LỜI NÓI ĐẦU

 

Kể từ khi địa chất lãnh thổ Việt Nam được nghiên cứu một cách có hệ thống, với sự ra đời của Sở Địa chất Đông Dương (Service Géologique de I’Indochine) vào năm 1898, đến nay đã hơn 100 năm.

Trong khoảng thời gian hơn một thế kỷ đó, gần 8000 công trình nghiên cứu về địa chất Việt Nam đã được công bố, đề cập đến nhiều mặt khác nhau của địa chất Việt Nam, hơn ba trăm tờ bản đồ  địa chất chung và địa chất chuyên đề đã được đo vẽ ở nhiều tỷ lệ khác nhau, trong đó một số không ít đã được xuất bản. Trong các công trình này, hàng loạt phân vị địa chất cơ bản bao gồm: các phân vị địa tầng, phân vị đá magma, phân vị cấu trúc - kiến tạo, đã được thành lập, coi như những công cụ để mô tả địa chất Việt Nam  và giúp nhận thức các mặt khác nhau của địa chất Việt Nam như nó vốn tồn tại trong thiên nhiên. Đó là những đóng góp rất lớn của các nhà địa chất trong việc xây dựng nền khoa học địa chất Việt Nam, đồng thời tạo nên những cơ sở khoa học cho việc điều tra tài nguyên khoáng sản trong lòng đất Việt Nam.

Các phân vị địa chất, với thành phần vật chất, những di tích hoá thạch để lại và mối quan hệ giữa chúng với nhau, luôn được coi là những tài liệu nguyên thuỷ giúp các nhà địa chất hiểu được và diễn giải những vấn đề cơ bản của địa chất học, đồng thời làm cơ sở cho việc dự đoán và định hướng trong điều tra khoáng sản. Do ý nghĩa đó, trong thời gian gần đây, các nước có nền khoa học địa chất phát triển đã tiến hành biên soạn các tài liệu tổng hợp về các phân vị địa chất cơ bản đã được phân chia ở từng lãnh thổ, coi như một trong những tài liệu cơ sở để nhận thức về địa chất học của mỗi nước. Để  tiện việc sử dụng và phổ cập, các tài liệu này được soạn dưới dạng tin học, giúp dễ dàng đưa vào máy tính để tra cứu. Công việc này đang được các nước trong khu vực Đông Nam Á khuyến khích tiến hành nhằm tiến tới xây dựng ngân hàng dữ liệu địa chất cho khu vực.

Dựa trên các ý nghĩa và nhu cầu thực tế vừa trình bày, Bộ Công nghiệp đã giao cho Viện Thông tin, Lưu trữ, Bảo tàng địa chất thuộc Cục Địa chất và khoáng sản Việt Nam tổ chức biên soạn để xuất bản cuốn “Sách tra cứu các phân vị địa chất Việt Nam”. Các phân vị được tổng hợp vào sách là loại thường được dùng trong mô tả địa chất khu vực, nói một cách khác là những phân vị dùng trong đo vẽ địa chất và điều tra tài nguyên khoáng sản được thể hiện trên các tờ bản đồ địa chất chung. Chúng đã được công bố trên các xuất bản phẩm ở trong và ngoài nước theo các thể thức thông dụng ở các nước, mà gần đây đã được quy định rõ trong các quy chế về đo vẽ địa chất và quy phạm địa tầng ở nước ta.

Nội dung mỗi phân vị được soạn theo một dàn bài, trong đó mỗi số ứng với một mục. Dàn bài này được giới thiệu ở đầu mỗi chương. Một phân vị ở cấp cao (loạt, liên bậc khu vực) chỉ được trình bày với nội dung nó gồm các phân vị hợp phần nào. Trong sách đưa ra cả các phân vị hợp thức và không hợp thức.

Một phân vị được coi là hợp thức khi nó đáp ứng các quy định khi công bố, và ngược lại thì bị coi là không hợp thức. Một phân vị bị coi là đồng nghĩa muộn hơn khi ở bồn trầm tích, nơi nó phân bố, thể địa chất nghiên cứu đã được mô tả một cách hợp thức, nhưng tác giả sau, hoặc vì không biết được điều đó, hoặc vì một cách nhìn khác, đã mô tả vẫn thể địa chất ấy dưới một tên gọi khác. Tên gọi đồng nghĩa muộn hơn đó cũng bị coi là không hợp thức. Các phân vị không hợp thức được trình bày để người đọc biết tương ứng với nó là phân vị hợp thức nào.

Nhìn chung, có thể nói cuốn Sách tra cứu này được biên soạn hoàn toàn mới, dựa trên các tài liệu gốc đã được công bố, kể từ những ấn phẩm ra đời cuối thế kỷ 19 cho đến các bài báo đăng vào cuối năm 1999. Trước hết, các phân vị đá magma và cấu trúc - kiến tạo được tổng hợp lần đầu. Về mặt địa tầng, tuy trước đây đã có cuốn “Tra cứu địa tầng Đông Dương” được xuất bản (Saurin E. 1956), nhưng do sự phát triển nhanh chóng của việc nghiên cứu địa chất trong 50 năm qua, nhiều tài liệu mới phát hiện đã làm thay đổi hầu như toàn bộ hệ thống phân loại khu vực làm cho hầu hết phân vị trình bầy trong công trình đó không còn phù hợp với ngôn ngữ và thực hành địa chất hiện nay.

Sách tra cứu được soạn song ngữ Việt - Anh, trong đó phần tiếng Anh cũng do các tác giả tự đảm nhiệm. Sách gồm 3 chương: Địa tầng, Magma và Kiến tạo. Trong mỗi chương các phân vị được xếp theo thứ tự chữ cái của tên phân vị, thường là đặt theo địa danh. Những phân vị được công bố lần đầu tiên trong cuốn sách này thì ở mục 2 (Văn liệu công bố phân vị) sau tên tác giả không đề số năm. Cuối sách có Bảng tra cứu các phân vị theo tuổi, Bảng đối sánh các phân vị ở từng khoảng tuổi, và các sơ đồ cần thiết.

So với sách tra cứu của một số nước trong khu vực và các phiếu điều tra của Sở Địa chất Mỹ, cũng như của tổ chức CCOP mà các tác giả tham khảo trong quá trình biên soạn, thì các phân vị địa tầng trong Sách tra cứu này được soạn chi tiết hơn nhiều, theo hướng tăng cường tính tư liệu của cuốn sách.

Hầu hết các hệ tầng đã được mô tả đến tập với bề dầy và đặc điểm cổ sinh riêng, quan hệ địa tầng với các phân vị giáp kề, giúp người đọc có thể xây dựng cột địa tầng chi tiết của hệ tầng cần tham khảo. Đối với các phân vị magma, các oxyt định tính cho các phân vị đã được đưa vào giúp nhận định về thành phần của phức hệ, đồng thời phân vị nào có tư liệu về tuổi đồng vị đều được đưa vào. Đối với phần kiến tạo, do những dữ liệu cơ sở có tính định lượng giúp xác định bối cảnh kiến tạo của cấu trúc hiện nay còn thưa thớt, trong sách trình bầy những phân vị hiện được nhiều người chấp nhận hơn cả, đồng thời những quan điểm khác đều được giới thiệu trong phần nhận xét giúp người đọc rộng bề xem xét.

Sách tra cứu này đã mô tả  473 phân vị địa tầng, 89 phân vị magma và 96 phân vị cấu trúc - kiến tạo.

Việc biên soạn Sách tra cứu các phân vị địa chất Việt Nam được giao cho một nhóm các nhà khoa học địa chất gồm 7 người phân công như sau: Trần Tất Thắng - địa tầng Tiền Cambri, Tống Duy Thanh - địa tầng Paleozoi, Vũ Khúc - địa tầng Mesozoi, Trịnh Dánh - địa tầng Kainozoi, Đào Đình Thục - đá magma, Trần Văn Trị và Lê Duy Bách - kiến tạo. Tham gia biên soạn Sách tra cứu còn có một số cộng tác viên chính: Nguyễn Đức Khoa và Phạm Văn Hùng - về địa tầng,  Phan Thiện - về magma, và Ngô Gia Thắng - về kiến tạo. Nhiều nhà khoa học địa chất đã được nhóm biên soạn tham khảo ý kiến bằng nhiều hình thức khác nhau: trực tiếp hay gián tiếp.

Trong quá trình biên soạn công trình, nhóm biên soạn đã nhận được sự động viên và giúp đỡ của lãnh đạo Cục Địa chất và khoáng sản Việt Nam và Viện Thông tin, Lưu trữ, Bảo tàng địa chất. Chúng tôi cũng đã nhận được sự cộng tác và giúp đỡ của nhiều đồng nghiệp hiện đang nghiên cứu và giảng dạy ở các Viện, các Trường đại học. Chế bản của công trình này do Nguyễn Mai Lương thực hiện.

Nhân dịp cuốn sách được xuất bản, các tác giả chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ và cộng tác của các cơ quan và đồng nghiệp nêu trên.

 

                                                                                                                                                                                       NHÓM BIÊN SOẠN

 

 

PREFACE

 

Over one hundred years have gone since the time when the geology of Việt Nam’s territory has been regularly studied, with the establishment of the Service Géologique de l’Indochine in 1898.

During this century period, nearly 8.000 research works on the geology of Việt Nam were published, touching upon different aspects of it, over three hundreds geological and specialized geological maps were surveyed on different scales, among them a no small number were printed. In these research and investigating works a great number of basic geological units, including: stratigraphic, magmatic and tectono-structural units, have been described; they really are means for describing the geology of Việt Nam, and for well understanding the different sides of it as they exist in the nature. These are great contributions of geologists to the building up of the geological science of Việt Nam, at the same time, to the creation of scientific bases for the investigation on mineral resources within the earth’s eatrails of Việt Nam.

Geological units, with their material composition, biological remains and the relationships between them, have been often regarded as original materials which help geologists in the cognizance and interpretation of basic problems of geology, at the same time create the bases for forecasting and orienting in the investigation on mineral resources. Because of that, in recent time, the countries having a developed geological science have been compiling synthetic works on basic geological units established in their territories, that has been regarded as one of basic materials for cognizing the geology of each country. These works have been compiled in the informatic form, allowing to easily enter the PC for convenient use. The SE Asian countries are encouraging this work, tending to establish a geological database for the region.

Basing on the above-said significance and practical needs, the Ministry of Industry has been entrusting the Institute for Geological Information, Archives and Museum of the Department of Geology and Minerals the organisation for compiling and publishing a Lexicon of Geological Units of Việt Nam. The units included in this Lexicon are such units, which have been frequently used in the description of the regional geology, in inner words, used in geological mapping and mineral resources investigation, and drawn in geological maps. They were published in different domestic, or foreign, publications in accordance with common formalities, that were recently provided for in geological mapping regulations and stratigraphic codex of the Department of Geology and Minerals.

The content of each unit has been compiled in accordance with a plan, in which each item corresponds to a number. This plan is given at the beginning of each chapter. An unit of the high rank (group, regional superstage) has been presented with only its components. Valid and unvalid units as well have been given in the book.

An unit has been regarded as valid, when it answers the common rules in its publication, but invalid in the contrary case. An unit has been regarded as a junior synonym, when its author described repeatedly a geological body without knowing that this body was described previously under another name. The junior synonym is regarded also as invalid. Invalid units are described only for knowing they correspond to what valid units.

This Lexicon has been compiled on the basis of original materials published home and aboad, from first publications at the end of the XIX Century  to journal articles published in the 1999 year. It could be regarded as a first capital, synthetic work on the geology of Việt Nam. In fact, magmatic rock and tectonio-structural units have been synthesized firstly in this Lexicon. As for stratigraphic side, the Stratigraphic lexicon of Indochina was published (Saurin E. 1956), but because of the fast development of the geological study during last 50 years, new gathered materials have been changing almost all the regional classifications, so the units described in this Lexicon have been becoming not coforming to modern geological language and practice.

For convenient exchange and distribution this Lexicon has been compiled bilingually in Vietnamese-English. The English text was realized also by the authors. The book is composed of three chapters: Stratigraphy, Magmatism, and Tectonics. In each chapter, the units are arranged in alphabetic order of their names, which often consist of geographic names. As for the units firstly published in this Lexicon, in its paragraph 2 “Initial reference” there is not the year number after the author name/names. At the end of the book there are Index of units according to their age, Alignment of units of each erathem, and other necessary schemes.

Tending to upgrade the datum character of the Lexicon, the compilers have used a more detailed description plan for different units than lexicons from some SE Asian countries, and reference cards of the US Geological Survey and the International organization ccop. In the description of almost all formations the thickness, sediment characteristics, and gathered fossils of their members are given, from which the reader could set up a detailed stratigraphic column for the referred formation. In the description of magmatic units the qualitative oxides were included for helping to judge the petrographic composition of the complexes; at the same time the isotopic datations, if there are, were also included. As for tectonic units, the compilers have met a no small number of problems. At present time the quantitative basic data which allow to determine the tectonic settings of each structure are still thin, therefore, the described units have been regarded as most accepted, and the other viewpoints have been presented in the Remarks for wide judgment of the readers.

In this Lexicon 473 stratigraphic units, 89 magmatic units, and 96 tectono-structural units are described.

The compilation of this book has been entrusted to a group of geoscientists of 7 persons with following responsabilities: Trần Tất Thắng - Precambrian stratigraphy, Tống Duy Thanh - Paleozoic stratigraphy,  Vũ Khúc - editor and Mesozoic stratigraphy, Trịnh Dánh - Cenozoic stratigraphy, Đào Đình Thục - Magmatism, Lê Duy Bách and Trần Văn Trị - Tectonics. Apart from mentioned authors, other geologists were invited as collaborators, namely: Nguyễn Đức Khoa and Phạm Văn Hùng on stratigraphy, Phan Thiện on magmatism, and Ngô Gia Thắng on tectonics. In addition, the compilers have consulted with colleagues from different institutions in different disciplines of geology.

On the occasion of finishing the work, the compilers express their sincere acknowledgments to the Directorate of the Department of Geology and Minerals of Việt Nam, and of the Institute for Geological Information, Archives and Museum for their encouragement and help during the process of compiling this book. Many thanks are extended to all colleagues for collaboration, and to Nguyễn Mai Lương for the manuscript layout.

 

                                                               THE COMPILERS