NGHIÊN
CỨU TƯỚNG TRẦM TÍCH - CỔ ĐỊA LƯ ĐỂ
ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG
CỦA SỰ DÂNG CAO MỰC NƯỚC BIỂN ĐỐI
VỚI CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG VEN BIỂN: KẾT
QUẢ NGHIÊN CỨU VÙNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRỊNH
NGUYÊN TÍNH1, NGUYỄN THỊ NGỌC LAN2, VŨ
VĂN VĨNH3
1Trung tâm Địa chất
và Khoáng sản Biển, 125 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
2Khoa Địa chất, Trường Đại học
KHTN, ĐHQG Tp Hồ Chí Minh
3Liên đoàn Bản đồ
Địa chất Miền
Tóm tắt: Sự thay đổi mực nước đại
dương chân tĩnh đă xuất hiện nhiều lần
trong quá khứ địa chất và đặc biệt là trong
kỷ Đệ tứ (c̣n gọi là kỷ Băng hà). Khoa
học địa chất đă chỉ ra nhiều nguyên nhân
dẫn đến sự thay đổi mực nước
đại dương ở quy mô toàn cầu cũng như
quy mô địa phương (chuyển động kiến
tạo, thay đổi sự cân bằng giữa thể tích
bể/lượng nước và nguồn vật liệu trầm
tích, đảo cực từ, va chạm với các thiên thạch,
biến đổi khí hậu do các sự cố địa
chất - môi trường,…). Chính v́ vậy, hiện tượng
dâng cao mực nước biển hiện đại cần
được xem xét cả ở 2 nhóm nguyên nhân: do các quy luật
phát triển địa chất tự nhiên và do ảnh
hưởng tiêu cực từ các hoạt động của
con người (phát thải quá mức các khí gây hiệu ứng
nhà kính). Bài báo này giới thiệu kết quả nghiên cứu
tướng trầm tích - cổ địa lư giai đoạn
Neogen - Đệ tứ vùng Tp Hồ Chí Minh phục vụ xác
định các vị trí chịu ảnh hưởng trực
tiếp của sự dâng cao mực nước biển
trong quá khứ địa chất và dự báo phạm vi chịu
ảnh hưởng trực tiếp của sự dâng cao mực
nước biển hiện đại. Kết quả nghiên
cứu cho phép cảnh báo các vùng thuộc
huyện Cần Giờ, quận 7, quận 4 và một phần
diện tích đất thấp ven sông huyện B́nh Chánh, quận
2, quận G̣ Vấp, quận 12 sẽ chịu ảnh hưởng
trực tiếp của sự dâng cao mực nước biển.
I. MỞ ĐẦU
Hiện tượng thay đổi mực
nước đại dương theo
chu kỳ đă diễn ra rất nhiều lần trong quá khứ
địa chất (từ khoảng 300 Tr.n. trước trở
lại đây). Các nhà khoa học đă đưa ra nhiều
nguyên nhân khách quan dẫn đến sự thay đổi mực
nước biển trong quá khứ địa chất cũng
như hiện tại (chuyển động kiến tạo,
thay đổi sự cân bằng giữa thể tích bể/lượng
nước và nguồn vật liệu trầm tích, đảo
cực từ, va chạm với các thiên thạch, biến
đổi khí hậu do các sự cố địa chất
- môi trường,…). Tuy nhiên, v́ nhiều lư do mà ngày nay, sự
dâng cao mực nước biển được quy kết
là bởi nguyên nhân thải ra quá mức các khí gây hiệu ứng
nhà kính do hoạt động sản xuất của con
người làm thủng các tầng ozon ở 2 cực của
Trái đất.
Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi
Khí hậu (IPCC, [5]) đă đưa ra 6 kịch bản về
biến đổi khí hậu. Theo các kịch bản này, mức
độ tăng trung b́nh của biến đổi khí hậu
đến cuối thế kỷ XXI là nhiệt độ rất
có khả năng tăng thêm 2,80C, mực nước
biển dâng cao thêm 0,37 m (chưa tính đến sự tan
băng ở địa cực và tính nâng hạ nền
địa chất địa phương). IPCC cũng dự
báo cuối thế kỷ này, mực nước biển có
thể dâng cao tối đa là 0,81 m.
Theo các nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới
(WB), Việt
Đánh giá chính xác mức độ và phạm
vi ảnh hưởng của sự dâng
cao mực nước biển hiện đại đối
với các vùng đất thấp ven biển là hết sức
cần thiết phục vụ cho quy hoạch phát triển
kinh tế xă hội các tỉnh ven biển. Công việc này
đ̣i hỏi phải có cách tiếp cận hệ thống,
tổng thể về một hiện tượng tự
nhiên theo chiều dài lịch sử của
nó. Bài báo này giới thiệu kết quả nghiên cứu
tướng trầm tích - cổ địa lư giai đoạn
Neogen - Đệ tứ vùng Tp Hồ Chí Minh nhằm
đưa ra các cảnh báo và đề xuất các giải
pháp hạn chế ảnh hưởng của sự dâng cao
mực nước biển.
II. NGHIÊN CỨU
TƯỚNG TRẦM TÍCH - CỔ ĐỊA LƯ PHỤC VỤ
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ DÂNG CAO MỰC
NƯỚC BIỂN ĐỐI VỚI CÁC ĐỒNG BẰNG
VEN BIỂN
1. Tiếp cận
hệ thống
Sử dụng kiến thức
chuyên sâu về trầm tích luận kết hợp với
các kiến thức đa ngành, liên ngành về kiến tạo,
địa vật lư, hóa lư, môi trường, cổ sinh, cổ
địa lư trong hệ phương pháp nghiên cứu thủy-thạch
động lực - môi trường trầm tích. Nghiên cứu
tướng trầm tích - cổ địa lư sẽ giải
quyết tổng thể các yếu tố chi phối cấu
trúc bể trầm tích; sự phân bố các tướng trầm
tích trong không gian của bể; đặc điểm các
tướng trầm tích để có một cái nh́n tổng
thể, bao quát về nguyên nhân h́nh thành, phát triển của
một hiện tượng tự nhiên có tính chu kỳ trong
lịch sử phát triển địa chất hiện bị
phức tạp hóa bởi tác động của các hoạt
động sản xuất của con người (thải
ra quá mức các khí gây hiệu ứng nhà kính).
2. Mục tiêu
- Hiểu được quy luật, các quá tŕnh địa
chất ảnh hưởng và chi phối sự dao động mực nước
đại dương chân tĩnh;
- T́m hiểu xu thế biến
đổi của các quá tŕnh địa chất, các nhân tố,
yếu tố mang tính khu vực (bể trầm tích) và địa
phương (một khu vực biển, ven biển riêng biệt)
có ảnh hưởng đến sự dao động mực
nước đại dương chân tĩnh;
- Cảnh báo phạm vi chịu ảnh hưởng trực tiếp
của hiện tượng mực nước biển dâng
cao trên cơ sở nghiên cứu tướng trầm tích - cổ
địa lư.
3. Ư nghĩa
Trong xu thế và phông chung về
sự dâng cao mực nước biển do biến đổi
khí hậu, có thể có những vùng ven biển lại không
chịu ảnh hưởng do hoạt động nâng nền
địa chất địa phương hoặc có thể
chịu ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng do hoạt
động hạ nền địa chất địa
phương. Nghiên cứu tướng trầm tích - cổ
địa lư vùng ven biển Việt Nam cũng như các
đồng bằng châu thổ của Việt Nam sẽ
cung cấp các thông tin khoa học hữu ích cho các cấp quản
lư, những nhà hoạch định chính sách, các nhà khoa học
cùng tham gia nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng của
sự biến đổi khí hậu toàn cầu những kiến
thức về các tác nhân, quá tŕnh chi phối hiện tượng
tự nhiên này trên những phạm vi, khu vực khác nhau
để có những dự báo chính xác, phục vụ cho
các quy hoạch phát triển bền vững kinh tế xă hội
của quốc gia nói chung, và các vùng ven biển nói riêng.
4. Phương
pháp lập sơ đồ tướng trầm tích - cổ
địa lư
Thực chất đây là một bước
tổng hợp cuối cùng trên cơ sở tiếp cận
hệ thống: cần phải thực hiện theo từng bước vừa có tính quy tŕnh,
vừa có tính ngoại suy dựa trên lư luận, kinh nghiệm
và kỹ năng của từng chuyên gia nghiên cứu.
Phương pháp lập sơ
đồ tướng trầm tích - cổ địa lư đă
được giới thiệu trong nhiều sách, tạp
chí chuyên ngành. Trong bài báo này các tác giả không đi sâu
vào tŕnh bày các phương pháp này mà chỉ giới thiệu
tổng quan về các bước tiến hành thành lập
sơ đồ tướng trầm tích - cổ địa
lư của các tác giả (H́nh 1), trong đó cần đặc
biệt quan tâm đến việc phục hồi h́nh thái, cấu
tạo bể thứ cấp.
H́nh
1. Các bước tiến
hành lập sơ đồ tướng trầm tích - cổ
địa lư
5. Dự báo các
khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp của
sự dâng cao mực nước biển hiện đại.
Trên cơ sở
thành lập các sơ đồ tướng trầm tích - cổ
địa lư theo từng thời kỳ của một giai
đoạn lịch sử địa chất của các khu
vực ven biển Việt Nam có thể xác định quy luật,
phạm vi ảnh hưởng của sự thay đổi
mực nước đại dương trong quá khứ
địa chất, kết hợp với các điều kiện
nâng / hạ kiến tạo hiện đại nền địa
chất địa phương, sự thay đổi thể
tích bể cũng
như nguồn cung cấp trầm tích để cảnh
báo mức độ nghiêm trọng của sự dâng cao mực
nước biển đối với từng vùng ven biển cũng như phạm
vi chịu ảnh hưởng trực tiếp của hiện
tượng này.
III. GIỚI THIỆU
MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TƯỚNG TRẦM
TÍCH - CỔ ĐỊA LƯ GIAI ĐOẠN NEOGEN - ĐỆ TỨ
VÙNG TP HỒ CHÍ MINH - CẢNH BÁO ẢNH HƯỞNG CỦA
MỰC NƯỚC BIỂN DÂNG CAO
1. Tài liệu thu thập và xử lư
Thu thập tài liệu (các mặt cắt lỗ
khoan, kết quả phân tích độ hạt, hóa silicat,
khoáng vật sét, độ hạt, Trùng lỗ, Bào tử phấn
hoa, Tảo silic,…) từ các công tŕnh nghiên cứu về
điều tra địa chất cơ bản tỉ lệ
1/500.000, 1/200.000 và 1/50.000 đă được thực hiện
trước đây trên phạm vi vùng nghiên cứu và các vùng
có liên quan 0, cũng như các nguồn tài liệu
khoan khảo sát nền móng địa chất công tŕnh, khai
thác nước dưới đất do các doanh nghiệp
thực hiện.
Khảo sát một số mặt cắt địa
chất, vết lộ tự nhiên và nhân tạo vùng Tp Hồ
Chí Minh và các vùng phụ cận (B́nh Dương, B́nh Phước,
Tây Ninh, Đồng Nai, Long An).
H́nh
2. Sơ đồ vị trí các lỗ khoan sử dụng
để thành lập
các sơ đồ tướng
trầm tích giai đoạn Neogen - Đệ tứ vùng Tp Hồ
Chí Minh
2. Đặc
điểm tướng trầm tích - cổ địa lư giai
đoạn Neogen - Đệ tứ vùng Tp Hồ Chí Minh
a.
Khái
niệm về tướng, chu kỳ trầm tích
- Tướng: “…
là những trầm tích được thành tạo trong một
vị trí nhất định, có cùng những điều kiện
khác với những vùng lân cận” [4].
- Khoảng thời gian của một chu kỳ
trầm tích: Sử dụng
quan điểm của Haq B.U. et al., 1987 và của
Posamentier H.W. et al., 1988: “Một chu kỳ trầm tích bắt đầu từ
một giai đoạn biển thoái (onset of base level fall) phát
triển qua giai đoạn biển thoái cực đại
(end of regression) và kết thúc trước khi chuyển sang một
giai đoạn biển thoái tiếp theo”.
b. Các chu kỳ
trầm tích trong giai đoạn Neogen - Đệ tứ vùng Tp Hồ Chí Minh:
Theo mức độ tài liệu hiện có của
vùng nghiên cứu, các trầm tích Kainozoi vùng Tp Hồ Chí Minh
h́nh thành trong chu kỳ bậc II được phân thành 4 chu
kỳ cấp III (Neogen có 3 chu kỳ, Đệ tứ có 1
chu kỳ), trong đó chu kỳ cấp III trong Đệ tứ
được chia thành 5 chu kỳ cấp IV. Liên hệ
thang địa tầng Việt
-
- Chu kỳ cấp
III trong Pliocen sớm (kư hiệu là CKIII2)
tương ứng với khoảng thời gian giữa các băng hà
-
-
Chu kỳ cấp
IV trong Đệ tứ
(kư hiệu là CKIV) gồm 5 chu kỳ cấp IV sau:
-
-
-
-
-
c. Mô
h́nh tướng trầm tích giai đoạn Neogen - Đệ
tứ vùng Tp Hồ Chí Minh
Khái niệm của mô h́nh tướng trầm tích (facies
model) được hiểu như một sự tóm lược
môi trường trầm đọng và các sản phẩm của
chúng, là một khái niệm hiện đại của trầm
tích học [7, 11]. Mô h́nh tướng trầm tích giai đoạn
Neogen - Đệ tứ vùng Tp Hồ Chí Minh được
tŕnh bày trong H́nh 3. Theo mô h́nh này, môi trường trầm
tích được phân chia thành 3 nhóm nguồn gốc chính:
nhóm tướng lục địa (a); nhóm tướng
châu thổ (am) và nhóm tướng biển (m) với các
chữ Arập nhỏ
hơn (chữ cái đầu trong tiếng Anh của thuật
ngữ tướng trầm tích), in nghiêng trong ngoặc
đơn ở bên cạnh để chỉ các tướng
thạch học (lithofacies) cụ thể hoặc các tổ hợp tướng thạch
học (lithofacies assemblage). Hệ thống này chính là
cơ sở để thành lập các sơ đồ
tướng đá - cổ địa lư cho từng thời
kỳ.
H́nh
3. Mô h́nh tướng trầm tích giai
đoạn Neogen - Đệ tứ vùng Tp Hồ Chí Minh.
3. Một số
kết quả nghiên cứu tướng trầm tích - cổ
địa lư giai đoạn N-Q vùng Tp Hồ Chí Minh
Trên cơ sở sơ đồ trầm tích Kainozoi Tp
Hồ Chí Minh, dựa vào các kết quả phân
chia và đối
sánh địa tầng của 278 lỗ khoan và xử lư các
tài liệu hiện có theo các bước đă được
xác định tại H́nh 1, đă thành
lập 14 sơ đồ tướng trầm tích - cổ địa
lư cho các thời kỳ đầu (giai đoạn biển
thoái) và thời kỳ cuối (giai đoạn biển tiến
cực đại) của 7 chu kỳ trầm tích 0. Do khuôn khổ có
hạn của một bài báo, chúng tôi chỉ giới thiệu
2 sơ đồ tướng trầm tích - cổ địa
lư thời kỳ mực nước đứng cao của gian
băng Bibeso-Dunai (H́nh 4) và thời kỳ mực nước
đứng cao của biển tiến Flandri (H́nh 5).
Trên cơ sở
nghiên cứu tướng trầm tích - cổ địa lư
giai đoạn Neogen - Đệ tứ vùng Tp Hồ Chí
Minh, có thể đưa ra một số nhận định
sau:
Nếu chỉ đơn thuần dựa vào giá trị
độ nghiêng trung b́nh của bề mặt địa h́nh
mà suy sét th́ sẽ không phù hợp với các tướng trầm
tích và thành phần trầm tích. Điều này cho thấy ảnh
hưởng của các đứt găy hoạt động
trong giai đoạn Neogen - Đệ tứ đối với
địa h́nh vùng thành phố. Một số dấu
hiệu giúp nhận
biết sự hoạt động tân kiến tạo của các đứt
găy trên địa bàn thành phố:
- Chiều dày trầm tích các thời kỳ đều
có xu hướng tăng dần từ khu vực Long B́nh về
phía B́nh Chánh cho thấy các đứt phương TB-ĐN
là đứt găy thuận, găy hoạt động đồng
trầm tích;
- Các trầm tích chuyển tướng từ cụm
tướng sông sang cụm tướng châu thổ qua đứt
găy B́nh Chánh - Cần Giuộc trong các chu kỳ trầm tích
trong Kainozoi.
Việc đánh giá cự ly dịch chuyển thẳng
đứng theo 2 cánh của các đứt găy phương
TB-ĐN đ̣i ḥi cần tổng hợp nhiều số liệu
và đo đạc chi tiết.
Căn cứ
vào tài liệu phân chia thạch địa tầng các lỗ
khoan vùng Tp Hồ Chí Minh, có thể đánh giá những nét khái
quát vế sự tiến hóa h́nh thái bề mặt đáy các tầng trầm tích qua các
giai đoạn như sau:
- H́nh thái đáy trầm tích
Miocen thượng là 1 cánh của
trũng dạng địa hào phương TB-ĐN với
hướng dốc chung về phía tây nam (từ
Long B́nh, quận 9 về phía B́nh Chánh - H́nh 6);
- Các chu kỳ trầm tích trong Neogen (từ CKIII1
đến CKIII3) đóng vai tṛ lấp đầy
bể trầm tích là chủ
yếu, trong đó chu kỳ CKIII3
(Pliocen giữa) có khối
lượng trầm tích lớn nhất và cũng là tầng
chứa nước quan trọng nhất đối với
vùng thành phố. Về
cơ bản, kết thúc chu kỳ CKIII3, trũng
dạng địa hào đă được lấp đầy.
- Các chu kỳ tiếp theo trong Đệ tứ (CKIV1 đến
CKIV4) có vai tṛ làm biến
đổi h́nh thái bể theo chiều
phức tạp hóa với
các ḍng chảy của sông theo các hướng khác nhau. Hoạt
động đào khoét của các ḍng sông đôi chỗ tạo
ra cửa sổ thủy lực làm liên thông các tầng chứa
nước với nhau, góp phần làm biến đối và
phức tạp hóa chất lượng nước (đặc
biệt là tầng chứa nước Pliocen trung). Về cơ bản, kết thúc
chu kỳ CKIV3 (Pleistocen muộn), bề mặt
địa h́nh vùng thành
phố gần giống với hiện tại, trong các chu kỳ
tiếp theo chỉ là hoạt động đào khoét trên
địa h́nh có trước và lấp đầy dần
các địa h́nh trũng vùng Nhà Bè, Cần Giờ.
4. Dự báo phạm
vi ảnh hưởng của sự dâng
cao mực nước biển hiện đại
Sơ đồ
biểu diễn ranh giới
lục địa - biển qua các giai đoạn trong N-Q
vùng Tp Hồ Chí Minh (H́nh 7) cho thấy
các vùng thường
xuyên chịu ảnh hưởng của biển qua các thời
kỳ là vùng Nông trường
Phạm Văn Hai - Lê Minh Xuân - Tân Quy Tây (B́nh Chánh), Cần Giờ
và Nam Nhà Bè. Trên cơ sở phân tích tính lịch sử, quy luật của
các vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của
các thời kỳ biển tiến vùng Tp Hồ Chí Minh,
điều kiện sụt
yếu trong giai đoạn hiện đại của nền
địa chất địa phương cho phép dự báo
các vùng thuộc huyện
Cần Giờ, quận 7, quận 4 và một phần diện
tích đất thấp ven sông huyện B́nh Chánh, quận 2,
quận G̣ Vấp, quận 12 sẽ chịu ảnh hưởng
trực tiếp của sự dâng cao mực nước biển: bị ngập mặn thường
xuyên hơn và lầy hóa tại các vùng đất thấp.
H́nh
4. Sơ đồ tướng trầm tích - cổ
địa lư thời kỳ mực nước đứng
cao (Highstand
System Tract - HST) trong Pliocen giữa ở vùng Tp Hồ Chí Minh.
H́nh
5. Sơ đồ tướng trầm tích - cổ
địa lư thời kỳ mực nước đứng
cao (HST) trong
Holocen giữa ở vùng Tp Hồ Chí Minh
H́nh 6.
Mô h́nh số độ cao (DEM) các thành tạo
trầm tích giai đoạn Neogen - Đệ tứ vùng Tp Hồ Chí Minh (góc nh́n từ B́nh Chánh về
phía Long B́nh).
H́nh 7.
Ranh giới biển - lục địa tại
các thời điểm mực nước đứng
cao trong các chu kỳ trầm tích giai đoạn Neogen
- Đệ tứ vùng Tp Hồ Chí Minh.
5. Đề xuất
các giải pháp
1. Tất cả các công tŕnh
xây dựng mới ở
vùng
B́nh Chánh, Nhà Bè phải xác định lại cốt xây dựng
cho phù hợp với bối cảnh dâng cao mực nước
đại dương trong những
năm tới theo kịch bản
mực nước biển dâng cao 30 cm vào năm 2050 và 70-100
cm vào năm 2100;
2. Có biện pháp công tŕnh thích hợp để bảo
vệ vùng du lịch
biển Cần Giờ đang được triển khai
(phát triển hệ thống đê biển) tránh bị xói lở;
3. Nên phát triển mở rộng thành phố về phía Hóc Môn - Củ
Chi và về phía huyện
Thủ Đức - Quận 9;
4. Điều tra đánh giá tiềm năng cát san lấp
đáy biển cũng như định hướng khai
thác cát đáy biển vùng biển Tp Hồ Chí Minh phục vụ san nền
các khu công nghiệp, cụm dân cư nhằm thích ứng với
sự dâng cao của mực nước biển hiện
đại.
