MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT KAINOZOI VÙNG TÂY NAM
MIỀN VÕNG HÀ NỘI TRÊN CƠ SỞ PHÂN TÍCH TÀI LIỆU TRỌNG LỰC KẾT HỢP VỚI
TÀI LIỆU ĐỊA CHẤT - ĐỊA VẬT LÝ KHÁC
CAO ĐÌNH
TRIỀU, PHẠM
Viện Vật lý Địa
cầu, Viện KH&CN Việt Nam, 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
Tóm tắt: Trên cơ
sở kết quả phân tích tài liệu trọng lực và từ hiện có, các tác giả đã tiến hành
tìm hiểu đặc trưng cấu trúc địa chất Kainozoi vùng tây nam miền võng Hà Nội.
Kết quả nghiên cứu cho thấy:
1) Có biểu hiện phân chia khu vực nghiên
cứu thành 3 đới cấu trúc khá rõ nét: đới Rìa đông bắc, đới Trung tâm, và đới
Rìa tây nam.
2) Các đới đứt gãy phương TB-ĐN như: Sông
Lô, Vĩnh Ninh, Thái Bình, Hưng Yên, Nam Định, Mỹ Lộc - Yên Định và Sông Hồng là
những đứt gãy đóng vai trò quan trọng trong phân chia đới, phụ đới cấu trúc.
3) Giá trị độ sâu dự báo lớn nhất của mặt đáy hệ tầng Vĩnh Bảo vùng tây
nam miền võng Hà Nội là 0,3 - 0,4 km, của hệ tầng Tiên Hưng có thể đạt tới 1,4 - 1,8
km, của hệ tầng Phù Cừ trong
phạm vi vùng nghiên cứu đạt tối đa 2,4 - 2,5 km, trong khi mặt đáy hệ tầng
Phong Châu được dự báo là có độ sâu tối đa ở mức 2,4 - 2,6 km. Độ sâu tới móng
trước Kainozoi vùng tây nam miền võng Hà Nội được dự báo có thể đạt tới 9,0 -
9,5 km.
I. MỞ ĐẦU
Miền võng Hà Nội là một
phần của bể Sông Hồng được các nhà địa chất đánh giá là một trong những bể có
triển vọng dầu khí lớn nhất nước ta. Các phương pháp địa vật lý thăm dò nhằm
tìm kiếm các cấu trúc có triển vọng chứa dầu đã được tiến hành tại miền võng
này từ những năm 60 của thế kỷ XX. Tuy vậy, cho đến nay độ sâu nghiên cứu đạt
được của các phương pháp địa vật lý còn rất hạn chế, tối đa là 3-4 km. Trong
khi đó, theo dự đoán của một số nhà địa vật lý thì móng Trước Kainozoi miền
võng Hà Nội có thể đạt tới 6-7 km và có thể hơn.
Theo tài liệu hiện có thì
trầm tích Kainozoi miền võng Hà Nội bao gồm các hệ tầng chủ yếu sau: Kiến Xương
(Holocen), Hải Dương (Pleistocen), Vĩnh Bảo (Pliocen), Tiên Hưng (Miocen muộn),
Phù Cừ (Miocen giữa), Phong Châu (Miocen sớm), Đình Cao (Oligocen) và Phù Tiên
(Eocen). Do đặc điểm cấu trúc địa chất phức tạp, nên độ sâu tới đáy của các hệ
tầng sau Oligocen được nghiên cứu khá đầy đủ, trong khi bề dày của các hệ tầng
Đình Cao và Phù Tiên cũng như độ sâu tới móng trước Kainozoi của miền võng Hà
Nội cũng đang còn là vấn đề tranh luận của các nhà địa chất và địa vật lý dầu
khí Việt Nam.
Góp phần tìm hiểu đặc điểm
cấu trúc - mật độ trầm tích Kainozoi vùng tây nam miền võng Hà Nội, trong khuôn
khổ bài báo này các tác giả tiến hành một loạt phương pháp phân tích kết hợp
tài liệu địa chất hiện có với tài liệu trọng lực và từ nhằm đánh giá một số đặc
điểm cấu trúc địa chất Kainozoi ở vùng này.
Các tài liệu được sử dụng
gồm: dị thường trọng lực Bouguer; dị thường từ hàng không và các tài liệu về
mật độ, độ sâu tới đáy của các hệ tầng có được trên cơ sở khoan thăm dò và khai
thác dầu khí, cũng như các kết quả phân tích tài liệu địa chấn thăm dò.
Vùng nghiên cứu trong bài
báo này được giới hạn trong khung tọa độ: 20009’ - 20046’
B; 106004’ - 106037’ Đ.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH
1. Thông số vật lý của các hệ tầng đặc trưng
Đối với công tác phân tích
tài liệu địa vật lý thì các thông số vật lý của đất đá là hết sức quan trọng.
Vì vậy, để nâng cao hiệu quả của phương pháp phân tích tài liệu trọng lực và
từ, trong bài báo này chúng tôi đã tiến hành thống kê đặc trưng các thông số
vật lý của các hệ tầng theo tài liệu có được từ các kết quả khoan thăm dò cũng
như các kết quả xác định đặc trưng thông số vật lý hiện có trên phạm vi lãnh
thổ Việt Nam [2, 4, 11]. Sự khác biệt tương đối lớn giữa thông số mật độ và độ
từ cảm của các hệ tầng thuộc miền võng Hà Nội là lợi thế lớn cho việc đảm bảo
độ chính xác cao của phép phân tích tài liệu trọng lực và từ [9].
2. Phương pháp phân tích
Phương pháp phân tích số
liệu trọng lực và từ vùng tây nam miền võng Hà Nội được tiến hành theo nhóm như
sau [1, 3, 5-10]:
2.1. Nhóm phương pháp
phân tích nhằm mục đích phân đới cấu trúc trên cơ sở tài liệu trọng lực và từ:
Đặc trưng phân đới cấu trúc
của vùng nghiên cứu được biểu hiện rõ trên cơ sở phương pháp luận sau:
a) Dựa trên cơ sở mối quan hệ bản chất môi trường địa chất với hình thái
cấu trúc trường trọng lực (từ), nhằm mục đích phân miền cấu trúc trường trọng
lực (từ), trong bài báo này chúng tôi đã sử dụng một tổ hợp phương pháp biến
đổi trường sau đây:
- Phương pháp nâng trường
lên nửa miền không gian phía trên.
- Phương pháp tính
građien trung bình trường trọng lực (từ).
- Phương pháp tính toán
các loại vectơ thành phần theo trục X, Y, Z.
b) Hình thái cấu trúc và
giá trị của "hệ số Poisson biểu kiến". Hệ số này phản ánh đặc trưng
thạch học của đối tượng địa chất tại độ sâu cần nghiên cứu. Như vậy, tính đồng
nhất của môi trường địa chất phản ánh tính bất biến của hệ số p. Đây là cơ sở
lý luận chính trong phương pháp phân tích tương quan bản chất giá trị trường
trọng lực và từ.
2.2. Nhóm phương pháp
phân tích nhằm phát hiện và xác định đặc trưng cấu trúc đứt gãy:
Thông thường, nhằm phát
hiện đứt gãy các nhà nghiên cứu trọng lực và từ dựa trên cơ sở các dấu hiệu
biểu hiện trên các loại tài liệu đó. Có những dấu hiệu trực tiếp và cũng có
những dấu hiệu gián tiếp. Các dấu hiệu trực tiếp là dấu hiệu phát hiện trực
tiếp trên cơ sở đặc trưng của trường dị thường chưa biến đổi, như biểu hiện
ranh giới hai miền có đặc trưng trường khác biệt hoặc là hệ thống các điểm oằn
nối nhau, v.v. . Các dấu hiệu gián tiếp là các dấu hiệu chỉ nổi rõ qua một phép
hoặc một quá trình biến đổi. Chẳng hạn việc xác định các đạo hàm bậc khác nhau,
tính toán bất đẳng hướng, v.v.
Nhằm đánh giá đặc trưng cấu
trúc của đứt gãy chúng tôi tiến hành các phép biến đổi và tính toán sau: xây
dựng mặt cắt thẳng đứng građien ngang, građien thẳng đứng, građien chuẩn hóa
toàn phần; thiết lập mặt cắt hệ số cấu trúc/mật độ trên cơ sở mô hình lăng trụ
tròn nằm ngang; và cuối cùng là giải bài toán ngược trọng lực 2D để chính xác
hóa đặc trưng cấu trúc đứt gãy.
2.3. Nhóm phương pháp
nghiên cứu đặc trưng cấu trúc mặt móng Trước Kainozoi
Nhằm nâng cao hiệu quả của
phương pháp trọng lực trong nghiên cứu cấu trúc địa chất nông, quá trình phân
tích này được tiến hành tuần tự theo các bước sau:
a) Xây dựng mô hình cấu trúc sơ bộ ban đầu: Việc xây dựng mô hình cấu trúc ban đầu dựa trên cơ
sở:
- Các thông số cấu trúc có
được theo các loại tài liệu địa chất - địa vật lý khác nhau. Cụ thể đối với
vùng nghiên cứu, chúng tôi sử dụng các
tài liệu khoan, địa chất, địa chấn, đo sâu điện, điện từ tellur và tài liệu vật
lý lỗ khoan.
-
Phác họa mô hình ban đầu trên cơ sở các thành phần trường trọng lực và từ. Thực
chất của quá trình này là thiết lập các điểm đặc trưng của dị thường. Thông
thường, chúng tôi sử dụng các quá trình biến đổi như thiết lập mặt cắt thẳng
đứng của các loại građien, mặt cắt hệ số cấu trúc / mật độ.
b) Thiết lập mô hình mật độ: Mô
hình mật độ vùng nghiên cứu được thiết lập trên cơ sở kết quả nghiên cứu thông
số mật độ của đất đá (Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam) và thông số mật độ
được xác định tại các độ sâu khác nhau của lỗ khoan.
c. Giải bài toán ngược trọng lực 2D: Bài toán ngược trọng lực được sử dụng trong nghiên cứu cấu trúc mặt ranh
giới Kainozoi miền võng Hà Nội là bài toán mô hình đa giác nhiều cạnh.
2.4. Nhóm phương pháp
nghiên cứu dự báo trường đá móng Trước Kainozoi
a) Tham số mật độ của một số loại đá đặc trưng móng Kainozoi: Tham số mật độ được sử dụng trong nghiên cứu này
được thiết lập trên cơ sở các tài liệu sau đây: 1) Tài liệu về mật độ của các
lỗ khoan thăm dò miền võng Hà Nội; 2) Kết quả nghiên cứu tính chất vật lý của
đá và quặng trên lãnh thổ Việt Nam (Đề tài nghiên cứu mã số: 44-01-02-03) [11];
3) Kết quả nghiên cứu thông số mật độ miền võng Hà Nội trên cơ sở thiết lập hàm
tương quan nhiều chiều; và 4) Kết quả xác định quan hệ giữa vận tốc truyền sóng
và mật độ của đất đá trầm tích ở Việt Nam (Đối với vỏ kết tinh và thượng manti,
chúng tôi sử dụng công thức tính tương quan giữa giá trị mật độ và vận tốc
truyền sóng dọc của Puđiurov, 1959: VP = 6r - 11 , trong đó: VP = km/sec, r = g/cm3; đối với vỏ trầm tích trên lãnh thổ Việt
b) Xây dựng hàm tương
quan tuyến tính nhiều chiều xác định độ sâu và mật độ đá: Hàm tương quan tuyến tính nhiều chiều có dạng:
Yi = a0 + a1x1
+ a2x2 + ... + anxn
trong đó: a0, a1,...
an là các hằng số, được xác định trên cơ sở phương pháp bình phương
tối thiểu; xi là các biến phụ thuộc của hàm Y.
Trường hợp hai biến phụ
thuộc, công thức có dạng: Y = a0 + a1x1
Hệ số tương quan tuyến tính
nhiều chiều R được xác định trên cơ sở công thức:
III. ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT KAINOZOI VÙNG
TÂY
1. Đặc điểm phân đới cấu trúc
Phân
chia đới cấu trúc vùng nghiên cứu được dựa trên cơ sở các dấu hiệu nhận dạng
đới cấu trúc theo tài liệu trọng lực, từ và Poisson. Để thực hiện tốt nhiệm vụ
này chúng tôi đã tiến hành quá trình biến đổi tài liệu nguyên thủy nói trên
theo nhiều phương pháp khác nhau:
-
Dị thường trọng lực Bouguer và từ hàng không đã được nâng lên ở các độ cao từ 1
đến 9 km.
-
Dị thường dư trọng lực và từ hàng không ở các độ cao khác nhau (1- 9 km).
-
Thành phần thẳng đứng dị thường trọng lực và từ hàng không ở các độ cao từ 1
đến 9 km.
Hình
1 thể hiện đặc điểm phân đới cấu trúc vùng tây nam miền võng Hà Nội trên cơ sở
tài liệu trọng lực và từ kết hợp. Nổi bật nhất là sự phân chia vùng nghiên cứu
thành 3 đới cấu trúc: đới Rìa đông bắc, đới Trung tâm và đới Rìa tây nam. Ngoài
ra tại vùng Rìa tây nam của diện tích nghiên cứu còn có một phần của đới Ninh
Bình.
1)
Đới Rìa đông bắc gồm: 1. Cấu trúc Tiên Lãng; 2. Cấu trúc Vĩnh Bảo và 3.
Cấu trúc Ninh Giang.
2)
Đới Trung tâm gồm: 1. Phụ đới Trung tâm đông bắc, gồm các cấu trúc Quỳnh
Thọ, An Mỹ và Thái Hòa; 2. Phụ đới Trung tâm tây nam gồm các cấu trúc Phù Cừ, Hưng Hà, Minh Châu, Đông Các, Đông Thọ, Thượng
Hiền, Tiền Hải, Ba Đạt và cấu trúc dạng dải Thái Bình.
3)
Đới Rìa tây nam gồm: 1. Phụ đới cấu trúc dạng dải Sông Chảy; 2. Phụ đới
cấu trúc dạng dải Hưng Yên; 3. Phụ đới cấu trúc Nam Định (gồm các cấu trúc Mỹ
Lộc và Yên Định); và 4. Phụ đới Núi Gôi (gồm các cấu trúc Núi Gôi và Liễu Đề).
2. Các đới đứt gãy chủ yếu
Các
đứt gãy trong trầm tích Kainozoi vùng tây nam miền võng Hà Nội được trình bày
trong Hình 2. Theo kết quả đạt được trên cơ sở phân tích kết hợp tài liệu trọng
lực và từ, có thể rút ra một số nhận định sau:
1)
Các đới đứt gãy phương TB-ĐN như: Sông Lô, Vĩnh Ninh, Thái Bình, Hưng Yên, Nam
Định, Mỹ Lộc - Yên Định và Sông Hồng là những đứt gãy có biểu hiện rõ nét trên
tài liệu trọng lực Bouguer và từ hàng không cũng như trên các thành phần phân
chia của chúng. Các đứt gãy này đóng vai trò quan trọng trong phân chia đới,
phụ đới cấu trúc.
2)
Các đứt gãy phương ĐB-TN là những đứt gãy có biểu hiện trong tài liệu từ và các
thành phần phân tích. Có lẽ chúng có hoạt động yếu trong Kainozoi, hoặc cũng có
thể đây là biểu hiện kế thừa của các đứt gãy Trước Kainozoi.
3)
Vẫn có biểu hiện sự tồn tại của các đứt gãy phương vĩ tuyến và á vĩ tuyến trong
phạm vi vùng nghiên cứu. Tuy nhiên, cũng như đối với đứt gãy phương TB-ĐN, các
đứt gãy phương này cũng rất khó xác định quan hệ với các phương cắt chéo khác.
4)
Các đứt gãy phương kinh tuyến và á kinh tuyến là những đứt gãy có biểu hiện
chia cắt các đứt gãy phương TB-ĐN.
3. Dự báo độ sâu các mặt ranh giới cơ bản của trầm tích Kainozoi
Độ
sâu tới đáy của các hệ tầng trầm tích Kainozoi chủ yếu được các tác giả dự báo
trên cơ sở hàm tương quan tuyến tính nhiều chiều. Cơ sở phương pháp luận của
phương pháp phân tích này được đề cập trong các công bố trước đây [1-10]. Các
số liệu chuẩn được sử dụng cho việc thiết lập hàm tương quan tuyến tính nhiều
chiều là độ sâu được xác định theo tài liệu khoan hoặc địa vật lý khác có được
và các thành phần trường dị thường trọng lực Bouguer được thiết lập. Do số liệu
gốc còn hạn chế nhiều nên có một số mặt ranh giới cơ bản không được dự báo theo
diện.
Các
giá trị thành phần trường trọng lực được sử dụng trong việc thiết lập hàm tương
quan tuyến tính bội là giá trị trọng lực ở mức nâng trường khác nhau, từ 1 km
lần lượt cách nhau 1 km cho đến 11 km và các giá trị dị thường dư ở các mức
nâng trường khác nhau.
Nguyên
lý thiết lập hàm dựa trên cơ sở hệ số tương quan lớn nhất. Trước hết, chúng tôi
tính toán tương quan đơn từng cặp một. Sau đó sử dụng ưu tiên theo giá trị
tương quan từ lớn nhất đến nhỏ nhất để tiến hành tính toán hàm tương quan nhiều
chiều, cứ lần lượt đưa vào hàm tương quan từ 2 chiều .... đến n chiều. Sau mỗi
lần nâng giá trị biến lên là một lần xác định giá trị tương quan tương ứng, cho
đến khi tăng biến đưa vào mà giá trị tương quan không tăng thì kết thúc chu
trình tính toán.
3.1) Hàm tương quan giữa độ
sâu đáy của hệ tầng Vĩnh Bảo HVB và các thành phần trường trọng lực
Bouguer được xác định có dạng:
HVB = 1.729- 0.4467*X1 + 12.7395*X2 - 36.9724*X3
+ 24.7497*X4 (R= 0,98)
Đặc
điểm nổi bật nhất của mặt đáy này là có độ sâu đạt tới 0,3-0,4 km tại cấu trúc
Ba Đạt và việc hình thành một cấu trúc âm dạng dải Thái Bình được tạo nên từ
một chuỗi dị thường âm địa phương (Hình 3).
3.2) Hàm tương quan giữa độ
sâu đáy của hệ tầng Tiên Hưng HTH và các thành phần trường trọng lực
Bouguer được xác định có dạng:
HTH = 4.4218 - 0.0478*X1 - 45.3290*X2 - 110.1541*X3
+ 155.0840*X4 - 45.0135*X5 + 455438*X6 (R= 0,91)
Độ
sâu dự báo lớn nhất tới đáy của hệ tầng Tiên Hưng có thể đạt tới 1,4 - 1,6 km.
Mặt đáy này có biểu hiện phân chia rõ nét thành 3 đới cấu trúc (Hình 4): đới
Đông bắc có độ sâu nhỏ hơn 0,8 km; đới Trung Tâm là đới cấu trúc âm của mặt đáy
này với độ sâu biến đổi trong giới hạn 0,8-1,6 km; và đới Tây nam có độ sâu tới
đáy nhỏ hơn 0,8 km.
3.3) Hàm tương quan giữa độ
sâu đáy của hệ tầng Phù Cừ HPCu và các thành phần trường trọng lực
Bouguer được xác định có dạng:
HPCu = 7.8469 - 4.0846*X1 + 11.2438*X2
+ 42.7294*X3 - 42.8363*X4 - 6.8503*X5 (R=
0,89)
Độ sâu dự báo của đáy của hệ tầng Phù Cừ trong
phạm vi vùng nghiên cứu đạt tối đa 2,4 - 2,5 km (Hình 5). Mặt đáy này cũng có
biểu hiện phân chia yếu thành 3 đới cấu trúc: đới Đông bắc với độ sâu 1,2 - 1,6
km; đới Trung tâm với độ sâu 1,6 - 2,4 km; và đới Tây nam với độ sâu 0 - 2,0
km.
3.4)
Hàm tương quan giữa độ sâu đáy của hệ tầng Phong
Châu HPC và các thành phần trường trọng lực Bouguer được xác định có
dạng:
HPC = 8.4296 - 0.0362*X1 - 1.3297*X2 + 6.7168*X3
+ 35.6046*X4 - 35.7370*X5 - 5.0281*X6
(R= 0,86).
Đới Tây nam của vùng nghiên cứu có biểu hiện nâng
cao của mặt đáy của hệ tầng Phong Châu (Hình 6). Tại đới này mặt đáy này được
dự báo chỉ ở mức 0 - 2,0 km. Đới Đông bắc và đới Trung tâm có biểu hiện phân
chia yếu và độ sâu của hai đới này biến đổi trong giới hạn 1,6 - 2,4 km. Sụt
lún sâu nhất của mặt đáy này thuộc đới Ninh Bình, có thể đạt tới 3,0 km.
3.5. Hàm tương quan giữa độ
sâu mặt móng Trước Kainozoi HKZ và các thành phần trường trọng lực
Bouguer được xác định có dạng:
HKZ = 32.1370 - 0.0427*X1 + 54.6238*X2 - 14 6.3375*X3
+162.8705*X4 + 339.2599*X5
- 339.5579*X6 - 69.8576*X7 (R= 0,93)
Độ
sâu tới móng Trước Kainozoi vùng Tây nam miền võng Hà Nội được dự báo có thể
đạt tới 9,0 - 9,5 km (Hình 7). Bề mặt ranh giới này có biểu hiện phân chia rõ
nét các đới: đới Đông bắc với độ sâu nhỏ hơn 6,0 km; phụ đới Đông bắc của đới
Trung tâm (6,0 - 8,0 km), phụ đới Tây nam của đới Trung tâm (8,0 - 9,5 km); đới
Tây nam có độ sâu nhỏ hơn 4,5 km và đới Ninh Bình có thể đạt tới độ sâu 7,0 -
8,0 km.
Các
biến trong các hàm dự báo là các giá trị:
X1:
giá trị nâng trường trọng lực 0 km; X2: giá trị nâng trường trọng
lực 1 km; X3: giá trị nâng trường trọng lực 2 km; X4: giá
trị nâng trường trọng lực 5 km; X5: giá trị dư của nâng trường trọng
lực 0-9 km; X6: giá trị dư của nâng trường trọng lực 0-10 km; X7: giá trị nâng trường trọng lực
11 km.
4. Dự báo phân bố mật độ của các hệ tầng cấu trúc
Trường
đá móng vùng nghiên cứu được dự báo trên cơ sở giá trị mật độ được dự báo tại
độ sâu móng và các tham số vật lý đặc trưng theo nhóm đá được mô tả trong Bảng
1.
Hàm
tương quan tuyến tính nhiều chiều giữa giá trị mật độ r với độ sâu và các thành
phần trường dị thường Bouguer vùng nghiên cứu được xác định có dạng:
rh = 1.6465 + 0.0002*h + 9.0226*X1
+ 11.0284*X2 + 2.1478*X3
trong
đó: X1 là hiệu giá trị nâng trường trọng lực 0-9 km; X2 là
hiệu giá trị nâng trường trọng lực 0-8 km; X3 là hiệu giá trị nâng
trường trọng lực 0-3 km
Tổng
số điểm sử dụng là 97 điểm, hệ số tương quan R = 0,77.
Theo
số liệu mật độ có được và hàm tương quan nhiều chiều ta thấy:
1)
Các hệ tầng Kiến Xương và Hải Dương có mật độ rất thấp, và giá trị nhỏ hơn 1,7
g/cm3.
2)
Mật độ của hệ tầng Vĩnh Bảo có giá trị thay đổi trong giới hạn 1,9 - 2,3 g/cm3.
Giá trị này cũng có sự phân chia thành 3 đới cấu trúc khá đặc trưng. Mật độ có
giá trị cao ở đới Đông bắc và đới Tây nam, còn đới Trung tâm thì có giá trị mật
độ thấp, nhỏ hơn hoặc bằng 2,0 g/cm3.
3)
Trường mật độ dự báo của hệ tầng Tiên Hưng có biểu hiện phân bố phức tạp hơn hệ
tầng Vĩnh Bảo. Giới hạn biến đổi của giá trị mật độ hệ tầng này là từ 2,15 đến
2,40 g/cm3. Giá trị mật độ của hệ tầng này cũng có biểu hiện thay
đổi từ đới này sang đới khác, thấp nhất tại đới Trung tâm và nâng dần giá trị
về phía các đới Đông bắc và Tây nam.
4)
Ngoài biểu hiện phân đới của giá trị mật độ dự báo của hệ tầng Phù Cừ, chúng ta
còn nhìn thấy sự hình thành các dị thường mật độ dọc theo các đới đứt gãy Sông
Lô và Vĩnh Ninh. Giá trị mật độ của hệ tầng này biến đổi trong giới hạn 2,36 -
2,50 g/cm3.
5)
Hệ tầng Phong Châu có mật độ dự báo nằm trong giới hạn biến đổi 2,30 - 2,46
g/cm3. Dị thường âm lớn của mật độ hệ tầng này có phương kinh tuyến
(Diên Điền - Tiền Hải). Các dị thường âm có cấu trúc nhỏ hơn phân bố chủ yếu
dọc theo các đới đứt gãy Sông Lô và Vĩnh Ninh.
6)
Các hệ tầng Đình Cao và Phù Tiên có giá trị mật độ dự báo biến đổi trong giới
hạn 2,38 - 2,54 g/cm3. Các cấu trúc dị thường âm mật độ của hệ tầng
này phân bố chủ yếu tại đới Trung tâm và dọc theo các đới đứt gãy Sông Lô và
Vĩnh Ninh.
7)
Mật độ dự báo của đá móng Trước Kainozoi có giá trị biến đổi trong giới hạn
lớn, từ 2,54 đến 2,78 g/cm3. Có biểu hiện phân dị lớn của giá trị
mật độ của đá móng Trước Kainozoi và tạo thành các cấu trúc âm dương khá phức
tạp. Giá trị mật độ thấp thuộc phạm vi phụ đới Đông bắc của đới Trung tâm. Tại
đây, giá trị mật độ nhỏ hơn 2,62 g/cm3.
Bảng 1.
Thông số vật lý được thống kê phục vụ phân tích tài liệu
TT |
Hệ tầng |
Thành
phần thạch học |
Giá
trị mật độ (g/cm3) |
Vận tốc sóng (Vp, km/s) |
1 |
2 |
3 |
5 |
7 |
I |
Kiến
xương (Holocen , Q2) |
Trầm
tích hỗn hợp sông biển, đầm lầy |
1,32 |
0,21 |
II |
Hải
Dương |
Cát
bột bãi triều, cuội, sạn alluvi |
|
|
III |
Vĩnh
Bảo |
Bột
kết, sét kết có chứa than nâu |
1,77 |
1,87 |
IV |
Tiên
Hưng |
Bột
kết, sét kết có chứa than nâu |
2,10 |
3,12 |
V |
Phủ Cừ |
Cát
kết, bột kết, sét kết có chứa than nâu |
2,30 |
3,87 |
VI |
Phong
Châu |
Cát
kết, bột kết |
2,40 |
4,02 |
VII |
Đình
Cao |
Sạn
kết, cát kết, bột kết |
2,45 |
4,44 |
VIII |
Phù
Tiên |
Sạn
kết, cát kết, bột kết |
2,50 |
4,63 |
IX |
Móng Trước
Kainozoi |
|
>2,55 |
>4,70 |
Hình 1. Sơ đồ phân đới cấu trúc vùng tây nam miền võng Hà Nội theo tài liệu
trọng lực và từ hàng không |
Hình 2. Sơ đồ phân bố đứt gãy trong Kainozoi vùng tây nam miền võng Hà Nội
theo tài liệu trọng lực và từ hàng không |
Hình
3. Phân bố độ sâu đáy hệ tầng Vĩnh Bảo
vùng tây nam miền võng Hà Nội |
Hình
4. Phân bố độ sâu đáy hệ tầng Tiên Hưng
vùng tây nam miền võng Hà Nội |
Hình
7. Phân bố độ sâu móng Trước Kainozoi
vùng tây nam miền võng Hà Nội |
Hình
8. Trường đá móng Trước Kainozoi vùng
tây nam miền võng Hà Nội theo kết quả phân tích tài liệu trọng lực và từ |
4. Dự báo trường đá móng Trước Kainozoi
Trường
đá móng trước Kainozoi vùng Tây nam miền võng Hà Nội được dự báo trên cơ sở đặc
điểm mật độ và từ tính của đất đá biểu hiện thông qua hệ số Poisson. Kết quả
phân tích của chúng tôi cho phép dự báo sự tồn tại của một số loại đá móng
trước Kainozoi như sau (Hình 8):
1)
Đá cổ nhất có lẽ là Proterozoi, phân bố trên phạm vi khá rộng tại đới Tây nam
của miền võng Hà Nội.
2)
Có lẽ đá Paleozoi có diện tích phân bố hẹp hơn và chủ yếu tại rìa của đới Trung
tâm.
3)
Dự báo là tại trung tâm miền võng Hà Nội có thể tồn tại đá có tuổi Mesozoi.
4)
Dọc theo các đới đứt gãy Sông Lô, Vĩnh Ninh và tại đới Ninh Bình có biểu hiện
tồn tại đá phun trào.
IV. KẾT LUẬN
Các kết quả phân tích tài
liệu trọng lực và từ có được, kết hợp với các tài liệu địa chất - địa vật lý
khác cho thấy:
1)
Có biểu hiện phân chia vùng nghiên cứu thành 3 đới cấu trúc khá rõ nét: đới Rìa
đông bắc gồm các cấu trúc Tiên Lãng, Vĩnh Bảo và Ninh Giang; đới Trung tâm gồm
các phụ đới Trung tâm đông bắc: cấu trúc Quỳnh Thọ, An Mỹ và Thái Hòa; và phụ
đới Trung tâm tây nam: cấu trúc Phù Cừ, Hưng Hà, Minh Châu, Đông Các, Đông Thọ,
Thượng Hiền, Tiền Hải, Ba Đạt và cấu trúc dạng dải Thái Bình; và đới Rìa tây
nam gồm các phụ đới cấu trúc dạng dải Sông Chảy, Hưng Yên và các phụ đới cấu
trúc Nam Định và Núi Gôi.
2)
Các đới đứt gãy phương TB-ĐN như: Sông Lô, Vĩnh Ninh, Thái Bình, Hưng Yên, Nam
Định, Mỹ Lộc - Yên Định và Sông Hồng là những đứt gãy đóng vai trò quan trọng
trong phân chia đới, phụ đới cấu trúc. Các đứt gãy phương ĐB-TN biểu hiện hoạt
động yếu trong Kainozoi, hoặc cũng có thể đây là biểu hiện kế thừa của các đứt
gãy trước Kainozoi. Có biểu hiện sự tồn tại của các đứt gãy phương vĩ tuyến và
á vĩ tuyến trong phạm vi vùng nghiên cứu, là những đứt gãy có biểu hiện chia
cắt các đứt gãy phương TB-ĐN và có lẽ là những đứt gãy trẻ.
3) Giá trị độ sâu dự báo lớn nhất của mặt đáy của hệ tầng Vĩnh Bảo vùng
Tây nam miền võng Hà Nội là 0,3 - 0,4 km, của mặt đáy hệ tầng Tiên Hưng có thể đạt tới 1,4 - 1,8 km, của hệ tầng Phù Cừ trong phạm vi vùng nghiên
cứu đạt tối đa 2,4 - 2,5 km, trong khi mặt đáy của hệ tầng Phong Châu được dự
báo là có độ sâu tối đa ở mức 2,4 - 2,6 km. Độ sâu tới móng trước Kainozoi vùng
Tây nam miền võng Hà Nội được dự báo có thể đạt tới 9,0 - 9,5 km. Mật độ dự báo của đá móng trước Kainozoi có
giá trị biến đổi trong giới hạn lớn, từ 2,50 đến 2,78 g/cm3.
VĂN LIỆU
1. Cao Đình Triều,
Hoàng Văn Vượng, 1986. Tìm hiểu quy
luật biến đổi mật độ vỏ Trái đất lãnh thổ Việt
2. Cao Đình Triều, 1998. Phân vùng cấu trúc lãnh thổ Việt
3. Cao Đình Triều,
Nguyễn Danh Soạn, 1998. Hệ thống
đứt gãy chính lãnh thổ Việt
4. Cao Đình Triều, Đinh
Văn Toàn, 1999. Mô hình cấu trúc vỏ
Trái đất lãnh thổ Việt
5. Cao Đình Triều, 2000. Trọng lực và phương pháp thăm dò trọng lực. Nxb
Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 276 tr.
6. Cao Đình Triều, Lê
Văn Dũng, Phạm
7. Cao Đình Triều,
Nguyễn Tiến Hóa, Mai Xuân Bách, Phạm
8. Cao Đình Triều, Phạm
10. Cao Dinh Trieu, 1998. The Bouguer Gravity anomalies and structure of the Crust
in
11. Nguyễn Khải (Chủ
biên), 1987. Báo cáo Kết quả
nghiên cứu tính chất vật lý của đá và quặng trên lãnh thổ Việt