ĐẶC ĐIỂM CÁC HỢP CHẤT PCBs VÀ OCPs
TẠI VÙNG CỬA SÔNG MỸ THẠNH
PHẠM THỊ NGA, LÊ VĂN ĐỨC, NGUYỄN DUY DUYẾN
Trung tâm Địa chất và Khoáng sản biển, 125, Trung Kính, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
Tóm tắt: Theo WHO, có khoảng
hơn 1000 loại thuốc trừ sâu đã được sử dụng cho tới nay với nhiều thành phần
hoá học khác nhau, trong đó các hợp chất hữu cơ có chlor bền vững
organochlorines (OCPs) và polychlorinated biphenyls (PCBs) đã thu hút sự chú ý
của nhiều nhà khoa học trên thế giới do chính khả năng tích lũy sinh học mạnh,
độc tính cao đối với con người và các loài sinh vật, cũng như tác động xấu đến
môi trường và các hệ sinh thái.
Do tính bền vững tương đối cao,
các hợp chất PCBs và OCPs đã tích lũy nhiều trong các môi trường khác nhau
(trầm tích, nước, sinh vật, ...) và phần lớn đều có nguồn gốc từ lục địa. Vì
vậy, các chương trình nghiên cứu, đánh giá sự tồn lưu và vận chuyển các hợp
chất hữu cơ có chlor trong môi trường trầm tích tại đới duyên hải đã được thực
hiện bởi các cơ quan nghiên cứu trong và ngoài nước. Bài báo này trình bày đặc
điểm các hợp chất PCBs, OCPs trong trầm tích vùng cửa sông Mỹ Thạnh (Sóc
Trăng), từ đó đưa ra kiến nghị và giải pháp phòng tránh ô nhiễm môi trường và
tác động xấu đến hệ sinh thái. Đây là một phần kết quả của Đề án “Khảo sát,
đánh giá tiềm năng tài nguyên khoáng sản vùng biển ven bờ tỉnh Sóc Trăng tỷ lệ
1:100.000”.
Tóm tắt tiếng anh