VĂN BẢN PHÁP LUẬT MỚI
CƠ QUAN BAN NGÀNH
LIÊN KẾT WEBSITE
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Đang Online :
109
Tổng lượt :
7179747
Tiến hóa trầm tích Kainozoi bể Phú Khánh trong mối quan hệ với hoạt động kiến tạo

TIẾN HÓA TRẦM TÍCH KAINOZOI BỂ PHÚ KHÁNH 
TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI HOẠT ĐỘNG KIẾN TẠO

TRẦN NGHI, TRẦN HỮU THÂN, CHU VĂN NGỢI, ĐINH XUÂN THÀNH
TRẦN THỊ THANH NHÀN, NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG, 
NGUYỄN DUY TUẤN, NGUYỄN VĂN KIỂU, TRẦN THỊ DUNG, 
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO,  PHẠM THỊ THU HẰNG, TRẦN VĂN SƠN

Trung tâm Nghiên cứu Biển và Đảo, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội

 Tóm tắt: Trầm tích bể Phú Khánh nằm trên thềm lục địa Việt Nam nguyên là bể có dạng á đối xứng nằm trên thềm lục địa, song vì trải qua một quá trình biến dạng và sụt lún nên đã tạo nên những cấu trúc khối tảng bất đối xứng. Các bể trầm tích thứ cấp bị biến dạng do quá trình đứt gãy, nén ép và hoạt động núi lửa.
Dựa trên các trường sóng địa chấn đồng pha và phân tích tướng trầm tích theo không gian và thời gian có thể phân chia ranh giới các phức tập (sequence) và các miền hệ thống.
Từ Oligocen đến Đệ tứ mặt cắt địa chất trầm tích có 6 chu kỳ trầm tích tương ứng với 6 phức tập: Oligocen sớm, Oligocen muộn, Miocen sớm, Miocen giữa, Miocen muộn và Pliocen - Đệ tứ.
Mỗi phức tập tương ứng với một bể trầm tích thứ cấp được hình thành do một pha kiến tạo hoặc một chu kỳ thay đổi mực nước biển (MNB), trong đó có 3 miền hệ thống: biển thấp (LST), biển tiến (TST) và biển cao (HST). Mỗi miền hệ thống trầm tích được xác định nhờ phân tích tướng và môi trường trầm tích.


 Tóm tắt tiếng Anh

           (Xem toàn văn: Liên hệ với Tạp chí Địa chất - Tổng cục Địa chất và Khoáng sản)

Các tin khác