IV. MỘT SỐ
Ư KIẾN TRAO ĐỔI
Do c̣n thiếu các số liệu về điều kiện
nâng/hạ nền địa chất địa
phương theo các thời kỳ địa chất khác
nhau cũng như điều kiện địa động
lực, kiến tạo hiện đại của vùng Tp Hồ
Chí Minh nên những kết quả trong bài báo này mới chỉ
ra phạm vi chịu ảnh hưởng trực tiếp của
hiện tượng mực nước biển dâng cao mang
tính chu kỳ theo các quy luật tự nhiên trong quá khứ
địa chất.
Bài viết này
mang tính gợi mở, hy vọng nhận được sự
đồng thuận của các nhà khoa học cũng như
các cấp quản lư trong việc mở ra một
Chương tŕnh nghiên cứu toàn diện về điều
kiện tướng trầm tích - cổ địa lư,
đặc điểm tân kiến tạo và kiến tạo
hiện đại của các vùng đồng bằng ven biển
Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của
Chương tŕnh này chắc chắn sẽ đóng góp tích cực
cho việc giảm thiểu ảnh hưởng của hiện
tượng biến đổi khí hậu toàn cầu trong
thế kỷ XXI cũng như đóng góp những lư luận
về mặt khoa học trong nghiên cứu địa chất.
Nhân
dịp này, các tác giả chân thành cảm ơn GS.TSKH Lê Đức
An, PGS.TS Hà Quang Hải, TS. Nguyễn Siêu Nhân đă có những ư kiến đóng
góp, trao đổi về nội dung bài báo này; Cám ơn TS.Vũ
Trường Sơn và lănh đạo Trung tâm Địa chất
và Khoáng sản biển đă cổ vũ, động viên
và tạo điều kiện cho các tác giả hoàn thành bài
báo này.
VĂN LIỆU
1. Alen Philip A., John R.
Alen, 1991. Basin analysis:
Principles and applications. Blackwell Sci. Publ.,
2. Fraser Gordon S., 1989. Clastic depositional sequenses: Processes
of evolution and principles of interpretation. Prentice-Hall Advanced Ref.
Ser., Phys. & Life Sci., 459 pp.
3. Hà Quang Hải, Ma Công Cọ & nnk., 1988. Báo cáo Địa chất và khoáng sản Tp Hồ Chí Minh kèm theo Bản
đồ địa chất
và khoáng sản tỷ lệ 1/50.000, Lưu trữ
Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Hà Nội.
4.
5. IPCC, 2007. The 4th assessement
report of the Intergovernmental panel on climate change. http://en.wikipedia.org/wiki
6. Lê Đức An, Ma Công Cọ, 1979. Vài nét về đặc
điểm tân kiến tạo Nam Việt
7. Ngô Quang Toàn, Nguyễn
Huy Dũng, Trịnh Nguyên Tính, 2008. Địa tầng các trầm tích Neogen
- Đệ tứ ở đồng bằng Nam Bộ. Tuyển
tập BC HNKH-CN Viện Dầu khí VN, Tp Hồ Chí Minh.
8. Nguyễn Địch
Dỹ (Chủ biên),1995. Báo cáo đề
tài “Địa chất Đệ tứ và đánh giá tiềm
năng khoáng sản liên quan” (KT.01.07). Lưu trữ
Viện Địa chất, Viện KH&CNQG, Hà Nội.
9. Trần Nghi (Chủ
biên), Nguyễn Biểu, Phan Trường Thị, Lê Duy
Bách, 2005. Địa chất biển. Nxb Đại
học Quốc gia Hà Nội, 334 tr. Hà Nội.
10. Trịnh Nguyên Tính,
2002. Sử dụng
phương pháp phân tích tướng - chu
kỳ trầm tích trong phân chia địa tầng N-Q đồng
bằng Nam Bộ. Địa chất - Tài nguyên - Môi
trường
11. Trịnh Nguyên Tính, 2008. Đặc điểm tướng trầm tích - cổ địa lư giai đoạn Neogen - Đệ tứ vùng Tp Hồ Chí Minh. Luận văn ThS. Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Tp Hồ Chí Minh.