ĐẶC ĐIỂM
ĐỊA CHẤT VÀ BIẾN CHẤT VÙNG TẠ KHOA
QUA KẾT QUẢ ĐO VẼ 1:50.000 NHÓM TỜ YÊN CHÂU
LÊ THANH
HỰU, ĐINH CÔNG HÙNG
Liên đoàn Bản đồ Địa
chất Miền Bắc, Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội
Tóm tắt: Các thành tạo địa chất thuộc nếp lồi Tạ Khoa
là một bộ phận của cấu trúc Sông Đà, gồm 3 hệ tầng: Nậm Sập (D1-2 ns),
Bản Cải (D3 bc) và Đa Niêng
(C1 đn) có thành phần ban đầu là các trầm tích lục nguyên, lục nguyên-silic,
lục nguyên chứa carbonat và carbonat. Các đá bị biến chất qua nhiều giai đoạn,
nhưng mạnh mẽ nhất có lẽ vào giai đoạn cuối Paleozoi muộn. Trên cơ sở tổ hợp
cộng sinh khoáng vật đặc trưng đã phân chia được 4 đới biến chất tương ứng với
3 tướng (amphibolit, epiđot-amphibolit và đá phiến lục). Bài báo giới thiệu
những nét chính về đặc điểm địa chất và biến chất của các thành tạo địa chất
vùng Tạ Khoa.
Kết quả đo vẽ địa chất tỷ lệ
1:50.000 nhóm tờ Yên Châu đã xác định cấu trúc nếp lồi Tạ Khoa được cấu thành
bởi các trầm tích Paleozoi giữa-muộn, gồm các hệ tầng Nậm Sập, Bản Cải và Đa
Niêng.
1. Hệ tầng Nậm Sập (D1-2 ns): Các đá được xếp vào hệ tầng Nậm Sập lộ ra chủ yếu ở nhân
nếp lồi Tạ Khoa, phân bố ở các vùng Chim Vàn, Tà Hộc, Tạ Khoa, Song Pe... Các
đá của hệ tầng có đặc điểm chung là bị biến chất và biến dạng mạnh mẽ, nhiều
nơi quan sát thấy thế nằm của đá dốc đứng hoặc đảo lộn, bị phong hoá, gây khó
khăn cho công tác khảo sát địa chất. Kết quả đo vẽ các mặt cắt chi tiết: Tà Hộc,
Sập Việt và dọc quốc lộ 13A cho thấy hệ tầng có bề dày 1230-1280 m, gồm 2 tập:
- Tập 1:
Thành phần đá ban đầu của tập là cát kết, cát bột kết, đá phiến sét phân lớp mỏng
đến trung bình; chúng bị biến chất nhiệt
động địa phương mạnh mẽ tạo thành đá phiến thạch anh - biotit, đá phiến thạch
anh - felspat-biotit-sillimanit-corđierit. Ở trung tâm vòm nhiệt (vùng từ cầu
Tạ Khoa đến Bản Phố) đá có hiện tượng migmatit hoá (Ảnh 1), thường có màu xám,
xám sáng. Cát bột kết và đá phiến sét bị biến chất yếu thành đá phiến
sét-sericit-chlorit ở vùng Bản Mòng chứa hoá thạch
- Tập 2: Phần dưới bắt đầu bằng đá sét vôi bị biến chất
thành đá phiến thạch anh - felspat-điopsiđ xen các lớp cát bột kết chứa vôi, đá
phiến sét phân lớp mỏng đến trung bình bị biến chất thành đá phiến thạch anh -
felspat-epiđot-calcit, đá phiến thạch anh - điopsiđ-epiđot, đá phiến
calcit-felspat-điopsiđ (Ảnh 2), đá phiến thạch anh - felspat-mica, đá phiến
thạch anh - mica. Dày 620-1310 m.
Thành phần khoáng vật các đá
của hệ tầng được trình bày trong Bảng 1 và 2.
2. Hệ
tầng Bản Cải (D3 bc): Lộ bao quanh các thành
tạo của hệ tầng Nậm Sập, các đá của hệ tầng cũng bị biến chất, nhưng yếu hơn so
với các đá của hệ tầng Nậm Sập và bị vò nhàu uốn nếp mạnh mẽ. Theo các mặt cắt
Tà Hộc, quốc lộ 13A, Sập Việt,... hệ
tầng có bề dày 260-1410 m, được chia thành 2 tập:
Hình 1. Sơ đồ tướng
biến chất vùng Tạ Khoa
- Tập 1:
phần dưới gồm cát bột kết, sét bột kết, đá phiến sét màu xám, xám sẫm. Cát bột kết
ở các vùng Bản Tra, Bản Mong chứa hoá thạch Vỏ nón tuổi Đevon muộn. Phần trên
chủ yếu là đá phiến sét-silic, đá phiến silic-sét xám đen xen sét bột kết; đôi
nơi trong đá phiến sét-silic có xen lớp
quặng mangan dày 1-2 cm, màu nâu đen. Dày: 180-990 m.
- Tập 2: đá vôi, đá vôi sét phân lớp mỏng đến trung bình, có cấu tạo sọc
dải, xen ít lớp mỏng đá phiến silic và đá vôi-silic có cấu tạo vân dải sặc sỡ.
Dày: 80-470 m.
3. Hệ
tầng Đa Niêng (C1 đn): Hệ tầng tạo thành dải
không lớn, bao quanh các đá của hệ tầng Bản Cải. Thành phần gồm đá vôi vi hạt,
hạt nhỏ, màu xám đen, phân lớp trung bình đến dày. Phần trên chủ yếu là đá vôi
dạng khối xen ít đá vôi sét, đá vôi-silic màu xám, phân lớp mỏng; đá vôi chứa
hoá thạch Trùng lỗ tuổi Carbon sớm. Nhiều nơi,
đá vôi hệ tầng Đa Niêng bị tái kết tinh, hoa hoá màu trắng, trắng xám. Dày:
300 m.
II. ĐẶC ĐIỂM BIẾN CHẤT
Quá trình đo vẽ địa chất các
mặt cắt cắt qua cấu trúc nếp lồi Tạ Khoa đã thu thập và phân tích hơn 200 mẫu
lát mỏng thạch học. Kết quả nghiên cứu tổ hợp cộng sinh khoáng vật cũng như đặc
điểm kiến trúc và cấu tạo, nhận thấy các đá trầm tích trong vùng đã trải qua
nhiều giai đoạn biến chất, nhưng mạnh mẽ nhất có lẽ vào giai đoạn cuối Paleozoi
muộn còn để lại đặc điểm phân đới, được thể hiện trên sơ đồ tướng biến chất
(Hình 1). Dựa vào tổ hợp cộng sinh khoáng vật, có thể phân chia được 4 đới biến
chất:
+ Đới
1: có tổ hợp khoáng vật tương ứng với tướng amphibolit. Trung tâm của đới này
phân bố theo phương TB-ĐN ở hai bên cầu Tạ Khoa, kéo dài tới Bản Phố. Rộng 4-5
km, dài 8-10 km, trùng với một phần diện tích các thành tạo lục nguyên của tập
1, hệ tầng Nậm Sập. Các tổ hợp cộng sinh khoáng vật đặc trưng gồm:
- Thạch anh + plagioclas +
felspat kali + biotit+sillimanit+granat;
- Thạch anh + plagioclas +
felspat kali + biotit + sillimanit + corđierit;
- Thạch anh +
plagioclas+felspat+biotit;
- Thạch anh +
felspat+biotit+sillimanit;
- Thạch anh + plagioclas +
felspat + biotit + muscovit + corđierit.
+ Đới 2: có tổ hợp khoáng
vật tương ứng với tướng epiđot-amphibolit. Đới có diện phân bố khá rộng, bao
quanh đới 1 ở cả hai bên bờ sông Đà. Phía TN sông Đà đới rộng 3-4 km, kéo dài
từ Tà Hộc tới Mường Khoa chồng lên các đá lục nguyên tập 1 và lục nguyên - carbonat
tập 2 của hệ tầng Nậm Sập, được đặc trưng bởi các tổ hợp cộng sinh khoáng vật:
- Thạch anh + plagioclas +
biotit + muscovit;
- Thạch anh +
biotit+muscovit+granat;
- Thạch anh +
chlorit+biotit+corđierit;
- Thạch anh +
felspat+điopsiđ+biotit;
- Thạch anh + felspat + calcit + điopsiđ + epiđot;
- Thạch anh + chlorit + điopsiđ + calcit;
- Thạch anh + amphibol +
calcit + felspat + epiđot.
+ Đới 3: có tổ hợp khoáng
vật đặc trưng tương ứng đới biotit của tướng đá phiến lục. Đới 3 tạo thành hai
dải bao quanh đới 2. Dải phía TN kéo dài từ Bản Mong qua Bản Chẹn đến bản Cò
Mi; dải ĐB từ Bản Vàn xuống đến bản Pe Trong, được đặc trưng bới các tổ hợp
cộng sinh khoáng vật:
- Thạch anh + sericit +
chlorit + muscovit + biotit;
- Thạch anh + plagioclas +
sericit + chlorit + muscovit + biotit;
- Thạch anh + biotit +
epiđot + calcit;
- Calcit + tremolit +
chlorit.
+ Đới 4: có tổ hợp khoáng vật tương ứng với đới
sericit-chlorit của tướng đá phiến lục, là đới biến chất ngoài cùng, bao quanh
đới 3, có diện phân bố chồng lên chủ yếu các đá trầm tích của các hệ tầng Bản
Cải và Đa Niêng. Được đặc trưng bởi tổ hợp khoáng vật:
- Thạch anh +
plagioclas+sericit+chlorit;
- Thạch anh +
sericit+chlorit;
- Calcit-sericit + thạch
anh.
