LỊCH SỬ TIẾN HOÁ TRẦM TÍCH THỀM LỤC ĐỊA NAM TRUNG BỘ TRONG PLIOCEN - ĐỆ TỨ
ĐINH XUÂN THÀNH, TRẦN NGHI, TRẦN THỊ DUNG
Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQGHN, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Tóm tắt: Trầm tích Pliocen - Đệ tứ thềm lục địa Nam Trung Bộ tiến hóa theo 8 giai đoạn: Pliocen sớm (N21), Pliocen giữa (N22), Pliocen muộn (N23), Pleistocen sớm (Q11), Pleistocen giữa phần sớm (Q12a), Pleistocen giữa phần muộn (Q12b ), Pleistocen muộn phần sớm (Q13a) và Pleistocen muộn phần muộn- Holcoen (Q13b-Q2), tạo nên 8 chu kỳ trầm tích. Bắt đầu mỗi chu kỳ là trầm tích hạt thô, môi trường lục địa thuộc miền hệ thống biển hạ/biển thấp hình thành trong giai đoạn mực nước biển hạ. Kết thúc chu kỳ là trầm tích hạt mịn, môi trường biển thuộc miền hệ thống biển tiến/biển cao hình thành trong giai đoạn mực nước biển dâng. Trầm tích có kích thước hạt mịn đơn từ dưới lên trong mỗi chu kỳ và có xu hướng giảm dần từ chu kỳ 4 đến chu kỳ 8. Thềm lục địa hiện đại được xây dựng chủ yếu bằng khối lượng trầm tích lục nguyên khổng lồ thuộc môi trường châu thổ ngập nước hình thành trong các giai đoạn biển thoái do ảnh hưởng của băng hà trong Pliocen - Đệ tứ và nâng kiến tạo ở phần lục địa đến thềm trong, sụt lún ớ thềm ngoài.
Tóm tắt Tiếng Anh
(Xem toàn văn: Liên hệ với Tạp chí Địa Chất – Tổng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam)