· Bạch Long Vĩ  (Trũng kiến tạo Kainozoi, Cenozoic Tectonic Depression)

1. Lê Duy Bách, 1985

2. Đông Bắc Bộ (I.1); nằm trong vịnh Bắc Bộ. Trải dài theo phương ĐĐB-TTN bao quanh đảo Bạch Long Vĩ; x = 20o - 20o30’, y = 107o30’-108o.

    East Bắc Bộ (I.1); in Bắc Bộ (Beibu) Gulf, stretching ENE-WSW, including the Bạch Long Vĩ island and its sea floor.

3. Cấu thành từ các trầm tích Kainozoi, chiều dày đạt đến 3000 - 4000m. Cấu trúc nội tại phức tạp do sự lắp ghép các cấu trúc bậc cao khác phương. Móng uốn nếp của trũng là phức hệ trầm tích Paleozoi hạ-trung của đới uốn nếp Caleđon Duyên hải Bắc Bộ (hợp phần của Caleđoniđ Cathaysia).

    The depression is filled with thick Cenozoic sediments reaching 3000-4000 m. Its inner structure is complicated by the combination of multidirectional structures of higher order. The basin folded basement consists of Lower-Midlle Paleozoic sedimentary formations belonging to Duyên Hải Caledonian folded zone (a component of Cathaysian Caledonides).

4. Sinh thành do cơ chế huỷ hoại và tách giãn vỏ lục địa cổ vào giữa Kainozoi đồng thời với quá trình sinh rift mạnh ở Đông châu Á. Quá trình sụt võng kéo dài hết Miocen  (giai đoạn đồng rift), giảm thoái trong Pliocen - Đệ tứ (giai đoạn sau rift).

    The depression was formed by destruction and rifting of the older continental crust in Mid Cenozoic in concordance with the intensive riftogenous proccesses taking place at that time in the whole of  East Asia. The subsidence of the depression protracted to the end of Miocene (synrift stage) and reduced in Pliocene-Quaternary (postrift stage).

5. Trũng Bạch Long Vĩ là hợp phần của Hệ bồn trũng Lôi Châu - Bạch Long Vĩ (Lê Duy Bách, Ngô Gia Thắng, 1990), sinh thành theo cơ chế kéo tách (Ngô Gia Thắng, 1995). Quan niệm tương tự được trình bày trong các công trình địa chất đầu khí (Nguyễn Quang Bộ, Nguyễn Tấn Long, 1985, Lê Trọng Cán và nnk, 1991).

    This depression is a component of the Loeichou - Bạch Long Vĩ depression system (Lê Dzuy Bách, Ngô Gia Thắng, 1990), which is generated by pull-apart kinematics (Ngô Gia Thắng, 1995). The close opinions are presented in the works of petroleum geologists (Nguyễn Quang Bộ, Nguyễn Tấn Long, 1985; Lê Trọng Cán et al., 1991).

6. Lê Duy Bách, Ngô Gia Thắng.

7. 7/ 1999

· Bãi Cỏ Rong -- Reed Bank (Khối vỏ lục địa, Continental Crust Block)

1. Hamilton, 1979.

2. Vùng đông nam biển Đông đối diện phía tây bắc của đảo Palawan; x = 9030 - 120, y = 116050',

SE area of the East Sea, in front of the NW of the Palawan Island; x = 9°30’ - 12°, y = 116°50’ - 117°.

3. Móng uốn nếp là các thành tạo trầm tích trước Carbon trung, có lớp phủ là thành tạo molas Jura - Creta. Cấu trúc hiện đại là cụm bồn Đệ tam chứa dầu khí có tuổi hình thành từ Paleocen.

The folded basement consists of pre-Middle Carboniferous, the cover of which comprises Jurassic-Cretaceous molassic formations. The recent structure consists of Tertiary petroleum-bearing basins, formed since Paleocene.

4. Là một khối vỏ lục địa bị cắt rời khỏi craton Á -  Âu trong quá trình hình thành các biển rìa Đông Nam  Á nói chung và biển Đông nói riêng (nhóm Reed Bank- Calamian). Móng uốn nếp kiểu lục địa bị chia cắt và lún chìm sâu hơn 5000m. Các thành tạo Kainozoi tập trung trong các trũng quy mô khác nhau hình thành trong quá trình huỷ hoại và lún chìm của khối Bãi Cỏ Rong.

This is a continental crust block, which was separated from the Eurasian craton  during the forming process of Southeast Asian marginal seas in general, and of the East Việt Nam Sea in particular (Reed Bank -  Calamian group). The folded basement of continental type was dissected and deeply subsided (over 5,000 m). Cenozoic formations are concentrated in depressions of different sizes, formed during the process of destruction and subsidence of the Reed Bank Block.

5. Về quan hệ cấu trúc còn có thể xem đây là một tổ phần của khối lục địa bị thoái hoá Trường Sa - Bãi Cỏ Rong (Lê Duy Bách, 1979; Lê Văn Đệ, 1986; v.v.)

On the structural relation side, this block can be regarded as a component of the Spratly - Reed Bank degenerated continental block.

6. Lê Duy Bách.

7. 8/1999. 

· Bản Đôn (Đới phức võng, Syclinorium Zone)

1. Lê Duy Bách, 1985.

2.  Trung Trung Bộ (III.1); nằm ở phía nam Tây Nguyên, thuộc phạm vi các tỉnh Đắc Lắc, Bình Phước và Lâm Đồng. Giáp kề phía nam của đới Đăk Lin, tiếp giáp với đới Đà Lạt theo tuyến đứt gãy Tuy Hoà - Tây Ninh; x = 11o30’-12o40’, y = 106o30’-108o30’.

    Middle Trung Bộ (III.1); in Southern Tây Nguyên (Central Plateau), occupying the territory of Đắc Lắc, Bình Phước and Lâm Đồng Provinces, adjoining the southern part of Đắk Lin zone and the northwestern part of Đà Lạt zone along the Tuy Hòa - Tây Ninh Fault.

3. Mặt cắt chủ yếu là các trầm tích lục nguyên Jura hạ-trung, bị uốn nếp không đều theo phương á vĩ tuyến. Có mặt các thành tạo trầm tích và phun trào bazan Kainozoi.

    The main section of the zone consists of Lower-Middle Jurassic terrigenous sediments, which are non-uniformely folded in sublatitudinal direction. There exist also Cenozoic basalts and sediments.

4. Cấu trúc uốn nếp của đới được tạo thành trên diện của một bồn trũng nội mảng phát triển ở rìa nam của craton Inđosinia từ đầu Mesozoi theo cơ chế tách giãn phi tuyến và lún chìm khối tảng biên độ nhỏ. Từ cuối Jura, trũng Bản Đôn bị lôi cuốn vào hoạt động mạnh của đai núi lửa - pluton  rìa  lục địa Đà Lạt kế cận, bị uốn nếp và tạo nên đới phức võng.

    The folded structures of this zone were created in the area of an intraplate depression by non-linear extension and small-amplitude subsidence of the southern margin of Indosinian craton at the beginning of Mesozoic. Since the end of Jurassic, Bản Đôn depression was involved into the extensively active folding movements of the volcano-plutonic belt of the nearby Đà Lạt continental margin, and so, became a synclinorium structure zone.

5. Đới phức võng Bản Đôn là hợp phần của hệ địa máng phát triển đa kỳ Đà Lạt - Campuchia (Lê Duy Bách, 1985, 1987, 1989). Trong quan hệ cổ kiến tạo còn có quan niệm là một Trũng chồng Mesozoi (Đovjikov, Mareichev, 1987) hay là Bồn trũng cận lục địa ensialic (Nguyễn Xuân Tùng, Trần Văn Trị, 1992). Trần Văn Trị (1994) đưa ra phân vị kiến tạo tương đương với tên gọi Đới Srê Pôk (thuộc hệ địa máng uốn nếp Mê Kông tuổi Inđosini).

