PHÁT HIỆN MỚI VỀ TRÙNG TIA VÀ BÚT ĐÁ Ở SƠN LA,

TÂY BẮC BỘ

TRẦN VĂN TRỊ1, NGUYỄN VĂN CAN2, NGUYỄN CẨM3,
NGUYỄN VĂN HOÀNH1, BÙI CÔNG HOÁ2

1Tổng hội Địa chất Việt Nam, 2Liên đoàn Bản đồ địa chất Miền Bắc
 3Trung tâm Thông tin - Lưu trữ địa chất

Tóm tắt: Dải đá phiến silic sọc dải kéo dài theo hướng TB-ĐN dọc theo đường từ Sơn La đi Sông Mă, đoạn giữa Bản Có và Nà Viễn, không giống với các hệ tầng hiện  có ở khu vực này nên được mô tả là phân vị mới: “hệ tầng Bản Có”. Mặt cắt chuẩn của hệ tầng gồm ba tập từ dưới lên: 1) Đá phiến sét- vôi xen đá phiến sét-silic, đá phiến sét -bột kết xám dày >180 m; 2) Đá phiến silic phân lớp mỏng, màu xám, xám sẫm, cấu tạo sọc dải, chứa Trùng tia: Albaillella paradoxa? Deflandre, Albaillella sp. v.v… và các di tích tảo (?) h́nh cầu, dày ≈ 120 m; 3) Đá phiến silic-vôi xám xen các lớp đá phiến sét silic xám sẫm, dày >160 m. Di tích Trùng tia trên do GS. Wu Haoruo, Viện Địa chất và Địa vật lư, Viện Hàn lâm Trung Quốc xác định cho tuổi Carbon sớm,  có thể là Tournais.

Ngoài ra, ở vùng Kết Hay, một số di tích Bút đá cũng đă được thu tập bổ sung gồm Demirastrites triangulatus (Harkness), Diplograptus cf. modestus (Lupworth). Sưu tập này càng khẳng định tuổi cho hệ tầng Kết Hay.


Trong quá tŕnh biên tập xuất bản các tờ bản đồ địa chất - khoáng sản tỷ lệ 1:200000 loạt Tây Bắc Bộ, chúng tôi đă tiến hành một số đợt khảo sát thực địa vùng Sơn La trong năm 2000 và 2004, đă phát hiện được một số di tích Trùng tia (Radiolaria) và thu thập bổ sung các di tích Bút đá (Graptolithina).

Tuyến khảo sát được tiến hành dọc theo đường ô tô 105 từ Sơn La đi Mai Sơn, Chiềng Khương, huyện Sông Mă và theo đường rẽ phía nam đèo Cham Cọ (4 km) đi vào xă Phiêng Pằn thuộc huyện Mai Sơn. Các dải đá kéo dài theo phương TB - ĐN ngang qua đoạn đường ô tô 105 từ Nà Viền đến xă Chiềng Kheo có một đầu mút nhỏ được xếp vào hệ tầng Nậm Ṕa thuộc Đevon hạ, tiếp theo về phía bắc trước đây được coi là bazan thuộc hệ tầng Cẩm Thuỷ tuổi Permi muộn và trên nữa là trầm tích lục nguyên chứa than thuộc hệ tầng Yên Duyệt tuổi Permi muộn [2, 4, 5, 7].

Trên thực tế, dải đá trước đây được xếp vào “bazan” của hệ tầng Cẩm Thuỷ nằm trên đoạn đường giữa Nà Viền và Bản Có nêu trên không phải là bazan, mà chủ yếu là đá phiến silic. Trên đoạn đường gần cột mốc cây số cách Sơn La 27 km (cách Nà Viền khoảng 2,8 km về phía BTB) là vết lộ gần như liên tục dọc vách TB của đường, kéo dài trên 140 m gồm đá phiến silic xen kẽ với đá phiến sét silic, đá phiến sét - bột kết rắn chắc phân lớp mỏng đến trung b́nh, màu xám, xám sẫm.

Mẫu số 106/2 là đá phiến silic trên vách đường (theo GPS độ cao mặt đường 211 m, toạ độ 21009’22” vĩ độ bắc, 103059’11” kinh độ đông)* có chứa Trùng tia Albaillella spp. (Ảnh 3).

 


Text Box: * Toạ độ theo GPS có vĩ tuyến thấp hơn vĩ tuyến theo bản đồ 1/50.000 tờ Bản Lè (F-48-100D 
và F-48-100B) gần 100 m.

 

 

Đi tiếp về phía Bản Có (Sơn La) gần 100 m, đoạn này không lộ đá gốc trên đường, nhưng dưới cống ngầm vẫn gặp các vết lộ nhỏ cũng là đá phiến silic, có nơi dưới dạng đeluvi.

Tiếp đến là đoạn đường cong theo hướng ĐB cắt chéo tập đá phiến silic trên một đoạn 70 m rồi cong dần theo hướng BĐB và BTB trên 100 m gần song song với phương kéo dài của tập đá phiến này lộ ra dọc vách đường phía ĐN gần Bản Có.

Mẫu số 106/5 ở độ cao mặt đường là 210 m (toạ độ 21o09’27,6” và 103o59’12,2”)* là đá phiến silic rất mịn màu xám kiểu đá bùn silic (chert) chứa Albaillella paradoxa? Deflandre, A. sp. Tại đây, c̣n gặp những lớp đá bùn silic chứa tảo h́nh cầu đường kính 2-3 mm chưa được xác định.

Những di tích Trùng tia này do GS. Wu Haoruo, Viện Địa chất và Địa vật lư, Viện Hàn lâm Trung Quốc xác định và kết luận là: “Các loài thuộc giống Albaillella Deflandre phân bố rộng răi trong địa tầng Carbon và Permi trên thế giới. C̣n đối với loài A. paradoxa Deflandre là dạng quan trọng trong địa tầng Carbon hạ, tuy nhiên mẫu này bảo tồn không tốt lắm nên phải để dấu ? đằng sau tên loài”.

Từ những tài liệu trên có thể cho rằng trầm tích silic ở vùng Bản Có, xă Chiềng Kheo không tương ứng với hệ tầng Bản Diệt tuổi Permi sớm-giữa ở hạ lưu sông Đà [6] hoặc với hệ tầng Si Phay tuổi Permi sớm ở Lai Châu [4], đồng thời cũng không loại trừ khả năng thuộc Carbon hạ mà phần thấp của mặt cắt có thể là đá vôi silic của Đevon thượng ?

Dải đá phiến silic ở nam Bản Có nêu trên phân biệt dễ dàng với các phân vị địa tầng xung quanh và về thạch học không giống với các hệ tầng Bản Cải (D3-C1) [2, 5], Bản Diệt (P1-2), Cẩm Thuỷ (P3) [4], và Phiêng Pằn (D3) [1]. Cho nên, dải đá phiến silic này được chúng tôi coi là một hệ tầng mới lấy tên Bản Có thuộc xă Chiềng Kheo, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La và mặt cắt chuẩn có thể quan sát được theo tuyến đường ô tô từ TB Nà Viền đến Bản Có. Mặt cắt này có thể chia làm ba tập:

1) Đá phiến sét-vôi phân lớp trung b́nh, xen đá phiến sét-silic, đá phiến sét - bột kết, đá 2) Đá phiến silic phân lớp mỏng màu xám sáng xen đá phiến bùn silic sọc dải (banded chert) màu xám sẫm, vết vỡ mảnh chai, nơi phong hoá nhiễm oxyt mangan màu nâu chứa Trùng tia nêu trên. Dày » 120 m, cắm về phía ĐB 50 < 45o.

3) Đá phiến silic-vôi, đá phiến sét-silic màu xám xen những lớp mỏng đá phiến silic xám sẫm, phân lớp trung b́nh (3-6 cm), mặt phong hoá đôi nơi cũng nhiễm oxyt mangan. Dày > 160 m.

Về quan hệ địa tầng, mặt cắt đá phiến silic này nằm trên đá vôi phân dải xen đá phiến silic thuộc hệ tầng Phiêng Pằn (D3) và dưới đá vôi phân lớp dày thuộc hệ tầng Bắc Sơn (C-P2), và có lẽ tiếp xúc kiến tạo với bazan của hệ tầng Cẩm Thuỷ (P3) hoặc trầm tích lục nguyên hệ tầng Yên Duyệt (P3). Tuổi của hệ tầng Bản Có theo Trùng tia nêu trên tạm xếp vào Carbon sớm, có thể là Turnais (?).

Ngoài ra, ở vùng Phiêng Pằn, lộ ra hệ tầng Kết Hay có Bút đá tuổi Silur sớm đă được Lê Thanh Hựu [1] xác lập. Tại đây chúng tôi đă thu thập bổ sung các di tích Bút đá trong tập đá phiến sét-silic có thế nằm 225 < 65o.

Hoá thạch được TS. Lương Hồng Hược, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội xác định là: Demirastrites triangulatus (Harknes), Diplograptus cf. modestus (Lapworth) cũng khẳng định thêm sự có mặt của trầm tích Lanđovery thuộc Silur hạ ở đây. Dải trầm tích Silur hạ này có thể c̣n kéo dài lên phía TB lộ ra thành những đoạn không liên tục dọc các xă Chiềng Ban, Chiềng Sinh v.v… (TN thị xă Sơn La) tiếp lên TN Tuần Giáo, do các hệ đứt găy TB-ĐN cắt xén và các nếp uốn đảo lộn nên khó phân tách ra được.


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ảnh 1. Vết lộ 106 vách phía đông đường ô tô Mai Sơn đi Sông Mă phía NĐN bản Có » 800 m. Đá phiến silic chứa Trùng tia, thế nằm đơn nghiêng dốc về ĐB 50o  £  45o nơi lấy mẫu 106/5.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ảnh 2: Đá phiến sét-silic, xen kẽ với đá phiến sét đen phân lớp mỏng chứa Bút đá ở vách đường vùng Kết Hay xă Phiêng Pằn; kéo dài theo phương TB-ĐN, cắm dốc về TN 225o<65o.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ảnh 3. Hoá thạch Trùng tia thu thập ở vùng Bản Có
và Bút đá thu thập ở vùng Kết Hay, Sơn La


Sự có mặt của các tập đá phiến silic, đá phiến sét-silic kiểu turbiđit chứa Bút đá tuổi Silur sớm và Trùng tia thuộc Carbon sớm ở Sơn La thuộc cánh ĐB của đới phức nếp lồi Sông Mă chứng tỏ chúng được thành tạo trong môi trường biển sâu hoặc sườn lục địa thuộc PaleoTethys Sông Đà nối liền với các nhánh ở TN Trung Quốc và Thái Lan trong giai đoạn này.

Những tài liệu nêu trên mới chỉ là những phát hiện ban đầu, cần được tiếp tục nghiên cứu các mặt cắt chi tiết về trầm tích luận, cổ sinh cũng như quan hệ địa tầng và sự phân bố của chúng ở Tây Bắc Bộ.

Tập thể tác giả xin cảm ơn GS. Wu Haoruo đă nhiệt t́nh xác định các hoá thạch Trùng tia nêu trên.

VĂN LIỆU

1. Lê Thanh Hựu, Vũ Như Lực, Nguyễn Anh Tuấn, 2004. Một số kết quả bước đầu về công tác đo vẽ địa chất ở dải tây nam nhóm tờ Yên Châu. Trong “Địa chất và Khoáng sản Việt Nam” - 45 năm Bản đồ Địa chất: 12-19. Liên đoàn BĐĐCMB, Hà Nội.           

2. Nguyễn Xuân Bao (Chủ biên), 1978. Bản đồ địa chất tờ Vạn Yên, tỷ lệ 1:200.000, kèm theo thuyết minh. Tổng cục ĐC, Hà Nội.

3. Phạm Đ́nh Trưởng (Chủ biên), 2001. Địa chất và khoáng sản nhóm tờ Sơn La, tỷ lệ 1:50000. Lưu trữ Địa chất, Trung tâm TTLTĐC, Hà Nội.

4. Phan Cự Tiến, Trần Quốc Hải, Lê Đ́nh Hữu, Phan Viết Kỷ, Bùi Phú Mỹ, Nguyễn Vĩnh, 1977. Chú giải bản đồ địa chất Tây Bắc Việt Nam loạt tờ Sông Đà tỷ lệ 1:200000. Trong “Những vấn đề địa chất Tây Bắc Việt Nam”. Nxb KH&KT, Hà Nội.

5. Phan Sơn (Chủ biên), 1978. Bản đồ địa chất tờ Sơn La tỷ lệ 1:200000, kèm theo thuyết minh. Tổng cục ĐC, Hà Nội.

6. Tô Văn Thụ (Chủ biên), 1997. Địa chất và khoáng sản nhóm từ Phong Thổ tỷ lệ 1:50.000. Lưu trữ Địa chất, Trung tâm TTTLĐC, Hà Nội.

7. Trần Đức Lương, Nguyễn Xuân Bao (Đồng chủ biên), 1988. Bản đồ địa chất Việt Nam, tỷ lệ 1:500.000. Tổng cục ĐC, Hà Nội.