VĂN BẢN PHÁP LUẬT MỚI
CƠ QUAN BAN NGÀNH
LIÊN KẾT WEBSITE
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Đang Online :
91
Tổng lượt :
6485045
Đặc điểm địa chất Miocen-Đệ tứ bãi ngầm Phúc Tần ở vùng biển DKI Việt Nam theo địa chấn nông phân giải cao

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT MIOCEN-ĐỆ TỨ BÃI NGẦM PHÚC TÂN
Ở VÙNG BIỂN DKI VIỆT NAM
THEO ĐỊA CHẤN NÔNG PHÂN GIẢI CAO

TRỊNH NGUYÊN TÍNH1, PHAN ĐỨC TUẤN3, NGUYỄN BIỂU2,
VŨ  TRƯỜNG SƠN1,
VŨ BÁ DŨNG1,  NGUYỄN VĂN CỬ1

1 Trung tâm Địa chất và Khoáng sản biển, 2 Tổng hội Địa chất Việt Nam,
 3 Bộ Tư lệnh Công binh.


Tóm tắt: Việc xử lý và luận giải địa chất 16 tuyến địa chấn nông phân giải cao với 350 km tuyến cho thấy: a/ Bãi ngầm Phúc Tần có cấu trúc địa chất Miocen-Đệ tứ khá phức tạp với đáy đa thành phần, gồm đá magma xâm nhập trước Miocen muộn, basalt Miocen trung, trầm tích lục nguyên và basalt Miocen thượng;  b/ Bãi hình thành trên nền basalt Miocen thượng nhờ sự phát triển của san hô, các sinh vật khác và sản phẩm phong hóa cơ học của chúng từ Pliocen đến Holocen theo 6 chu kỳ dâng-hạ mực nước biển đại dương; c/ Cột địa tầng có tuổi từ Miocen thượng đến Holocen có thể phân chia thành 7 dãy theo dãy (sequence) địa tầng. Phần lớn các dãy có đủ ba miền hệ thống: biển tiến, biển mức cao và biển lùi. Lớp cuội san hô lộ ra ở đáy biển hoặc chôn vùi dưới trầm tích Đệ tứ dày 7-10 m nằm giữa mặt vỏ phong hóa R4 và basalt-lục nguyên Pliocen khá quan trọng cho đối sánh địa tầng Pliocen-Đệ tứ và tìm kiếm khoáng sản rắn.

Vùng nghiên cứu có thể chia ra 4 đới cấu trúc nhỏ: đới san hô trung tâm, đới nâng ĐN, đới sụt TN và đới TB hoạt hóa trong Đệ tứ.


Tóm tắt tiếng anh


(Xem toàn văn: Liên hệ với Tạp chí Địa chất - Tổng cục Địa chất và Khoáng sản)

Các tin khác