CHẾ ĐỘ ĐỊA CHẤN KHU VỰC BẬC THANG THỦY ĐIỆN SÔNG ĐÀ
LÊ VĂN DŨNG1, CAO ĐÌNH TRIỀU2, CAO ĐÌNH TRỌNG1, NGUYỄN ĐẮC CƯỜNG1
1 Viện Vật lý Địa cầu, Viện HL KH&CN Việt Nam,
2 Viện Địa vật lý ứng dụng, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam
Tóm tắt: Trong khuôn khổ công trình này các tác giả tiến hành tìm hiểu chế độ hoạt động động đất tự nhiên khu vực bậc thang thủy điện Sông Đà. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Khu vực bậc thang thủy điện Sông Đà là nơi có biểu hiện hoạt động động đất tự nhiên mạnh nhất ở Việt Nam. Tại đây đã quan sát thấy động đất cấp độ mạnh M= 6,7±0,2 tại Tuần Giáo và Lai Châu. Hệ số b của hàm phân bố Gutenber-Richter có giá trị -0,935; Động đất tự nhiên cấp độ mạnh Mmax=6,0-6,9 có thể xảy ra tại 13 nguồn phát sinh: Mường Tè, Nậm Nhé, Mường Nhé, Lai Châu - Điện Biên, Sơn La, Tuần Giáo, Phong Thổ, Mường La - Bắc Yên, Sông Đà, Nậm Tống, Mù Cang Chải, Lào Cai - Ninh Bình (Phan Si Pan) và Mai Châu. Trong đó, nguy cơ xuất hiện động đất mạnh (M6,9) tại Mường Tè, Lai Châu, Tuần Giáo, Yên Châu và Mai Châu.
Tóm tắt tiếng Anh
(Xem toàn văn: Liên hệ với Tạp chí Địa Chất – Tổng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam)