NGUY CƠ Ô NHIỄM ARSEN TRONG MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN Ở VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA

ĐẶNG VĂN CAN1, ĐỖ TRỌNG SỰ2, HỒ VƯƠNG BÍNH3,
ĐÀO NGỌC PHONG4, ĐOÀN THỊ NGỌC HUYỀN1

1Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, Thanh Xuân, Hà Nội
2 Bộ Tài nguyên và Môi trường, Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội
3 Viện Địa chất và Môi trường, 6 Phạm Ngũ Lão, Hà Nội
4 Đại học Y Hà Nội, 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội

Tóm tắt: Ô nhiễm arsen trong môi trường tự nhiên ở Việt Nam không chỉ bắt gặp ở vùng rừng núi, mà cả ở một số vùng đồng bằng. Các mỏ quặng nhiệt dịch có hàm lượng arsen cao là nguyên nhân gây ô nhiễm ở vùng rừng núi. Có nhiều khoáng vật chứa arsen trong các mỏ nhiệt dịch, song phổ biến hơn cả là arsenopyrit. Các nghiên cứu cho thấy ở các vùng mỏ nhiệt dịch có hàm lượng arsen cao không chỉ bắt gặp trong đá gốc, mà còn gặp ở đới phong hoá, ở lớp đất trên mặt, và làm cho nguồn nước trên mặt và nước dưới đất cũng bị ô nhiễm. Động vật và thực vật sống trong vùng đó cũng có nguy cơ bị nhiễm arsen. Điều kiện nhiệt đới ẩm nắng lắm, mưa nhiều cũng làm cho không khí có khả năng ô nhiễm arsen sau những đợt nắng to mà có mưa (chướng khí). Một số vùng đồng bằng có nguồn nước dưới đất bị ô nhiễm arsen có thể là do các mỏ nhiệt dịch có hàm lượng arsen cao ở xa vùng đó đã thấm vào các tầng chứa nước dưới đất. Một số nghiên cứu về vùng ô nhiễm arsen tác động tới con người được trình bày trong bài báo. Bài báo cũng đề ra một số giải pháp phòng ngừa tác động của arsen tới con người ở các vùng bị ô nhiễm arsen.


I. GIỚI THIỆU


Arsen (As) là nguyên tố đặc biệt cần thiết (khi ở hàm lượng rất thấp) và là chất độc cực mạnh (khi ở hàm lượng đủ lớn). Các dị thường arsen (nơi có hàm lượng arsen cao) có thể có hai nguyên nhân: do các quá trình tự nhiên và do hoạt động nhân sinh (chất thải của các khu công nghiệp, chất trừ sâu, diệt cỏ, vũ khí hoá học...). Bài báo này chỉ nói hạn chế về các dị thường arsen trong tự nhiên và vấn đề gây ô nhiễm của chúng. Khu vực có thể bị ô nhiễm arsen trong môi trường tự nhiên bao gồm cả miền rừng núi và một số nơi ở đồng bằng.

II. Ô NHIỄM ARSEN Ở VÙNG RỪNG NÚI

Phần lớn diện tích của Việt Nam là vùng rừng núi và nằm trên các đá magma có tuổi từ Archei tới Đệ tứ. Liên quan với hoạt động magma có nhiều khoáng sản nguồn gốc nhiệt dịch được hình thành, trong đó có nhiều mỏ khoáng  giàu arsen. Arsen trong các loại quặng sẽ khuếch tán ra môi trường xung quanh (vỏ phong hoá, đất, nước), gây nên hiện tượng ô nhiễm ảnh hưởng tới sức khỏe của con người và chất lượng động vật và thực vật sống trong vùng đó.

