VĂN BẢN PHÁP LUẬT MỚI
CƠ QUAN BAN NGÀNH
LIÊN KẾT WEBSITE
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Đang Online :
107
Tổng lượt :
7215549
Đặc điểm thành phần vật chất và các yếu tố khống chế quặng vàng trong thành tạo phun trào rìa Tây Nam khối Bù Khạng, Nghệ An, Vietnam

Đặc điểm thành phần vật chất và các yếu tố khống chế quặng vàng trong thành tạo phun trào rìa Tây Nam khối Bù Khạng, Nghệ An, Vietnam

Đồng Văn Giáp2, Trịnh Đình Huấn 1,
Bùi Viết Sáng2, Lưu Công Trí3, Đinh Xuân Hà4

1Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam; 2Liên đoàn Intergeo;
3Tổng hội Địa chất; 4Liên đoàn bản đồ Địa chất miền Bắc

Tác giả liên hệ: dongvangiap@gmail.com

Tóm tắt: Khu vực rìa Tây Nam khối Bù Khạng là một phần nhỏ thuộc đới cấu trúc Sông Cả, hệ uống nếp Tây Việt Nam. Các đá magma có mặt trong vùng gồm granitoid phức hệ Sông Mã và các đá phun trào rhyolit, andezit của hệ tầng Đồng Trầu. Kết quả nghiên cứu đã xác nhận ở khu vực này có 02 kiểu quặng vàng thuộc kiểu mỏ nhiệt dịch nguồn xâm nhập sâu gồm:
(1) Kiểu quặng thạch anh - arsenopyrit - vàng được thành tạo trong nhiệt dịch nhiệt độ cao (320-420oC) với tổ hợp cộng sinh khoáng vật là pyrit, asenopyrit, vàng tự sinh, quặng đồng xám, cấu tạo đặc trưng là xâm tán, mạch xâm tán, đốm, dăm kết và vi dải; kiến trúc hạt tự hình, nửa tự hình, tha hình kéo dài hoặc hạt bị cà nát. Đi cùng với kiểu này là biến đổi nhiệt dịch đặc trưng sericit hoá, berezit hoá và chlorit hoá; (2) Kiểu quặng thạch anh - sulfur đa kim - vàng được thành tạo trong nhiệt dịch nhiệt độ trung bình (175-285oC), tổ hợp cộng sinh khoáng vật chủ yếu là pyrit, chalcopyrit, sphalerit, galena, pyrotin, vàng tự sinh, magnetit với cấu tạo đặc trưng là mạch xâm tán, ổ, vi mạch xuyên lấp; kiến trúc hạt nửa tự hình, hạt tha hình. Quá trình biến đổi nhiệt dịch đặc trưng là berezit hoá, propylit hoá và dolomit hoá. Quá trình hình thành quặng hoá vàng rìa Tây Nam khối Bù Khạng được khống chế chặt chẽ bởi các yếu magma của phức hệ Sông Mã và các đá phun trào hệ tầng Đồng Trầu.

Từ khóa: vàng, phun trào, Tây Nam khối Bù Khạng.

(Xem toàn văn: Liên hệ với Tạp chí Địa Chất – Trung tâm Thông tin, Lưu trữ địa chất)

Các tin khác