     This zone is considered as a component of the Đà Lạt - Campuchean multicyclic geosynclinal system (Lê Dzuy Bách, 1985, 1987, 1989). Another opinion based on paleotectonic relations has been regrading the depression as a Mesozoic superimposed basin (Dovzhikov, Mareitchev, 1987) or  as an Ensialic paracontinental basin (Nguyễn Xuân Tùng, Trần Văn Trị, 1992). Trần Văn Trị, 1994, described an equivalent tectonic unit as Srê Pôk Zone - a structural portion of the Mekong geosynclinal folded system of Indosinian age.

6. Lê Duy Bách.

7. 7/ 1999.

· Bản Rịn (Đới khâu ophiolit, Ophiolite Suture Zone)

1. Gatinski Yu. và nnk, 1991.

2. Đông Bắc Bộ (I.1) nằm ở phía tây tỉnh Thái Nguyên, gần Chợ Chu; x = 21040’ - 21045’, y = 105040’- 105045’.

East Bắc Bộ; located in the west of Thái Nguyên Province, near Chợ Chu; x = 21°40’ - 21°45’,  y = 105°40’ - 105°45’.

3. Các thể đá siêu mafic nằm dọc theo các đứt gãy chủ yếu có phương ĐB - TN ở vùng Bản Rịn thuộc đới cấu trúc Phú Ngữ.

Ultramafic rock bodies are distributed along faults of mainly NE-SW trend in the Bản Rịn area of the Phú Ngữ Zone.

4. Là đới khâu ophiolit hình thành vào Caleđon muộn trong lịch sử phát triển cuối Proterozoi và Phanerozoi sớm  của miền Đông Bắc Bộ.

This is an ophiolite suture zone formed in Late Caledonian during the Late Proterozoic - Early Phanerozoic development history of the East Bắc Bộ Region.

5. Các đá siêu mafic phức hệ Bản Rịn có những nét tương đồng với hợp phần siêu mafic bị biến chất của tổ hợp ophiolit, nhưng không tập trung thành đới riêng biệt kiểu mặt cắt ngoại lai (Lê Duy Bách, 1985).

Ultramafic rocks of the Bản Rịn Massif have similar features of metamorphosed ultramafic components of an ophiolite association, but they are not concentrated in special zone of the allochthonous section type.

6. Lê Duy Bách.

7. 8/1999.

· Bắc Bộ (Miền uốn nếp, Fold belt)

1. Trần Văn Trị và nnk, 1979

2. Bắc Bộ và ĐN Trung Quốc

    Bắc Bộ and SE China; x = 20° - 28° N, y = 103° - 107° E

5. Đồng nghĩa với miền uốn nếp Việt - Trung

    Synonym with the Sino - Vietnamese Fold Belt.

6. Trần Văn Trị.

7. 9/1999.

· Bắc Bộ (Trũng, Depression)

1. Lê Văn Cự và nnk, 1985

2. Sông Hồng (I.2); trải dọc đồng bằng Bắc Bộ và vùng trung tâm vịnh Bắc Bộ

    Sông Hồng (I.2); spreading along the Bắc Bộ Plain and the central part of the Bắc Bộ Gulf.

5. Đồng nghĩa của Trũng nguồn rift Hà Nội - Vịnh Bắc Bộ

    Synonym of Hà Nội - Bắc Bộ Gulf Riftogenous Depression.

6. Lê Duy Bách.

7. 9/1999.

· Bắc Bộ - Dương Tử - Katazia -- Bắc Bộ - Yangtze - Cathaysia (Lĩnh vực, Domain)

1. Nguyễn Xuân Tùng, 1982, 1992.

2. Địa phận Bắc Bắc Bộ và Đông Nam Trung Quốc

    Territories of North Bắc Bộ and Southeast China.

5. Đồng nghĩa của Miền uốn nếp Việt - Trung

    Synonym of Sino-Vietnamese Fold Belt.

6. Trần Văn Trị.

7. 8/1999.

· Bắc Sơn (Đới địa máng ven uốn nếp, Miogeosynclinal Fold Zone)

1. Lê Duy Bách, 1985.

2. Đông Bắc Bộ (I.1); nằm trong phạm vi các tỉnh Bắc Cạn, Lạng Sơn và Thái Nguyên. Kề giáp với các đới kiến tạo Phú Ngữ ở phía tây, Sông Hiến ở phía đông và An Châu ở phía nam. x = 21o30’-22o30’, y = 106o-106o30’.

    East Bắc Bộ (I.1); occupying the territories of Bắc Cạn, Lạng Sơn and Thái Nguyên Provinces, adjoining the Phú Ngữ Tectonic zone in the west, Sông Hiến zone in the east and An Châu zone in the south.

3. Phức hệ địa máng bao gồm các trầm tích lục nguyên Cambri- Orđovic hạ và Orđovic thượng; hệ sinh núi là các trầm tích kiểu molas Đevon hạ, phức hệ sau địa máng là các trầm tích carbonat Paleozoi thượng. Phổ biến các kiến trúc đỏan, bị phức tạp hoá bởi hệ thống đứt gãy nhiều phương .

    This geosynclinal complex consists of Cambrian - Lower-Middle Ordovician terrigenous sediments. The orogenic complex is manifested by Lower Devonian molassic formations, and the post geosynclinal complex - by the Upper Paleozoic carbonate. Their brachy-structures are widespread and complicated by multidirectional fault systems.

4. Đới nảy sinh trên rìa craton Tiền Cambri cộng ứng với quá trình tạo rift, tách giãn và taọ các cấu trúc kiểu đại dương mới ở các đới Lô - Gâm và Phú Ngữ kế cận. Chế độ nghịch đảo kiến tạo (do va chạm khi khép kín các cấu trúc đại dương) diễn ra vào đầu Đevon . Từ giữa Đevon đã chuyển sang chế độ nội mảng. Vào cuối Paleozoi và trong Mesozoi đới Bắc Sơn bị lôi cuốn vào hoạt động của các đới động rià của đai động Thái Bình Dương.

     The zone was formed in the margin of the Precambrian craton, corresponding to the rifting and extensional proccesses, forming the new oceanic structures in adjacent Lô - Gâm and Phú Ngữ zones. The tectonic inversion regime (caused by collision while these oceanic structures were closed) took place at the beginning of Devonian. Since Middle Devonian it transformed into intraplate regime. At the end of Paleozoic and Mesozoic, the Bắc Sơn zone was involved into the activity of marginal mobile zones of the Pacific mobile belt.

5. Trong văn liệu địa chất tên gọi Bắc Sơn  còn được dùng để mô tả các cấu trúc uốn nếp cổ như “Cánh cung Bắc Sơn” (Bourret, 1923, Patte, 1927....), “Vòng cung Bắc Sơn” (Trần Đức Lương, Nguyễn Xuân Bao, 1985). Trần Văn Trị  và nnk (1975, 1977, 1979) xem đới Bắc Sơn là hợp phần chủ yếu của ”Đới phức nếp lồi Bắc Thái”.

    In the geological literature the name of Bắc Sơn has been used for describing also old folded structures, such as The Bắc Sơn Arc (Bourret, 1923; Patte, 1927; Trần Đức Lương, Nguyễn Xuân Bao, 1985). Trần Văn Trị et al., (1975, 1977, 1979), considered the Bắc Sơn zone as an important constituent of Bắc Thái Anticlinorium Zone.

6. Lê Duy Bách.

7. 7/1999.

· Bắc Sơn (Vòng cung, Arc)

1. Bourret R., 1923; Trần Đức Lương, Nguyễn Xuân Bao và nnk., 1985.

2. Đông Bắc Bộ (I.1); Bắc Cạn, Thái Nguyên và một phần nhỏ Lạng Sơn

    East Bắc Bộ (I.1); parts of Bắc Cạn, Thái Nguyên and Lạng Sơn provinces.

5. Đồng nghĩa của Đới địa máng ven uốn nếp Bắc Sơn

    Synonym of Bắc Sơn Miogeosynclinal Fold Zone.

6. Lê Duy Bách

7. 9/1999.

· Bến Hải (Đới uốn nếp Hercyn, Hercynian Fold Zone)

1. Nguyễn Đình Cát, 1972.

2. Bắc Trung Bộ (II.2); nằm ở phần phía Nam của Bắc Trung Bộ, thuộc các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế (Việt Nam) và các tỉnh Khăm Muộn, Savannakhet (Lào). Thuộc rìa phía bắc của địa khối Inđosinia; x = 160 - 18o, y= 105010’ - 107040’.

North Trung Bộ (II. 2); located in the southern part of the region, in the territory of Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế provinces of Việt Nam, and Kham Muon, Savannakhet of Laos. The zone belongs to the northern edge  of the Indosinian Geoblock; x = 16(- 18°,  y = 105°10’ - 107°40’.

3. Móng uốn nếp là các hệ tầng trầm tích Paleozoi trung, đôi nơi có biểu hiện granitoiđ tuổi trước Carbon.

The folded basement consists of Middle Paleozoic sedimentary formations, locally with exposures of pre-Carboniferous granitoids.

4. Đới trải qua hai thời kỳ phát triển địa máng. Thời kỳ đầu tạo các hệ tầng Đevon dạng flysh, thời kỳ sau là tạo thành hệ carbonat và lục nguyên Carbon trung - Permi.

The zone has passed through two geosynclinal development stages. During the first stage flyschoid Devonian formations were formed, whilst during the second - carbonate and terrigenous Middle Carboniferous - Permian formations.

5. Cấu trúc được phân chia trên cơ sở các khái niệm chung về địa chất khu vực tờ  Huế và tờ Đà Nẵng tỷ lệ 1/ 500.000 (Hoffet J., 1935) và sự có mặt các phức hệ uốn nếp Hercyn ở địa máng Trường Sơn (Fromaget J., 1927, 1941).

The zone has been established on the basis of general knowledge on the regional geology of the Huế and Đà Nẵng map sheets on 1:500,000 scale (Hoffet J. 1935), and on the presence of Hercynian folded complexes in the Trường Sơn geosyncline (Fromaget J. 1927, 1941).

6. Lê Duy Bách.

7. 8/1999.

· Bến Khế (Bồn trũng Paleozoi sớm, Early Paleozoic Depression)

1. Lê Như Lai, 1995.

2. Tây Bắc Bộ (I.3); nằm ở tây nam dãy Hoàng Liên Sơn, thuộc các tỉnh Phú Thọ và Hoà Bình, bờ trái lưu vực Sông Đà; x = 210 20' - 20050’, y = 1050-105010'.

West Bắc Bộ (I.3); located  in SW of the Hoàng Liên Sơn Range, on the territory of Phú Thọ and Hoà Bình provinces, in the left side of the Đà River;  x = 20°50’ - 21°20’;  y = 105(- 105°10’.

3. Mặt cắt của bồn trũng bao gồm các thành tạo trầm tích Cambri - Orđovic hạ, đạt bề dày tới 1100 m.

The section of the depression is composed of Cambrian - Ordovician sedimentary formations of 1,100 m in thickness. 

4. Bồn phát triển như một biển rìa vào đầu Paleozoi có liên quan đến craton Nam Trung Quốc vào thời kỳ đầu phát triển cấu trúc Phanerozoi sớm của khu vực.

The depression was developed as a marginal sea at the beginning of Paleozoic in close relation with the South Chinese Craton in the first stage of development of Early Phanerozoic structure of the region.

5. Nhìn tổng thể lịch sử phát triển kiến tạo đầu Paleozoi của khối lục địa Phan Si Pan nói riêng và Tây Bắc Bộ nói chung thì bồn Bến Khế còn tiếp tục phát triển đến đầu Đevon trong bối cảnh của một đới động kiểu rìa thụ động uốn nếp Sinh Vinh (Lê Duy Bách, Ngô Gia Thắng, 1996).

In the general history of tectonic development at the beginning of Paleozoic of the Phan Si Pan continental block in particular, and of West Bắc Bộ in general, the Bến Khế basin was still developed to the beginning of Devonian in the setting of a mobile zone of the Sinh Vinh folded passive margin type (Lê Duy Bách, Ngô Gia Thắng, 1996).

6. Lê Duy Bách.

7. 8/1999.   

· Biển Đông  (Biển rìa, Marginal Sea)

1. Parke et al, 1971.

2. Phía đông bán đảo Đông Dương.

    In the east of the Indochina Peninsula.