1. Dạng tồn tại của arsen trong đá và quặng gốc

Arsen trong các mỏ quặng nhiệt dịch tồn tại dưới dạng các khoáng vật như: arsenopyrit (FeAsS), realgar (AsS), oripigmen (As2O3), scorodit (FeAsO4.2H2O), loellingit (FeAs2), grexdorfit (NiAsS), glaucodot (CuFeAsS), cobaltin (CoAsS), prustit (Ag3AsS), enargit (CuAsS4), tennantit (Cu12As4S13), nickelin (NiAs), rammensbergit (NiAs2), chloantit (NiAs3), ..., trong đó khoáng vật chứa arsen phổ biến nhất trong các mỏ nhiệt dịch là arsenopyrit. Đại đa số các trường hợp gặp arsen trong các vùng quặng sulfur đa kim, trong các mỏ vàng, antimon, thuỷ ngân, cobalt, molybden, đồng, thiếc.


Bảng 1. Hàm lượng arsenopyrit và arsen trong một số vùng quặng ở Việt Nam.

TT

Kiểu quặng

Khu vực, vùng

Diện tích

Arsenopyrit (%)

Arsen

(g/t hoặc %)

1

Thạch anh - arsenopyrit-cassiterit

Quỳ Hợp

25 km2

 

8-15%

2

Thạch anh - arsenopyrit-cassiterit

Đa Lu,

Play Non hạ

 

 

0,5-4,5%

2-12,4%

 3

Thạch anh - arsenopyrit-cassiterit

Phú Lâm, Tuyên Quang

11 km2

 

0,52-9,79%

 

4

Thạch anh -arsenopyrit-vàng

Làng Đầu

 

 

0,23-29,81%

5

Thạch anh -arsenopyrit-vàng

Vai Đào - Cao Răm

 

 

      2-15%

6

Thạch anh -arsenopyrit-vàng

Xuân Thu, Trà Bắc

 

 

0,8-19,12%

7

Antimonit-pyrit-arsenopyrit-vàng

Làng Vài, Chiêm Hoá

29,25 km2

 

0,1-24,16%

8

Antimonit-pyrit-arsenopyrit-vàng

Lũng Cóc, Nà Ngần

 

 

1,26%

9

Pyrit-arsenopyrit-sphalerit-galenit

Chợ Điền, Tuyên Quang

150 km2

 

1,92-19,1%

10

Pyrit-arsenopyrit-sphalerit-galenit

Ancroet, Sông Trao

 

2-25%

1-19,1%

11

Đồng porphyr

Tà Lương - Cam Ranh

150 km2

 

0,03%

12

Listvenit từ đá siêu mafic

Hin Hụ - Bang Mon

>4 km2

ít -3%

72,4 g/t

Ghi chú: 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 - theo tài liệu của Nguyễn Kinh Quốc [9];  3- theo tài liệu Đỗ Đình Hiển [6];12- theo tài liệu của Đặng Văn Can [1, 2].


2. Arsen trong quặng gốc

Trong các mỏ nhiệt dịch, các khoáng vật chứa arsen thường đi cùng với các khoáng vật quặng khác tạo nên các tập hợp quặng khác nhau được gọi là kiểu quặng. Bảng 1 dẫn ra làm ví dụ một số mỏ nhiệt dịch có hàm lượng arsen cao theo một số kiểu quặng ở Việt Nam.

3. Arsen trong đới  quặng phong hoá

Các loại quặng gốc có chứa arsen khi bị phong hoá thường tạo thành những đới đỏ nâu và nhẹ hơn quặng gốc (do một số thành phần trong quặng bị rửa trôi). Qua nghiên cứu cụ thể ở vùng quặng listvenit thuộc đới Sông Mã (tỉnh Sơn La) ta thấy các đới quặng bị phong hoá có màu đỏ nâu cũng có hàm lượng arsen rất cao (Bảng 2). Điều đó chứng tỏ arsen trong đới quặng nhiệt dịch (hoặc đới biến đổi nhiệt dịch) ít bị di chuyển trong quá trình phong hoá.; phần lớn chúng bị giữ lại trong tầng phong hoá. Có lẽ chỉ một lượng nhỏ arsen được di chuyển đi bởi nước bề mặt (nước mưa, nước suối, nước lũ) và nước dưới đất.


Bảng 2. Hàm lượng arsen trong các đới biến đổi nhiệt dịch bị phong hoá đỏ nâu
ở thượng nguồn sông Mã
.

TT

Công trình

Tần suất bắt gặp

Hàm lượng (g/t)

Trung bình

Cực đại

1

H36.2

1/4

75

300

2

H35.2

2/7

70

300

3

H7.2

6/11

76

300

4

H10.3

1/3

70

200

5

G22

4/10

65

200

6

G23

4/10

51

300

Ghi chú: Hàm lương trung bình của arsen trong quyển đá là 1,9 g/t (Vinogradov A. P., 1962).

Bảng 3. Hàm lượng arsen trong đất ở đới quặng antimon Làng Vài - Đầm Hồng

TT

Số hiệu mẫu

Nơi lấy mẫu đất

Hàm lượng As (g/t)

TT

Số hiệu mẫu

Nơi lấy mẫu đất

Hàm lượng As (g/t)

1

LV.1-2

Trên đới quặng

2963

5

LV.8-9

Trên vành phân tán Sb-As

1118

2

LV.3-4

Cách đới quặng 100 m

1220

6

LV.10-11

Trên hố khai thác quặng

1995

3

LV.5

Đỉnh lò khai thác

2583

7

LV. 12-13

Cách lò khai thác 500 m

1361

4

LV.6-7

Trên đới khoáng

1632

8

LV.14-15

Trên hố khai thác

2341

 


4. Arsen trong đất ở các vùng quặng

Nghiên cứu lớp thổ nhưỡng ở các vùng quặng có dị thường arsen cũng thấy chúng có hàm lượng arsen cao, chứng tỏ ở các vùng quặng arsen cao, chúng vẫn trong các lớp thổ nhưỡng. Bảng 3 nêu lên hàm lượng arsen đất ở vùng mỏ antimon-pyrit-arsenopyrit-vàng Làng Vài [8].

Lớp thổ nhưỡng có hàm lượng arsen cao chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến thảm thực vật trên đó. Để nghiên cứu vấn đề này, Hồ Vương Bính và nnk. [8] đã tiến hành lấy mẫu thực vật ở hai tuyến cắt qua đới quặng Làng Vài - Đầm Hồng với tổng số 160 mẫu cho 3 loài cây. Phân tích tro của các cây đã lấy, ta thấy loại Dương xỉ bào tử song song (Pseudocyclosorus indochinensis) là thể hiện rõ có dị thường arsen. Hàm lượng arsen trong tro cây trên đới quặng lớn gấp 10 lần hàm lượng trung bình của nó trong thực vật. Hàm lượng trung bình của arsen trong thực vật vùng Đầm Hồng là 0,01%; hàm lượng cao nhất là 0,4%.

5. Arsen trong nước ở các khu vực mỏ quặng giàu arsen

Một số nghiên cứu nước ở các khu mỏ cho thấy chúng cũng cao dị thường. Các kết quả khảo sát phân tích nước bề mặt và các nguồn lộ ở 11 khe suối đổ ra sông Mã dọc vùng ĐN Bản Phúng (khu mỏ listvenit) cho thấy các khe suối ở đây đều là các khe nhỏ, mùa khô (11/1990) chỉ có nước ở gần cửa khe với lưu lượng 0,02-3,5 l/s. Ở hữu ngạn mật độ suối thưa hơn, lưu lượng 0,2-25 l/s. Điều đáng lưu ý là hàm lượng arsen của nước ở khác khe trong khu vực nói trên đều cao (0,43-113 mg/l) (Bảng 4), so với chỉ tiêu  hàm lượng arsen trong nước sinh hoạt (<0,05 mg/l) thì ở đây hàm lượng arsen trong nước ở các khe đều vượt quá chỉ tiêu cho phép. Điều này chứng tỏ một lượng nhỏ arsen trong đới quặng được di chuyển vào nước, làm cho nước ở các khe suối trở nên không an toàn cho mục tiêu nước sinh hoạt, đặc biệt ở mùa khô.


