ĐẶC ĐIỂM ĐỚI ĐỨT GÃY SÔNG MÃ TRONG KAINOZOI

NGUYỄN VĂN HÙNG, HOÀNG QUANG VINH

Viện Địa Chất, Viện Khoa học và Công Nghệ Việt Nam

Tóm tắt: Đới đứt gãy Sông Mã trong Kainozoi có chiều dài trên 300 km với phần cơ bản phân bố ở địa bàn tỉnh Thanh Hoá. Những nghiên cứu về kiến tạo vật lý, địa chất địa mạo, địa hoá, địa nhiệt, địa chấn... ở khu vực này cho thấy đới đứt gãy hoạt động rất tích cực trong suốt Kainozoi. Trong KZ sớm đới có đặc điểm dịch chuyển  bằng trái và bằng trái nghịch. Trong KZ muộn đới phát triển toả rộng về phía ĐN với tính chất trượt bằng phải thuận là chủ yếu. Tính chất của đới Sông Mã trong KZ muộn phản ánh cơ chế kéo tách trong việc hình thành nên trũng Thanh Hoá; tính chất trượt giãn của hệ thống đứt gãy phương TB-ĐN trên cánh TN của đới đứt gãy Sông Hồng cũng như ảnh hưởng của tách giãn võng Sông Hồng lên rìa lục địa phía tây của nó.


Đới đứt gẫy Sông Mã nằm giữa các kiến trúc Sông Mã, Thanh Hoá (cánh ĐB) và kiến trúc Sầm Nưa - Hoành Sơn (cánh TN) [2]. Đới kéo dài từ Mường Ẳng (Điện Biên), nhưng phần cơ bản kéo dài từ biên giới Lào-Việt đến bờ biển Tĩnh Gia (Thanh Hoá). Các đứt gãy trong đới ở đây cắt qua tất cả các đá có tuổi từ  Mesoproterozoi (MP). Riêng đầu ĐN của đới các đứt gãy còn cắt qua  cả các thành tạo bazan Đệ tứ và các trầm tích bở rời Đệ tứ không phân chia phân bố dọc thung lũng  sông Mã, sông Âm, sông Chu và ở đồng bằng Thanh Hoá [3,  5].

Những nghiên cứu mới đây cho thấy đới Sông Mã hoạt động rất tích cực. Những đặc điểm về hình thái cấu trúc cũng như chuyển động của đới đứt gãy này không những thể hiện rõ điều kiện địa động lực của miền Tây Bắc Bộ sinh ra do tác động qua lại giữa khối Indosini với khối Hoa Nam qua đứt gãy Sông Hồng, mà còn là kết quả phát triển của võng Sông Hồng ở phía đông lên phần rìa lục địa phía tây của võng này. Dưới đây là những đặc điểm chủ yếu của đới đứt gãy trong Kainozoi

I. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CẤU TRÚC

Cấu trúc đới đứt gãy Sông Mã  tại khu vực này rất phức tạp, bao gồm một đứt gãy chính (ĐGc), phân bố gần rìa TN, chạy suốt chiều dài của đới và nhiều đứt gãy phụ (ĐGp) ở hai bên. Các đứt gãy trong đới kết hợp với nhau tạo nên nhiều kiểu hình hài cấu trúc (Hình 1) và gồm một số đoạn:

- Đoạn Mường Lát - Lang Chánh, đới có phương TB-ĐN và gồm 2-3 ĐGp gần song song, nhưng hướng vào và gần sát với ĐGc tại Lang Chánh. Chiều rộng của đới đạt 12-16 km .

- Đoạn Lang Chánh - bờ biển gồm đới chính và các đới phụ toả rộng kiểu "đuôi ngựa". Ở đới chính các ĐGp song song với ĐGc, bắt đầu từ Lang Chánh theo phương BTB-NĐN kéo dài đến Bái Thượng, đổi sang phương TB-ĐN qua Bến En cắt ra phía bờ biển Tĩnh Gia. Đoạn này gồm ba đới phụ:

+ Đới phụ thứ nhất trên cánh ĐB tách ra từ Lang Chánh kéo dài đến Ngọc Lạc hơi uốn cong về phía nam rồi kéo dài ra phía bờ biển. Chiều rộng của nó khoảng 5-8 km.

+ Đới phụ thứ hai cũng trên cánh ĐB, tách ra từ Hạ Hai (nam Bái Thượng) theo phương TB - ĐN chạy dọc rìa TN Núi Nưa rồi cắt ra bờ biển. Nhánh này rộng 3-4 km.

Hình 1. Vị trí và cấu trúc đới đứt gãy Sông Mã

+ Đới phụ thứ ba trên cánh TN tách ra từ tây Bái Thượng, theo phương NĐN chạy về phía Hoàng Mai (Nghệ An) dài hơn 50 km.

Chiều rộng tổng cộng của đới đứt gãy Sông Mã  ở đoạn này tăng từ 15 đến 20 km tại Ngọc Lạc lên 30-35 km tại đầu ĐN.

ĐGc theo tài liệu phân tích ba hệ khe nứt cộng ứng (3HKNCƯ) [3] trên suốt chiều dài đều dốc đứng, góc dốc khoảng 80-900, ít khi 700 (Hình 2) và nghiêng về hướng ĐB (40-600). Ở những đoạn có phương TB-ĐN, về hướng đông hoặc ĐĐB ở những đoạn phương á kinh tuyến, về hướng BĐB ở đoạn có phương á vĩ tuyến.

Các ĐGp có góc cắm thoải hơn 60-700, đôi chỗ 45-500, có hướng cắm thay đổi tuỳ thuộc vào vị trí, phương và mối quan hệ với ĐGc. Nhìn chung ở phần này của đới, ngược với ĐGc một số ĐGp trên cánh ĐB nghiêng về TN, một số khác lại song song hoặc ngả xa mặt trượt ĐGc (Hình 2). Trên cánh TN cũng có tình trạng tương tự. Quan hệ phức tạp này giữa các ĐGp với ĐGc là do kiểu cấu trúc, phản ánh tính chất trượt bằng của đới đứt gãy tại khu vực này tạo nên.

Hình 2.  Thế nằm của các đứt gãy trong đới Sông Mã (theo 3HKNCƯ)

II. ĐẶC ĐIỂM CHUYỂN ĐỘNG

Phân tích khe nứt kiến tạo bằng các phương pháp cấu trúc động lực, dải khe nứt [3] và  3HKNCƯ ở hầu hết các điểm nghiên cứu đều xác định tính chất của đới đứt gãy chủ yếu là trượt bằng.

Cũng từ các kết quả phân tích trên đây, đã xác định được hai pha hoạt động với tính chất chủ yếu của đới đứt gãy như sau:

- Pha bằng trái chiếm ưu thế, tương ứng với trường ứng suất có S1 phương á vĩ tuyến, gần nằm ngang; S3  phương á kinh tuyến, gần nằm ngang; S2  gần thẳng đứng [5].

- Pha bằng phải chiếm ưu thế, tương ứng với trường ứng suất có S1 phương á kinh tuyến, gần nằm ngang; S3 phương á vĩ tuyến, gần nằm ngang; S2  gần thẳng đứng (Bảng 1-3, Hình 3) [3, 5].

Bảng 1. Kết quả phân tích khe nứt kiến tạo đới đứt gãy Sông Mã
bằng phương pháp dải khe nứt (Pha muộn)

Điểm khảo sát

Mặt trượt

Phương trượt

Tính chất

TH855

70 Ð70

343Р 8

Bp

TH857

210 Ð70

130Ð12

Bp

TH944

202Ð 68

132Ð 41

Bp-N

TH945b

45Ð 79

320Ð 25

Bp

TH945

45Ð 72

131Ð 11

Bp

TH946

36Ð 63

308Ð 5

Bp

TH947

225Ð 84

312Ð 16

Bp

TH 864

201Ð 78

288Ð13

Bp

TH 915

234Ð72

145Ð3

Bp

TH 920

252Ð63

340Ð4

Bp

TH928b

240Ð 80

313Ð 59

T-Bp

TH 921b

240Ð78

323Ð31

Bp-T

TH 922

63Ð63

121Ð46

T-Bp

TH 922b

234Ð 81

317Ð 37

Bp-T

TH 924

220Ð60

288Ð33

Bp-T

TH 883

220Ð60

144Ð23

Bp

TH 931

240Ð45

273Ð40

T-Bp

TH882

72Ð 72

145Ð 40

Bp-T

TH878

30Ð80

301Ð4

Bp

TH893

50Ð80

137Ð19

Bp

TH891

60Ð80

149Ð23

Bp

TH880

72 Ð77

137Ð 53

T-Bp

TH935

56Ð68

138Ð19

Bp

TH876

63Ð72

336Ð9

Bp

TH873

58Ð81

140Ð 41

Bp-T

TH875

60Ð 80

125Ð 56

T-Bp

TH851

56  Ð79

334Ð35

Bp-N

TH852

50 Ð80

323Ð19

Bp

TH853

45 Ð70

322Ð28

Bp

TH854

200Ð 80

133 Ð18

Bp

Ghi chú: Bp: bằng phải, Bp-N: bằng phải nghịch, Bp-T: bằng phải thuận

Bảng 2. Kết quả phân tích khe nứt kiến tạo đới đứt gãy Sông Mã
bằng phương pháp cấu trúc động lực (pha muộn)

Điểm
khảo sát

Các trục ứng suất   S

Tính chất

S1

S2

S2

TH856

347Ð8

245 Ð58

82 Ð31

Bp

TH943

350Ð13

240Ð55

88 Ð30

Bp

TH944

347Ð 25

176Ð 70

72Ð 10

Bp

TH945

175Ð 30

355Ð 58

266Ð 0

Bp

TH947

342Ð 19

162Ð 71

252Ð 0

Bp

TH863

7Ð36

201Ð53

102Ð7

Bp-T

TH 916

224Ð49

7Ð34

111Ð19

T-Bp

TH 866

0Ð31

180 Ð60

270Ð0

Bp-T

TH870

354Ð 7

210Ð 79

85Ð 6

Bp

TH885

161Ð 57

353Ð 32

259Ð 6

T-Bp

TH 921

192Ð46

4 Ð43

98Ð4

Bp-T

TH 922

184Ð44

4 Ð46

274Ð0

Bp-T

TH871

200 Ð32

355 Ð55

102Ð12

Bp-T

TH890

180 Ð 31

353Ð 59

260Ð 0

Bp-T

TH887

348Ð23

186Ð 66

81Ð 7

Bp

TH933

186Ð9

326Ð79

95Ð7

Bp

TH882

296Ð58

161Ð23

62Ð20

T-B

TH879

313Ð 77

183Ð 13

222Ð 0

Tp

TH880

318Ð 53

148Ð 36

55Ð 5

T-Bp

TH881

0Ð36

180Ð54

270Ð0

Bp-T

TH877

345Ð 40

182Ð 49

82Ð 9

Bp-T

TH893

179Ð21

347Ð69

85Ð3

Bp

TH894

15Ð0

285Ð79

105Ð11

Bp

TH935

176Ð0

86Ð71

265Ð19

Bp

TH876

190Ð30

10 Ð60

280Ð0

Bp

TH873

177Ð13

10Ð77

268Ð3

Bp

TH874

198Ð43

23Ð47

290 Ð3

Bp-T

TH875b

2Ð39

194Ð50

97Ð6

Bp-T

TH851

187 Ð28

350Ð61

93 Ð8

Bp

TH852

352 Ð10

111 Ð70

259Ð17

Bp

TH853

170 Ð28

358 Ð62

267Ð0

Bp

TH854

151Ð 6

260Ð 70

59Ð 19

Bp

Ghi chú: Xem bảng 1


Đáng chú ý là trong pha trước ở những đoạn có phương á kinh tuyến, đới đứt gãy có tính chất trượt bằng trái nghịch (nghịch bằng trái) hoặc trượt nghịch. Tại đó, trường ứng suất  thay đổi chút ít: S1 phương á vĩ tuyến, gần nằm ngang; S3 nghiêng một góc lớn hơn 300 hoặc gần thẳng đứng. Còn trong pha sau ở những đoạn đới đứt gãy (hoặc những đứt gãy hợp phần) có phương á kinh tuyến, tính chất thuận tăng lên, ở đây đới đứt gãy  trượt bằng phải-T [3].

Phân tích sự biến dạng các yếu tố địa mạo (trong đó có các thành tạo Đệ tứ như thung lũng sông, suối, thềm, bãi bồi v.v...) cho phép xác định pha bằng phải xảy ra cả trong thời gian Đệ tứ và sau pha trượt bằng trái. So sánh những nghiên cứu trên với những nghiên cứu khác cho toàn khu vực thì pha bằng phải phải xảy ra trong thời kỳ Pliocen - Đệ tứ, còn pha bằng trái xảy ra trước đó - thời kỳ Paleogen - Miocen [3, 5].

Bảng 3. Kết quả phân tích khe nứt kiến tạo đới đứt gãy Sông Mã
bằng phương pháp 3HKNCƯ (pha muộn)

Điểm

khảo sát

Các hệ khe nứt cộng ứng (H)

 

Mặt trượt

 

Tính chất

Hệ thứ nhất (H1)

Hệ thứ hai (H2)

Hệ thứ ba

(H3)

TH945

50 Ð70

300Ð70

225Ð30

50Ð70

Bp

TH945b

50Ð 80

120Ð80

270Ð30

50Ð80

Bp

TH943

210Ð80

130Ð80

325Ð30

210Ð80

Bp

TH944b

210Ð70

100Ð80

320Ð28

210Ð70

Bp

TH859

220Ð80

310Ð80

35Ð28

220Ð80

Bp

TH 920b

260Ð70

170Ð70

200Ð30

260Ð70

Bp-T

TH929

70Ð75

345Ð60

195Ð40

70Ð75

Bp-T

TH 928b

240Ð80

150Ð70

30Ð35

240Ð80

Bp-T

TH927

50Ð75

300Ð70

200Ð30

50Ð70

Bp

TH866

225Ð70

130Ð70

25Ð25

225Ð70

Bp-T

TH866b

45Ð80

340Ð80

190Ð32

45Ð80

Bp-T

TH867

70Ð75

340Ð80

240Ð35

70Ð75

Bp-T

Th868

60Ð60

240Ð80

280Ð30

60Ð60

Bp-T

TH870

230Ð80

120Ð90

0Ð30

130Ð80

Bp-T

TH885

68Ð68

304Ð34

180Ð79

68Ð68

T-Bp

TH 921

77Ð 73

330Ð70

180Ð45

77 Ð73

Bp-T

TH 922

60Ð70

180Ð75

300Ð50

60Ð70

T-Bp

TH922b

240Ð75

150Ð75

350Ð35

240Ð75

Bp-T

TH 924

230Ð70

340Ð80

80Ð45

230Ð70

Bp-T

TH926

54Ð78

130Ð60

300Ð30

54Ð78

Bp-T

TH871

70Ð70

300Ð70

230Ð35

70Ð70

Bp -T

TH882

70Ð80

340Ð50

0Ð80

70Ð80

T-Bp

TH882b

230Ð80

285Ð70

80Ð40

230Ð80

Bp-T

TH 883

50Ð 80

330Ð70

200Ð30

50Ð80

Bp

TH890b

240 Ð70

160Ð70

355Ð30

240Ð70

Bp

TH890

45Ð 70

300Ð70

170Ð30

45Ð70

Bp

TH892

40Ð80

320Ð70

180Ð30

40Ð80

Bp

TH893

50Ð80

340Ð70

210Ð20

50Ð80

Bp

TH891

60Ð80

170Ð85

275Ð40

60Ð80

Bp

TH879

54Ð60

210Ð50

335Ð70

54Ð60

T-Bp

TH880

72Ð72

335Ð70

190Ð35

72Ð72

Bp-T

TH881

236Ð68

146Ð79

343Ð45

236Ð68

Bp-T

TH935

60Ð70

320Ð80

180Ð35

60Ð70

Bp

TH876

60 70

320 70

190 20

60 70

Bp

TH872

50Ð80

140Ð85

330Ð30

50Ð80

Bp

TH873

60 Ð60

150Ð70

270Ð50

60Ð60

Bp

TH852

50Ð80

110Ð70

240Ð30

50Ð80

Bp

TH851

60Ð80

310Ð60

310Ð30

60Ð80

Bp

TH853

50Ð70

310Ð70

180Ð20

45Ð70

Bp

TH854

200Ð80

290Ð80

100Ð30

200Ð80

Bp

Hình 3. Tính chất của đới đứt gãy Sông Mã theo kết quả phân tích khe nứt kiến tạo
bằng phương pháp 3HKNCƯ (pha muộn).

Trong pha sớm, tại các vùng Lâm Phú, Làng Trà (huyện Lang Chánh, Thanh Hoá) đã tìm thấy hai vị trí có dấu vết các thung lũng cổ bị dịch chuyển trái (Hình 5). Đó là những dải địa hình trũng thấp mang hình thái của những thung lũng xâm thực. Dấu vết nguồn gốc của nó còn tìm thấy là các mảnh bề mặt tương đối bằng phẳng dưới dạng các mảnh đồi sót phân bố dọc theo đáy thung lũng, nằm trên cùng một độ cao tương đối so với đáy suối hiện tại và cao hơn các thành tạo Đệ tứ có mặt trong các thung lũng đó.

