ĐẶC ĐIỂM TRẦM TÍCH VÀ DAO ĐỘNG MỰC NƯỚC BIỂN
TRONG HOLOCEN Ở ĐỒNG BẰNG SỒNG CỬU LONG
ĐỖ VẶN LĨNH, NGUYỄN HUY DŨNG, NGUYỄN HUỲNH THIÊN HƯƠNG,
PHẠM THẾ TÀI, NGUYỄN ĐAN VŨ, TRỊNH MINH PHUÔNG,
TRẦN VĂN TOÀN, BÙI THẾ VINH, HUỲNH HỒ
Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Nam, 200 Lý Chính Thắng, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh
Tóm tắt: Trầm tích Holocen ở đồng bằng Sông Cửu Long đặc trưng bởi 5 phân vị địa tầng: Q21; Q221, Q222 ; Q231; Q232 tương ứng với bề dày thay đổi từ 0,5-40 m, 1-33 m, 0,8-25 m, 0,5-22,5 m, 0,5-10 m. Gặp chủ yếu trong lỗ khoan (Q21; Q221) hoặc lộ ra trên mặt (Q222 , Q231, Q232), mặt cắt kiểu thô-mịn, mịn-thô xen nhiều vật chất hữu cơ. Phân lớp chủ yếu là ngang - xiên nghiêng (Q21); song song (SS) - xiên chéo (Q221); lượn sóng SS, đứt đoạn, hỗn độn (Q221) lượn sóng- SS không liên tục (Q231); SS-không đều, hỗn độn ứng với màu sắc xàm trăng, xám xanh, vàng, nâu, đen; nguồn gốc sông, sông biển, biển là chính. Tốc độ lắng đọng trầm tích trung bình thav đối từ nhỏ nhất 0,11 mm/năm, đến lớn nhất 11,5 mm/năm, trung bình 5,8 mm/năm với xu thế giảm dần từ Holocen giữa đến nay.
Dao động mực nước biển ở đồng bằng Sông Cửu Long gồm 02 vĩ kỳ: cuối Pleìstocen muộn-đầu Holocen sớm đến 6,0 Ka, BP là vĩ kỳ biển tiến cực đại, mực nước biển dâng là 4,0-4,5 m so với mực nước biển hiện tại vào khoảng 6,0 Ka, BP. Từ 6,0 Ka- nay là vĩ kỳ biển lùi với 4 đợt: 1) Từ 4,5-5,7 Ka; 2) Từ 3,5- 2,5 Ka; 3) Từ 2,5-1,5 Ka; 4) Từ 1,5 Ka - nay. Cao độ mực nước biển ứng vói đợt 2 và đợt 3 là 2,8-3,3 m và 0,7-1,3 m. Biển lùi đợt 1 và đợt 4 vẫn chưa rõ di chỉ ngấn biển để lại. Hiện tại, mực nước biển có xu thế dâng, dự báo mực nước biển dâng cực đại trong tương lai ở đồng bằng Sông Cửu Long cao nhất chỉ đạt 4,0-4,5 m và mất ít nhất 600 năm nữa nếu tốc độ dâng lặp lại là 7,5 mm/năm. Điều này có nghĩa là 100 năm tới mực nước biển sẽ dâng thêm 0,75 m ở đồng bằng Sông Cửu Long.
Tóm tắt tiếng Anh
(Xem toàn văn: Liên hệ với Tạp chí Địa Chất – Tổng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam)