TRUNG TÂM THÔNG TIN, LƯU TRỮ VÀ BẢO TÀNG ĐỊA CHẤT
Số 6, Nguyên Hồng Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
Tel. 84-4-38351789 Fax: 84-4-38351789
http://www.idm.gov.vn
Tiền thân là các đơn vị: Viện Bảo tàng và Lưu trữ Địa chất (VBTLTĐC) được thành lập năm 1978; Viện Thông tin Tư liệu Địa chất (VTTTLĐC, 1985-1988); Viện Thông tin Tư liệu Mỏ Địa chất (VTTTLMĐC, 1988-1990); Viện Thông tin Tư liệu Địa chất (VTTTLĐC, 1991-1997); Viện Thông tin Lưu trữ Bảo tàng Địa chất (VTTLTBTĐC, 1997-2002); Trung tâm Thông tin Lưu trữ Địa chất (TTTTLTĐC, từ 2003-Tháng1/2018); Trung tâm Thông tin, Lưu trữ và Tạp chí địa chất (Tháng 2/2018-2022), Trung tâm Thông tin, Lưu trữ và Bảo tàng địa chất (2023- nay) trực thuộc Cục Địa chất Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường - là một đơn vị chuyên ngành trong lĩnh vực khoa học:
- Thông tin tư liệu địa chất, khoáng sản
- Ứng dụng tin học trong địa chất, khoáng sản
- Xuất bản tài liệu địa chất, khoáng sản: Tạp chí, bản đồ, sách chuyên khảo
I. Chức năng
Trung tâm Thông tin, Lưu trữ và Bảo tàng địa chất có các chức năng sau:
1. Xây dựng và thực hiện các đề án, dự án, nhiệm vụ về lưu trữ, thông tin, bảo tàng, bảo tồn địa chất theo đặt hàng của Nhà nước.
2. Kiểm tra, thu nhận, lưu trữ, bảo quản các tài liệu địa chất được nộp lưu trữ theo quy định; lập kế hoạch điều tra, thu thập dữ liệu về địa chất, khoáng sản và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
3. Quản lý, bảo vệ an toàn kho lưu trữ tài liệu địa chất; cung cấp tài liệu địa chất, khoáng sản theo quy định của pháp luật; ứng dụng khoa học công nghệ trong việc bảo quản, phục chế tài liệu, tư liệu về địa chất. khoáng sản.
4. Xây dựng, quản lý, tích hợp và khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về địa chất, tài nguyên khoáng sản, địa chất công trình - địa chất thủy văn, tai biến địa chất, địa chất đô thị, địa chất môi trường, di sản địa chất, công viên địa chất.
5. Sưu tầm, thu thập, tiếp nhận, lưu giữ bảo quản các loại hiện vật địa chất, khoáng sản bảo tàng theo quy định của pháp luật.
6. Trưng bày, giới thiệu hiện vật bảo tàng, bảo tồn địa chất, di sản địa chất, mạng lưới công viên địa chất.
7. Quản lý, vận hành và khai thác thư viện địa chất.
8. Thực hiện dịch vụ công về cung cấp thông tin, tài liệu địa chất, khoáng sản theo quy định pháp luật; thu, nộp, quản lý, sử dụng phí khai thác và sử dụng tài liệu địa chất, khoáng sản theo quy định pháp luật.
9. Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin; chuyển đổi số địa chất, khoáng sản; quản lý, vận hành hạ tầng số, nền tảng số, cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin; xây dựng và quản lý hệ thống mạng lưới truyền dẫn dữ liệu địa chất, khoáng sản.
10. Tham gia xây dựng; quản lý, vận hành Cổng dữ liệu mở địa chất cung cấp dữ liệu, dữ liệu mở; danh mục điện tử dùng chung ngành địa chất.
11. Tham gia xây dựng, thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án, nhiệm vụ về: điều tra cơ bản địa chất, điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, tai biến địa chất, di sản địa chất, công viên địa chất.
12. Tham gia xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật về về lưu trữ, thông tin, bảo tàng, bảo tồn địa chất.
13. Tham gia xác định chi phí hoàn trả việc sử dụng thông tin dữ liệu địa chất, lượng hóa và hạch toán giá trị tài nguyên địa chất, khoáng sản theo quy định của pháp luật.
14. Tham gia lập hồ sơ đề nghị công nhận danh hiệu Di sản địa chất và Công viên địa chất cấp quốc gia.
15. Tham gia biên tập, xuất bản và phát hành tài liệu, thông tin điều tra cơ bản địa chất, khoáng sản; các loại bản đồ địa chất, khoáng sản quốc gia; các ấn phẩm khác về địa chất và khoáng sản theo quy định của pháp luật.
16. Thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực lưu trữ, thông tin, bảo tàng, bảo tồn địa chất.
17. Tham gia các tổ chức bảo tàng, bảo tồn địa chất trong nước và quốc tế; các hoạt động hợp tác quốc tế về lĩnh vực địa chất, khoáng sản theo phân công của Cục trưởng.
18. Tham gia tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực bảo tàng, bảo tồn địa chất theo phân công của Cục trưởng.
19. Thực hiện các hoạt động tư vấn, dịch vụ về lưu trữ, thông tin, bảo tàng, bảo tồn địa chất theo quy định của pháp luật.
20. Thực hiện cải cách hành chính, thực hành tiết kiệm, phòng, chống lãng phí và thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thuộc phạm vi quản lý của Trung tâm theo chương trình, kế hoạch của Cục Địa chất Việt Nam.
21. Quản lý tài chính, kế toán, tài sản thuộc Trung tâm; thực hiện trách nhiệm của đơn vị dự toán cấp III theo quy định của pháp luật.
22. Quản lý tổ chức, vị trí việc làm; viên chức, người lao động thuộc Trung tâm theo quy định của pháp luật và theo phân công của Cục trưởng.
23. Thống kê, báo cáo định kỳ, đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao;
24. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Cục trưởng phân công
II. Tổ chức
III. Hoạt động
1. Phòng Lưu trữ và Thư viện Địa chất
•Tổ chức thực hiện công tác thu nhận báo cáo địa chất, thu thập, xử lý và tổng hợp dữ liệu về địa chất khoáng sản;
•Thực hiện công tác lưu trữ địa chất nhà nước, công tác thư viện địa chất
•Cung cấp tài liệu địa chất khoáng sản, các ấn phẩm về địa chất khoáng sản
2. Phòng Chuyển đổi số và Cơ sở dữ liệu
•Xây dựng, quản lý, phát triển hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia về địa chất, khoáng sản;
•Ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển giao ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý nhà nước và thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn về địa chất, tài nguyên khoáng sản, địa chất công trình - địa chất thủy văn, tai biến địa chất, địa chất đô thị, địa chất môi trường, di sản địa chất, công viên địa chất của Cục Địa chất Việt Nam. Tổ chức, xây dựng và quản lý các ứng dụng công nghệ thông tin của Trung tâm;
•Chuyển đổi số địa chất, khoáng sản; quản lý, vận hành, khai thác hạ tầng số, nền tảng số, cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin; xây dựng và quản lý hệ thống mạng lưới truyền dẫn dữ liệu địa chất, khoáng sản
•Biên tập, xuất bản các loại bản đồ địa chất khoáng sản quốc gia;
3. Bảo tàng địa chất Hà Nội
•Công tác bảo tàng, bảo tồn địa chất khu vực miền Bắc; sưu tầm, lưu giữ - bảo quản, trưng bày - giới thiệu hiện vật về địa chất, khoáng sản phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hóa của cộng đồng;
4. Bảo tàng địa chất Quảng Nam
•Công tác bảo tàng, bảo tồn địa chất khu vực miền Trung; sưu tầm, lưu giữ - bảo quản, trưng bày - giới thiệu hiện vật về địa chất, khoáng sản phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hóa của cộng đồng;
5. Bảo tàng địa chất Thành phố Hồ Chí Minh
•Công tác bảo tàng, bảo tồn địa chất khu vực miền Nam; sưu tầm, lưu giữ - bảo quản, trưng bày - giới thiệu hiện vật về địa chất, khoáng sản phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hóa của cộng đồng;
IV. Nguồn Dữ liệu
•Các báo cáo địa chất trong lưu trữ địa chất; •Sách và Tạp chí về các Khoa học về Trái đất trong Thư viện địa chất; •Các dữ liệu từ các đơn vị thuộc Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam;•Trao đổi, hợp tác
V. Cơ sở dữ liệu
1. Hệ tư liệu địa chất
•Tóm tắt các báo cáo địa chất;•Các ấn phẩm địa chất; •Danh mục các báo cáo địa chất; •Các tệp thư mục;•Các báo cáo địa chất điện tử
2. Hệ dữ liệu dữ kiện địa chất
•Các mỏ khoáng sản; •Nước khoáng, nước nóng; •Các loại đất đá; •Trữ lượng khoáng sản
3. Hệ dữ liệu bản đồ
•Bản đồ địa chất; • Bản đồ địa chất Thủy văn; • Bản đồ khoáng sản; •Bản đồ chuyên đề
VI. Dịch vụ
- Cung cấp tài liệu địa chất khoáng sản
- Tổng hợp tài liệu địa chất khoáng sản
- Xử lý tài dữ liệu địa chất khoáng sản
- Xây dựng ứng dụng CNTT: Cơ sở Dữ liệu, GIS,
- Lập báo cáo đầu tư, tiền khả thi, thiết kế, triển khai các dự án điều tra, đánh giá,thăm dò khoáng sản
- Chuyển giao công nghệ
VII. Hợp tác Quốc tế
Trung tâm có mối quan hệ và năng lực về các hoạt động với các tổ chức trong và ngoài nước về các lĩnh vực thông tin tư liệu địa chất và xử lý dữ liệu: GEPINFORM, COGEODOC, CIFEG, CCOP, UNDP, UNESCAP, BRGM các Sở địa chất các nước Pháp, Mỹ, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Lào, Cămpuchia, Thái Lan, Trung Quốc, Indonesia, Malaisia, Philipin, Anh, Bỉ, Hà Lan,...
Để biết thêm thông tin chi tiết về năng lực, dịch vụ và sản phẩm của Trung tâm xin vui lòng truy cập
Nguồn lực thông tin