NGHIÊN CỨU
ĐỊA HOÁ MÔI TRƯỜNG VỚI BỆNH BƯỚU CỔ ĐỊA PHƯƠNG Ở VIỆT
ĐỖ VĂN ÁI1, VÕ CÔNG NGHIỆP2,
NGUYỄN KHẮC VINH3, QUÁCH ĐỨC TÍN4
1,4Hội Địa hóa Việt Nam; 2Viện Địa chất và Môi trường;
3Tổng hội Địa chất Việt Nam,4Viện
Khoa học Địa chất và Khoáng sản
Tóm tắt: Thiếu hụt iod là hiện tượng khá phổ biến trên
khắp các châu lục với hàng triệu người mắc các bệnh bướu cổ địa phương, giảm
thiểu trí tuệ đến đần độn và một số bệnh khác.
Hơn chục năm nay, Chương trình quốc gia phòng
chống các bệnh thiếu hụt iod đã triển khai rộng khắp trong cả nước và mang lại
một số kết quả. Thực tế, kết quả điều tra dịch tễ học bệnh bướu cổ tại một số
địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi và đã triển khai Chương
trình phòng chống các bệnh thiếu hụt iod từ đầu cho thấy, bệnh bướu cổ trong
cộng đồng vẫn tồn tại ở mức tỷ lệ nhẹ đến trung bình. Có ý kiến cho rằng, bệnh
bướu cổ ở đây không hoàn toàn do nguyên
nhân iod dinh dưỡng.
Kết quả nghiên cứu các đặc điểm địa hoá môi trường với
bệnh bướu cổ ở một số vùng cho thấy, bệnh bướu cổ địa phương tồn tại và phát triển
không chỉ do môi trường sinh thái thiếu hụt iod mà còn do một số yếu tố môi
trường địa hoá khác, trong đó có một số nguyên tố sinh học đã ảnh hưởng đến khả
năng tổng hợp các hợp chất iod trong tuyến giáp. Kết quả nghiên cứu cũng đề
xuất một số biện pháp thích hợp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng
chống các bệnh rối loạn thiếu hụt iod cho từng nhóm cảnh quan khác nhau trong
cả nước.
I. KHÁI QUÁT VỀ MỐI LIÊN
QUAN GIỮA MÔI TRƯỜNG ĐỊA HOÁ VỚI BỆNH BƯỚU CỔ ĐỊA PHƯƠNG
1.
Mối liên quan giữa thiếu hụt iod và bệnh bướu
cổ địa phương
Khoảng 100 năm gần đây, bệnh bướu cổ địa phương đã được nghiên cứu sâu rộng ở nhiều nước trên thế giới. Những vùng bướu cổ nặng và rộng lớn trên thế giới phân bố sâu trong các lục địa, vùng sát bờ biển đến các đảo khơi với hàng trăm triệu dân mắc bệnh đã được phát hiện ở khắp các châu lục (Hình 1).
Tương quan giữa mức hàm lượng iod trong đất và nước ở các vùng khác nhau với bệnh bướu cổ địa phương được nêu ở Bảng 2.
Hình 1. Sơ đồ phân bố bệnh bướu cổ trên thế giới (theo WHO, 1990).
Bảng 1. Tương
quan giữa hàm lượng iod trong đất với tỷ lệ bướu cổ [30].
Đất
ở các địa phương |
Tỷ
lệ số dân bị bệnh bướu cổ |
Hàm
lượng I |
Taranaki |
4 |
1,4.10-3 |
|
4 |
1,2.10-3 |
|
19 |
3,2.10-4 |
|
40 |
4,0.10-5 |
|
62 |
3,0.10-5 |
Khi xem xét trạng thái địa hoá của những vùng lưu hành bệnh bướu cổ địa phương, A.P. Vinogradov [31] thấy rằng ngoài hàm lượng iod trong môi trường rất thấp, yếu tố thổ nhưỡng - khí hậu cũng ảnh hưởng đến mức độ bệnh, từ đó ông đã xác định các tỉnh sinh địa hoá thiếu iod với biểu hiện bệnh bướu cổ địa phương.
Bảng 2. Lượng
iod trong đất, nước ở các vùng bệnh bướu cổ địa phương khác nhau, ppm [31].
Nước nghiên cứu |
Đối tượng nghiên cứu |
Vùng BCĐP nặng |
Vùng BCĐP trung bình |
Vùng không có BCĐP |
Ukraina |
Đất |
1.222 |
2.687 |
15.970 |
Nước |
1-2 |
2-3 |
8-20 |
|
Bulgari |
Đất |
1000-2000 |
2000-3000 |
5000-20.000 |
Mỹ ( |
Đất |
0-2 |
2-4 |
7.6-9.0
µg/l |
Nước |
0-0,5
µg/l |
|
>
8 µg/l |
Nghiên cứu đặc điểm sinh địa hoá iod trong đất liên quan với bệnh bướu cổ địa phương, V.V. Kovaskij [16] đã xác định được các ngưỡng hàm lượng iod như sau:
Bảng
3. Những hàm lượng iod liên quan đến bệnh
tật [16]
Vùng |
Hàm
lượng I trong đất, ppm |
Khả
năng gây bệnh |
Thiếu
hụt I |
<2-5 |
Bướu cổ, đần độn và
các bệnh rối loạn do thiếu iod khác |
Vừa
đủ I |
5-40 |
Đủ nhu cầu dinh dưỡng,
cơ thể phát triển bình thường |
Dư
thừa I |
>40 |
Phát sinh bệnh basedow
(cường tuyến giáp) |
2. Ảnh hưởng của môi
trường địa hóa đến khả năng hấp thụ sinh học iod
Các kết quả nghiên cứu cho biết hiệu ứng sinh học của iod đối với cơ thể ngoài bản chất của nó còn phụ thuộc vào hoàn cảnh địa hóa và tác dụng tăng cường hay ức chế của một/một số nguyên tố đồng hành với nó. Chẳng hạn người ta nhận thấy trong môi trường nào đồng thời thiếu Co, Cu, Se hoặc thiếu iod đồng thời thừa Mn, F thì bệnh bướu cổ địa phương diễn ra trầm trọng hơn. Nhiều nhà khoa học cũng đã nhấn mạnh vai trò của một số nguyên tố vi lượng như Sr, Mo, Cu cũng như Co và Mn trong sự tổng hợp các hợp chất iod của tuyến giáp [16].
Các công trình nghiên cứu của C. Thilly và cộng sự ở Zaire công bố vào năm 1990 cho biết, sự thiếu Se dinh dưỡng sẽ làm giảm men glutathion peroxydaza, dẫn đến giảm tới 15-20% tổng số iod tuyến giáp T4 và T3, đồng thời cũng làm giảm việc chuyển T4 thành T3 hoạt động ở tổ chức tế bào khiến cho bệnh bướu cổ tăng cường thêm.
Qian Qidong và nnk. (1985) nghiên cứu bệnh bướu cổ ở vùng đất mặn kiềm huyện Xiaoyi, tỉnh Sơn Tây cho biết ở đây người dân sử dụng nước giếng nông có vị đắng, mặn và hàm lượng iod khá lớn - 534 µg/l, đồng thời Ca, Mn, Mo đều cao, và tỷ lệ cư dân ở đây mắc bệnh bướu cổ tới 43,9%. Còn cư dân ở những khu vực khác ăn nước giếng tầng sâu có các yếu tố hoá-lý bình thường, tỷ lệ bướu cổ trong cộng đồng cư dân rất thấp, chỉ có 0,96% và mức iod niệu bình thường.
Như vậy, có 2 nguyên nhân gây bệnh bướu cổ: bướu cổ do thiếu iod và bướu cổ do thừa iod. Bướu cổ do thừa iod gặp ở những vùng ven biển và có thể cả trong lục địa. Wang Xin (IDD Journal, N010 - 4/1991) cho biết, Tp Thượng Hải không có bệnh bướu cổ địa phương, còn nhiều vùng hẻo lánh thuộc các tỉnh Hà Bắc, Sơn Tây, Sơn Đông, Phúc Kiến, bệnh bướu cổ địa phương khá phát triển do dinh dưỡng iod quá mức.
Bệnh bướu cổ địa phương phát triển ở một số khu vực còn do tỷ lệ không cân đối của một số nguyên tố vi lượng dinh dưỡng trong môi trường. Nghiên cứu của Jhuski Liu (IDD Journal N03 - 10/1993) đã phát hiện bệnh bướu cổ tăng do hàm lượng nitrat trong đất và nước tăng cao. Một số vùng có bệnh bướu cổ địa phương và bệnh viêm khớp xương địa phương có liên quan đến sự thiếu Se trong môi trường và đây còn có thể là nhân tố gây chứng đần độn địa phương. R.C. Cooksey và nnk (1985) ở Viện Nội tiết Praha đã nghiên cứu bệnh bướu cổ ở Bohemia sau 20 năm phòng bệnh bằng muối iod cho biết, ở Praha có tỷ lệ bướu cổ cao nhưng đáng chú ý là môi trường sống ở đây không thiếu iod. Có thể những yếu tố khác là nguyên nhân chủ yếu sinh bệnh bướu cổ địa phương ở đây. B.A. Lamlerg (1985) ở Trường Đại học Helsinsky nghiên cứu các rối loạn tuyến giáp kết hợp với thiếu hụt iod cho biết, công tác phòng bệnh bằng muối iod của 25 nước rải rác khắp thế giới, nhưng kết quả cho thấy một số vùng ở đó bệnh bướu cổ vẫn tồn tại, mặc dầu môi trường đủ iod (IDD, Journal N09 - 4/1993). Rõ ràng những nơi này tồn tại các chất sinh bướu cần được xác định. Chính vì vậy, nhiều năm qua các chất sinh bướu đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà khoa học thế giới và trong nước.
3. Ý nghĩa sinh học
của iod đối với động vật và con người
Có thể nói, toàn bộ iod của cơ thể tập trung ở tuyến giáp. iod gắn với một protein (globulin) chứa nhiều thyroxin (T4). Bình thường mỗi ngày tuyến giáp ở người lớn sản xuất được 85 µg T4 và 32 µg T3. Hằng ngày trẻ em dưới 10 tuổi thu nhận 40-120 µg và người lớn là 150 µg. Từ huyết thanh, phần lớn iod được tập trung vào tuyến giáp, phần còn lại được thải ra ngoài qua nước tiểu và mồ hôi. Bình thường trong mỗi giờ, 1 lít máu đưa tới tuyến giáp 2,5 µg iod. Trong trường hợp lượng iod trong máu thấp thì sự tuần hoàn phải tăng lên để cung ứng iod cho tuyến giáp. Trong trường hợp thiếu iod nặng, sự sản xuất T4 bị giảm đi còn sự sản xuất T3 tăng lên để duy trì trạng thái bình thường cho cơ thể và tiết kiệm iod. Nếu thiếu iod nặng hơn thì cả T4 và T3 đều giảm.
Kết quả điều tra dịch tễ học trước 1990 ở một số địa phương thuộc 17 tỉnh miền núi cho thấy tỷ lệ người mắc bệnh bướu cổ đạt trung bình 34,2%, trong đó vùng nặng khoảng 1 triệu dân với tỷ lệ mắc bệnh khoảng 66,36%, vùng trung bình khoảng 6 triệu dân với 31,56% người mắc bệnh và vùng nhẹ khoảng 2 triệu dân với tỷ lệ 27,78% người mắc bệnh.
Đáng ngại nhất là ở những vùng thiếu iod nặng đã phát hiện thấy nhiều người bị đần, một số vùng có tỷ lệ ngu đần từ 1 đến 8% số dân [3].
Năm 1993, lần đầu tiên ngành Y tế đã tiến hành điều tra các rối loạn thiếu hụt iod trên phạm vi toàn quốc. Kết quả cho thấy khoảng 84% cư dân thiếu iod trong đó 16% thiếu nặng, 45% thiếu vừa và 23% thiếu nhẹ. Tỷ lệ bướu cổ chung của cả nước thuộc loại trung bình. Thực hiện Nghị định 148 CP/1993 của Chính phủ, từ đầu 1994 Chương trình phòng chống các rối loạn thiếu hụt iod bằng biện pháp toàn dân ăn muối iod được triển khai sâu rộng trong cả nước đã đưa lại kết quả là sau 5-7 năm, tỷ lệ người mắc bệnh bướu cổ có giảm đi.
Kết quả điều tra dịch tễ học năm 2000 tại 7 vùng sinh thái trong cả nước cho thấy tỷ lệ bướu cổ trung bình trong cả nước là 10,1%. Đánh giá theo mức iod niệu (12,6 µg/dl) cho thấy, có 2,2% dân cư thiếu iod nặng 13,6% thiếu vừa và 23,4% thiếu nhẹ, ở đồng bằng Cửu Long tỷ lệ bướu cổ khá cao, trung bình tới 14,1% và mức iod niệu lại thấp.
Khi nghiên cứu nguyên nhân bệnh bướu cổ vùng đồng bằng Cửu Long, Phan Văn Duyệt [27] cho biết, tỷ lệ người mắc bệnh bướu cổ ở Tiền Giang là 9,2-27,7%, ở Hậu Giang - 19,3%, nhưng bướu cổ ở đây không phải là do thiếu iod trong môi trường mà do tồn tại một số chất sinh bướu (goitrogenous substances).
Bệnh bướu cổ địa phương ở các khu vực thuộc đồng bằng Bắc Bộ cũng có nhiều điểm cần chú ý. Kết quả điều tra tại Văn Côn (Hoài Đức), Vân Nam (Phú Thọ) cho thấy, tỷ lệ bướu cổ ở đây tới trên 30% [3]. Ở xã Tân Việt (Cẩm Giàng, Hải Dương) và xã Đại Tập (Khoái Châu, Hưng Yên) tỷ lệ bướu cổ trong cộng đồng cư dân tương ứng là 18,62% và 35,5%. Độ bướu cổ ở đây thuộc mức nhỏ, độ tập trung I131 ở mức trung bình đến cao, chứng tỏ chất sinh bướu đã cản trở sự tổng hợp các hocmôn tuyến giáp của cơ thể [14].
Để tìm hiểu các yếu tố sinh bướu, Phan Huy Nhu đã tiến hành điều tra dịch tễ học bệnh bướu cổ với các yếu tố liên quan ở Cát Bà, Hải Phòng. Kết quả điều tra cho thấy, tỷ lệ bướu cổ trong cư dân vùng đảo này tới 58,81 [26]. Khi nghiên cứu bệnh bướu cổ có liên quan với môi trường sống, Phan Văn Duyệt đã cho biết tỷ lệ người mắc bệnh bướu cổ ở xã Phụng Công (Châu Giang, Hưng Yên) là trên 10% cư dân, nhưng khu vực này không có tình trạng thiếu iod. Ở đây nếu điều trị bằng iod thì không hiệu quả [27]. Rõ ràng, mối liên quan giữa bệnh bướu cổ với môi trường sống là một vấn đề phức tạp mà một lĩnh vực khoa học nào đó không thể đơn phương giải quyết được.
II. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HOÁ IOD TRONG MÔI
TRƯỜNG TỰ NHIÊN
1. Một số đặc điểm hoá-lý
của iod
Nguyên tố iod (I) thuộc nhóm VII trong Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, có số thứ tự 53. Nguyên tử iod gồm 1 đồng vị bền I127 và các đồng vị phóng xạ I 131, I125, I126,I129, I133, I134 và I135 iod là nguyên tố nặng nhất trong nhóm halogen có tính chất gần giống với fluor (F), nhưng có hoạt tính hóa học mạnh hơn, biểu hiện tính á kim.
Đặc điểm địa hóa cơ bản của iod là tính ưa sinh vật, ưa halogen và tích tụ trong các đối tượng tự nhiên, chủ yếu là trong sinh quyển và thuỷ quyển.
2. Sự phân bố iod trong
các đối tượng tự nhiên
2.1. Iod trong vỏ Trái đất
Phun trào núi lửa và các hoạt động thuỷ nhiệt dịch trong vùng núi lửa là những nguồn iod chính cung cấp cho bề mặt Trái đất. Sự đánh giá về mặt địa hoá hậu quả của hoạt động núi lửa ở quần đảo Kuril (Nga) cho thấy, suốt thời kỳ hoạt động núi lửa vùng này (khoảng 83 triệu năm) đã thải ra hơn 4.108 tấn iod. Theo tính toán có tới 1/20 khối lượng tất cả các khí phun núi lửa trên trái đất là cung núi lửa Kuril. Với cách tính toán trên thì lượng phun trào núi lửa trên mặt Trái đất hàng năm có khoảng 120 tấn (6 t × 20).
Khoáng vật chứa iod rất ít, có 9 iodur: marxit - CuI, hydroiodur - HI, ammoni iodur - NH4I, saloxit - CuIO3(OH), lautarit - Ca(IO3)2… Hỗn hợp đồng hình của I và Br trong một số halogen (Ag, Hg) và phosphat đến 5 mg/l iod. Lượng iod trong khoáng vật sulfat như sau (ppm): cinnabar, chalcopyrit, galenit - 2, sphalerit, pyrit, pyrrotin - 0,5.
2.3. Iod trong các đá
- Iod trong các đá magma - phun trào: Hàm lượng iod trong các đá magma dao động trong giới hạn 0,07-0,55 ppm. Trong liparit - 0,52 ppm, trong serpentinit - 0,6-3,96 ppm. Hàm lượng trung bình của iod trong các đá phun trào khoảng 0,3 ppm.
- Iod trong các đá trầm tích: Hàm lượng iod trong các trầm tích lục nguyên khoảng 0,2-13,0 ppm trong đó cát kết - 3,75 ppm, đá phiến sét - 4,4 ppm. Nhiều tài liệu thực tế cho thấy mối tương quan có quy luật giữa sự tập trung iod với hàm lượng hữu cơ và thành phần sét. Đã xác định được rằng, khi lượng hữu cơ nhỏ hơn 5% thì sự phụ thuộc thể hiện rõ khi lượng hữu cơ tăng cao (trên 5%) thì mối tương quan rất chặt chẽ.
- Hàm lượng iod trong đá vôi dao động từ vết đến 6,1 ppm. Một số dạng khác như đá vôi silic có hàm lượng iod rất cao, từ 23,0 đến 29,0 ± 7 ppm.
- Các đá muối có hàm lượng iod khác nhau từ vết đến 0,05 ppm. Hàm lượng iod trong anhydrit (cartenit), xivin (leopondit), halit (muối mỏ) và mỏ salpet kali tới 400 ppm. Nhìn chung, hàm lượng trung bình của iod trong các trầm tích muối khoảng 0,8 ppm.
- Hàm lượng iod trong than bùn phụ thuộc vào điều kiện hình thành chủng, cũng như vào thành phần sinh khối và mức độ biến đổi, thường có mức độ dao động từ 0,05 đến 41,0 ppm. Trong các đá phiến cháy và bitum, có mức độ tập trung iod đạt khá cao, tới 17-242 ppm. Hàm lượng iod trong mỏ dầu như ở Nga, các nước vùng Trung Á, vùng Kavkaz ở mức từ 2,4 đến 16 ppm, trung bình khoảng 7,2 ppm.
2.4. Iod trong không khí
Hàm lượng trung bình của iod trong không khí tầng đối lưu khoảng 1 µg/m3, tổng lượng iod trong không khí trong giới hạn 12 km ước tính tới 12.106 tấn. Lượng iod bổ sung hàng năm vào khí quyển khoảng 511,3.103 tấn, trong đó từ sự phân huỷ vật chất hữu cơ khoảng 0,1.103 tấn, đốt cháy nhiên liệu -5.103 tấn, bay hơi từ nước biển 500.103 tấn.
2.5. Iod trong nước
Hàm lượng iod trong nước biển và đại dương trung bình 0,052 mg/l, nước gần bờ có hàm lượng iod thấp hơn. Dạng iod tồn tại trong nước biển chủ yếu là iodat (khoảng 73-80%), ít hơn có dạng iodur. Hàm lượng iodur trong nước tất cả các đại dương đều như nhau, còn lượng tổng số iod (I-+ IO3) thì rất khác nhau. Bởi vì IO3- trong điều kiện nước đại dương hợp chất được bền vững, sự dao động hàm lượng tổng số là do sản phẩm oxy hoá I- là hypoiodur. Một phần lớn iod trên bề mặt nước biển ở dạng iod tự do bị mất đi, hơn nữa sự mất đi iod tăng lên do ảnh hưởng của các tia cực tím:
2I-
+ 1/2 O2 + H2O + hv = I2 + 2
Một phần iod trong nước biển được tách ra và tập trung bởi sinh vật biển.
2.6. Iod trong đất
Hàm lượng iod trong các kiểu đất khác nhau dao động trong giới hạn rất rộng, từ 0,05 đến 80 ppm. Đất giàu các phần tử sét, mùn hữu cơ, than bùn thường giàu iod hơn. Iod tập trung cao trong đất rừng, từ 12 đến 30 ppm, trong đất đen 10,8 ppm. Đất có thành phần cơ giới nhẹ vùng ẩm ướt thường nghèo iod.
2.7. Iod trong sinh vật
Hàm lượng iod trong thực vật nước ngọt từ 40 đến 80 ppm, trong thực vật biển đa bào kích thước lớn dao động trong khoảng rất rộng, từ 10-600 ppm trọng lượng tươi (trong tảo đỏ và tảo nâu thường cao hơn tảo xanh), trong tro thực vật lục địa khoảng 5,0 ppm. Một số loài san hô, cá, hải miên có mức độ tập trung iod rất cao như san hô từ 44-7790 ppm. Sự tập trung iod trong một số loài cá phụ thuộc vào mức độ tập trung của nguyên tố này trong phù du, thức ăn của cá. Hàm lượng iod trong một số loài cá từ 0,5-1,0 ppm. Hàm lượng trung bình của iod trong cơ thể người khoảng 0,2 ppm.
III. MỐI LIÊN QUAN GIỮA ĐỊA HOÁ MÔI TRƯỜNG VỚI
BỆNH BƯỚU CỔ ĐỊA PHƯƠNG Ở VIỆT
1. Địa hóa môi trường
liên quan với bệnh bướu cổ địa phương miền Tây Bắc Bộ
1.1. Hàm lượng iod và một số
nguyên tố vi lượng trong đá miền Tây Bắc Bộ
- Hàm lượng iod trong đá: Hàm lượng trung bình của iod trong các thành tạo địa chất khác nhau như syenit thuộc phức hệ Pu Cam Cáp và granit thuộc pb khoảng 0,2 ppm, diorit gabbrodiorit thuộc phức hệ Điện Biên khoảng 0,23 ppm. Các đá plagiogranit, granodiorit thuộc phức hệ Cù Vân - 0,21 ppm, granodiorit granit - 0,16 ppm.
Hàm lượng trung bình của iod trong các đá gneis miền Tây Bắc Bộ khoảng 0,16 ppm, trong đó gneis thuộc phức hệ Sông Hồng có từ 0,11 đến 0,22 ppm. Các đá sericit thuộc hệ tầng Nậm Cô khoảng 0,18-0,23 ppm, trung bình khoảng 0,20 ppm.
Đá phun trào và carbonat phân bố chủ yếu ở dải Lai Châu - Thuận Châu - Sơn La - Mộc Châu và qua Hoà Bình đến Ninh Bình và một số thành tạo khác rải rác như hệ tầng Cẩm Thuỷ - 0,25 ppm, Văn Chấn - 0,3 ppm, Bản Páp - 0,07-0,25 ppm. Hàm lượng iod trong đá vôi thuộc hệ tầng Đồng Giao thấp nhất, khoảng 0,05 ppm.
Trong các trầm tích lục nguyên thì các cuội kết,
sỏi kết, cát kết có hàm lượng iod thấp hơn cả, thường từ 0,06 đến 0,17 ppm,
trong đó cát bột, kết hệ tầng Yên Châu - 0,06 ppm, S2-D1 pp - 0,04 ppm. Đá phiến sét giàu iod
hơn, thường từ 0,17-0,70 ppm, trong đó
phiến sét hệ tầng
Nhìn chung, sự phân bố iod trong các đá miền Tây Bắc Bộ tuân theo một quy luật chung là hàm lượng trong đá trầm tích giàu hơn trong đá magma, đá phiến sét cao hơn các đá khác.
- Hàm lượng các nguyên tố khác trong đá miền Tây Bắc Bộ: Ngoài iod, một số nguyên tố khác có khả năng liên quan với bệnh bướu cổ địa phương mà nhiều nhà khoa học quan tâm như Se, Co, Cu, F, Mn, Zn, As và Ca cũng được nghiên cứu. Đặc điểm địa hoá của các nguyên tố này phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm cấu trúc địa chất, thành phần thạch học và lịch sử phát triển địa chất khu vực.
+ Hàm lượng arsen (As): Hàm lượng As dao động từ 0,29 đến 1,33 ppm, trong đó đá vôi thuộc hệ tầng Bản Páp có mức As khá cao trung bình là 1,33 ppm, nhưng vẫn thấp hơn so với Clarke của As trong thạch quyển là 1,7 ppm.
+ Hàm lượng calci (Ca): Hàm lượng Ca dao động từ 0,07 đến 28,9% trong đó trầm tích cát, sỏi kết thuộc hệ tầng Sông Bôi có mức Sb rất thấp ~ 0,07 ppm, trong granit là 0,12%. Hàm lượng Ca trong đá vôi hệ tầng Bản Páp khá cao, tới 28,9%.
1.2. Hàm lượng iod và một số nguyên tố khác trong đất
miền Tây Bắc Bộ
- Hàm lượng iod trong đất miền Tây Bắc Bộ: Hàm lượng iod trong đất và vỏ phong hoá miền Tây Bắc Bộ rất thấp, dao động trong khoảng 1,58-4,22 ppm, trung bình khoảng 2.8 ppm (0,005-0,422 ppm). Lượng iod phong hoá từ đá gốc và lượng iod được bổ sung qua nước mưa, gió và thực vật được giữ lại trong môi trường phụ thuộc vào một số yếu tố như kiểu đá và vỏ phong hoá trên các thành tạo địa chất, đai khí hậu và điều kiện địa hình và các yếu tố môi trường địa hoá khác nhau.
- Sự phân bố iod trong đất theo các đai cao:
Iod thường tập trung trong đất ở đai cao nhiều hơn những đai thấp (Bảng 3). Điều
này có thể hiểu rằng, iod tập trung trong mùn hữu cơ. Hiện tượng này còn được
biểu hiện ở mối tương quan giữa hàm lượng iod trong đất và trong nước trên mặt.
Kết quả khảo sát cho thấy, hàm lượng iod trong đất ở các vùng khác nhau rất
khác nhau, từ đai núi cao đến đai núi thấp - gò đồi (Bảng 4). Nhìn chung, đất
trong các cảnh quan núi thấp và đồi gò có hàm lượng iod thấp hơn đất ở cảnh
quan đai núi cao.
Bảng 4. Sự
phân bố iod trong đất theo các đai cao vùng núi Tây Bắc Bộ
Đai
cao (m) |
Đặc
điểm các yếu tố tự nhiên |
Hàm
lượng mùn % |
Các
thành tạo địa chất |
|||||
Lục
n guyên |
Carbonat |
Lục
nguyên - phun trào xen carbonat |
Biến
chất |
Biến
chất xen carbonat |
Magma
xâm nhập và phun trào |
|||
>1700 |
Đất mùn, vàng xám,
độ phong hoá yếu, lượng mùn cao, tầng đất lẫn nhiều đá vụn |
>
8 |
|
|
3,26 |
|
3,20 |
3,83 |
700-1700 |
Đất vàng đỏ, mùn trung
bình, có hiện tượng laterit yếu, đất có
lẫn đất vụn. |
3-8 |
|
2,58 |
2,86 |
4,08 |
|
3,91 |
<700 |
Đất đỏ vàng, quá trình
phong hoá và rửa trôi mạnh mẽ, lượng mùn từ trung bình đến ít, quá trình
laterit mạnh |
<
3 |
2,51 |
2,73 |
2,68 |
2,67 |
2,88 |
2,72 |
Bảng 5. Mặt
cắt địa hoá cảnh quan trên thành tạo
địa chất hệ tầng Văn Chấn vùng Tú Lệ
TT |
Các
vùng khảo sát |
Đai
cao (m) |
Hàm
lượng iod, ppm |
1 |
Kim Nọi, Mù Cang Chải |
>
1700 |
3,29 |
2 |
Khau Pha, Mù Cang
Chải |
- |
3,15 |
3 |
Ngã Ba Kim, Mù Cang
Chải |
700-1700 |
2,97 |
4 |
Liên Sơn, Văn Chấn |
<
700 |
2,90 |
5 |
Nậm Búng, Văn Chấn |
- |
2,83 |
6 |
Đông Khê, Văn Chấn |
- |
2,97 |
7 |
Trần Phú, Văn Chấn |
- |
2,42 |
8 |
Lương Thịnh, Văn Chấn |
- |
2,54 |
9 |
Hưng Thịnh, Trấn
Yên |
- |
3,07 |
10 |
Mường Cởi, Phù
Yên |
- |
2,58 |
- Độ hoà tan của iod trong đất phát triển trên các thành tạo địa chất khác nhau: Để xác định độ hoà tan iod (và các nguyên tố khác trong đất) đã ngâm hoà tan đất trong nước cất 2 lần trong 4 giờ, sau đó xác định lượng iod (và các nguyên tố khác) được hoà tan trong nước chiết. Độ hoà tan của iod (và các nguyên tố khác) là tỷ số giữa hàm lượng nguyên tố trong nước triết với hàm lượng tổng số của nó. Kết quả phân tích cho thấy, độ hoà tan của iod (và các nguyên tố hoá học khác) trong đất phụ thuộc vào các kiểu đất và điều kiện hình thành chúng, tức điều kiện cảnh quan địa hoá (Bảng 6).
Bảng 6. Độ hoà
tan của các nguyên tố hoá học trong các kiểu đất vùng núi Tây Bắc Bộ
TT |
Các
vùng nghiên cứu |
Số
mẫu |
|
|||||||
1 |
Chư Va, Phong Thổ, đất vàng xám, phát triển trên syenit,
granit kiềm |
5 |
8 |
6 |
0,6 |
3 |
5 |
0,2 |
0,5 |
4 |
2 |
Tòng Quá Lìn, Phong
Thồ, đất nâu vàng trên gneis amphibolit thuộc phức hệ Sông Chảy |
2 |
15 |
100 |
0,2 |
0,1 |
0,6 |
0,07 |
0,4 |
20 |
3 |
Phan Su Lìn, Sìn Hồ,
đất đỏ trên đá vôi thuộc hệ tầng Bản Páp |
4 |
9 |
16 |
0,2 |
0,8 |
0,3 |
0,1 |
0,3 |
0,9 |
4 |
Na Ngám, Điện Biên,
đất đỏ vàng trên cát sỏi kết, đá phiến sét thuộc hệ tầng Sông Bôi |
5 |
13 |
10 |
0,2 |
0,9 |
4 |
0,2 |
0,7 |
7,0 |
- Hàm lượng các nguyên tố khác trong đất miền Tây Bắc Bộ: Cùng với việc nghiên cứu đặc điểm địa hoá iod trong đới biểu sinh, một số nguyên tố khác có ý nghĩa về mặt dịch tễ học bệnh bướu cổ cũng được đề cập đến như Se, Co, Cu, F, Zn, Mn, As, Ca.
+ Hàm lượng đồng (Cu): Được biết hàm lượng trung bình của Cu trong đất và vỏ phong hoá của miền Tây Bắc Bộ khoảng 8,4 ppm, nằm dưới giới hạn sinh địa hoá bình thường của Cu trong đất (15-60 ppm). Phần lớn các kiểu đất gặp ở mức hàm lượng Cu từ 6,5 đến 15,0 ppm. Ngược lại một số kiểu đất như đất trên đá vôi thuộc hệ tầng Bản Páp tại Phan Su Lìn có hàm lượng cao hơn cả, trung bình 46 ppm, đất phát triển trên các trầm tích lục nguyên thuộc hệ tầng Sông Bôi tại Na Ngám (Điện Biên) thấp hơn 32,2 ppm. Tiếp sau là các kiểu đất trên các đá biến chất thuộc phức hệ Sông Chảy ở mức 26,0 ppm, đất trên hệ tầng Văn Chấn thường từ 15 đến 24,0 ppm.
+ Hàm lượng arsen (As): Nhìn chung, hàm lượng As trong đất miền Tây Bắc Bộ nằm trong giới hạn sinh địa hoá cho phép của nguyên tố này là từ 1 đến 10 ppm. Như đất dốc tụ trên đá carbonat thuộc hệ tầng Đồng Giao có hàm lượng trung bình là 5,87 pm (4,17-6,05 ppm), trên đá vôi thuộc hệ tầng Bắc Sơn cao hơn chút ít - 11,05 ppm, đất phát triển trên đá phun trào bazơ xen cởbonat khoảng 7,1 ppm (3,8-13,75 ppm). Đất phát triển trên đá biến chất thuộc phức hệ Sông Chảy thấp hơn cả, trung bình có mức hàm lượng khoảng 2,60 ppm.
- Tỷ lệ hàm lượng iod với một số nguyên tố khác trong đất miền Tây Bắc Bộ: Được biết khi môi trường thiếu iod đồng thời tỷ lệ giữa nó với một số nguyên tố khác như Se, Co, Cu, Zn, F, Mn, As, Ca, … không cân đối sẽ làm giảm chức năng dinh dưỡng iod đối với cơ thể khiến cho bệnh bướu cổ trầm trọng hơn. Ở miền Tây Bắc Bộ ta thấy nhiều vùng có tỷ lệ iod với một số nguyên tố khác không đảm bảo nhu cầu sinh học bình thường. Như ở Tòng Quá Lìn (Phong Thổ) thuộc cảnh quan núi cao trên 1100 m, đất phát triển trên đá biến chất gneis, amphibol, migmatit có hàm lượng nhiều nguyên tố ở mức thấp như: Se ~0,12 ppm, Mn ~132 ppm, F ~160 ppm trong khi đó, mức hàm lượng Zn lại khá cao, đạt tới 359 ppm. Các điều tra dịch tễ học cho thấy tỷ lệ bướu cổ trong cộng đồng cư dân khu vực khá cao, trên 50%.
Kết quả nghiên cứu trên cho thấy đặc điểm về tỷ số địa hoá của iod và một số nguyên tố khác nhau trong môi trường là rất đáng chú ý trong nghiên cứu dịch tễ học bệnh bướu cổ và là cơ sở khoa học để giải thích căn nguyên của sự tồn tại và phát triển bệnh bướu cổ, cũng như việc đề xuất các biện pháp hợp lý trong công tác phòng chống các bệnh thiếu hụt iod ở các vùng dân cư khác nhau.
- Hàm lượng iod trong các nguồn nước: Hàm lượng trung bình của iod trong các nguồn nước tự nhiên miền Tây Bắc Bộ phần lớn nằm trong khoảng 0,9-23,0 µg/l, tùy thuộc vào các thành tạo địa chất khác nhau. Nước trong các đá xâm nhập magma có hàm lượng iod trung bình là 1 µg/l, trong các trầm tích - phun trào xen carbonat thuộc hệ tầng Pia Phương tại Vĩnh Kiên, trong các hệ tầng Văn Chấn và Cẩm Thuỷ từ 8,0 đến 17,0 µg/l. Trong nước trong đá biến chất thuộc hệ tầng Sin Quyền tại Đại Sơn và Mậu Đông (Văn Yên) có hàm lượng iod trung bình khoảng 0,9-13,0 µg/l.
- Hệ số di động (Kx) của iod theo nước trong các thành tạo địa chất: Hệ số di động của iod biểu hiện khả năng dịch chuyển của nó: hệ số di động càng lớn thì mức độ rửa trôi và cường độ dịch chuyển theo nước của iod càng lớn và ngược lại, hệ số di động thấp, hợp chất iod bền vững và khả năng hấp thụ sinh học thấp. Hệ số di động iod phụ thuộc vào một số yếu tố như địa hình, thành phần thạch học của đất đá và môi trường địa hoá. Khả năng di động của iod trong nước thuộc các thành tạo địa chất khác nhau cũng khác nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong đá biến chất sericit, iod có hệ số di động Kx khá cao khoảng 188, Kx của iod trong các trầm tích carbonat khoảng 26-40 (Bảng 6).
- Tỷ số iod/calci (I/Ca) trong nước: Kết quả phân tích cho thấy, những mẫu nước có hàm lượng Ca từ 50 đến 100 mg/l thì tỷ số I/Ca thường nhỏ hơn 1, chúng thường là những nguồn nước trong các thành tạo carbonat, hoặc xen carbonat như ở các hệ tầng Bản Páp, Cẩm Thuỷ, Cò Nòi, Đồng Giao, Văn Chấn, … Ở đây tỷ số I/Ca thường từ 2 đến 4, nhưng nguồn nước trong các thành tạo địa chất khác có tỷ số này khoảng 1. Ở những khu vực có tỷ số I/Ca <1 thường có tỷ lệ bướu cổ trong cư dân khá cao. Trên đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa tỷ số I/Ca với hàm lượng Ca trong nước chúng tập trung trong một vùng, chúng tôi đề nghị gọi là "trường địa hoá calci với bệnh bướu cổ". Ở đó tồn tại những ổ bướu cổ với tỷ lệ người mắc bệnh cao, thường trên 40% (Hình 2).
Bảng 7. Hệ số
di động của iod trong nước các thành tạo địa chất vùng Sơn La
Thành
tạo địa chất |
Địa
điểm nghiên cứu |
Hệ
số di động Kx |
||
>
100 |
100-50 |
<
50 |
||
biến chất sericit |
Chiềng Cang, Chiềng
Pấc, Sông Mã |
188 |
|
|
Trầm tích lục
nguyên - phun trào |
Đông Khùa, Tú Nang,
Yên Châu, Nậm Pù, Huổi Một, Sông Mã |
120 |
72 |
|
Trầm tích lục
nguyên - phun trào xen carbonat |
Bản Pàn, Tô Múa, Mộc
Châu, Bản Bí, Mường Cơi, Phù Yên |
|
93 58 |
|
Trầm tích carbonat |
Bản Sôi, Cộng Hoà,
Mộc Châu, Nông trường chè Mộc Châu, Bản Có, Chiềng Sinh, thị xã Bản Dọi, Tân Lập, Mộc Châu. |
|
|
40 30 40 26 |
- Hàm lượng một số nguyên tố khác trong các nguồn nước miền Tây Bắc Bộ: Cùng với việc nghiên cứu địa hoá iod trong nước, một số nguyên tố khác có liên quan với bệnh bướu cổ như Se, Co, Cu, F, Zn, Mn, Ca cũng được phân tích và xem xét. Kết quả cho thấy hàm lượng Se trong các nguồn nước vùng núi Tây Bắc Bộ dao động từ 0,1 đến 1,0 µg/l, phần lớn gặp từ 0,2 đến 0,5 µg/l. Đây là giới hạn sinh địa hoá bình thường của Se.
Hàm lượng Co trong các nguồn nước thường từ 0,5 đến 1,7 µg/l, phần lớn >1 µg/l. Hàm lượng Cu trong các nguồn nước mạch, nước suối, nước dưới đất tầng nông một số khu vực của Thuận Châu (Chiềng Ngàm, Chiềng Pắc, Chiềng Ơn), của Sông Mã (Huổi Một, Chiềng Cang), Mộc Châu (Bản Pàn, thị trấn Mộc Châu), vùng thị xã Sơn La, Mường Cơi (Phù Yên) có hàm lượng thường thấp hơn 1 µg/l, còn lại phần lớn gặp trong khoảng 4,0-6,0 µg/l. Một số nguồn nước ở Phong Thổ và Sìn Hồ có hàm lượng F thấp, dưới 100 µg/l (60-90 µg/l).
- Tỷ lệ iod với một số nguyên tố vi lượng trong môi trường nước: Nhiều nhà khoa học thế giới đã nhấn mạnh sự mất cân đối giữa iod với một số nguyên tố khác trong môi trường cũng là một nguyên nhân gây bệnh bướu cổ địa phương.
- Hàm lượng iod trong thực vật
khu vực Sơn La: Mẫu thực vật
ở đây nhằm vào một số cây trồng chủ yếu
làm lương thực cho con người và thức ăn gia súc là lúa, ngô và sắn. Các kết quả
phân tích cho thấy, hàm lượng trung bình của iod trong lúa (hạt thóc khô), ngô
(hạt ngô khô) và săn (sắn củ, bỏ vỏ và sấy khô) ở các vùng nghiên cứu có mức
dao động từ 0,01 đến 0,17 ppm, trong đó hàm lượng trong lúa trung bình khoảng
0,11 ppm (0,05-0,17 ppm), trong ngô trung bình 0,11 ppm (0,01-0,16 ppm), còn
trong sắn (sắn củ) trung bình khoảng 0,09 ppm (0,04-0,15 ppm).
Có thể thấy hàm lượng iod trong các mẫu lương thực
miền Tây Bắc Bộ không cao, đặc biệt là mẫu sắn. Sự cách biệt mức tập trung iod trong
các mẫu là không cao, ở đây có thể hiểu ngoài đặc điểm môi trường thì hàm lượng
iod thấp trong đất và nước là yếu tố chủ yếu. Ở đây ta có thể hiểu được qua tỷ
số sinh địa hoá K, tuy biểu hiện giá trị của tỷ số này ở lúa cao hơn ở ngô và
sắn (theo thứ tự là 0,044; 0,038 và 0,034), nhưng sự cách biệt này là không lớn.
Kết quả nghiên cứu miền Tây Bắc Bộ cho thấy nhiều vùng đang tồn tại trạng thái môi trường như vậy: ở Phan Su Lìn môi trường nước nghèo iod nhưng Co cao; Mường Cơi (Phù Yên); thị xã Sơn La các nguồn nước nghèo iod, Cu và Mn; Chiềng Ngàm, Chiềng Pắc, Chiềng Ơn (Thuận Châu) có mức iod thấp cùng với Cu và Zn trong nước rất thấp; Huổi Một, Chiềng Cang (Sông Mã) các nguồn nước nghèo iod và Zn, còn ở Bản Pàn, thị trấn Mộc Châu có iod, Mn, Zn trong các nguồn nước đều nghèo; Phong Thổ, Sin Hồ thấy iod, F và Zn đều nghèo. Hiện tượng môi trường mất cân đối này còn thầy ở nhiều khu vực khác của miền Tây Bắc Bộ. Đó là hiện những địa bàn lưu hành bệnh bướu cổ với tỷ lệ cao (phần lớn trên 40%).
- Đặc điểm sinh địa hoá của một số nguyên tố vi lượng khác trong thực
vật:
|
Hình 2. Mối tương quan giữa hàm lượng iod và hàm lượng calci của nước (Đỗ
Văn Ái, 1993). |
+ Hàm lượng arsen (As): Hàm lượng trung bình của As trong lúa, ngô và sắn vùng nghiên cứu dao động khoảng 0,2-0,97 ppm, trong đó cao hơn cả là lúa, khoảng 0,97 ppm, tiếp sau là ngô ~0,76 ppm và hàm lượng thấp hơn cả là sắn khoảng 0,20 ppm. Cây trồng trên các thành tạo thành trầm tích không carbonat cũng có hàm lượng As cao nhất ở lúa ~1,23 ppm, còn ở trong ngô thấp hơn ~0,40 ppm (Bảng 7) Ngô trồng trên các thành tạo carbonat có mức độ tập trung As khá cao, tới 1,50 ppm, còn trong lúa thì rất thấp, chỉ là 0,26 ppm.
+ Hàm lượng đồng (Cu): Hàm lượng trung bình của Cu trong cây lúa, ngô và sắn toàn vùng khoảng từ 0,85 đến 1,02 ppm, trong đó ngô và sắn là 1,02 ppm và 1,0 ppm, còn ở lúa thấp hơn ~0,85 ppm Lúa trồng trên các thành tạo không carbonat có hàm lượng tập trung khoảng 0,92 ppm, còn ở ngô cao hơn một chút ~1,18 ppm. Lúa và ngô trồng trên các thành tạo carbonat có hàm lượng thấp hơn, trung bình là 0,66 ppm và 0,70 ppm.
2. Nghiên cứu địa hoá
môi trường với bệnh bướu cổ địa phương ở Thái Bình
2.1. Khái
quát hiện trạng bệnh bướu cổ địa phương vùng nghiên cứu
Thái Bình được chọn làm địa bàn nghiên cứu đại diện cho đồng bằng Bắc Bộ bởi ở đây bệnh bướu cổ khá phổ biến trong cộng đồng dân cư, mặc dù đất phù sa Sông Hồng được đánh giá là loại đất có thành phần vật chất khá thích hợp cho hoạt động sản xuất nông. Mặt khác, Thái Bình là một tỉnh ven biển thường được bổ sung một lượng lớn iod từ biển hàng năm.
Để lựa chọn các khu vực và điểm điều tra dịch tễ học bệnh bướu cổ, chúng tôi đã thu thập và xử lý các tài liệu dịch tễ học bệnh bướu cổ toàn tỉnh. Phân tích các tài liệu cho thấy, có thể phân chia 2 nhóm số liệu dịch tễ học: nhóm có tỷ lệ cư dân mắc bệnh bướu cổ cao (trên 12% cư dân) và nhóm có tỷ lệ mắc bướu cổ thấp (5-12%). Trên cơ sở đó chọn 2 huyện Hưng Hà và Vũ Thư để tiến hành điều tra về mặt dịch tễ học và địa hoá môi trường, tìm hiểu mối liên quan giữa bệnh bướu cổ địa phương với các yếu tố môi trường hình thành và phát triển các rối loạn thiếu hụt iod ở đây.
Kết quả điều tra ở 1473 học sinh ở huyện Vũ Thư và 1755 ở huyện Hưng Hà cho thấy, tỷ lệ bướu cổ ở Vũ Thư là 14,5%, Hưng Hà là 16,5%, xã có tỷ lệ trẻ em bướu cổ thấp nhất thuộc huyện Vũ Thư là 5%, còn Hưng Hà là 6,5% (Bảng 10).
Một đặc điểm dịch tễ học đáng chú ý là theo độ tuổi thì tỷ lệ bệnh bướu cổ và độ bướu cổ ở trẻ em ở cả hai nhóm xã có tăng. Ở nhóm 7 tuổi tồn tại bướu cổ độ Ia, nhưng ở 8-12 tuổi xuất hiện bướu cổ đổ Ib và mức độ này tăng lên ở nhóm tuổi 13-15 tuổi trong cả hai nhóm xã 1 và 2.
Bảng 8. Tình hình bướu cổ ở một số địa phương
(theo tài liệu của TTYT Dự phòng tỉnh Thái Bình)
TT |
Nhóm
các xã có tỷ lệ mắc bệnh trên 12% |
Nhóm
các xã có tỷ lệ mắc bệnh từ 5 đến 12% |
||
Tên
xã |
Tỷ
lệ .% |
Tên
xã |
Tỷ
lệ,% |
|
1 |
Huyện
Vũ Thư |
13,4 |
|
6,5 |
1.1 |
Bách Thuận Song Lãng Vũ Vân Dũng Nghĩa Hồng Lý |
12,6 14,0 13,0 13,0 14,5 |
Đông
Thanh Song An Vũ Hội Vũ Ninh Tân Lập |
7,0 7,0 5,0 7,0 6,6 |
1.2 |
||||
1.3 |
||||
1.4 |
||||
1.5 |
||||
2 |
Huyện
Hưng Hà |
13,8 |
|
6,8 |
2.1 |
Điệp Nông Đông Đô Bình Lăng Độc lập Phú Sơn |
12.5 13.0 16.5 14.0 13.0 |
Minh Tân Minh Khai Hồng An Thái Hưng Phúc Khánh |
7,0 7,0 7,0 6,8 6,5 |
2.2 |
||||
2.3 |
||||
2.4 |
||||
2.5 |
||||
Trung bình nhóm xã 1 |
13,6 |
Trung bình nhóm xã 2 |
6,7 |
Cùng sống trong môi trường địa hoá như nhau thấy tỷ
lệ thiếu iod không khác biệt giữa các nhóm tuổi. Nhưng ở giai đoạn cơ thể phát
triển (tuổi dậy thì) thấy tỷ lệ bướu cổ cao hơn và nhiều bướu cổ kích cỡ lớn
hơn trước dậy thì. Điều này được thể hiện ở nhóm 7 tuổi chỉ có bướu cổ độ Ia,
còn bướu cổ độ Ib lại tập trung chủ yếu nhóm tuổi 13-15 tuổi.
Kết quả phân tích iod niệu tại Bệnh viện Nội tiết TW
và Bệnh viện Bạch Mai cho thấy, hàm lượng iod niệu của trẻ không bướu cổ ở nhóm
xã 1 là 11,9 µg / 100 ml thấp hơn so với nhóm không bướu cổ là 17,2 µg / 100 ml
. Trong khi đó ở các xã nhóm xã 2 thì hàm lượng iod niệu ở nhóm bướu cổ là 15,7
µg / 100 ml tương đương với nhóm trẻ không bị bướu cổ là 15,6 µg / 100 ml. Điều
này cho thấy tình trạng bướu cổ của trẻ em trong cộng đồng ngoài yếu tố thiếu
hụt iod có thể còn những yếu tố khác giữ vai trò như chất sinh bướu tồn tại
trong môi trường.
Như vậy có thể thấy, những xã có tỷ lệ mắc bướu cổ
cao thì có sự khác biệt rõ về hàm lượng iod niệu giữa trẻ mắc bướu cổ với trẻ không
mắc bướu cổ, còn những nơi có tỷ lệ bướu cổ thấp thì không thấy rõ ảnh hưởng
của sự thiếu hụt iod tới tỷ lệ bướu cổ.
Kết quả điều tra dịch tễ học bệnh bướu cổ cho thấy,
tỷ lệ thiếu iod ở trẻ nhóm xã 1 là 28,4%, còn ở nhóm xã 2 hơi cao hơn ~ 31.1%. Trẻ em ở các nhóm xã này chủ yếu là thiếu iod ở mức nhẹ (nhóm xã
1 là 22,0%, nhóm xã 2 là 21,9%), ít gặp ở mức vừa (nhóm xã 1 – 6,4%, nhóm xã 2
– ~9,2%), không gặp trường hợp nào thiếu iod nặng.
Trong số học sinh mắc bệnh bướu cổ thấy chủ yếu là
bướu cổ độ Ia, Ib, không thấy bướu cổ độ II. Không thấy học sinh nào có bướu cổ
thể nhân và thể hỗn hợp, chủ yếu là thể lan toả. Điều đó thể hiện tình trạng bướu
cổ tại vùng nghiên cứu ở mức độ nhẹ. Tình trạng này phù hợp với kết quả phân
tích hàm lượng iod nước tiểu. Căn cứ vào sự phân loại vùng thiếu iod của WHO/CCIDD
(1997) thì vùng nghiên cứu thuộc loại thiếu iod mức độ nhẹ.
2.2. Đặc điểm địa hoá môi trường liên quan bệnh bướu cổ địa
phương vùng nghiên cứu
- Đặc điểm các yếu tố, môi trường
địa hoá
+ Độ pH của nước:
Độ pH của các nguồn nước như nước dưới đất (giếng khơi, giếng khoan), nước mặt
(nước ao, hồ), nước mưa trong các bể chứa nước mưa của các hộ gia đình phần lớn
thuộc kiểu kiềm. Giá trị trung bình của pH nước giếng khơi, nguồn nước sinh
hoạt phổ biến của cư dân là 7,27 (dao động 6,8-7,65). Độ pH trong nước giếng
khơi thuộc nhóm xã 1 trung bình là 7,46 (7,20-7,65), nhóm xã 2 – 7,08
(6,08-7,30).
+ Hàm lượng
bicarbonat (HCO3-): Kết quả điều tra trạng thái môi trường
vùng nghiên cứu cho thấy, các nguồn nước như giếng khơi, nước dưới đất tầng
sâu, nước ao hồ và cả nước trong các bể chứa nước mưa có hàm lượng HCO3-
cao, đa phần chúng có tính kiềm cao.
Hàm lượng trung bình của HCO3-
trong giếng khơi vùng nghiên cứu là 520,6 mg/l (433,1-597,8 mg/l), trong đó hàm
lượng HCO3- ở địa phương nhóm xã 2 có trị số trung bình khoảng
530,7 mg/l (497,2-579,5 mg/l), cao hơn không đáng kể so với nước giếng khơi
thuộc nhóm xã 1 là 513,9 mg/l (433,1-597,5 mg/l). Nước giếng khoan có hàm lượng
HCO3- thấp hơn nước giếng khơi, trung bình khoảng 267,2
mg/l, trong đó ở nhóm xã 1 – 311,1 mg/l (48,8-658,8 mg/l), ở Vân Đông, Phú Sơn
(Hưng Hà) có mẫu chỉ 91,5 mg/l.
+ Hàm lượng
chlor (Cl): Nhiều vùng nghiên cứu là đất mặn, đất phèn. Hàm lượng trung bình
của Cl trong nước giếng khơi khoảng 234,7 mg/l (56,8-539,6 mg/l), trong đó nước
giếng thuộc nhóm xã 2 có giá trị trung bình 331,0 mg/l (234,3-539,6 mg/l), còn
ở nhóm xã 1 thấp hơn – 147,3 mg/l (56,8-326,6 mg/l).
+ Hàm lượng
sulfat (SO42): Đánh giá hàm lượng SO42
trong các nguồn nước vùng nghiên cứu cho thấy, hàm lượng trung bình của
SO42- nước dưới đất tầng nông trong các giếng khơi khoảng
6,4 mg/l, trong đó nước giếng thuộc các khu vực nhóm xã 2 là 8,75 mg/l và ở
nhóm xã 1 là 4,8 mg/l.
- Hàm lượng một số nguyên tố
đa lượng và vi lượng vùng Thái Bình:
+ Hàm lượng
calci (Ca): Hàm lượng trung bình của Ca trong đất vùng nghiên cứu là 166,96
ppm (26,8-624,62 ppm) trong đó đất của nhóm xã 2 trung bình là 183,83 ppm
(48,50-377,30 ppm) và nhóm xã 1 là 145,48 ppm (70,05-213,85 ppm). Nhìn chung, sự
phân bố calci trong đất ở các vùng ít có
sự khác biệt lớn.
+ Hàm lượng đồng
(Cu): Hàm lượng trung bình của Cu trong đất vùng nghiên cứu là 36,17 ppm
(23,24-62,30 ppm), trong đó Cu của đất nhóm xã 2 là 35,28 ppm (27,02-40,79 ppm)
và nhóm xã 1 là 37,29 ppm (34,13-43,20 ppm). Như vậy, có thể thấy Cu phân bố
khá đồng đều ở các khu vực với mức hàm lượng không thấp hơn so với Clarke của
Cu trong đất thế giới (20 ppm). Với mức hàm lượng này, sinh vật có khả năng tự
điều chỉnh các chức năng sinh lý bình thường trong hoạt động sống và phát triển
của mình.
- Hàm lượng iod (I) trong môi
trường vùng Thái Bình: Để
nghiên cứu đặc điểm môi trường địa hoá nhằm đánh giá ảnh hưởng của nó đến sự
hình thành và tồn tại bệnh bướu cổ địa phương ở vùng nghiên cứu đã tiến hành
điều tra nghiên cứu đặc điểm địa hoá iod và một số nguyên tố khác trong môi
trường đất, nước và cây trồng tại địa phương. Kết quả điều tra cho thấy, hàm
lượng trung bình của iod trong đất các khu vực của vùng nghiên cứu là 5,10 ppm
(4,25-7,50 ppm), trong đó khoảng 65% số mẫu có mức hàm lượng iod > 5 ppm và
35% số mẫu có mức hàm lượng iod < 5 ppm. Kết quả này chứng tỏ, môi trường ở
đây không có sự thiếu hụt iod lớn (Bảng 11).
Sự phân bố iod ở các vùng có khác nhau, hàm lượng iod
trong đất thuộc nhóm xã 2 có giá trị trung bình là 5,47ppm (4,25-7,50 ppm), trong
đó 65% số mẫu có mức iod trên 5 ppm, còn lại 35% số mẫu có hàm lượng iod nhỏ
hơn 5 ppm, hàm lượng iod trong đất ở các vùng thuộc nhóm xã 1 có giá trị trung
bình thấp hơn nhóm 2 – 4,63 ppm (4,25-5,75 ppm), trong đó khoảng 90% số mẫu có
mức giá trị hàm lượng < 5,0 ppm, khoảng 10% gặp hàm lượng ở mức cao hơn. Ở
đây biểu hiện rõ mối tương quan giữa hàm lượng iod trong môi trường với tỷ lệ
bướu cổ trong cộng đồng cư dân ở các vùng.
Hàm lượng iod trong các nguồn nước cũng khác nhau:
trong lớp nước trên mặt là 0,23 µg/l (0,10-0,31 µg/l). So sánh hàm lượng iod trong
nước trên mặt ở ao hồ với hàm lượng iod trong nước dưới đất tầng nông ở các
giếng khơi các khu vực nghiên cứu là 0,27 µg/l (0,11-0,48 µg/l), trong đó nước
các giếng khơi thuộc nhóm xã 2 là 0,26 µg/l (0,11-0,32 µg/l), còn ở nhóm xã 1
là 0,28 µg/l (0,12-0,48 µg/l).
Hàm lượng trung bình của iod trong lúa, gạo là 11,69
ppm (6,8-15 ppm). Được biết hàm lượng trung bình của iod trong đất nhóm xã 1
thấp hơn ở nhóm xã 2, nhưng hàm lượng iod trong lúa, gạo sản xuất tại các địa
phương này lại có giá trị ngược lại, hiện tượng này đã biểu hiện khả năng hấp
thụ sinh học iod của cây lúa trồng trên khu vực đất nhóm xã 2 cáo hơn những cây
lúa được trồng cấy ở các khu vực đất của nhóm xã 1.
+ Nghiên cứu sự phân bố địa lý bệnh bướu cổ địa phương
trong vùng ta thấy, các ổ bướu cổ thuộc nhóm tỷ lệ cao thường nằm dọc cạnh sông
Hồng (chiếm tới 70% các ổ bướu cổ) và dọc sông Tiền Giang (chiếm khoảng 30%).
Các ổ bướu cổ thấp thường phân bố cách xa sông Hồng hơn, chạy theo hướng TB-ĐN.
+ Kết quả điều tra môi trường địa hoá kết hợp với điều
tra dịch tễ học bệnh bướu cổ ở một số khu vực của tỉnh Thái Bình cho thấy, hàm
lượng trung bình của iod trong đất vùng nghiên cứu có mức > 5 ppm. So sánh
với ngưỡng sinh địa hoá iod trong đất của các nhà khoa học thế giới, theo đó,
đất có từ 5-40 ppm iod được coi là địa phương có môi trường đầy đủ iod thì Thái
Bình không có sự thiếu iod (và nếu có thì rất nhẹ).
Đánh giá mức ô nhiễm vật chất hữu cơ và nitơ trong
các nguồn nước được sử dụng trong sinh hoạt của cộng đồng cư dân địa phương vùng
nghiên cứu so với tiêu chuẩn cho phép thì chúng ở mức bẩn đến rất bẩn, đặc biệt
ở vùng Quang Trung (Vũ Thư), Vân Đông , Phú Sơn (Hưng Hà). Nhiều nhà khoa học
đã xác định được dạng tồn tại của iod trong tự nhiên và xác định được mối liên
kết bền vững của iod với vật chất hữu cơ, dạng khó hoà tan và di chuyển, làm
ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ sinh học iod của sinh vật.
+ Nghiên cứu thành phần và tính chất các nguồn nước
trong vùng nghiên cứu cho thấy, nước tầng nông, nước trên mặt, nước tầng sâu và
nước trong các bể chứa nước mưa đa phần chúng thuộc loại trung tính đến kiềm
yếu. Hàm lượng HCO3- của các nguồn nước trong vùng đều có
mức giá trị cao. Chính độ kiềm bicarbonat cao là nguyên nhân gây ra độ cứng của
nước và hình thành các hợp chất bền vững trong đó có hợp chất iod.
+ Nhiều khu vực có mức Cl và một số yếu tố khác như
Ca, Mg… khá cao. Với hàm lượng cao của Ca và Mg thì nguồn nước của có thể xếp
vào loại nước cứng trung bình. So sánh với tiêu chuẩn của WHO về giới hạn nồng
độ Cl trong nguồn nước cung cấp sinh hoạt là 250 mg/l thì nhiều nguồn nước giếng
khơi ở đây đều có mức Cl cao. Được biết các nước của cation Ca2+, Mg2+
có gốc chlorit hay nitrit dễ hoà tan hơn các gốc ion khác được thay thế.
+ Hàm lượng Fe và Mn của lớp nước trên mặt và nước
dưới đất tầng nông đều có mức khá cao. Với mức hàm lượng sắt và mangan như vậy thì
ở nhiều khu vực đã cao hơn so với tiêu chuẩn cho phép của nước cấp sinh hoạt.
Một đặc điểm môi trường địa hoá đáng chú ý ở đây là
đất trồng có độ pH cao và sự có mặt của các yếu tố oxy hoá (Fe3+, Mn3+,
Mn4+) I- thành IO3-.
Bởi vậy, trong điều kiện môi trường giầu Fe3+, Mn4+ và
các chất oxy hoá khác sẽ làm tăng sự mất iod trong môi trường vào không khí qua
các phản ứng xúc tác hoá học, gây ra hiện tượng là lượng iod tổng số trong đất
cao mà hàm lượng iod trong các nguồn nước khu vực như nước mặt (nước ao hồ),
nước dưới đất (nước giếng khơi và nước giếng khoan) thường thấp không có sự
tương ứng.
+ Ngoài yếu tố thiếu hụt iod dinh dưỡng gây ra bệnh
bướu cổ, từ lâu các nhà khoa học đã nhấn mạnh đến vai trò của một số nguyên tố
vi lượng mà khi thừa hoặc thiếu chúng đều ảnh hưởng đến khả năng tổng hợp các
chất iod của tuyến giáp. Đáng chú ý là môi trường nhiều khu vực có mực hàm
lượng Mn trong đất tương đối cao so với chỉ số Clarke. Hàm lượng Cu và Zn trong
đất khá phong phú, cao hơn Clark của Cu và Zn trong đất thế giới, còn trong các
nguồn nước, mức hàm lượng các nguyên tố này thấp dưới ngưỡng cho phép.
3. Nghiên cứu địa hoá
môi trường liên quan với bệnh bướu cổ vùng đảo Cát Bà, Hải Phòng
Về mặt tự nhiên, đảo Cát Bà là vùng núi đá vôi, gồm
3 nhóm đất chính:
- Đất dốc tụ phong hoá từ đá vôi, tích tụ trong các
khe đá và dưới chân núi. Đất phong hoá từ thành tạo đá vôi, thuộc hệ tầng Cát
Bà có màu xám sáng, xám nâu lẫn nhiều mảnh đá vụn, đất tơi xốp. Đất phong hoá
trên đá vôi thuộc hệ tầng Quang Hanh có màu đỏ vàng, lượng sét cao hơn.
- Đất phong hoá trên các thành tạo không carbonat,
gồm bột kết, cát kết, sét kết tuổi Devon, phân bố thành một dải hẹp ở Xuân Đám,
phủ trên đất đá vôi thuộc các hệ tầng Cát Bà và Quang Hanh. Đất và vỏ phong hoá
trên các thành tạo này màu vàng đỏ, dày trên 10 m.
- Ngoài 2 nhóm đất trên còn có nhóm đất kết tụ trong
các thung lũng giữa núi và các thung lũng mở sát bờ biển với diện tích nhỏ hẹp,
được khai hóa thành các ruộng lúa trồng hoa màu khác nhau. Một số thung lũng
sát bờ biển có tầng chứa nước dưới đất bị nhiễm mặn.
Nước sinh hoạt trên đảo rất giới hạn, chủ yếu là nguồn
nước khe nứt trong các thành tạo đá vôi. Trong các thung lũng, nước thường bị
nhiễm mặn, đặc biệt vào mùa khô, dân trên đảo thường dùng bể chứa nước mưa và
khi thiếu nước vẫn được bổ sung các nguồn nước khác để sinh hoạt.
Các vùng nghiên cứu được dựa trên đặc điểm môi trường,
địa hoá, phân bố cư dân và hiện trạng bệnh bướu cổ địa phương trong cộng đồng
nhằm tìm hiểu và xác định các yếu tố liên quan với đặc điểm dịch tễ học bệnh
bướu cổ tại vùng đảo đá vôi này.
Một vùng tự nhiên, về mặt lý thuyết được coi là không
thiếu iod, nhưng theo số liêu điều tra của Trung tâm Y học và Môi trường biển
năm 1992-1994 thì tỷ lệ bướu cổ trong cộng đồng cư dân ở đây lên tới 25%. Vậy
đâu là nguyên nhân chính? Do môi trường sống thiếu iod hay do những yếu tố nào
khác. Việc nghiên cứu vấn đề này sẽ góp phần làm sáng tỏ nhân tố hình thành các
các ổ bướu cổ địa phương ở các vùng hải đảo và duyên hải, cũng như nhiều vùng
khác trên lục địa, đặc biệt là những vùng đá vôi chiếm tới 20% diện tích lãnh
thổ nước ta.
Công tác điều tra tình trạng thiếu hụt iod trong cộng
đồng được tiến hành ở lứa tuổi học đường 7-15 tuổi, mà theo khuyến cáo của WHO
- ICCIDD và UNICEF là lứa tuổi thường cung cấp những số liệu đáng tin cậy hơn
cả so với các nhóm tuổi khác. Kết quả điều tra ở 2 xã Xuân Đám (ở giữa đảo) và
Trân Châu (cạnh biển) cho thấy, tỷ lệ bướu cổ chung của 2 xã này là 24,3%, trong
đó ở xã Trân Châu là 22,4%, ở xã Xuân Đám cao hơn - 25,8%. Đối chiếu với các
tiêu chuẩn của WHO, các vùng nghiên cứu của đảo được xếp vào vùng thiếu hụt iod
mức độ trung bình (từ 20-29%). Kết quả điều tra này cho thấy không có sự khác
biệt về tỷ lệ bướu cổ giữa 2 xã (P >0,05).
Bảng 9.
Tỷ lệ các hộ dùng muối iod vùng đảo Cát
Bà
Đối
tượng |
Xã
Trân Châu |
Xã
Xuân Đám |
Tổng
cộng |
|||
Số
hộ |
% |
Số
hộ |
% |
Số
hộ |
% |
|
Có dùng muối iod |
77 |
97,4 |
108 |
93,9 |
185 |
95,4 |
Không dùng muối
iod |
2 |
2,6 |
7 |
6,1 |
9 |
4,6 |
Cộng |
79 |
100 |
115 |
100 |
194 |
100 |
Kết quả xác định hàm lượng iod niệu của trẻ em ở 2 xã Trân Châu và Xuân Đám cho thấy, hàm lượng iod niệu ở trẻ mắc bướu cổ thấp hơn rõ rệt so với những trẻ bình thường ở cả 2 xã là 8,83 ± 3,97 µg/dl. Đối chiếu với tiêu chuẩn của WHO thì mức iod niệu này được xếp vào vùng thiếu hụt iod mức độ nhẹ (5,0-9,9 µg/dl). Nghiên cứu còn cho thấy chỉ có 36,9% số trẻ em ở 2 xã nghiên cứu có đủ hàm lượng iod, còn tới 2/3 số trẻ có mức iod niệu thấp dưới 10 µg/dl. Như vậy, đa số trẻ em đều nằm ở khu vực thiếu hụt iod nhẹ. Nhưng đáng chú ý là tỷ lệ bướu cổ không tương xứng với hàm lượng iod niệu, có thể do các nguyên nhân sau:
- Nhiều năm qua hầu hết các hộ gia đình thuộc vùng nghiên cứu đã dùng muối iod (tới 95%) nhờ đó hàm lượng iod niệu tăng lên chút ít nhưng tỷ lệ bướu cổ vẫn chưa giảm (Bảng 9).Vấn đề khác đặt ra là ở cả 2 xã Trân Châu và Xuân Đám có phải thực sự thiếu hụt iod hay không hay có những yếu tố nào khác gây ra bướu cổ cùng tồn tại.
Trong điều tra dịch tễ học bệnh bướu cổ ở vùng đảo Cát Bà, lần đầu tiên kỹ thuật siêu âm đã được các chuyên gia của bệnh viện Bạch Mai sử dụng để đo kích thước và tính thể tích tuyến giáp. Kết quả khảo sát cho thấy, thể tích tuyến giáp của những trẻ có bướu cổ và chung cho cả bướu cổ và không bướu cổ đều lớn hơn so với trẻ em ở Hà Nội. Điều này phản ánh sự tăng sinh của tổ chức tuyến giáp ở trẻ em có bướu cổ do phản ứng tự nhiên của cơ thể khi lượng iod cung cấp cho có thể không đủ (Bảng 10).
Bảng 10. Thể
tích tuyến giáp của trẻ bướu cổ và không bướu cổ ở vùng nghiên cứu
Đối tượng |
n |
x ± SD (ml) |
Có bướu cổ |
27 |
14,21
± 3,15 |
Không có bướu cổ |
84 |
7,25
± 3,03 |
Chung (bướu cổ và không bướu cổ) |
111 |
8,40
± 3,97 |
Để nghiên cứu hoạt động chức năng của tuyến giáp đã tiến hành xác định các hocmôn T3, T4, FT4, TSH. Kết quả điều tra cho thấy, những trẻ em ở 2 xã nghiên cứu có bướu cổ có nồng độ T3, TSH tăng và FT4 giảm so với những trẻ không có bướu cổ (P < 0,01). Chung cho cả 2 nhóm có và không có bướu cổ thì nồng độ T3, TSH tăng và FT4 cũng giảm so với trẻ bình thường cùng nhóm tuổi sống ở Hà Nội.
Nồng độ T3 của trẻ em có bướu cổ ở xã Xuân Đám và Trân Châu tăng cao hơn so với trẻ em không có bướu cổ và nồng độ T3 toàn phần của trẻ em có bướu cổ và không bướu cổ ở 2 xã trên tương đương nhau 2,55 ± 0,41 nmol/l (trong đó Trân Châu 2,53 ± 0,39 nmol/l và xã Xuân Đám 2,56 ± 0,48 nmol/l) (Bảng 1).
Bảng 11. Nồng
độ T3 toàn phần trong máu trẻ em vùng nghiên cứu
Đối
tượng |
Xã
Trân Châu (x±SD nmol/l) |
Xã
Xuân Đám (x±SD nmol/l) |
Cổ bướu cổ |
2,99
± 0,31 (n = 11) |
2,98
± 0,16 (n = 16) |
Không có bướu cổ |
2,42
± 0,7 (n = 38) |
2,48
± 0,47 (n = 46) |
Chung |
2,53
± 0,39 (n = 49) |
2,56
± 0,48 (n = 62) |
Cũng giống như ở xã Trân Châu, trẻ em xã Xuân Đám có bướu cổ, nồng độ FT4 thấp hơn so với trẻ không bướu cổ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nồng độ FT4 của trẻ em ở xã Trân Châu và xã Xuân Đám thấp hơn so với trẻ không có bướu cổ. Nồng độ FT4 ở trẻ Trân Châu có xu hướng thấp hơn so với trẻ ở xã Xuân Đám (Bảng 12).
Nồng độ TSH của trẻ có bướu cổ ở xã Trân Châu và xã Xuân Đám cao hơn so với trẻ không có bướu cổ.
Bảng 12. Nồng
độ FT4 (pmol/l) trong máu trẻ có và
không có bướu cổ vùng nghiên cứu
Đối tượng |
Xã Trân Châu (X ± SD) |
Xã
Xuân Đám (X ± SD) |
Có bướu cổ |
10,37
± 0,82 (n = 11) |
10,74
± 0,97 (n = 16) |
Không có bướu cổ |
14,65
± 2,75 (n = 38) |
14,82
± 2,02 (n = 46) |
Chung |
13,05
± 3,01 (n = 49) |
14,10
± 2,44 (n = 62) |
Bảng 13. Nồng
độ TSH (mU/l) trong máu trẻ em có và không có bướu cổ vùng nghiên cứu.
Đối tượng |
Xã Trân Châu (X ± SD) |
Xã
Xuân Đám (X ± SD) |
Có bướu cổ |
3,77
± 0,72 (n = 11) |
3,81
± 0,78 (n = 16) |
Không có bướu cổ |
2,57
± 0,64 (n = 38) |
2,52
± 0,77 (n = 46) |
Chung |
2,75
± 0,77 (n = 49) |
2,72
± 0,90 (n = 62) |
So sánh nồng độ TSH của trẻ em xã Trân Châu và xã Xuân Đám cho thấy, không có sự khác biệt về nồng độ TSH của trẻ em ở 2 xã nghiên cứu.
Sự thay đổi nồng độ T3, FT4 (hoặc T4), TSH ở trẻ em 2 xã nghiên cứu đều diễn biến giống nhau, ở các đối tượng sống trong vùng thiếu hụt iod điển hình T4 giảm (hoặc FT4), T3 và TSH tăng; Sự thay đổi trên đã chứng minh là có tình trạng thiếu hụt trong cơ thể. Ngoài ra, sự thay đổi trên cũng là hiện tượng thích nghi của cơ thể khi lượng iod cung cấp không đủ cho quá trình tổng hợp.
Kết quả phân tích cho biết, hàm lượng iod trong nước tiểu trẻ em có bướu cổ ở 2 xã Trân Châu và Xuân Đám thấp hơn so với trẻ không có bướu cổ.
Bảng 14. Hàm
lượng iod trong nước tiểu trẻ em có bướu cổ và không có bướu cổ
vùng nghiên cứu
Đối tượng |
Xã Trân Châu (X ± SD
µg/l) |
Xã Xuân Đám (X ± SD
µg/l) |
Có bướu cổ |
3,62
± 1,35 (n = 11) |
4,18
± 1,75 (n = 16) |
Không có bướu cổ |
9,26
± 3,61 (n = 38) |
9,81
± 3,90 (n = 46) |
Chung |
8,45
± 3,88 (n = 49) |
9,20
± 4,20 (n = 62) |
Các số liệu trên cho thấy, không có sự khác biệt lớn về hàm lượng iod niệu giữa 2 xã nghiên cứu. Ở đây chỉ có 36,4% số trẻ có mức độ iod niệu ≥10 µg/dl, thuộc loại đủ iod (theo phân loại của WHO), còn lại tới 38,7% mức thiếu nhẹ (5,0-9,9 µg/dl) 20,7%, mức thiếu trung bình (2,0-4,9 µg/dl) và khoảng 1,8% ở mức thiếu nặng (< 2 µg/dl). Như vậy, đa số trẻ em trong vùng nghiên cứu bị thiếu iod nhẹ (Bảng 14).
Kết quả điều tra dịch tễ học bệnh bướu cổ cho thấy, qua một thời gian dài từ 1992 đến 2005 mặc dù hơn 95% số hộ gia đình dùng muối iod thường xuyên, nhưng tỷ lệ bướu cổ vẫn đứng ở mức cao ~24,3%, gần tương đương với khu vực Gia Lâm, Hà Nội (26,1%), đồng bằng sông Cửu Long (18-24%). Tuy nhiên độ bướu cổ trẻ em ở Cát Bà chủ yếu là độ I (gồm Ia và Ib), độ II chiếm tỷ lệ thấp và đặc biệt không có độ III.
Vậy việc hình thành và tồn tại bệnh bướu cổ địa phương ở vùng đảo Cát Bà, ngoài hàm lượng iod dinh dưỡng còn có những nguyên nhân nào khác đã ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ sinh học iod của cơ thể. Việc nghiên cứu địa hóa được tiến hành nhằm góp phần trả lời câu hỏi trên.
- Đặc điểm các
yếu tố môi trường:
+ Độ pH trong môi trường: Kết quả phân tích các kiểu đất vùng đảo Cát Bà cho thấy độ pH của đất phụ thuộc chủ yếu vào thành phần vật chất của đá mẹ. Độ pH trung bình của các kiểu đất trên các thành tạo carbonat là 7,4% (6,03-8,03%), đất có tính kiềm mạnh. Kiểu đất hình thành trong các thung lũng trước núi và thung lũng mở sát bờ biển cũng có độ pH từ trung tính đến kiềm mạnh, trung bình là 7,15, có mẫu pH tới 8,31. Còn kiểu đất hình thành trên các thành tạo không carbonat có độ pH thấp, trung bình chỉ 5,10 (4,60-5,45) thuộc loại chua.
+ Hàm lượng bicarbonat (): đều
đứng ở mức cao, trong nước mạch, nước suối là 252,13 mµg/l (244,0-280,6 mg/l),
trong nước dưới đất ở các giếng là 230,69 mg/l (61,0-305,0 mg/l). Còn trong
nước các bể chứa nước mưa của hộ gia đình cũng từ 79,30 mg/l, cao hơn hàng trăm
lần so với lượng bicarbonat trong nước mưa thế giới (là 0,12 mg/l). Nếu so sánh
với hàm lượng
của các dòng nước lục địa thế giới chảy ra đại
dương là 47,6 mg/l thì các nguồn nước tự nhiên ở Cát Bà có lượng
đứng ở mức rất cao.
Hàm lượng trung bình vật chất có trong các nguồn nước tự nhiên vùng đảo Cát Bà khoảng 6,8-11,2 mg/l trong đó nước dưới đất tầng nông trong các giếng khơi, nước khe nứt, nước suối có hàm lượng trung bình 8,66-8,79 mg/l. Còn nước trong các bể chứa nước mưa ở các hộ gia đình có mức vật chất hữu cơ khoảng 7,28 mg/l (6,8-8,0 mg/l).
+ Hàm lượng chlor (Cl) và sulfat (): Tài
liệu phân tích cho thấy hàm lượng Cl và
của các dòng nước lục địa chảy ra đại dương (thứ
tự) trung bình là 6,4 mg/l và 11,9 mg/l, còn trong nước biển (thứ tự) là 19000
mg/l và 2650 mg/l. Kết quả phân tích các nguồn nước tự nhiên vùng đảo Cát Bà
cho thấy, hàm lượng trung bình của Cl và
trong nước mạch và nước suối (thứ tự) là 76,28
mg/l và 11,91 mg/l, nước dưới đất là 256,7 mg/l và 47,29 mg/l. Nhiều giếng nước
trong các thung lũng và dưới chân núi bị nhiễm mặn đặc biệt vào mùa khô. So sánh
với thành phần của nước sông thế giới về hàm lượng Cl (7,8 mg/l) và
(11,2 mg/l) thì Cl và
trong các nguồn nước tự nhiên của đảo Cát Bà đứng
ở mức khá cao.
+ Hàm lượng iod
và một số nguyên tố khác trong môi trường:
Hàm lượng calci (Ca): Hàm lượng trung bình của Ca trong đất Cát Bà là 963,52 ppm (2,03-11318,38 ppm) trong đó đất dốc tụ trong đá vôi rất cao, trung bình là 1825,75 ppm, trầm tích trong các thung lũng có hàm lượng trung bình Ca khoảng 126,02 ppm (16,21-231,66 ppm), còn đất vàng đỏ hình thành trên bột kết, cát kết, sét kết có hàm lượng Ca rất thấp trung bình chỉ 7,41 (2,03-15,49 ppm). Với đặc điểm địa hoá calci ở vùng Cát Bà như vậy thì môi trường dễ tạo ra suflat hoặc chlor với calci và magnesi để hình thành các hợp chất chứa iod có độ cứng vĩnh cửu (còn lại sau khi đun).
Hàm lượng đồng (Cu): Giới hạn sinh địa hoá ngưỡng dưới của Cu trong đất là ≤ 6-15 ppm và giới hạn ngưỡng trên có thể gây ra các bệnh địa phương khác nhau là > 60 ppm. Kết quả khảo sát các kiểu đất vùng nghiên cứu Cát Bà cho thấy, hàm lượng trung bình của Cu trong các kiểu đất của đảo Cát Bà là 38,20 ppm, trong đó đất dốc từ trên đá vôi có hàm lượng Cu khá cao, tới 45,15 ppm, có một số mẫu như ĐCB-14 là 60,64 ppm, ĐCB 14-1 là 76,12 ppm, ĐCB-17 là 80,72 ppm và ĐCB - 20 là 159,33 ppm. So với ngưỡng sinh địa hoá thì với hàm lượng như vậy là cao, trên giới hạn cho phép có thể gây ra bệnh địa phương khác nhau cho con người và sinh vật. Nhìn chung, hàm lượng Cu trong môi trường đảo Cát Bà không thấp, thậm chí có những khu vực biểu hiện sự dư thừa.
Hàm lượng selen (Se): Hàm lượng trung bình của Se trong các kiểu đất đảo Cát Bà là 0,82 ppm, cao hơn Clarke trong đất thế giới là 0,01 ppm, trong đất ở Mỹ là 0,40 ±0,02 ppm. Như vậy, có thể thấy lượng Se trong các kiểu đất ở Cát Bà là cao. Kết quả phân tích cho thấy, hàm lượng trung bình của Se trong các nguồn nước mạch, nước suối là 0,91 µg/l, nước trong các tầng nước dưới đất ở các giếng đào, giếng khoan -0,15 µg/l và nước trong các bể chứa nước của hộ gia đình có hàm lượng Se trung bình là 0,18 µg/l. Được biết, hàm lượng Se thường gặp trong nước nhạt tự nhiên từ 0,5-1,0 µg/l. Như vậy có thể xác định hàm lượng Se trong các nguồn nước tự nhiên ở đảo Cát Bà nằm trong giới hạn bình thường.
Hàm lượng iod (I): Trị số Clarke của iod trong đất là 5 ppm, của nước đại dương là 50 µg/l và của nước biển là 60 µg/l. Hàm lượng trung bình của iod trong các kiểu đất vùng đảo Cát Bà khoảng 3.49 ppm, trong đó hàm lượng đất ferralit trên các thành tạo không carbonat trung bình khoảng 3,71 ppm (2,28-4,83 ppm), trong đất thuộc các trầm tích trong các thung lũng là 3,56 ppm (1,05-5,66 ppm). Đất dốc tụ trên các thành tạo carbonat có hàm lượng iod trung bình là 3,17 ppm (1,89-5,49 ppm). Đáng chú ý là kiểu đất dốc tụ màu vàng đỏ phong hoá trên thành tạo carbonat thuộc hệ tầng Quang Hanh giầu iod hơn như các mẫu ĐCB-14, ĐCB-1, ĐCB-02, ĐCB-31… có hàm lượng iod từ 4,83-5,66 ppm. Mức hàm lượng iod này trong đất được đánh giá là không thấp.
Hàm lượng iod trong các nguồn nước trên đảo Cát Bà cũng khác nhau. Nước dưới đất tầng nông thường có hàm lượng iod cao hơn nước dưới đất tầng sâu. Như nước tầng nông trong các giếng đào ở Phú Cường, thôn Bến (Trân Châu) thôn 4 (xã Xuân Đám), có mức hàm lượng iod tới 12,21 µg/l (8,32-28,07 µg/l), còn trong các giếng khoan với nước dưới đất tầng sâu thường có mức hàm lượng thấp hơn, như giếng ở thôn 3 (Xuân Đám), nhưng có hàm lượng iod trong nước cũng tới 4,28 µg/l.
Hàm lượng iod trong lúa, ngô và sắn cấy trồng tại địa phương có hàm lượng iod khác nhau. Hàm lượng iod trong gạo có mức trung bình là 0,49 ppm (0,048-1,54 ppm), trong ngô có mức 0,77 ppm (0,033-1,48 ppm), trong sắn củ trồng trên các sườn đồi núi là 0,55 ppm (0,22-1,74 ppm) Kết quả cho thấy hàm lượng iod trong ngô hạt cao hơn sắn củ và trong gạo, ở đây hàm lượng iod trong gạo là thấp hơn cả.
Kết quả điều tra nghiên cứu dịch tễ học bệnh bướu cổ cho thấy, tỷ lệ bướu cổ trẻ em độ tuổi 7-15 tuổi vùng đảo Cát Bà, Hải Phòng trung bình là 24,3%, được xếp vào mức thiếu hụt iod trung bình, nhưng hàm lượng iod niệu lại nằm ở mức thiếu hụt iod nhẹ (8,83 µg/l so với 5,0-9,9 µg/l của WHO). Độ bướu cổ chủ yếu là mức độ I (14,4%), mức độ II ít hơn -9,9% , còn mức III không thấy. Thể tích tuyến giáp của trẻ em có bướu cổ ở đây trung bình 13,44-14,82 ml. và nồng độ TF4 trong máu trẻ có bướu cổ trung bình là 10,37-10,74 mol/l.
Được biết Chương trình Phòng chống bệnh thiếu hụt iod đã được vùng đảo Cát Bà thực hiện từ năm 1992 và có tới 95,4% hộ gia đình dùng muối iod đều đặn. Điều này có khả năng làm tăng hàm lượng iod niệu lên chút ít, trong khi đó tỷ lệ bướu cổ vẫn chưa được cải thiện. Như vậy, vùng đảo Cát Bà có phải có sự thiếu hụt hay còn yếu tố nào khác gây ra bướu cổ cùng tồn tại. Vấn đề này cần có sự đầu tư tìm hiểu sâu sắc về môi trường địa hoá và các yếu tố liên quan khác.
Độ pH trong môi trường đất và nước vùng đảo Cát Bà ở mức trung tính đến kiềm mạnh. Hàm lượng vật chất hữu cơ trong môi trường đất và các nguồn nước đều cao, trung bình từ 6,8-11,2 mg/l. Hàm lượng nitơ trong các nguồn nước ở mức cao hơn tiêu chuẩn cho phép.
Hàm lượng Cl- và SO42- trong các nguồn nước đều cao. Nước dưới đất trong các thung lũng thường bị nhiễm mặn, đặc biệt vào mùa khô. Hàm lượng Mg và Fe trong đất và các nguồn nước tồn tại mức cao hơn bình thường.
Chính vị trí địa lý của đảo Cát Bà là một đảo đá vôi giữa biển khơi, đã tạo ra các yếu tố môi trường địa hoá ảnh hưởng đến khả năng tập trung, dạng tồn tại và sự di động của iod và một số nguyên tố khác.
Hàm lượng trung bình của iod trong các kiểu đất của đảo Cát Bà khoảng 3,56 ppm, trong đó đất ở xã Trân Châu tới 4,87 ppm. Hàm lượng iod trong các nguồn nước cũng đứng ở mức không thấp: trong các nguồn nước khe nứt, nước suối trung bình tới 4,90 µg/l, nguồn nước dưới đất trong các giếng khơi trung bình tới 11,4 µg/l, có mẫu tới 28,09 µg/l. Hàm lượng trung bình của iod trong nước ở các bể chứa nước mưa của hộ gia đình có mức tới 3,6 µg/l, có mẫu tới 5,06 µg/l.
So sánh với các kết quả nghiên cứu của nước ngoài thì với mức hàm lượng iod trong nước như vậy, vùng đảo Cát Bà không phải là vùng bướu cổ địa phương. Thực tế vùng đảo Cát Bà là vùng thiếu hụt iod dinh dưỡng với bệnh bướu cổ địa phương mức trung bình. Vậy cùng với iod, những yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ sinh học iod của cơ thể.
Nghiên cứu địa hoá môi trường cùng với dịch tễ học bệnh bướu cổ, ngoài địa hoá iod còn điều tra khảo sát một số yếu tố cản trở khả năng tổng hợp các hocmôn chứa iod của tuyến giáp.
Nhiều nghiên cứu về môi trường địa hoá với bệnh bướu cổ địa phương cho biết, cùng với trạng thái thiếu hụt hoặc dư thưa iod, dạng tồn tại của iod thì sự dư thừa hay thiếu hụt một số nguyên tố hoá học trong môi trường như Mn, Cu, Co, Mo, Zn, Se, F,… làm ảnh hưởng đến khả năng tổng hợp iod của tuyến giáp. Bản thân những nguyên tố này là những nguyên tố sinh học quan trọng, và trong quá trình dinh dưỡng không có sự cân đối giữa iod với chúng có thể làm bệnh bướu cổ trầm trọng hơn.
Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng các nguyên tố Mn, Cu và Mo và Mo ở mức cao hơn Clarke của nguyên tố này trong đất, trong đó một số khu vực có mức trên giới hạn hàm lượng cho phép để gây ra các bệnh địa phương. Trong số những nguyên tố này có Mo trong nước ở nhiều nơi có mức hàm lượng bình thường. Đáng chú ý là hàm lượng F trong môi trường đất và nước rất thấp, biểu hiện sự thiếu hụt cao. Còn Zn và Co trong môi trường sinh thái vùng đảo Cát Bà có mức hàm lượng bình thường.
IV. PHÂN VÙNG ĐỊA HÓA MÔI TRƯỜNG VỚI BỆNH BƯỚU CỔ ĐỊA PHƯƠNG Ở
VIỆT
Kết quả nghiên cứu các yếu tố địa hoá môi trường liên quan với các bệnh thiếu hụt iod ở các vùng sinh thái khác nhau, bước đầu có thể xác định được các yếu tố gây bướu và đề xuất các biện pháp hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng chống các bệnh thiếu hụt iod cho từng nhóm cảnh quan trong cả nước.
- Ở nhóm các cảnh quan hình thành trên các thành tạo carbonat, lục nguyên xen carbonat, lục nguyên phun trào xen carbonat, môi trường thường có độ pH trung tính đến kiềm yếu, giàu calci, phần lớn là kiểu nước bicarbonat calci, có hàm lượng iod và một số nguyên tố khác không thật thấp, chúng tồn tại trong dạng hợp chất bền vững, khó di động, hệ số hấp thu sinh học thấp. Trong nhóm cảnh quan này thường tồn tại các ổ bướu cổ với tỉ lệ cao, chỉ tiêu iod niệu thường <3 µg/dl. Biện pháp xử lý nước (làm mềm nước) sẽ làm tăng khả năng hấp thụ sinh học iod và các nguyên tố khác và làm tăng hiệu quả chương trình bổ sung iod trong cộng đồng cư dân.
- Ở nhóm các cảnh quan núi cao có đất và nước giầu vật chất hữu cơ, những nơi cách xa biển trong nước mưa có hàm lượng iod rất thấp. Iod trong môi trường tồn tại trong dạng hợp chất với vật chất hữu cơ bền vững, khó hoà tan và di động trong môi trường. Ở những cảnh quan này, đời sống kinh tế - xã hội của người dân còn nhiều khó khăn, thường tỉ lệ người mắc bệnh bướu cổ khá cao. Việc bổ sung iod ở đây nên kết hợp đồng thời với các dự án cung cấp nước sạch, đạt yêu cầu chất lượng để nâng cao hiệu quả hấp thụ sinh học iod của cơ thể.
- Ở nhóm những cảnh quan phát triển trên các thành tạo trầm tích lục nguyên, đá xâm nhập và phun trào, đá biến chất thuộc đới cảnh quan núi trung bình, thấp và gò đồi có môi trường không cản trở trong việc hấp thụ sinh học iod thì việc bổ sung iod cần xem xét sự tồn tại của nó trong mối cân đối về mặt sinh địa hoá với các nguyên tố sinh học khác trong môi trường cùng với việc nâng cao trình độ kinh tế - xã hội trong cộng đồng.
- Ở nhóm các cảnh quan đồng bằng châu thổ, đồng bằng ven biển, các hải đảo các vùng mỏ và khoáng hoá quặng, khu cư dân tập trung và đô thị, khu công nghiệp và sản xuất nông nghiệp tập trung,... hình thành những cản trở địa hoá rất khác nhau do quá trình tự nhiên và nhân sinh gây ra. Đây là những vùng kinh tế - xã hội quan trọng của đất nước. Việc tìm hiểu và xác định cản trở địa hoá đối với sự hấp thụ sinh học iod của cơ thể là cơ sở để đề xuất các biện pháp phòng ngừa hợp lý các bệnh thiếu hụt iod trong cộng đồng cư dân trên các cảnh quan địa hoá cụ thể này.
V. KẾT LUẬN
Bướu cổ địa phương là bệnh khá phổ biến trên khắp thế giới. Ở nước ta, bệnh này tồn tại và phát triển trong các cộng đồng cư dân, từ miền núi đến các đồng bằng và hải đảo. Một số địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi và đặc biệt là đã triển khai chương trình phòng chống các bệnh thiếu hụt iod từ nhiều năm nay, nhưng bệnh bướu cổ vẫn tồn tại ở mức nhẹ đến trung bình. Nguyên nhân hình thành và phát triển căn bệnh này là do môi trường sinh thái nghèo iod dinh dưỡng cũng như tồn tại các yếu tố địa hóa cản trở khả năng hấp thụ sinh học iod của cơ thể.
Cần thiết tiến hành nghiên cứu các yếu tố địa hóa học môi trường cùng với điều tra dịch tễ học các bệnh do thiếu hụt iod ở các vùng sinh thái khác nhau nhằm xác định các yếu tố gây bướu và đề xuất các biện pháp hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng chống các bệnh rối loạn do thiếu hụt iod trong cộng đồng dân cư ở các cảnh quan địa hóa khác nhau trong cả nước.
VĂN LIỆU
1. Bourdoux P., Ermans A.M., 1982. Thyrotropic regulation by
circulating thyroxine in endemic goitre. Endocrinology, 111 : 5.
2. Bùi Hoàng Tú, Nguyễn Trường
Sơn, 2003. Kết quả bước
đầu nghiên cứu bệnh bướu cổ tại đảo Cát Hải, Hải Phòng. Y học thực hành, 44.
Hà Nội.
3. Đặng Trần Duệ, Lê Mỹ, 1993. Thực hành phòng chống bệnh bướu cổ và bệnh đần độn. Nxb Y học, Hà Nội.
4. Đỗ Văn Ái, 1985. Một số đặc điểm sinh địa hoá miền nhiệt đới ẩm gió mùa và ý nghĩa của chúng trong tìm kiếm mỏ. Tuyển tập HN KHKT Địa chất lần thứ 2. Tổng cục ĐC, Hà Nội.
5. Đỗ Văn Ái, 1986. Địa hoá học cảnh quan với công tác tìm kiếm
mỏ ở Việt
6. Đỗ Văn Ái, Lê Mỹ, 1990. Nghiên cứu iod trong môi trường với
sự tồn tại và phát triển các bệnh thiếu iod ở Việt
7. Đỗ Văn Ái, 1992. Zonality of iodine geochemistry relating
vith goitre in Sonla region. Proc. of Reg. Sem. on Envir. Geol.. Hà Nội.
8. Đỗ Văn Ái, Lê Mỹ, 1993. Đặc điểm địa hoá iod và một số nguyên tố vi lượng liên quan đến bệnh bướu cổ và đần độn miền Tây Bắc Bộ. TC Các rối loạn thiếu hụt iod, 11/1993, 12/1994. Hà Nội.
9. Đỗ Văn Ái, Lê Mỹ (Chủ biên), 1993. Báo cáo Nghiên cứu đặc điểm địa hoá iod và một số nguyên tố vi lượng khác trong các thành tạo địa chất liên quan với bệnh bướu cổ và đần độn của con người thuộc một số tỉnh miền núi phía Bắc. Lưu trữ ĐC. Hà Nội.
10. Đỗ Văn Ái, Võ Công Nghiệp 1999. Đặc điểm địa hoá sinh thái
iod trong các môi trường địa chất liên quan đến bệnh bướu cổ địa phương miền
Tây Bắc Bộ. Báo cáo HN Môi trường toàn quốc. Bộ Khoa học và Công nghệ, Hà Nội
11. Đỗ Văn Ái (Chủ biên), 2004. Báo cáo Điều tra các yếu
tố địa hoá môi trường gây ra bệnh bướu cổ trong cộng đồng cư dân một số khu vực
đồng bằng và hải đảo Bắc Bộ. Lưu trữ Liên hiệp các Hội KH&KT VN, Hà Nội.
12. Đỗ Văn Ái, Võ Công Nghiệp, 2006. Nghiên cứu các yếu tố địa
hoá môi trường với bệnh bướu cổ địa phương. Địa sinh thái và Công nghệ môi
trường, Nxb Lao Động, Hà Nội.
13. Guterkunst R.,
14. Hoàng Kim Ước, 1990. Một vài nhận xét tình hình bướu cổ tại 2
xã Tân Việt và Đại Tập, Hải Hưng. Báo cáo Hội thảo Quốc gia phòng chống
các bệnh thiếu iod. Hà Nội.
15. Ivanov V.V., 1996, 1997. Địa hoá sinh thái các nguyên tố hoá học. 1-6. Nedra, Moskva (tiếng Nga).
16. Kovalskij A.V., 1970. Các nguyên tố vi lượng trong đất ở Liên Xô. Nauka, Moskva (tiếng Nga).
17. Kovalskij A.V., 1976. Địa chất thuỷ văn, thuỷ địa hoá iod. Nauka i Tekhnika, Minsk (tiếng Nga).
18. Lê Mỹ, 1990. Dịch lễ học bướu cổ địa phương ở Việt
Nam. BC Hội thảo Quốc gia phòng chống các bệnh thiếu iod. Hà Nội.
19. Lê Ngọc Bình, 1996. Các hợp chất tuyến giáp hay các hợp chất gây bướu cổ. Bệnh tuyến giáp và các rối loạn thiếu iod. Nxb Y học, Hà Nội.
20. Mai Trọng Khoa, 1997. Nghiên cứu sự thay đổi chức năng tuyến giáp của những người sống trong vùng bướu cổ miền núi, hải đảo. TC Thông tin Y học, 1. Hà Nội.
21. Mai Trọng Khoa, 2002. Ảnh hưởng của tuổi, giới tính tới sự
thay đổi tuyến giáp người bình thường xác định bằng siêu âm. TC Y học thực
hành, 11. Hà Nội.
22. Mai Trọng Khoa, 2002. Thay đổi nồng độ các hocmôn tuyến giáp và TSH của người sống ở vùng bướu cổ địa phương hải đảo. TC Thông tin Y học, 3. Hà Nội.
23. Nguyễn Trí Dũng và nnk., 1997. Đánh giá thực trạng thiếu hụt iod ở Thượng Thanh, Gia Lâm, Hà Nội. Tạp chí RLTHI, 25. Hà Nội.
24. Nguyễn Trường Sơn, 2003. Nhận xét ban đầu về hàm lượng hocmôn tuyến yên, tuyến giáp của bệnh nhân bướu cổ đơn thuần trên đảo Cát Bà, Hải Phòng. TC Y học thực hành, 12. Hà Nội.
25. Nguyễn Văn Vi, Nguyễn
Trường Sơn, 2003. Kết quả
điều tra tỷ lệ mắc bệnh bướu cổ đơn thuần và 2 năm thực hiện cuộc vận động toàn
dân ăn muối iod tại Hải Phòng. TC Y học thực hành, 44. Hà Nội.
26. Phạm Huy Nhu và nnk., 1995. Liên quan các yếu tố nguy cơ của các nguồn nước dùng trong sinh hoạt với bệnh bướu cổ tại đảo Cát Bà, Hải Phòng. TC Y học, 1. Hà Nội.
27. Phan Văn Duyệt và nnk., 1990. Bệnh bướu cổ ở Hậu Giang. Báo cáo Hội thảo QG PCRLTHI, Hà Nội.
28. Tạ Văn Bình, 2001. Tình hình bướu cổ tại Việt
29. Tạp chí Các rối loạn thiếu hụt iod. Số 1-14. Bộ Y tế, Hà Nội.
30. Thái Hồng Quang, 2001. Bệnh bướu cổ địa phương và bướu cổ
tản phát. Bệnh viện Nội tiết. Nxb Y học, Hà Nội.
31. Vinogradov A.P., 1957. Địa hoá học các nguyên tố hiếm và phân tán
trong đất. Nxb Nauka, Moskva (tiếng Nga).