3. Cấu trúc bao gồm các vỏ vi lục địa Trường Sa và Hoàng Sa, trũng nước sâu và hệ thống thềm lục địa bao quanh. Các vi lục địa dự kiến có móng uốn nếp Tiền Đệ tam, chủ yếu là Paleozoi và Tiền Cambri, có lớp phủ Mesozoi, bị phủ trên bởi các phức hệ cấu trúc Kainozoi phân bố trong các bồn trũng quy mô khác nhau. Trũng nước sâu có lớp phủ kiểu đại dương với các trầm tích dày từ 0,2- 2 km. Các thềm lục địa bao quanh Trung Quốc và bán đảo Đông Dương đều được  phủ bởi các bồn trầm tích Kainozoi.

The structure is composed of Paracel and Spratly microcontinent crusts, abyssal trough, and the surrounding system of continental shelf. Microcontinents, maybe, have a pre-Tertiary folded basement, mainly of Paleozoic and Precambrian ages, and a Mesozoic cover, that are covered by Cenozoic structural complexes distributed in depressions of different scales. The abyssal trough has a cover of oceanic type with 0.2 - 2 km thick sedimentary beds. The continental shelf, which surrounds China and the Indochina Peninsula, is covered by Cenozoic sediments.

4. Biển Đông được hình thành từ Oligocen muộn đến Miocen sớm (32-17 tr. năm) bằng cơ chế  giãn đáy đại dương, tiếp tục phát triển như một biển rìa trong suốt Kainozoi muộn. Hiện có nhiều quan điểm khác nhau về cơ chế thành tạo Biển Đông.

The sea was formed from Late Oligocene to Early Miocene (32 - 17 Ma.) by the extensional mechanism of the oceanic floor, afterwards  it continued to be developed as a marginal sea during all Late Cenozoic. At present there still are different viewpoints on the forming mechanism of the East Sea (Biển Đông).

5. Khái niệm Biển rìa  (hay Biển ven) được sử dụng phổ biến (Emery, Avraham, 1972;  Hamilton, 1974; Tapponier et al, 1975; Taylor, Hayes, 1978; Hayes, 1980, 1984; Lê Duy Bách, 1985; Trần Đức Lương, Nguyễn Xuân Bao, 1985; Lê Văn Đệ, 1986; Phan Văn Quýnh, Võ Năng Lạc, 1996; Lê Như Lai, 1998; v.v.) để chỉ quan hệ nguồn gốc của Biển Đông với đại lục Á - Âu và hệ cung đảo - biển ven Tây Nam Thái Bình Dương.

The notion Marginal Sea has been widely used (Emery & Avraham, 1972); Hamilton, 1974; Tapponier et al. 1975; Taylor & Hayes, 1978; Hayes, 1980, 1984; Lê Duy Bách, 1985; Trần Đức Lương & Nguyễn Xuân Bao, 1985; Lê Văn Đệ, 1986; Phan Văn Quýnh & Võ Năng Lạc, 1996; Lê Như Lai, 1998; etc.) to  indicate the genetic relationship of the East Sea with the Eurasia continent and the system of SW Pacific island arcs - seas.

6. Lê Duy Bách.

7. 8/1999.    

· Biển Việt (Đứt gãy, Fault)

1. Nguyễn Nghiêm Minh, 1977.

2. Chạy theo phương kinh tuyến dọc phía đông bờ biển Việt Nam từ nam đảo Hải Nam đến eo biển Sunda

     Running by the meridional direction along the east of the Vietnamese coast from the south of Hainan Island to the Sunda Strait.

5. Đồng nghĩa của Đới đứt gãy - đường khâu xuyên khu vực Hải Nam - Eo biển Sunda

    Synonym of Hainan - Sunda Strait Transregional Suture-fault Zone.

6. Lê Duy Bách.

7. 9/1999.

· Bình Trị Thiên (Đới kiến tạo, Tectonic Zone)

1. Nguyễn Văn Hoành, 1986 .

2. Bắc Trung Bộ (II.2); nằm ở phía nam của Bắc Trung Bộ, trên địa phận các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế và Quảng Nam; x = 160 -180 20', y = 1050 20' - 108010'.

North Trung Bộ (II.2); located in the south of the region, on the territory of Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế and Quảng Nam provinces; x = 16(- 18°20’, y = 105°20’ - 108°10’.

3. Cấu trúc mặt cắt của đới bao gồm 3 phức hệ thành hệ cấu trúc: địa máng ven (Orđovic- Đevon), nền (Carbon- Permi) và tạo núi (cuối Paleozoi- Kainozoi). Đới được chia thành hai cấu trúc chính (phụ đới) là : Đồng Hới - Kim Cương và Huế. Bình đồ cấu trúc hiện đại có dạng một đới phức nếp lồi. Ranh giới phía bắc của đới là đứt gãy Rào Nậy - Sông Gianh, phía nam là đứt gãy Đà Nẵng - A Tép, còn phía tây là đứt gãy Đấc Krông - A Lưới.

The section of the zone is composed of 3 following structuro-formational complexes: mio-geosynclinal (Ordovician - Devonian), platform (Carboniferous - Permian), and orogenic (end of Paleozoic - Cenozoic). The zone has been divided into two main structures (subzones), namely: Đồng Hới - Kim Cương, and Huế. The present structural plan has the form of an anticlinorium. The Rào Nậy - Sông Gianh Fault plays the role of the northern boundary of the zone, the Đà Nẵng - A Tép Fault - its southern boundary, and the Đăk Krông - A Lưới Fault - its western boundary.

4. Khởi đầu là một võng địa máng phát sinh vào Orđovic và phát triển đến cuối Đevon với sự thu hẹp rõ rệt từ cuối Silur. Chế độ tạo núi xuất hiện từ Carbon sớm cùng thời với việc xác lập chế độ nền.

Initially, it was a geosynclinal depression appearing in Ordovician, and was developed to the end of Devonian with a clear restriction since the end of Silurian. The orogenic regime appeared since Early Carboniferous at the same time with the establishment of the platform regime.

5. Thực chất đây là môt cấu trúc tổ hợp bao gồm nhiều cấu trúc kiến tạo có nguồn gốc khác nhau như đới Trường Sơn (hay Sông Cả), đới Long Đại.

In fact, this is a combined structure, composed of many tectonic structures of different geneses, such as the Trường Sơn (or Sông Cả), and Long Đại Zones.

6. Lê Duy Bách.

7. 8/1999.

· Bó Khăm (Đới kiến tạo, Tectonic Zone)

1. Lê Duy Bách và nnk,1989 .

2. Trung Trung Bộ (III.1); nằm ở phía tây nam Tây Nguyên, vùng biên giới Việt Nam – Campuchia, thuộc các tỉnh Đắc Lắc (Việt Nam) và Mondulkiri (Campuchia). Kề giáp với đới Xê Công ở phía bắc và Kon Tum ở phía đông; x = 12o30’ - 13o, y  = 105o30’-107o30’.

Middle Trung Bộ (III.1); in southwest Tây Nguyên, including the territory of Đắc Lắc Province of Việt Nam and Mondulkiri Province of Campuchea, adjoining the Xê Công Zone in the north and Kon Tum geoblock  in the east.

3. Móng uốn nếp bao gồm các thành tạọ lục nguyên - phun trào bị biến chất giả thiết Tiền Cambri thuộc loạt Bó Khăm (Saurin, 1935), được so sánh tương đồng với hệ tầng Khâm Đức (Lê Duy Bách, 1985). Cấu trúc lớp phủ gồm các thành tạo  trầm tích Paleozoi (Î- S), trầm tích - phun trào Trias và trầm tích, bazan Kainozoi. Có mặt các phức hệ granitoiđ tuổi Permi -Trias và Mesozoi  muộn (J-K).

The folded basement comprises metamorphic terrigeno-volcanic formations of probably Precambrian age (Bo Kham série: Saurin, 1935) equivalently correlated to Khâm Đức Fm. by Lê Dzuy Bách, 1985. The cover complex is formed by Paleozoic (Î-S) sediments, Triassic volcano-sedimentary formations and Cenozoic basalts, including also the granitoid complex aged Permian-Triassic and Late Mesozoic (J-K).