Dịch chuyển trái tại vị trí này là 600 m nhưng các thành tạo Đệ tứ của dòng suối hiện đại tại đó lại bị dịch chuyển phải khoảng 100 m. Như vậy "thung lũng" này đã bị dịch trái 700 m (Hình 4).

Trong pha muộn (Pliocen - Đệ tứ ), những dấu hiệu dịch chuyển phải của đới cũng thu thập được ở một số nơi.

Tại Lâm Phú (Lang Chánh) dọc theo thung lũng suối chảy vuông góc với đới, các đứt gãy đã làm dịch chuyển phải nhiều đoạn với biên độ khác nhau. Về phía tây đoạn suối vừa mô tả, một số đứt gãy khác cũng làm dịch chuyển các đường chia nước ở đó. Tổng biên độ dịch chuyển của các đứt gãy trong đới đây là 950 m (Hình 4).

Tại Khe Hạ (phía nam Bái Thượng) và Yên Cát, các dứt gãy cũng làm dịch chuyển các thung lũng suối và các đường chia nước với biên độ tổng cộng là 1600-1700 m (Hình 5).

Hình 4. Dịch chuyển của các đứt gãy trong đới đứt gãy Sông Mã tại Lâm Phú.

 Với biên độ trên, nếu tính cho cả thời kỳ Pliocen - Đệ tứ (6 Tr.n.) thì tốc độ Bp của đới đứt gãy Sông Mã sẽ đạt từ  0,15 đến 0,3 mm/n. Nếu tính cho riêng giai đoạn Đệ tứ  (1 Tr.n.)  sẽ đạt giá trị  0,9 -1,7 mm/n.

Hoạt động hiện đại tích cực của đới đứt gãy được khẳng định bằng hàng loạt các dấu hiệu khác nhau:

- Các dị thường cao địa hóa đặc biệt như Ra, Hg, CO2, CH4  đã được tìm thấy ở các vùng ở Bá Thước, Lang Chánh, Thường Xuân và Mục Sơn [5, 7].

- Các dị thường địa nhiệt phản ánh tính hoạt động hiện đại của đới đứt gãy cũng thể hiện khá rõ ở các vùng Bái Thượng và Tĩnh Gia [3, 5].

- Nhiều điểm nứt - trượt đất lớn xuất hiện lặp lại nhiều lần và phân bố thành dải kéo dài, cũng xuất hiện tại nhiều nơi dọc theo đới đứt gãy như ở đèo Tâng Quái (Mường Ảng), thị trấn Sông Mã (Sơn La), Quảng Trường (Quảng Xương) [5].

Điểm xuất lộ nước nóng ở Lâm Phú (Lang Chánh) nằm trong đới đứt gãy cũng là bằng chứng về sự hoạt động hiện đại của nó [5].


Hình 5. Dịch chuyển của các đứt gãy trong đới đứt gãy Sông Mã tại Khe Hạ.

III. THẢO LUẬN VÀ KẾT LUẬN

 Tất cả các dẫn liệu trên đây cho phép đi đến một số kết luận về đặc điểm đới đứt gãy tân kiến tạo Sông Mã như sau:

1. Đới đứt gãy Sông Mã dài trên 300 km (trong đó vùng nghiên cứu đạt gần 200 km), có phương chung TB-ĐN với nhiều đoạn thay đổi phương chút ít.

 2. Đới có cấu trúc rất phức tạp, phát triển nhiều nhánh phụ, chủ yếu là trên cánh ĐB. Trên phần lớn chiều dài của đới (từ Mường Lát đến Lang Chánh) có kiểu cấu trúc song song, phần ĐN còn lại (đoạn Lang Chánh - bờ biển), đới thể hiện rõ kiểu cấu trúc "đuôi ngựa" .

 3. Đới đứt gãy đã trải qua hai pha hoạt động trong Kainozoi với tính chất chủ yếu là trượt bằng: bằng trái trong pha sớm và trượt bằng phải có thành phần thuận trong pha muộn hơn.

