VĂN BẢN PHÁP LUẬT MỚI
CƠ QUAN BAN NGÀNH
LIÊN KẾT WEBSITE
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Đang Online :
180
Tổng lượt :
7179828
Đặc điểm biến dạng tân kiến tạo vùng ven biển Tuy Hòa, Phú Yên và ý nghĩa của nó đối với tai biến địa chất

BÙI THI MẾN, NGUYỄN THI VÂN, MAI VĂN CƯỜNG
Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Phường Đức Thẳng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

 

Tóm tắt:  Vùng Tuy Hòa nằm ở rìa đông của địa khối Kon Tum được cấu tạo bởi các thành tạo địa chất đa dạng bao gồm các đá trầm tích, phun trào và  magma xâm nhập tuổi từ Paleozoi muộn tới Kainozoi, phủ trên là các thành tạo trầm tích và ít phun trào mafic tuổi Neogen - Đệ tứ. Vùng này bị biến dạng mạnh mẽ dưới tác động của các vận động kiến tạo diễn ra trong nhiều giai đoạn khác nhau và kéo dài đến thời gian gần đây. Các biểu hiện của vận động kiến tạo bao gồm các hệ thống đứt gãy cổ và Tân kiến tạo và các chuyển động nâng hạ kiến tạo với các dấu hiệu trực tiếp và gián tiếp rõ ràng. Hoạt động kiến tạo mạnh mẽ không chỉ tạo ra sự phân dị đa dạng về địa mạo khống chế bởi cấu trúc đá mỏng mà còn gây ra các tai biến địa chất như trượt lở, xói lở vùng cửa sông Đà Rằng và Bàn Thạch cũng như sụt lún kiến tạo cục bộ. Các vùng bị tai biến mạnh thường bị khống chế bởi các hệ thông đứt gãy hoặc đới dập vỡ tân kiến tạo. Tác động của các vận động kiến tạo hiện đại chính là các tiền đề thúc đẩy các hoạt động ngoại sinh gây tai biến địa chất. Việc nhận dạng đúng đắn sự tồn tại của các yếu tố kiến tạo hiện đại có ý nghĩa quan trọng trong việc dự báo và đề ra các biện pháp giảm thiểu tai biến địa chất trong vùng Tuy Hòa, đặc biệt trong bối cảnh nước biển dâng do biến đổi khí hậu.

Tóm tắt tiếng Anh

(Xem toàn văn: Liên hệ với Tạp chí Địa Chất – Tổng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam)
Các tin khác