PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT GÂY Ô NHIỄM TRONG ĐẤT TẠI KHU VỰC BÃI THẢI QUẶNG ĐUÔI MỎ BẢN CÔ, QUỲ HỢP, NGHỆ AN
2NGUYỄN THỊ HOÀ, 2NGUYỄN QUỐC PHI
1TRỊNH THÀNH, 2NGUYỄN PHƯƠNG, 2NGUYỄN THỊ HỒNG
1Viện Khoa học và Công nghệ môi trường, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
2Khoa Môi trường, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội
Tóm tắt: Hoạt động khai thác khoáng sản ở nước ta đã và đang gây nhiều tác động xấu đến môi trường và diễn biến ngày càng phức tạp. Kết quả khảo sát thực tế tại khu vực Quỳ Hợp, Nghệ An cho thấy nguy cơ ô nhiễm môi trường lớn nhất liên quan đến các hoạt động khai thác khoáng sản kim loại là khả năng phát tán các chất ô nhiễm theo mạng lưới sông suối, theo các khe nứt cùng như các lỗ hổng trong môi trường đất và nước. Bài báo đã sử dụng modul CTran/W trong bộ phần mềm GeoStudio để tính toán quá trình lan truyền các chất ô nhiễm theo dòng thấm trong môi trường đất theo thời gian. Các tham số đầu vào gồm số liệu địa chất nền, các yếu tố địa chất thủy văn, địa kỹ thuật và số liệu hàm lượng các chất gây ô nhiễm. Kết quả tính toán của mô hình tại mỏ sa khoảng Bản Cô cho thấy với hàm lượng arsen trong đất tại đáy bãi thải di chuyển theo dòng thấm khoảng 500 ngày (1,37 năm), như vậy một phần As đã tiến đến bề mặt sườn rìa ngoài của bãi thải. Dòng thấm tiếp tục di chuyển sau khoảng 1.500 ngày (hơn 4 năm), khi đó arsen, tại nhiều vị trí dưới đáy bãi thải đã có thể di chuyển đến bề mặt sườn bải thải và có khả năng lưu thông ra môi trường bên ngoài. Kết hợp với lượng nước mưa chảy tràn trên mặt, lượng arsen sẽ bị phát tán theo dòng thấm qua thời gian, hòa vào dòng chảy của suối Huổi Đôn và di chuyển đi xa, gây nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân phía hạ nguồn và khu vực xung quanh mỏ.
Từ khóa: chất gây ô nhiễm, dòng thấm, bãi thải, Bản Cô
Tóm tắt Tiếng Anh
(Xem toàn văn: Liên hệ với Tạp chí Địa Chất – Tổng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam)