ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TỰ BẢO VỆ CỦA CÁC TẦNG CHỨA
NƯỚC KARST Ở VIỆT NAM
PHẠM QUÝ NHÂN 1, VŨ THỊ MINH NGUYỆT2, TRẦN THÀNH LÊ1
1Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Phú Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
2 Viện Địa chất, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội
Tóm tắt: Khả năng tự bảo vệ của các tầng chứa nước thể hiện mức độ giảm thải hay thanh lọc các chất ô nhiễm của tầng chứa nước. Qua phân tích điều kiện áp dụng, ưu nhược điểm của các phưong pháp đánh giá khả năng tự bảo vệ của các tầng chứa nước trên thế giới, đặc trung của các tầng chứa nước karst cũng như điều kiện cụ thể áp dụng ở Việt Nam, phương pháp hai yếu tố “CO cải tiến ” đã được các tác giả lựa chọn. Kết quả ứng dụng của phương pháp vào tầng chứa nước đá carbonat nứt nẻ - karst của hệ tầng Bắc Sơn có tuổi Carbon muộn-Permi sớm (C2-P1 bs) vùng thành phố Lạng Sơn, là tầng chứa nước chính được khai thác phục vụ ăn uống, sinh hoạt, đã cho kết quả đáng tin cậy.
Tóm tắt tiếng Anh
(Xem toàn văn: Liên hệ với Tạp chí Địa Chất – Tổng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam)