VĂN BẢN PHÁP LUẬT MỚI
CƠ QUAN BAN NGÀNH
LIÊN KẾT WEBSITE
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Đang Online :
99
Tổng lượt :
6483000
Nghiên cứu đổi sánh ruby, saphir từ các mỏ khác nhau của Việt Nam

NGHIÊN CỨU ĐỐI SÁNH RUBY, SAPHIR TỪ CÁC MỎ

KHÁC NHAU CỦA VIỆT NAM

LÊ THỊ THU HƯƠNG

Khoa Địa chất, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội,

334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Tóm tắt: Hiện nay, các mỏ ruby và saphir chất lượng cao của Việt Nam xuất hiện tại Yên Bái (Lục Yên) và Nghệ An (Quỳ Châu và Quỳ Hợp). Saphir tối màu với trữ lượng lớn được khai thác ở các tỉnh Tây Nguyên (Gia Lai, Đắk Lắk và Lâm Đồng), Đồng Nai và Bình Thuận. Ngoài ra, ruby và saphir còn có thể được khai thác ở Quảng Nam với trữ lượng và chất lượng thấp hơn. Nghiên cứu so sánh đặc điểm ngọc học, hóa học của ruby và saphir từ các mỏ khác nhau cỏ thể đưa ra các đặc điểm đặc trưng của từng loại mỏ và ứng dụng phân biệt nguồn gốc địa lý của chúng. Saphir Tây Nguyên, các tỉnh miền Nam và saphir Quảng Nam được phân biệt với saphir Yên Bái và Nghệ An bởi chất lượng ngọc thấp, kém trong suốt. Hàm lượng Fe trung bình trong các mẫu saphir ở Tây Nguyên cao hơn rất nhiều so với saphir ở các vùng khác. Ruby Nghệ An và Yên Bái được phân biệt bởi tỷ lệ oxyt các nguyên tố tạo màu là Fe2O3/Cr2O3 và TiO2/Cr2O3. Ngoài ra, dựa vào hàm lượng các nguyên tố tạo màu Cr và Fe cũng có thể phân biệt ruby Yên Bái ở các mỏ khác nhau.

Tóm tắt tiếng Anh

(Xem toàn văn: Liên hệ với Tạp chí Địa Chất – Tổng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam)

Các tin khác