4. Đới Bó Khăm xuất hiện ở rìa của craton Inđosinia trong Tiền Cambri sớm, cùng thời với đới Khâm Đức (ở phía bắc của địa khối Inđosinia). Cấu trúc uốn nếp hình thành vào cuối Riphei. Vào Riphei muộn và Paleozoi sớm phức hệ phát triển như một cấu trúc lục địa, bị tác động mạnh mẽ của các biến hoạ Hercyn và Inđosini.

Bó Khăm Zone occurs in the northern margin of the Early Precambrian Indosinian craton at the same time of Khâm Đức Zone. The folded structures were formed at the end of Riphean, and since Late Riphean - Early Paleozoic the zone was developed as a continental structure  strongly reactivated by Hercynian and Indosinian diastrophisms.

5. Đới Bó Khăm được xem là hợp phần cấu trúc của khối sụt Khorạt (thuộc địa khối Inđosinia), nơi bộc lộ móng uốn nếp Tiền Cambri và các lớp phủ Paleozoi và Mesozoi. Đới kiến tạo này đóng vai trò là đới ranh giới của hai cấu trúc địa máng quan trọng: Xê Công ở phía bắc và Đà Lạt - Campuchia ở phía nam.

This zone has been considered as a component of the Khorat subsided block - a portion of Indosinian Geoblock - where the Precambrian folded basement and the Paleo- Mesosoic cover are exposed. The zone plays the role of border zone of two important geosynclinal systems: the Xê Công in the north and the Đà Lạt - Campuchea in the south.

6. Lê Duy Bách.

7. 7/1999.

· Bó Xinh (Rift, Rift)

1. Phạm Huy Long, 1986.

2. Tây Bắc Bộ (I.3), kéo dài từ Mường Tè đến vùng bờ biển Thanh Hoá. x = 19040’ - 220 30', y = 1020- 1060.

West Bắc Bộ (I.3); stretching from Mường Tè to the coastal zone of Thanh Hoá; x = 19°40’ - 22°30’, y = 102o- 106°.

3. Mặt cắt bao gồm các đấ phun trào - lục nguyên tuổi Cambri - Orđovic và các xâm nhập thành hệ siêu mafic Paleozoi hạ. Các đá đều bị uốn nếp và bị biến vị mạnh.

The section of the rift is composed of Cambrian - Ordovician volcano-terrigenous sediments, and Lower Paleozoic ultramafic intrusions. These rocks were strongly folded and altered.

4. Rift Bó Xinh là một phân vị cổ kiến tạo hình thành vào Paleozoi sớm ở miền địa máng nằm giữa nền Việt - Trung và địa khối Inđosinia, theo chế độ nội sinh rift do tách giãn ở các rìa craton và các đới chuyển tiếp lục địa - đại dương.

The rift is a paleotectonic structure formed in Early Paleozoic in a geosynclinal zone, which lies between the Sino-Vietnamese platform and the Indosinian Geoblock. It was generated in a rifting regime, caused by the extension of the craton margin and the transitional zone between continent and ocean.

5. Cấu trúc rift chỉ tồn tại vào cuối Proterozoi đến đầu Cambri; từ Cambri giữa đã chuyển sang chế độ động của kiến trúc đại dương. Trong văn liệu địa chất di chỉ của thành tạo rift - giãn đáy đại dương kiểu Bó Xinh được thể hiện dưới khái niệm Ophiolit ngoại lai Sông Mã (Lê Duy Bách và nnk, 1982; Nguyễn Xuân Tùng, Trần Văn Trị và nnk, 1992; v.v.).

The rift structure existed only from the end of Proterozoic to the beginning of Cambrian; since Middle Cambrian this regime transformed into the mobile regime of an oceanic structure. In the geological literature the relics of the rift - oceanic floor extension formation of the Bó Xinh type has been expressed under the notion of Sông Mã Allochthonous Ophiolite (Lê Duy Bách et al. 1982; Nguyễn Xuân Tùng & Trần Văn Trị et al. 1992; etc.).

6. Lê Duy Bách.

7. 8/1999.