VĂN BẢN PHÁP LUẬT MỚI
CƠ QUAN BAN NGÀNH
LIÊN KẾT WEBSITE
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Đang Online :
103
Tổng lượt :
7215488
Trầm tích luận hiện đại trong phân tích các bể Kainozoi vùng biển nước sâu Việt Nam

TRẦM TÍCH LUẬN HIỆN ĐẠI TRONG PHÂN TÍCH CÁC BỂ KAINOZOI 
VÙNG BIỂN NƯỚC SÂU VIỆT NAM

TRẦN NGHI1, ĐINH XUÂN THÀNH2, TRẦN THỊ THANH NHÀN2, TRẦN HỮU THÂN1, PHẠM THỊ THU HẰNG1
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO1, NGUYỄN DUY TUẤN1, TRẦN THỊ DUNG2

1Trung tâm Nghiên cứu Biển và Đảo, Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội

 2Trường Đại học Khoa học tự Nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Tóm tắt: Nghiên cứu trầm tích luận hiện đại trong phân tích các bể Kainozoi Nam Côn Sơn, Phú Khánh, Tư Chính - Vũng Mây, Trường Sa hiện tại đang ở trong vùng nước sâu (500-3000 m) là một hướng tiếp cận hệ thống và quan hệ nhân quả giữa tiến hóa trầm tích theo chu kỳ với sụt lún nhiệt không tách giãn theo chu kỳ:

1/ Theo cấu trúc thẳng đứng, các bể Kainozoi vùng nước sâu có thể chia ra  6 bể thứ cấp tương ứng với 6 phức tập (sequence*):
- Các bể thứ cấp Eocen-Oligocen sớm và Oligocen muộn: sụt lún nhiệt dạng tuyến kiểu địa hào nội lục.
- Các bể thứ cấp Miocen sớm, Miocen giữa, Miocen muộn: sụt lún nhiệt mở rộng có chu kỳ.
- Bể thứ cấp Pliocen - Đệ tứ: sụt lún nhiệt phân dị đơn nghiêng tạo nên thềm và sườn lục địa hiện đại được đặc trưng bởi các thành tạo lục nguyên: carbonat biển nông đến trầm tích lục nguyên, bùn vôi - silic, vụn núi lửa quạt ngầm turbidit biển sâu chân dốc sườn lục địa.
2/ Ranh giới các bể thứ cấp được xác định dựa trên các bề mặt gián đoạn trầm tích do ảnh hưởng của sự thay đổi mực nước biển và các pha kiến tạo nâng trồi bào mòn cắt xén tương đương với ranh giới các phức tập và cũng là ranh giới các chu kỳ trầm tích. Mỗi phức tập có thể chia ra được 3 miền hệ thống theo sự thay đổi mực nước biển: miền hệ thống biển thấp hay biển thoái thấp (LST), miền hệ thống biển tiến (HST) và miền hệ thống biển cao hay biển thoái cao (HST).
3/ Xác định được các công thức tướng đơn và tướng kép theo các miền hệ thống trầm tích là chìa khóa quan trọng để giải thích tại sao tại trung tâm các bể Nam Côn Sơn và Phú Khánh vẫn quan niệm là trầm tích biển sâu nhưng lại có bề dày lớn nhất (10-12 km) có cấu tạo nằm ngang song song đặc trưng cho môi trường biển nông. Điều đó được lý giải môi trường lắng đọng trầm tích luôn luôn có dòng chảy đáy tái vận chuyển và tái phân bố vật liệu trầm tích lục nguyên do sông mang tới. Vì vậy, trong mỗi lớp trầm tích đều chứa phức hệ tướng kép châu thổ và biển xen kẽ nhau: (amr + mr) hoặc (amt + mt).
4/ Phân tích các kiểu biến dạng các bể thứ cấp và phục hồi các mặt cắt trước khi thành lập các bản đồ tướng đá - cổ địa lý theo các miền hệ thống được coi là quy trình cơ bản có tính nguyên tắc trong nghiên cứu trầm tích luận hiện đại. Đó là cơ sở khoa học để xây dựng tiền đề đánh giá hệ thống dầu khí.
Tóm tắt tiếng Anh
         (Xem toàn văn: Liên hệ với Tạp chí Địa chất - Tổng cục Địa chất và Khoáng sản)
Các tin khác