VĂN BẢN PHÁP LUẬT MỚI
CƠ QUAN BAN NGÀNH
LIÊN KẾT WEBSITE
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Đang Online :
107
Tổng lượt :
7179545
Phát hiện mới về Trùng tia và Bút đá ở Sơn La, Tây Bắc Bộ

PHÁT HIỆN MỚI VỀ TRÙNG TIA VÀ BÚT ĐÁ Ở SƠN LA,

TÂY BẮC BỘ

TRẦN VĂN TRỊ1, NGUYỄN VĂN CAN2, NGUYỄN CẨM3,
NGUYỄN VĂN HOÀNH1, BÙI CÔNG HOÁ2

1Tổng hội Địa chất Việt Nam, 2Liên đoàn Bản đồ địa chất Miền Bắc
 3Trung tâm Thông tin - Lưu trữ địa chất



Tóm tắt: Dải đá phiến silic sọc dải kéo dài theo hướng TB-ĐN dọc theo đường từ Sơn La đi Sông Mã, đoạn giữa Bản Có và Nà Viễn, không giống với các hệ tầng hiện  có ở khu vực này nên được mô tả là phân vị mới: “hệ tầng Bản Có”. Mặt cắt chuẩn của hệ tầng gồm ba tập từ dưới lên: 1) Đá phiến sét- vôi xen đá phiến sét-silic, đá phiến sét -bột kết xám dày >180 m; 2) Đá phiến silic phân lớp mỏng, màu xám, xám sẫm, cấu tạo sọc dải, chứa Trùng tia: Albaillella paradoxa? Deflandre, Albaillella sp. v.v… và các di tích tảo (?) hình cầu, dày ≈ 120 m; 3) Đá phiến silic-vôi xám xen các lớp đá phiến sét silic xám sẫm, dày >160 m. Di tích Trùng tia trên do GS. Wu Haoruo, Viện Địa chất và Địa vật lý, Viện Hàn lâm Trung Quốc xác định cho tuổi Carbon sớm,  có thể là Tournais.

Ngoài ra, ở vùng Kết Hay, một số di tích Bút đá cũng đã được thu tập bổ sung gồm Demirastrites triangulatus (Harkness), Diplograptus cf. modestus (Lupworth). Sưu tập này càng khẳng định tuổi cho hệ tầng Kết Hay.


Tóm tắt tiếng Anh
Các tin khác