NGUY CƠ CH̀M NGẬP LĂNH THỔ DO NƯỚC BIỂN DÂNG VÀ BIỆN PHÁP ỨNG PHÓ XÉT TỪ
KHÍA CẠNH ĐỊA CHẤT THỦY VĂN VÀ ĐỊA KỸ THUẬT

VƠ CÔNG NGHIỆP

Hội Địa chất Thủy văn, Tổng hội Địa chất Việt Nam, 6 Phạm Ngũ Lăo, Hà Nội.

Tóm tắt: Biến đổi khí hậu toàn cầu đang đe dọa sự sống trên hành tinh, trong đó Việt Nam được xem là 1 trong 5 quốc gia sẽ chịu thiệt hại nhiều nhất, trước hết là nguy cơ tràn ngập lănh thổ do nước biển dâng. Trên phạm vi quốc gia, Chính phủ đă có “Chương tŕnh mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu” nhằm hoạch định những chính sách và biện pháp chế ngự ở tầm vĩ mô theo các kịch bản khác nhau.

Với tư cách là những ngành khoa học có liên quan chặt chẽ với nước, đất xây dựng và kỹ thuật công tŕnh, địa chất thủy văn và địa kỹ thuật có nhiệm vụ ǵ và biện pháp nào để đóng góp vào cuộc chiến chống tai biến thiên nhiên đó? Trong bài báo, tác giả, từ góc độ chuyên môn của ḿnh, đề xuất một vài ư kiến sơ bộ nhằm trả lời câu hỏi trên.


Loài người đang đối mặt với những thách thức của sự biến đổi khí hậu xảy ra trên quy mô toàn cầu, trước hết là hiện tượng Trái đất nóng lên, làm tan băng ở các địa cực và núi cao, nước biển dâng, nhấn ch́m nhiều vùng đất thấp duyên hải và hải đảo, gây ra những thảm họa sinh thái mà Việt Nam là một trong 5 nước chịu thiệt hại nhiều nhất.

I. THỬ PHÁC HỌA BỨC DƯ ĐỒ ĐẤT VIỆT ĐẾN CUỐI THẾ KỶ XXI (trong trường hợp thủy tai không bị chế ngự)

Theo kịch bản biến đổi khí hậu ở Việt Nam vừa được Bộ Tài Nguyên và Môi trường công bố, th́ đến năm 2050 mực nước biển Đông có thể tăng thêm 30 cm và đến cuối thế kỷ - tới 75 cm so với thời kỳ 1980-1999, c̣n theo kịch bản xấu nhất - có thể tới 1 m. Với mức đó th́ đồng bằng Bắc Bộ sẽ có nhiều vùng (với tổng diện tích khoảng nửa triệu ha) bị nước biển xâm nhập, biển sẽ lấn sâu vào đất liền hàng chục km. Ở đồng bằng Cửu Long sẽ có khoảng 1,5 triệu ha (37,8% tổng diện tích) bị nhấn ch́m. Cái mỏm đất tận cùng của Tổ Quốc ở phương Nam mà nhà văn Nguyễn Tuân đă ví như “ngón chân cái chưa khô bùn vạn dặm”, và thi sĩ Xuân Diệu cũng đă có những câu thơ da diết:

Tổ quốc tôi như một con tàu,

Mũi thuyền ta đó - mũi Cà Mau

sẽ không c̣n nữa để dồn đầy thêm thúng thóc lớn ở đầu gánh phía Nam và tạo nguồn cảm hứng bất tận cho thi ca.

C̣n các đồng bằng ven biển Trung Bộ cũng sẽ bị nước biển “liếm” dần, có nơi sát tới chân dăy Trường Sơn. Ngoài biển, nhiều hải đảo thấp sẽ biến mất hoặc chỉ c̣n là những chỏm nhỏ đơn côi giữa trùng dương băo giật, sóng dồi. Dải đất h́nh chữ S chỉnh chu mà Tạo hóa đă kiến lập nên như chiếc ban công lớn nhô ra Thái B́nh Dương sẽ không c̣n bảo tồn được những đường cong uyển chuyển với cảnh quan “non xanh nước biếc như tranh họa đồ” nữa, mà sẽ thay dạng đổi h́nh với những mũi nhọn ch́a ra, lạch sâu thụt vào nham nhở, gồ ghề. Nhưng nghiêm trọng hơn cả là hiện tượng biển lấn, đồng nghĩa với sự tràn ngập những vùng địa h́nh thấp, nơi tập trung đông đảo dân cư với nhiều đô thị, trung tâm công nghiệp lớn, đồng thời cũng là địa bàn nông nghiệp quan trọng, cung cấp lương thực, thực phẩm chủ yếu cho cả nước. Mất chỗ ở, con người sẽ phải di cư về những phần đất nổi chật hẹp c̣n lại và đồi núi là nơi không thuận lợi cho cuộc sống và hoạt động kinh tế. Trong khi đó dân số vẫn không ngừng gia tăng với mức dự báo đến giữa thế kỷ XXI là khoảng 120 triệu người, tạo nên sức ép lớn đối với kinh tế - xă hội và môi trường.

Bức tranh ảm đạm nêu trên hẳn chỉ là bản phác họa xuất phát từ lối tư duy “an phận thủ thường” và cách nh́n thụ động, khi con người chịu bất lực ngồi chờ thảm họa như một sự tiền định bất khả kháng. Nhưng sự thật có phải mọi sự sẽ xảy ra đúng như vậy?

II. SẴN SÀNG ĐƯƠNG ĐẦU VỚI THÁCH THỨC

Rất may là, đến nay nhân loại đă nhận thức được những nguy cơ của sự biến đổi khí hậu toàn cầu và đang sẵn sàng chung sức ứng phó. Nhân dân Việt Nam, với truyền thống kiên cường đấu tranh chống thiên tai ngay từ thuở b́nh minh dựng nước, chắc chắn cũng không chịu ngồi chờ “nước đến chân mới nhảy”. Thật vậy, truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh không hẳn là chuyện có thực mà chính là biểu tượng đúc kết của tinh thần đấu tranh không lùi bước trước thiên tai với h́nh ảnh “Thủy Tinh dâng cao nước đến đâu, Sơn Tinh đắp núi cao đến đấy”. Và một chứng tích hiện hữu về cuộc đấu tranh bền bỉ chống “thủy tặc” của tổ tiên ta tự ngàn xưa lưu lại là hệ thống đê chống lũ, ngăn triều với tổng số đo c̣n lớn hơn cả chiều dài đất nước, mà ngày nay chúng ta đang thừa hưởng và tiếp tục tu bổ. Chúng ta cũng không quên công lao hiển hách của Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ đă chỉ huy công cuộc khai hoang lấn biển, lập nên 2 huyện Tiền Hải ở Thái B́nh và Kim Sơn ở Ninh B́nh, để lại cho con cháu ngày nay.

Tất cả những sự kiện nêu trên nói lên một điều là trước những thách thức của thiên nhiên, tổ tiên của chúng ta không chịu ứng xử theo mưu kế của cổ nhân: “tẩu vi thượng sách” mà luôn dũng cảm đương đầu và tiến công để tồn tại và phát triển. Thế th́ với tŕnh độ khoa học - kỹ thuật và tiềm lực kinh tế ngày nay, thế hệ chúng ta không có lư do ǵ lại chịu khuất phục trước những tai biến thiên nhiên sắp tới. Vậy trước mắt chỉ có một con đường: sẵn sàng và tích cực ứng phó với thiên tai. Ứng phó bằng cách nào?

III. SUY NGHĨ VỀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP ỨNG PHÓ VỚI NƯỚC BIỂN DÂNG

Công cuộc chống nước biển dâng chỉ là một phần của việc ứng phó với sự biến đổi khí hậu toàn cầu và phải được hoạch định trong một chiến lược đồng bộ cấp quốc gia cũng như quốc tế. Nhưng trong phạm vi một bài báo nhỏ, với kiến thức c̣n hạn hẹp, tác giả chỉ xin đề xuất một vài ư kiến sơ bộ nhằm đóng góp với các nhà khoa học cũng như các cấp quản lư hữu quan về những biện pháp chủ yếu ứng phó với nguy cơ ngập mặn lănh thổ do sự xâm lấn của nước biển về phương diện địa chất thủy văn và địa kỹ thuật.

1. Củng  cố và tăng cường hệ thống đê biển

 Như trên đă nói, nước ta đă có một hệ thống đê biển khá dài, nhưng phần lớn được xây dựng từ lâu với kỹ thuật c̣n thô sơ, vật liệu mềm yếu, lại đang bị xuống cấp nghiêm trọng, chỉ chịu đựng được sức tàn phá của những cơn băo yếu. Trong những năm gần đây chỉ trải qua một số cơn băo cấp 7-8 mà nhiều nơi đê đă bị phá vỡ, gây thiệt hại nặng nề. Sắp đến, dưới tác động của mực nước biển dâng cùng với những trận băo lớn tới cấp 12 và hơn nữa, nhất là khi băo kết hợp với triều cường, th́ ắt hẳn các công tŕnh “mong manh” hiện tại không đủ sức chống đỡ. V́ vậy, trong chiến lược quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, vấn đề đê điều luôn được chú ư đặc biệt, trong đó đồng thời với việc củng cố, nâng cấp các hệ thống đê điều hiện có, Chính phủ sẽ đầu tư xây dựng thêm những hệ thống đê mới, trước mắt sẽ triển khai đoạn từ Quảng Ngăi đến Kiên Giang. Mục tiêu chung là đến năm 2020 sẽ hoàn thành hệ thống đê biển kiên cố trong toàn quốc, đủ sức chống đỡ với băo cấp 12.

Trong sự nghiệp trị thủy vĩ đại đó, địa chất thủy văn và địa kỹ thuật có trách nhiêm tiến hành việc điều tra, khảo sát chuyên môn trong xây dựng công tŕnh thủy công, nhằm góp phần bảo đảm hiệu quả và an toàn cho hệ thông đê biển.

2. Đối phó với sự xâm thực ven bờ

Đê biển chỉ bảo vệ được phần sau thuộc dải đồng bằng thấp, c̣n phần trước (nằm giữa bờ đê với mép nước) là nơi phải trực tiếp đương đầu với triều dâng, sóng vỗ, băo dập, nước ăn ṃn, sự xô đẩy của ḍng chảy ven bờ..., th́ thường xuyên bị đe dọa bởi sự sạt lở, rửa trôi những vật liệu bở rời hay sụp đổ vách đá. Thêm vào đó, những hoạt động của con người như khai thác cát, đá, sa khoáng, đào ao đầm để nuôi trồng thủy sản, chặt phá rừng ngập mặn, cào xúc san hô..., cũng góp phần phá hủy nghiêm trọng môi trường ven biển, tạo điều kiện cho nước mặn xâm nhập về phía đất liền, đe dọa sự an toàn của hệ thống đê biển. V́ vậy, đi đôi với việc củng cố bờ đê, cần chú ư bảo vệ đới ven bờ bằng việc bê tông hóa sườn dốc, xây tường biển, kè chắn sóng, kè hướng luồng, ... ở những đoạn trọng yếu. Cần nghiêm cấm những hoạt động vô ư thức của con người “tiếp tay” cho sự tàn phá của thiên nhiên, đồng thời với việc trồng các loài cây chịu mặn (sú, vẹt, đước, mắm, đặt hệ thống “con lươn” ngầm ven bờ bằng công nghệ Geocops, Stabiplag, ...) và cỏ biển ở đới ngập nước. Kinh nghiệm thực tế cho thấy các rừng ngập mặn ven biển vừa có tác dụng chắn sóng bảo vệ bờ, vừa tạo ra những băi bồi mới, mở rộng đất đai rất có hiệu quả. Theo các phương tiện thông tin đại chúng, trong trận sóng thần ngày 26/12/2004 ở Ấn Độ Dương, ở những vùng biển có nhiều rừng ngập mặn, sức tàn phá của sóng bị hạn chế rất nhiều nên thiệt hại ít hơn. Ở những vùng cồn cát trơ trọi ven biển cần tạo lớp phủ thực vật để chống hiện tượng cát di động, đồng thời ngăn giữ nước mưa, làm tăng độ ẩm cho đất và tạo nguồn bổ cấp tự nhiên cho nước dưới đất.

Đối với những vùng biển nông và đảo ch́m, cần phục hồi hoặc nuôi trồng mới san hô. Chúng chính là đội quân chắn sóng và xây đảo mới rất đắc lực.

3. Chống xâm nhập mặn vào đất liền

Nên hiểu việc hoàn chỉnh hệ thống đê biển không có nghĩa là xây một “vạn lư trường thành” liên tục từ Bắc đến Nam, mà chỉ làm ở những đoạn địa h́nh thấp, có nguy cơ tràn ngập khi nước biển dâng hoặc chịu tác động của băo tố, triều cường từ biển Đông. Ngoài ra, vẫn cần phải duy tŕ sự liên thông b́nh thường giữa biển với đất liền qua các cửa sông, đầm phá, những khu đất ngập nước ven bờ, ... nhằm mục đích khai thác kinh tế (nuôi trồng, đánh bắt hải sản, du lịch sinh thái, giao thông vận tải...), bảo tồn đa dạng sinh học của hệ sinh thái nước lợ. Đó chính là những “cửa sổ” để nước biển xâm nhập vào đất liền, gây nhiễm mặn nước mặt và nước dưới đất dọc đới ven bờ.

Chúng ta biết rằng đặc điểm của phần lớn địa h́nh lănh thổ nước ta là có độ nghiêng từ tây (miền núi) sang đông (miền biển). Theo đó, phần lớn ḍng mặt và ḍng ngầm cũng có hướng tây-đông hoặc TB-ĐN, đẩy nước từ thượng nguồn về hạ lưu theo cơ chế “ḍng pit-tông” (piston flow). Ngược lại, từ phía biển, do sự dâng-hạ của thủy triều, nước mặn lại có xu hướng đẩy ngược vào đất liền. Hai quá tŕnh nghịch đối đó tạo ra một fron mặn-nhạt ở phía hạ lưu theo nguyên lư Ghyben-Herzberg. Trong điều kiện b́nh thường, fron mặn-nhạt đó tồn tại ở thế cân bằng động với độ xê dịch không lớn lắm về phía này hay phía kia. Nhưng trong tương lai, khi mực nước biển dâng cao th́ cân bằng sẽ bị phá vỡ, nước mặn sẽ thắng thế, lấn sâu vào đất liền và tràn ngập trên diện rộng. V́ vậy, ngay từ bây giờ phải sớm nghĩ tới việc ứng phó với nguy cơ này. Đây là một vấn đề rất phức tạp, cần áp dụng đồng bộ nhiều biện pháp khác nhau. Riêng về phương diện địa chất thủy văn và địa kỹ thuật, chúng tôi xin đề xuất một vài biện pháp sau đây:

3.1. Ngăn chặn sự hạ thấp mực nước ngầm và sụt lún mặt đất: Theo quy luật thủy động lực học, sự xâm lấn của nước biển sẽ gia tăng khi mực nước mặt cũng như nước dưới đất trong đất liền bị hạ thấp do những nguyên nhân tự nhiên (hạn hán, vận động kiến tạo,...) cũng như nhân tạo (khai thác nước quá mức, tháo khô hầm mỏ, suy giảm nguồn bổ cấp do san lấp ao hồ....). Sự hạ thấp mực nước dưới đất lại kéo theo hậu quả sụt lún mặt đất.

Hiện nay, theo số liệu quan trắc động thái nước dưới đất nhiều năm của Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên và Môi trường), mực nước dưới đất ở phần hạ lưu đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng Cửu Long đều có xu hướng hạ thấp liên tục, có nơi tới hàng chục mét, đặc biệt là những vùng có công tŕnh khai thác nước tập trung như Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh. Độ khoáng hóa của nước cũng có biểu hiện tăng cao ở đới ven biển. Trong thời gian tới, cùng với sự gia tăng dân số và sự phát triển của công cuộc công nghiệp hóa, đô thị hóa, nhu cầu về cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất chắc chắn cũng sẽ gia tăng nhanh chóng và việc khai thác nước dưới đất cũng như nước mặt đều phải được đẩy mạnh với quy mô lớn, dẫn đến hậu quả tất yếu là mực nước dưới đất sẽ càng hạ thấp hơn.

Riêng đối với đồng bằng Bắc Bộ, một mối đe dọa chưa lường trước được, đó là sắp đến, nếu việc khai thác bể than đồng bằng được triển khai theo dự kiến, ắt hẳn phải tiến hành việc tháo khô mỏ, tạo nên những phễu hạ thấp mực nước trên phạm vi rộng. Điều đó không những làm tiêu hao trữ lượng nước dưới đất, mà c̣n gây ra sự hạ thấp địa h́nh bề mặt đồng bằng, tạo điều kiện cho nước biển lấn sâu về phía thượng nguồn, làm trầm trọng thêm nạn lũ lụt và nhiễm mặn đất đai.

V́ lẽ đó, mọi hoạt động gây nguy cơ hạ thấp mực nước dưới đất và sụt lún mặt đất cần được kiểm soát chặt chẽ, kể cả nghiêm cấm triệt để, nhằm bảo vệ lănh thổ khỏi bị tràn ngập và nhiễm mặn bởi nước biển dâng.

Ở đồng bằng Cửu Long, một đe dọa mới cũng sắp diễn ra: đó là một số quốc gia thượng nguồn đă và đang xây dựng hàng loạt hồ chứa hoặc đào kênh phân ḍng khiến cho lượng nước chảy về hạ lưu suy giảm nghiêm trọng, nhất là về mùa khô, dẫn đến hậu quả tất yếu là biên mặn sẽ lấn sâu vào đất liền. Ngược lại, về mùa mưa, do xả lũ mạnh ở thượng nguồn, lượng nước dồn về hạ lưu thuộc nước ta sẽ gia tăng gấp bội, làm cho diện tích bị ngập mở rộng hơn và mức lũ cao hơn. Đây là vấn đề không hiếm khi xảy ra giữa các quốc gia có chung ḍng sông xuyên biên giới, cần sớm được giải quyêt bằng con đường ngoại giao.

3.2. Xây dựng hệ thống công tŕnh bổ cấp nhân tạo nước dưới đất: Đê biển chỉ có tác dụng ngăn chặn sự tràn ngập bề mặt, c̣n phần nước dưới đất vẫn có nguy cơ bị nhiễm mặn nếu tầng chứa nươc có quan hệ thủy lực với biển, nên để chủ động đối phó cần áp dụng các biên pháp đẩy lùi biên mặn-nhạt về phía biển, trong đó biện pháp hữu hiệu nhất được nhiều quốc gia áp dụng là công nghệ bổ cập nhân tạo nước dưới đất. Ư tưởng đó đă được các nhà khoa học nước ta đề xuất từ lâu [3], nhưng tiếc rằng măi đến nay nó vẫn chưa trở thành hiện thực. V́ vậy, nhân dịp bàn đến vấn đề chống xâm nhập mặn do nước biển dâng, chúng tôi xin nhắc lại vấn đề này với mong muốn nó sớm được triển khai.

Nguyên lư cơ bản của công nghệ bổ cấp nhân tạo là tích trữ nước mưa, nước mặt vốn rất dồi dào về mùa mưa, vào những hồ chứa hoặc hệ thống kênh mương đào dọc theo đới ven biển, từ đó nước ngấm vào ḷng đất tạo thành “bức tường” nước ngọt ngăn chặn hoặc đẩy lùi “lưỡi” nước mặn ra biển. Ở những nơi không có điều kiện xây hồ chứa th́ khoan những dăy giếng nạp nước từ ngoài vào, cũng có tác dụng chống lại sự xâm nhập mặn. Đối với những địa bàn hay công tŕnh trọng yếu cần được bảo vệ nghiêm ngặt như thành phố, khu công nghiệp, ... th́ có thể áp dụng phương pháp “giếng đôi” bố trí ở 2 bên biên mặn-nhạt, trong đó một giếng nạp đặt ở phía nước ngọt dùng để ép nước ngọt vào, giếng thứ hai đặt ở phía nước mặn để hút nước mặn ra. Do tác dụng một bên ép vào, một bên hút ra, biên mặn sẽ bị đẩy lùi về phía biển. Cũng có thể xây dựng đê ngầm kết hợp với giếng tháo khô để chống xâm nhập mặn.

Ở những vùng mặt đất sụt lún do khai thác nước dưới đất quá mức hay sập lở hầm ḷ khai thác khoáng sản ngầm dưới ḷng đất th́ phương pháp bổ cấp nhân tạo nước dưới đất c̣n có tác dụng phục hồi cao tŕnh bề mặt ban đầu của đồng bằng.

3.3. Hoàn thiện và mở rộng mạng lưới quan trắc động thái nước dưới đất và sụt lún mặt đất: Để có tài liệu thực tế làm cơ sở tiến hành dự báo sự dâng cao mực nước biển, nước mặt nội địa và nước dưới đất, cần thiết lập một hệ thống quan trắc hoàn chỉnh (việc quan trắc mực nước biển và nước mặt do ngành Khí tượng - Thủy văn quản lư nên ở đây chúng tôi chỉ đề cập tới việc quan trắc nước dưới đất).

