VĂN BẢN PHÁP LUẬT MỚI
CƠ QUAN BAN NGÀNH
LIÊN KẾT WEBSITE
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Đang Online :
94
Tổng lượt :
6530021
Tuổi đồng vị U-Pb zircon mảnh vụn trong các thành tạo đá biến chất phức hệ Khâm Đức và ý nghĩa địa chất của chúng


Tuổi đồng vị U-Pb zircon mảnh vụn trong các thành tạo đá biến chất phức hệ Khâm Đức và ý nghĩa địa chất của chúng

Hồ Thị Thư1, Nguyễn Thị Bích Thủy1, Nguyễn Thị Xuân2, Bùi Thế Anh2, Phan Đức Lễ1, Phạm Minh3

1Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam; 2Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản;
3Đại học khoa học quốc gia TPHCM


Tác giả liên hệ:: hothu277@gmail.com

Tóm tắt: Địa khối Kon Tum, nằm ở miền trung Việt Nam, được cấu thành bởi các đá biến chất Tiền Cambri, các đá biến chất Paleozoi sớm, các thành tạo magma tuổi Paleozoi và Mesozoi sớm cùng với các đá trầm tích có tuổi khác nhau. Dựa vào thành phần thạch học và mức độ biến chất, địa khối Kontum được chia thành ba phức hệ đá biến chất là phức hệ Kannak (tướng granulit), phức hệ Ngọc Linh (amphibolit đến tướng granulit) và phức hệ Khâm Đức (đá phiến lục, đá phiến thạch anh và đá phiến hai mica). Các granulit và các phức hệ magma enđerbit-charnockit đi kèm loạt Kannak trước đây được xếp vào Arkei chủ yếu dựa vào mức độ biến chất, đặc điểm thạch học và liên hệ đối sánh với các loạt biến chất Arkei phân bố ở Ấn Độ và các khiên Alđan, Okhot, Khankai (Liên bang Nga). Kết quả phân tích đồng vị U-Pb bằng phương pháp bào mòn đơn điểm (LA-ICP-MS) zircon mảnh vụn tách từ đá phiến thạch anh của phức hệ Khâm Đức cho khoảng tuổi 206Pb/238U khá rộng từ 1242 đến 2382 Tr.n, phần lớn tập trung trong khoảng 1390-1430 Tr.n. Điều này cho thấy phức hệ Khâm Đức được hình thành sớm nhất có lẽ vào giai đoạn Mesoproterozoi. Trong số các kết quả phân tích không thấy xuất hiện giá tuổi chỉ thị cho Arkei, tuổi cổ nhất phát hiện trong nghiên cứu này là 206Pb/238U=2382 Tr.n và cũng chỉ có một điểm duy nhất. Từ kết quả nghiên cứu mới trình bày trong bài báo này kết hợp với các tài liệu có trước có thể nói rằng trong khoảng từ 1400-1430 Tr.n là giai đoạn sớm và phát triển mạnh mẽ của quá trình hình thành lớp vỏ trên địa khối Kontum nói riêng và địa khối Indosini nói chung.

Từ khóa: Đồng vị U-Pb zircon, phiến thạch anh, phức hệ Khâm Đức, Kon Tum, Indosinia


Các tin khác