VĂN BẢN PHÁP LUẬT MỚI
CƠ QUAN BAN NGÀNH
LIÊN KẾT WEBSITE
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Đang Online :
96
Tổng lượt :
7215530
Đặc điểm khoáng hóa vàng khu vực Ya Hội, tỉnh Gia Lai

ĐẶC ĐIỂM KHOÁNG HÓA VÀNG KHU VỰC YA HỘI, TỈNH GIA LAI

TRẦN NGỌC KHAI, ĐỖ NGỌC CHUÂN, MAI KIM VINH, ĐẶNG VĂN RỜI

Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Nam, 200 Lý Chính Thắng, Q.3, Tp. Hồ Chí Minh


Tóm tắt:
Kết quả điều tra chi tiết cho thấy khoáng hóa vàng tại khu vực Ya Hội trong cấu trúc Paleozoi muộn - Mesozoi sớm và cấu trúc này thể hiện có tiềm năng khoáng hóa vàng thuộc đới kiến trúc-sinh khoáng Kon Tum như các nhà địa chất đã nêu trước đây. Quặng hóa vàng thuộc kiểu khoáng hóa thạch anh - sulfur với hai kiểu khoáng hóa: vàng - thạch anh - pyrit và thạch anh - vàng - sulfur đa kim. Chúng được khống chế trong các đới dập vỡ kiến tạo kéo dài chủ yếu theo phương ĐB-TN. Phần lớn các thân quặng vàng có dạng mạng mạch, chuỗi ổ, duy trì không liên tục theo đường phương, có chiều dày 0,2-1,0 m và chiều dài 100-280 m, góc cắm lớn; hàm lượng Au biến thiên mạnh dao động từ 1,0-5,0 g/t. Kết quả điều tra cho thấy tài nguyên dự báo cấp 334a+334b là 316,4 kg vàng (trong đó cấp 334a là 173,5 kg). Ngoài khoáng hóa vàng, trong khu vực còn có fluorit và xạ (bản chất uran) liên quan đến đá biến đổi nhiệt dịch cạnh mạch thạch anh - sulfur, cũng là đối tượng cần nghiên cứu sáng tỏ hơn để từ đó có thể phát hiện thêm các biểu hiện khoáng hóa vàng, fluorit, xạ trong các diện tích lân cận.

        (Xem toàn văn: Liên hệ với Tạp chí Địa Chất – Tổng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam)


Các tin khác