 

Bảng 4. Hàm lượng arsen trong nước ở các khe thuộc vùng mỏ listvenit 
ở đông nam Bản Phúng (xã Bó Xinh, huyện Sông Mã, Sơn La)

TT

Số hiệu mẫu

Hàm lượng (mg/l)

TT

Số hiệu mẫu

Hàm lượng (mg/l)

1

DN0-1

0,86

10

DN8-2

0,86

2

DN1-1

0,57

11

DN9-1

0,43

3

DN1-2

0,56

12

DN9-2

0,43

4

DN3-1

0,43

13

TB1-1

0,86

5

DN3-2

0,72

14

TB1-2

0,86

6

DN7-1a

0,57

15

TB2-1

0,86

7

DN7-1b

0,72

16

TB2-2

0,72

8

DN-7-2

0,86

17

TB3-1

0,72

9

DN8-1

1,15

 

 

 

 


6. Nhận định về ô nhiễm arsen trong không khí ở các khu mỏ có hàm lương arsen cao

Đới quặng (hoặc đới biến đổi nhiệt dịch) có hàm lượng arsen cao khi lộ ra gần bề mặt lộ ra bề mặt, thì không khí vùng đó cũng dễ dàng bị ô nhiễm arsen. Vì rằng nước ta ở khu vực khí hậu nhiệt đới, nắng lắm mưa nhiều; sau đợt nắng to mà có mưa sẽ dễ gây phản ứng tạo khí và hơi độc chứa arsen và các khí, hơi độc khác (chướng khí) bốc lên gây ảnh hưởng tới người và gia súc sống trên vùng đó.

III. Ô NHIỄM ARSEN Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG

Việc nghiên cứu ô nhiễm arsen ở vùng đồng bằng tại Việt Nam chưa có nhiều số liệu, song ở nước ngoài có những vùng đồng bằng rộng lớn như Tây Bengal (Ấn Độ) và Bangladesh, nước dưới đất được nghiên cứu phát hiện bị ô nhiễm arsen. Tại Bangladesh, chỉ một phần phần nhỏ trong số từ 2-4 triệu giếng khoan khai thác nước được thử nghiệm về hàm lượng arsen. Khoảng 22% trong tổng số 16.000 mẫu nước được phân tích có hàm lượng trên 0,05 mg/l. Tập đoàn Bệnh viện cộng đồng Dhaka cho thử nghiệm mẫu nước của 8000 giếng khoan ở 60 trong số 64 tỉnh của Bangladesh, thì thấy 51% số mẫu nước có hàm lượng arsen lớn hơn 0,05 mg/l. Từ đó có thể cho thấy rất nhiều người dân Bangladesh uống nước bị nhiễm arsen [10]. Theo dự đoán, arsen hình thành do sự oxy hoá arsenopyrrit trong sét hoặc các lớp than bùn xen giữa chúng, hoặc do nước giàu arsen do các các đứt gãy cắt qua các vùng đá magma giàu arsen ở các vùng núi xa thấm vào tầng chứa nước dưới đất ở đồng bằng. Hình 2 diễn giải khả năng ô nhiễm arsen ở vùng đồng bằng.


Hình 1. Hình minh hoạ khu mỏ (hoặc đới biến đổi nhiệt dịch) có hàm lượng arsen cao
có ảnh hưởng xấu tới môi trường sống
.

Hình 2. Mô hình diễn giải khả năng ô nhiễm arsen trong nước dưới đất ở đồng bằng.

Ghi chú: 1. Đới chứa quặng (hoặc đới biến đổi nhiệt dịch giàu arsen) chưa xuất lộ trong các vùng magma kế cận; 2. Các vùng đá xâm nhập kế cận đồng bằng; 3. Các vùng đá phun trào kế cận đồng bằng; 4. Các đứt gãy cắt qua vùng quặng giàu arsen chưa xuất lộ; 5. Trầm tích Đệ tứ.


Để hiểu rõ hơn sự có mặt của arsen trong các tầng chứa nước trên địa bàn Hà Nội, có thể xem các Hình 3 và 4.

Ở Việt Nam, việc nghiên cứu sự ô nhiễm arsen trong nước dưới đất ở vùng đồng bằng cũng đã được nghiên cứu [7]. Các nghiên cứu cho thấy hàm lượng arsen trong nước xét theo tính phổ biến thì thấy về mùa khô biểu hiện cao hơn về mùa mưa. Tại Hà Nội, nước dưới đất ở hai tầng nông (Holocen QII) và sâu (Pleistocen QI1-3) cũng có sự ô nhiễm, cụ thể:

- Tầng QII: gần 28% số mẫu vượt giới hạn 0,05 mg/l.

- Tầng QI1-3: gần 6% số mẫu vượt giới hạn 0,05 mg/l.


 

Hình 3. Biểu đồ hàm lượng arsen trong nước tầng Holocen một số vùng thuộc Hà Nội

Hình 4. Biểu đồ hàm lượng arsen trong nước tầng Pleistocen một số vùng thuộc Hà Nội


Tóm lại, hàm lượng arsen trong các vùng dị thường địa hoá (vùng mỏ, vùng đá biến đổi nhiệt dịch) rất cao. Qua các công trình nghiên cứu có thể xác lập một số thông số địa hoá dưới đây để làm tiêu chuẩn đánh giá [8]:

- Hàm lượng giới hạn cho phép của As trong đất là 21 g/t;

- Hàm lượng giới hạn cho phép của As trong cây là 10 g/t;

- Hàm lượng giới hạn cho phép của As trong nước là 0,05 mg/l (TCVN-1995).

IV. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU Y TẾ VỀ NHIỄM ĐỘC ARSEN NGUỒN TỰ NHIÊN

Tại Tây Bengal (Ấn Độ) và Bangladesh, các nghiên cứu y tế [10] cho thấy có khoảng 200.000 người ở Tây Bengal và vài nghìn người ở Bangladesh bị nhiễm độc arsen. Các biểu hiện lâm sàng ban đầu của bệnh nhiễm độc arsen là chứng sạm da (melanosis) và dày biểu bì (keratosis); những người bị nhiễm độc arsen nhiều năm có thể bị hoại thư hoặc ung thư da (những người đã uống nước nhiễm độc arsen khoảng 30 năm).

Các khu mỏ khai thác và chế biến quặng thiếu biện pháp phòng ngừa làm ô nhiễm arsen trong nước và đất. Ví dụ tại vùng Ronphiboon, Thái Lan [11] đã phát hiện gần 1000 người bị mắc bệnh nhiễm độc arsen mãn tính, trong đó 1 người đã chết và 20 người được chuẩn đoán là bị ung thư da do nhiễm độc arsen; hơn 80% học sinh trong vùng có hàm lượng arsen cao trong tóc và móng tay. Các xét nghiệm lâm sàng tại Nhật cho thấy trong số 29 người uống nước giếng bị ô nhiễm arsen có 27 người (93%) mắc bệnh xạm da và 22 người (76%) mắc bệnh tăng sừng hoá bẩm sinh gan bàn chân (palmoplantar hyperkeratosis). Nguyên nhân ô nhiễm arsen chủ yếu là do khai thác quặng thiếc và antimon ở Ronphiboon trong hơn 60 năm qua, trong quặng có hàm lượng arsenopyrit dưới 1%. Dân cư trong vùng dùng nước giếng nông (2-3 m, đôi khi tới 8 m).

Việc khai đào các mỏ nguyên sinh đã phơi lộ các quặng sulfur, làm gia tăng quá trình phong hoá, bào mòn và tạo ra một khối lượng lớn đất đá thải có lẫn arsenopyrit ở gần khu mỏ. Tại các nhà máy tuyển quặng, arsenopyrit được tách ra khỏi các khoáng vật có ích và phơi ra không khí.

Arsenopyrit bị rửa lũa, dẫn đến hậu quả là một lượng lớn As được đưa vào môi trường xung quanh.

Arsenopyrit là khoáng vật sulfur có As và Fe: FeAsS khi phơi lộ ra không khí ẩm, nó nhanh chóng bị oxy hoá tạo thành hợp chất arsenat:

4FeAsS + 13O2 + 6H2O ® 4 FeSO4 + 4H3SO4

Arsenat trong môi trường tự nhiên dễ dàng chuyển hoá thành H2AsO4-2  và HAsO3- di chuyển trong nước, hấp thụ vào trong đất, trong bùn và thực vật.

Sự ô nhiễm As ở Ronphiboon xảy ra do nước từ dãy núi Ron Na - Suang Chan chảy đến, ngấm vào lòng đất làm ô nhiễm nước dưới đất. Đất có chứa nhiều chất hữu cơ và sắt có khả năng hấp phụ arsen tốt nên cũng bị ô nhiễm nặng.

Ở Việt Nam, các nghiên cứu y tế về nhiễm độc arsen nguồn tự nhiên bước đầu cũng đã được tiến hành [2, 4, 5]. Việc điều tra y tế được tiến hành ở 128 hộ (gồm 957 người lớn và 191 trẻ em dưới 5 tuổi thuộc dân tộc ít người ở 4 bản thuộc xã Bó Xinh, huyện Sông Mã, Sơn La (Bản Phúng, Nà Hin, Bang Mon, Hin Hụ) theo phương pháp dịch tễ học Kenneth J. Rathman. Bản Phúng và Nà Hin là hai bản không nằm trong vùng có hàm lượng arsen cao, nước sinh hoạt là nước suối có lưu lượng lớn 300-500 l/s; Hin Hụ và Bang Mon nằm trong đới biến đổi nhiệt dịch có hàm lượng arsen cao, nước sinh hoạt là nước khe có hàm lượng arsen cao (0,43-0,72 mg/l), vượt nhiều lần so với mức cho phép (<0,05 mg/l). Một số kết luận được rút ra dưới đây.

Đặc điểm địa chất của vùng được điều tra là hai bản Hin Hụ và Bang Mon nằm trong vùng có hàm lượng arsen cao trong trong quặng gốc, vỏ phong hoá và trong nước suối. Môi trường sống của họ giống như được minh hoạ ở Hình 1. Dân tại bản Hin Hụ và Bang Mon có hàm lượng arsen trong tóc và móng tay tăng cao (Bảng 5).

Số liệu điều tra cho thấy dân Bản Phúng, Nà Hin có hàm lượng arsen trong nước tiểu thấp hơn tiêu chuẩn cho phép (50 mg/l), còn ở bản Hin Hụ và Bang Mon đều cao hơn tiêu chuẩn cho phép.

Hàm lượng trung bình của arsen trong tóc, móng chân, móng tay của cư dân sống ở hai bản Hin Hụ và Bang Mon cao hơn so với cư dân sống ở hai bản Bản Phúng và Nà Hin.


 

Bảng 5. Kết quả phân tích hàm lượng arsen trong tóc, móng tay và nước tiểu
 của dân 4 bản đã điều tra [4].

Bản

Hàm lượng arsen trong dân các bản được điều tra

Trong nước tiểu (mg/l)

Trong tóc (mg/kg)

Trong móng (mg/kg)

Bản Phúng

37,09 ± 24,53

1,64 ± 0,31

1,64 ± 0,36

Nà Hin

42,17 ± 39,08

1,65 ± 0,37

1,46 ± 0,22

Bang Mon

89,26 ± 60,62

1,73 ± 0,33

1,61 ± 0,21

Hin Hụ

102,24 ± 84,88

1,85 ± 0,31

1,73 ± 0,17

 


Từ các kết quả nêu trên kết hợp với 31 triệu chứng sớm liên quan tới nhiễm độc arsen mãn tính, đã xác định cư dân sống ở các bản Hin Hụ và Bang Mon có biểu hiện nhiễm độc arsen mãn tính. Ngoài ra đã xác định được những yếu tố lẫn lộn (confounding  factor) về vệ sinh môi trường và dịch vụ chăm sóc sức khoẻ góp phần làm tăng hôi chứng nhiễm độc arsen mãn tính ở hai bản Hin Hụ và Bang Mon, qua đó làm tăng trội theo một số bệnh như sốt rét, tiêu hoá, tâm thần, bệnh xương khớp, tim mạch, phổi.

V. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA NHẰM GIẢM THIỂU ẢNH HƯỞNG CỦA ARSEN TRONG MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN TỚI CON NGƯỜI

1. Đối với các mỏ quặng, đới biến đổi nhiệt dịch được phát hiện, cần phân tích hàm lượng arsen trong khu mỏ, đới biến đổi nhiệt dịch nhằm biết được mức cũng như quy mô phân bố dị thường arsen trong khu đó, để từ đó đề ra biện pháp phòng ngừa.

2. Đối với các khu mỏ, đới biến đổi nhiệt dịch có hàm lượng arsen cao đã được khoanh định, cần nghiên cứu độ sâu lộ quặng, đới biến đổi nhiệt dịch, phân tích hàm lượng arsen trong đới phong hoá, trong đất và nước bề mặt ở các khe suối cũng như trong nước dưới đất ở khu vực, từ đó đề ra biện pháp phòng ngừa (cần lấy mẫu phân tích arsen trong nước vào mùa khô mới dễ phát hiện được sự ô nhiễm, vì nước ta thuộc khu hệ nhiệt đới ẩm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô; nếu lấy mẫu nước phân tích arsen vào mùa mưa thì hàm lượng arsen bị pha loãng rất nhiều, khó phát hiện được sự ô nhiễm arsen trong các nguồn nước) .

3. Đối với các khu mỏ nhiệt dịch, đới biến đổi nhiệt dịch có hàm lượng arsen cao, đã khoanh định được diện tích đất, nước có hàm lượng arsen cao, thì tốt nhất không thả vật nuôi, cây trồng trong diện tích đất bị ô nhiễm, không sử dụng các nguồn nước đã bị ô nhiễm arsen nguồn tự nhiên. Nếu khu vực đó dân cư đông (có bản, làng) thì cần tìm nguồn nước không bị ô nhiễm dẫn về để sử dụng. Cần tránh xây dựng nhà ở  trên những nơi quặng (hoặc đới biến đổi nhiệt dịch) có hàm lượng arsen cao, lộ gần hoặc ngay trên bề mặt (xem ví dụ Hình 1).

4. Nếu cư dân trong vùng bị ô nhiễm arsen nguồn tự nhiên không có nguồn nước sạch từ xa dẫn về, thì cần sử dụng nguồn nước sau:

- Sử dụng nguồn nước có lưu lượng lớn như nước sông, suối lớn (vì các sông, suối lớn khả năng ô nhiễm ít hơn, cũng cần phân tích hàm lượng arsen trước khi sử dụng).

- Dẫn nước bề mặt, nước dưới đất qua dàn phun và lọc qua bể lọc gồm sỏi, cát thông thường, vì khi qua dàn phun, nguồn nước nhiều sắt sẽ loại trừ được arsen, nguyên tắc loại trừ arsen như sau:

* Fe (II) + oxy không khí ® Fe (III)

* Fe (III) + As (III) ® Fe (II) + As(V)

* Fe (II) + oxy không khí ® Fe (III)

* Fe(III) + As (V) ® FeAsO4 ¯

FeAsO4 kết tủa cùng Fe (OH)3 và được lọc bỏ qua lớp cát sỏi.

Nếu nguồn nước thiếu Fe+2 có thể lắp bộ lọc arsen [13].

5. Các khu khai thác quặng nhiệt dịch (thiếc, chì-kẽm, vàng, antimon, ...) có hàm lượng arsen cao cần quy hoạch khu đá thải, không để ảnh hưởng tới các nguồn nước trên mặt và dưới đất. Tốt nhất là các chất thải được quy hoạch vào các thung lũng kín.

VĂN LIỆU

1. Dang Van Can, 1992. Arsenic in geological formations in Ma river upstream region (Sơn La province) and its effect to environment. Reg. Conf. Geol. Environment, Hà Nội.