4. Các thành tạo địa mạo tuổi Pliocen - Đệ tứ bị biến dạng phải trong đới đứt gãy là cơ sở để khẳng định pha muộn đã xảy ra trong giai đoạn này với biên độ bằng phải 900-200 m tương ứng với tốc độ từ 0,15 đến 0,2-0,3 mm/n nếu tính cho 6 Tr. n. và từ 0,9 đến 1,7 mm/n nếu tính cho 1 Tr. n..

Cũng dựa trên những dấu hiệu địa mạo, biên độ dịch chuyển trái của đới đứt gãy có thể đạt khoảng 7-7,5 km, tương ứng với tốc độ khoảng 0,4 mm/n nếu tính cho khoảng thời gian từ 23 Tr. n. đến 6 Tr. n. trước.

5. Hoạt động hiện đại của đới đứt gãy rất mạnh mẽ, được thể hiện ở các dị thường cao về địa hoá và địa nhiệt, các hoạt động nứt trượt đất ở nhiều nơi, hoạt động địa chấn mạnh và tiềm năng phát sinh những trận động đất lớn tới 6,5-7,0 độ Richter [1].

6. Sự phân nhánh và toả rộng về phía ĐN đi đôi với hợp phần thuận tăng lên trong đới đứt gãy đã chỉ ra đặc điểm trượt bằng phải thuận theo cơ chế kéo tách tại khu vực này của đới đứt gãy. Cơ chế đó cũng là động lực chính để hình thành đồng bằng Thanh Hoá trong Kainozoi muộn.

7. Trên bình đồ cấu trúc Kainozoi khu vực, đặc điểm trên đây của đới đứt gãy kết hợp với tính chất trượt bằng phảỉ thuận của hầu hết đới đứt gãy phương TB-ĐN của miền Tây Bắc Bộ [3] đã thể hiện rất rõ tính chất giãn - trượt kiểu đuôi ngựa trên cánh TN của đới đứt gãy Sông Hồng, đồng thời cũng là dấu hiệu đáng tin cậy về ảnh hưởng của trũng kéo tách Sông Hồng lên rìa lục địa phía tây của nó.

Công trình này là kết quả của đề tài NCCB do Bộ Khoa học và Công Nghệ tài trợ.   

VĂN LIỆU

1. Cao Đình Triều, Nguyễn Danh Soạn, 1998. Hệ thống đứt gãy chính lãnh thổ Việt Nam trên cơ sở phân tích kết hợp tài liệu trọng lực, từ và ảnh vệ tinh. TC Địa chất, A/ 247 : 17-27. Hà Nội.

2. Lê Duy Bách, Ngô Gia Thắng, 1996. Phân vùng kiến tạo Tây Bắc Việt Nam. Địa chất khoáng sản Việt nam, 5: 96-105. Viện Địa chất. Hà Nội.

3. Lê Như Lai, 1996. Những nét cơ bản về cấu trúc kiến tạo Tây Bắc Việt Nam. Báo cáo HNKH lần thứ 12, Trường ĐH Mỏ-Địa chất, 4: 56-60. Hà Nội.

4. Nguyễn Đình Xuyên, Nguyễn Ngọc Thuỷ, 1997. Tính động đất và độ nguy hiểm động đất trên lãnh thổ Việt Nam. Công trình nghiên cứu Vật lý Địa cầu 1987 - 1997, tr. 36-91, Nxb KH&KT, Hà Nội.

5. Nguyễn Trọng Yêm (Chủ biên), 2001. Thiên tai nứt đất lãnh thổ Việt Nam và các biện pháp phòng tránh giảm nhẹ thiệt hại. BC đề tài cấp Nhà nước. Lưu trữ Viện Địa chất, Hà Nội.

6. Nguyễn Văn Hùng, 2002. Đặc điểm cơ bản của đứt gãy tân kiến tạo Tây Bắc Việt Nam. Luận án Tiến sỹ Địa chất, Thư viện Quốc gia , Hà Nội.

7. Nguyễn Văn Phổ, 2002. Biểu hiện hoạt động hiện đại của các đứt gãy khu vực Tây bắc theo kết quả đo radon. Tuyển tập HTKH “Động đất và một số dạng tai biến tự nhiên khác vùng Tây Bắc Việt Nam”, tr. 199 - 201. Nxb Đại học Quốc gia. Hà Nội.

8. Trần Văn Trị (Chủ biên), 1977. Địa chất Việt Nam - Phần Miền Bắc. Nxb KHKT, Hà Nội.