Một số luận giải trầm tích Miocen thượng miền võng Hà Nội
Mai Thành Tân1, Đinh Văn Thuận1, Nguyễn Văn Sơn2
Ngô Thị Đào1, Nguyễn Văn Tạo1, Lê Đức Lương1
1Viện Địa chất, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam; 2Học viện Anh ninh nhân dân
Tác giả liên hệ: maithanhtan@igsvn.vast.vn
Tóm tắt: Đặc điểm trầm tích, môi trường và cổ khí hậu các thành tạo Miocen thượng miền võng Hà Nội được luận giải trên cơ sở phân tích thành phần độ hạt, thạch học lát mỏng, hóa học, rơnghen nhiễu xạ, trùng lỗ và bào tử phấn hoa các mẫu lấy từ 3 lỗ khoan trong vùng. Kết quả phân tích cho thấy phần lớn trầm tích Miocen thượng được hình thành ở khu vực ven biển bao gồm: đầm lầy ven biển, bãi triều, cửa sông ven biển, khu vực nước nông ven bờ. Các trầm tích này có thể chia thành hai phần: dưới và trên. Phần dưới đặc trưng chủ yếu là cát kết hạt trung, ít hơn là hạt mịn và hạt thô màu xám, xám tro xen với các lớp mỏng bột kết, sét kết cùng màu và than; độ gắn kết yếu đến trung bình; được thành tạo trong môi trường nước nông bị khuấy động chịu tác động của các dòng xáo trộn, cửa sông, bãi triều và đầm lầy ven biển. Phần trên đặc trưng chủ yếu là cát kết hạt mịn-trung, ít hơn là cát kết hạt thô màu xám, xám tro xen các lớp mỏng bột kết, sét kết màu xám nâu, xám xanh và than; độ gắn kết yếu; thành tạo trong môi trường nước nông bị khuấy động chịu tác động của các dòng xáo trộn hoặc của dòng chảy sông, cửa sông, bãi triều và đầm lầy ven biển. Khí hậu trong thời kỳ Miocen muộn mang tính chất nhiệt đới hoặc á nhiệt đới nóng ẩm tuy nhiên mức độ nóng ẩm có thay đổi khác nhau theo thời gian.
Từ khóa: Miocen thượng, môi trường trầm tích, cổ khí hậu, võng Hà Nội
Summary
Some interpretations of upper Miocene sediments in the Hanoi depression
Mai Thành Tân, Đinh Văn Thuận, Nguyễn Văn Sơn, Ngô Thị Đào, Nguyễn Văn Tạo, Lê Đức Lương
Upper Miocene sediments in the Hanoi depression are interpreted in terms of depositional characteristics, environments and paleoclimate, based on the analyses of grain-size, thin section, chemistry, X-ray diffraction, foraminifera and palynology from samples of 3 boreholes. Study result had revealed that these Upper Miocene sedimentswere deposited mainly in coastal areas including:marshes, tidal flats, estuaries, neritic shallow waters. They could be divided into lower and upper parts. The lower is composed mainlyof medium-grained sandstones with fine-or-coarse-grained sandstonesof gray and ash-gray colour, siltstones andclaystones in similar color andcoal; weakly to moderatelyconsolidated; formed in environments of agitated shallow water with influence of turbidity currents, estuaries, tidal flats and coastal marshes. The upper is characterized mainly by fine-to-medium-grained sandstones with lesser coarse-grained sandstones in gray and ash-gray interbedded with thin layers of gray, gray-brown and blue-gray siltstones, claystones and coal; weakly consolidated; deposited in environments of aggitated shallow water with influences of turbidite currents or rivers, estuaries, tidal flats and coastal marshes. The paleoclimate in late Miocene washot and humid tropical or subtropical, however, the hot and humid degree had temporally changed.
Keywords:Upper Miocene,depositional environments,paleoclimate,Hanoi depression.
(Xem toàn văn: Liên hệ với Tạp chí Địa Chất – Trung tâm Thông tin, Lưu trữ địa chất)