2. Đặng Văn Can, Đào Ngọc Phong, 2000. Đánh giá tác động của arsen tới môi sinh và sực khoẻ con người ở các vùng mỏ nhiệt dịch có hàm lượng arsen cao. Địa chất và Khoáng sản, VII : 199-204. Viện ĐC&KS, Hà Nội.

3. Đặng Văn Can, 2000. Nhận định bước đầu về quy luật phân bố, di chuyển và tích luỹ arsen ở vùng mỏ nhiệt dịch có hàm lượng arsen cao. Hội thảo Quốc tế Ô nhiễm arsen: Hiện trạng, tác động sức khoẻ con người và các giải pháp phòng ngừa. Hà Nội.

4. Dao Ngoc Phong, Dang Van Can et al., 1996. Impact of  natural arsenic polluted environment on human health at somes sites in the district of a Northern Vietnam mountainous region. Proc. 7th Int. Conf. on Indoor Air Quality and Climate. I. Tokyo, Japan.

5. Đào Ngọc Phong, Đặng Văn Can, Sa Như Hoà, Đỗ Thị Hoà và nnk, 2000. Bước đầu đánh giá sự phối hợp tác động giữa môi trường sống bị nhiễm độc arsen tự nhiên với các yếu tố y tế, văn hoá, xã hội và kinh tế tới sức khoẻ của dân sống ở một vùng thuộc huyện Sông Mã, Sơn La. Hội thảo Quốc tế Ô nhiễm arsen: Hiện trạng, tác động sức khoẻ con người và các giải pháp phòng ngừa. Hà Nội.

6. Đỗ Đình Hiển, Hoàng Thái Sơn, Nguyễn Văn Nhân, 2000. Điểm quặng hoá thiếc-arsen vùng Phú Lâm, Đội Cấn, Tuyên Quang. Địa chất và Khoáng sản, VII : 151-158. Viện ĐC&KS, Hà Nội.

7. Đỗ Trọng Sự, 2000. Hiện trạng ô nhiễm nguồn nước bởi arsen ở Hà Nội và một số vùng phụ cận. Hội thảo Quốc tế Ô nhiễm arsen: Hiện trạng, tác động sức khoẻ con người và các giải pháp phòng ngừa. Hà Nội.

8. Hồ Vương Bính, Đặng Văn Can, Phạm Văn Thanh, Bùi Hữu Việt, Phạm Hùng Thanh, 2000. Ô nhiễm arsen và sức khoẻ cộng đồng. Hội thảo Quốc tế Ô nhiễm arsen: Hiện trạng, tác động sức khoẻ con người và các giải pháp phòng ngừa. Hà Nội.

9. Nguyễn Kinh Quốc, Nguyễn Quỳnh Anh, 2000. Đánh giá sơ bộ về độ chứa và dự báo khoanh vùng dị thường arsen liên quan đến các thành tạo địa chất ở Việt Nam. Hội thảo Quốc tế Ô nhiễm arsen: Hiện trạng, tác động sức khoẻ con người và các giải pháp phòng ngừa. Hà Nội.

10. Nickson R.T. et al., 2000. Mechanism of arsenic release to ground water in Bangladesh and West Bengal. Applied Geoch., IAGC, 15/4.

11. Ramnarong Vachi et al., 1994. Groundwater contamination by arsenic from mining industry in Ronphiboon, Thailand. The 2nd Asian Reg. scope Woksh. on groundw. Contam.. Adelaid, South Australia.

12. Trần Đình Hoan, 2000. Asen ở Bó Sinh và giải pháp khắc phục. Hội thảo Quốc tế Ô nhiễm arsen: Hiện trạng, tác động sức khoẻ con người và các giải pháp phòng ngừa. Hà Nội.

13. Trần Đình Hoan, 2000. Vài giải pháp phòng chống ô nhiễm arsen đơn giản, chi phí thấp. Hội thảo Quốc tế Ô nhiễm arsen: Hiện trạng, tác động sức khoẻ con người và các giải pháp phòng ngừa. Hà Nội.