Hiện nay, ở đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ đă có mạng lưới quan trắc động thái nước dưới đất tương đối hoàn chỉnh, hoạt động trên 20 năm. Các tuyến quan trắc ở đới duyên hải cho thấy mối quan hệ thủy lực hoặc áp lực rơ rệt giữa biển và các tầng chứa nước dưới đất, thể hiện ở sự dao động đồng pha (hay chênh lệch có quy luật) theo nhịp thủy triều. Về mặt thủy địa hóa, qua tài liệu phân tích nước cũng nhận thấy sự quan hệ giữa nước biển với nước dưới đất nội địa. Các kết quả quan trắc đă được tổng hợp thành niên giám cung cấp cho các ngành, các địa phương và đưa lên trang web phục vụ công tác quản lư tài nguyên nước một cách có hiệu quả.

Hiện nay Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước đang triển khai các dự án thiết lập mạng lưới quan trắc động thái nước dưới đất ở dải đồng bằng Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ để trong tương lai sẽ liên kết với các mạng lưới quan trắc ở các đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ, Tây Nguyên, Tây Bắc Bộ và Đông Bắc Bộ thành mạng lưới quốc gia phủ kín toàn lănh thổ.

Bên cạnh mạng lưới chung đó, cần quan tâm xây dựng các mạng lưới chuyên ở những địa bàn quan trọng ven biển cũng như hải đảo và liên kết với những trạm quan trắc khí tượng - thủy văn - hải văn để thu thập tài liệu thực tế phục vụ công tác đánh giá, dự báo một cách có hệ thống mực nước biển dâng và xâm nhập mặn.

Để theo dơi quá tŕnh sụt lún mặt đất cần xây dựng hệ thống đo lún, đặc biệt là tại những địa điểm có công tŕnh khai thác nước dưới đất tập trung hay khai thác khoáng sản rắn bằng phương pháp hầm ḷ.

4. Tiếp tục mở rộng và thúc đẩy nhanh các công tŕnh lấn biển

Các biện pháp ứng phó với nước biển dâng nêu trên, xét cho cùng, chỉ là sự pḥng thủ thụ động. C̣n có một cách tích cực hơn là chính con người phải chủ động lấn biển. Trên thực tế, trong thời gian qua một số địa phương đă thực hiện thành công nhiều công tŕnh lấn biển. Theo số liệu thống kê trong khoảng thời gian 1958-1994, chỉ  riêng vùng ven biển từ Quảng Ninh đến Ninh B́nh đă thực hiện được 56 dự án lấn biển, tạo thêm được 55.465 ha đất mới [1]. Và cũng gần đây thôi, tỉnh Kiên Giang vừa hoàn thành công tŕnh lấn biển ra vịnh Rạch Giá 420 ha và đang xây dựng cơ sở hạ tầng để thành lập 3 phường mới thuộc Tp Rạch Giá trên diện tích đươc mở rộng này.

Những công tŕnh như vậy thực sự có ư nghĩa đối với công cuộc ứng phó với nước biển dâng, nên sắp đến cần được mở rộng ra những nơi khác với tốc độ nhanh để kịp vượt lên trước khi nước biển tràn tới.

Tuy nhiên, trong việc thực hiện các công tŕnh lấn biển cũng nên nhớ rằng khi ta tấn công vào thiên nhiên th́ thiên nhiên không dễ dàng chịu khuất phục ngay mà cũng “phản công” trở lại, chẳng hạn, khi ta lấn biển ở chỗ này, th́ ở chỗ kia sẽ xảy ra sự xói ṃn, sạt lở, gây thiệt hại lớn, cho nên  phải nghiên cứu, tính toán cẩn thận để tránh sự “trả thù”, có khi không kém phần ác liệt của thiên nhiên.

Bên cạnh những công tŕnh lấn biển nhân tạo, chính thiên nhiên có khi cũng trợ giúp đắc lực cho con người thực hiện công cuộc mở rộng đất đai bằng cách đưa phù sa vào các con sông cho chuyển về hạ lưu để bồi đắp cho những đồng bằng châu thổ, trong đó trước hết phải kể đến “công trạng” to lớn của sông Hồng và sông Mekong, mỗi năm mở rộng đất đai ở vùng cửa sông ra hàng trăm mét. V́ vậy, trong khi xây dựng các công tŕnh lấn biển, phải chú ư đừng làm ǵ cản trở các con sông thực hiện chức năng lấn biển tự nhiên của chúng.

5. Nâng cao mặt bằng xây dựng và nền móng công tŕnh ở vùng ven biển

Việc xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị, khu công nghiệp, hải cảng, trung tâm du lịch, ... ở các vùng đồng bằng ven biển phù hợp với mực nước biển dâng theo các kịch bản biến đổi khí hậu đă tính toán đang được các ngành hữu quan và các địa phương xem xét ở tầm cỡ vĩ mô.

Ở cấp vi mô và riêng về phương diện địa kỹ thuật, khi lập quy hoạch bố trí mặt bằng xây dựng cho từng địa bàn cụ thể cũng như khi thiết kế nền móng công tŕnh, đặc biệt là những công tŕnh quan trọng có thể tồn tại qua nhiều thế kỷ, cần xác định cao tŕnh thích ứng nhằm bảo đảm an toàn cả từ hai phía: nước mặt tràn ngập từ trên và nước dưới đất dâng trồi từ dưới.

IV. TĂNG CƯỜNG QUAN HỆ QUỐC TẾ

Ứng phó với tai biến nước biển dâng là công việc phức tạp, lâu dài, đ̣i hỏi phải có sự đầu tư lớn và kỹ thuật cao, nên ta cần có sự hợp tác quốc tế rộng răi. Trong số những chỗ dựa được các cơ quan chức năng cũng như giới khoa học nước ta trông đợi nhất là Hà Lan - xứ sở được mệnh danh là “Miền đất thấp” (Netherlands) nổi tiếng với hệ thống đê biển kỳ vĩ đủ sức chống chọi với sự xâm lấn của biển cả để tồn tại và phát triển. Đó là một định hướng đúng đắn. Phía bạn cũng tỏ ư sẵn sàng hợp tác, nên ta cần tranh thủ cơ hội để thực hiện “công tŕnh thế kỷ” trên đất nước ta.

Bổ cấp nhân tạo nước dưới đất để chống lại sự xâm nhập mặn từ biển cũng là lĩnh vực công nghệ mới mẻ đối với nước ta, nên cần chú ư học hỏi kinh nghiệm của các nước đi tiên phong, trước hết là Đức, Pháp, Australia, ...

Một vấn đề hệ trọng trong quan hệ quốc tế về ứng phó với nước biển dâng và xâm nhập mặn trên lănh thổ nước ta đă được nêu ra ở trên, đó là khả năng xảy ra những tranh chấp trong việc khai thác, sử dụng những ḍng sông xuyên biên giới (sông Hồng, sông Mekong), cần được quan tâm giải quyết sớm ở cấp chính phủ các nước hữu quan.

V. THAY LỜI KẾT LUẬN

Ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng là nhiệm vụ cấp bách và trọng đại của cả cộng đồng. Riêng địa chất thủy văn và địa kỹ thuật càng có trách nhiệm nặng nề, nên ngay từ bây giờ, với nhận thức đầy đủ về thảm họa sinh thái sắp xảy ra, và với kỹ năng chuyên môn của ḿnh, cần tích cực và khẩn trương tham gia vào công cuộc pḥng tránh tai biến.

Tuy nhiên, cũng nên hiểu rằng nước biển dâng không phải là hiện tượng tức thời, xảy ra một sớm một chiều, mà nó diễn biến từ từ, trải qua hàng chục, hàng trăm năm. Với tiến tŕnh đó, chúng ta c̣n có đủ thời gian chạy đua và vượt qua thử  thách. V́ vậy, không nên hoang mang tưởng đâu “ngày tận thế sắp đến”, mà hăy b́nh tĩnh, dũng cảm và thông minh ứng phó với tai biến. Tin rằng với tiến bộ khoa học - kỹ thuật và tiềm lực kinh tế của đất nước trong thế kỷ XXI, chúng ta có đủ khả năng giải quyết những vấn đề công nghệ phức tạp để “bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc” (theo cả nghĩa đen).

VĂN LIỆU

1. Lê Xuân Hồng, Lê Thị Kim Thoa, 2007. Địa mạo bờ biển Việt Nam. Nxb Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.

2. Phạm Khôi Nguyên, 2009. Việt Nam và cộng đồng quốc tế cùng ứng phó với biến đổi khí hậu. Tài nguyên và Môi trường, 177/15. Hà Nội.

3. Vơ Công Nghiệp, 1999. Bổ sung nhân tạo nước ngầm - một biện pháp pḥng chống hạn và làm giàu tài nguyên nước. TC Hoạt động Khoa học, Hà Nội.