VĂN BẢN PHÁP LUẬT MỚI
CƠ QUAN BAN NGÀNH
LIÊN KẾT WEBSITE
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Đang Online :
238
Tổng lượt :
6465999
Lịch sử phát triển hệ thống thềm biển khu vực Nam Trung Bộ trong mối quan hệ với dao động mực nước biển thời kỳ Đệ tứ

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THỀM BIỂN KHU VỰC NAM TRUNG BỘ

TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI DAO ĐỘNG MỰC NƯỚC BIỂN THỜI KỲ ĐỆ TỨ

NGUYỄN THẾ TIỆP, NGÔ QUANG TOÀN, ĐOÀN THỊ MAI KHANH

Viện Nghiên cứu Ứng dụng Khoa học và Công nghệ Biển - Liên hiệp Các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam

 

Tóm tắt: Khu vực Nam Trung Bộ chịu ảnh hưởng sâu sắc của biến đổi khí hậu trong thời kỳ Pliocen - Đệ tứ. Các đợt biển tiến vào lục địa ven biển do gian băng đã tạo nên 6 bậc thềm biển có độ cao khác nhau: 75-80 m, 50-60 m, 35-40 m, 10-30 m, 4-6 m, và 1-3 m tương ứng với các thời kỳ: Donau-Gunz (Pliocen muộn), Gunz-Mindel (cuối Pleistocen sớm Q11), Mindel-Riss(Pleistocen giữa, phần sớm Q12a), Riss - Wurm 1 (cuối Pleistocen giữa, phần muộn Q12b),Wurm 1 - Wurm 2 (cuối Pleistocen muộn phần sớm (Q13a) và Flandrian (Holocen trung); Thời kỳ băng hà, thềm lục địa Nam Trung Bộ đã để lại 5 đới bờ cổ được thành tạo vào thời kỳ mực nước biển thấp nhất đó là: đới bờ cổ ở độ sâu 180-200 m có tuổi 40.000-50.000 năm, đới bờ cổ ở độ sâu 140-150 m tuổi khoảng 15.000-18.000 năm, đới bờ cổ độ sâu 43-63 m có tuổi Holocen sớm, phần sớm (14C: 10.100 năm), đới bờ cổ ở độ sâu 25-30 m có tuổi cuối Holocen sớm 8.000 năm và đới bờ cổ ở độ sâu 10-15 m có tuổi khoảng 7.000 năm. Dựa vào phân tích, tổng hợp hệ thống thềm biển và các đường bờ cổ đã xác định được đường cong dao động mực nước biển khu vực trong thời kỳ Pliocen - Đệ tứ.
Tóm tắt tiếng Anh 
(Xem toàn văn: Liên hệ với Tạp chí Địa Chất – Tổng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam)

Các tin khác