoạt động đứt gãy cũng như dập vỡ kiến tạo và trạng thái địa động lực từ cuối Creta đến nay ở đây còn ít được nghiên cứu. Số liệu khe nứt kiến tạo và vết xước, mặt trượt trong đợt khảo sát gần đây của chúng tôi qua phân tích, xử lý thống kê cho thấy dập vỡ kiến tạo cũng như hoạt động đứt gãy của vùng nghiên cứu  khá phức tạp. Các đới dập vỡ kiến tạo và đứt gãy ở đây có thể phân chia thành 4 hệ thống: á kinh tuyến, á vĩ tuyến, ĐB-TN và TB-ĐN. Dọc theo các hệ thống mặt trượt, đứt gãy phương TB-ĐN hoạt động trượt bằng phải, và theo hệ thống mặt trượt phương ĐB-TN hoạt động trượt bằng trái là nổi trội. Trạng thái ứng suất được tái lập qua số liệu khảo sát cũng thể hiện khá phức tạp và có thể phân chia thành 4 pha nén ép: á vĩ tuyến, á kinh tuyến, ĐB-TN và TB-ĐN. Trong số các pha nén ép gây dịch trượt và hoạt động đứt gãy thì phương nén ép kinh tuyến là nổi trội và là pha trẻ nhất.
Tóm tắt tiếng Anh

      (Xem toàn văn: Liên hệ với Tạp chí Địa chất - Tổng cục Địa chất và Khoáng sản) 

Các tin khác