Từ các tổ hợp cộng sinh khoáng
vật của đới 1 và đới 2 nêu trên, có thể nhận thấy các đá biến chất ở vùng Tạ
Khoa thuộc loạt áp suất thấp, liên quan đến vòm granit ẩn chưa xuất lộ.
III. ĐẶC ĐIỂM KHOÁNG VẬT
Tổng hợp kết quả phân tích mẫu
lát mỏng cho thấy các đá biến chất có thành phần khá đa dạng, chứa các tổ hợp
cộng sinh khoáng vật khác nhau thuộc các đới biến chất từ thấp đến cao. Dưới
đây là đặc điểm một số khoáng vật chính:
- Biotit: là khoáng vật
phổ biến nhất, có mặt trong các đá từ đới 1 đến đới 3 và đi cùng với các khoáng
vật khác trong các đá lục nguyên. Trong đới 3, biotit gặp dưới dạng các ban tinh,
kích thước thay đổi từ 0,5 đến 1,5 mm (Ảnh 3). Hình dạng và kích thước có xu
hướng giảm dần từ đới biến chất cao tới đới biến chất thấp và thành phần hoá
học cũng có sự thay đổi. Biotit trong đới 1 có độ chứa magnesi khá cao, dao
động từ 0,51 đến 0,85, nhưng độ chứa sắt thấp (0,15-0,41); trong đới 2 có độ
chứa magnesi: 0,43-0,54; độ chứa sắt:
0,45-0,56, tương quan gần bằng nhau. Trong đới 3, độ chứa magnesi 0,56-0,59; độ
chứa sắt: 0,41-0,44, như vậy có sự khác nhau rõ ràng giữa các đới 1 và 2. Phản
ánh độ chứa magnesi giảm dần từ đới biến chất cao (ở trong) ra đới biến chất
thấp (ở ngoài), còn độ chứa sắt thì ngược lại.
- Muscovit: cũng thường
gặp trong các đới biến chất, nhưng phổ biến trong đới 2 và thường đi cùng với
biotit tạo thành tấm, vảy, kích thước trung bình; ở đới 3 và 4, kích thước nhỏ
dần và thường tạo thành tập hợp vi vảy biến tinh đi cùng với các khoáng vật
khác.
- Plagioclas: là khoáng
vật hay gặp trong các đới. Hình dạng và kích thước các hạt cũng giảm dần từ đới
trong ra đới ngoài. Các kết quả phân tích vi dò (Bảng 3) cho thấy plagioclas
trong đới 1 (biến chất cao hơn) có độ bazơ cao hơn so với plagioclas trong đới
biến chất thấp.
- Sillimanit: là khoáng
vật gặp trong các đá lục nguyên bị biến chất trong đới 1 và 2. Hình dạng kim,
que, hoặc dạng sợi tụ thành đám hoặc dạng bó (Ảnh 4), kích thước từ 0,3 mm đến
1 cm và đi cùng với biotit, muscovit.
- Corđierit: gặp ở dạng
ban biến tinh trong đá phiến thuộc đới 1 và 2, kích thước từ vài milimet đến
1,5 cm, phân bố trên nền vảy hạt biến tinh gồm thạch anh, felspat, biotit, muscovit.
Corđierit không màu hoặc hơi phớt vàng thường bị pinit hoá (Ảnh 5).
- Granat: chỉ gặp dạng
hạt nhỏ với hàm lượng không đáng kể trong các đá thuộc đới 1 và đới 2.
- Sericit, chlorit: phân
bố chủ yếu ở đới 3 và 4, thường cộng sinh chặt chẽ với nhau trong các đá sét
kết hoặc ở các phần xi măng thành phần sét trong cát kết, cát bột kết bị tái
kết tinh.
- Điopsiđ: chỉ gặp chủ
yếu trong đới 2, được thành tạo do biến chất từ các đá lục nguyên chứa vôi hoặc
sét vôi. Tinh thể có hình dạng kéo dài, kích thước nhỏ, không màu, độ nổi cao
và rất dễ phân biệt với các khoáng vật khác (Ảnh 6).
- Actinolit: gặp trong
các tổ hợp khoáng vật biến chất từ các đá có nguồn gốc chứa vôi, phân bố ở xa
vòm nhiệt hơn các đá có chứa điopsiđ.
IV. VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ BIẾN CHẤT CỦA CẤU TRÚC TẠ KHOA
1) Việc đo vẽ bản đồ đã
giúp thu thập được hoá thạch Tay cuộn và Bọ ba thuỳ trong đá phiến sét-sericit-chlorit,
cát bột kết bị biến chất (xi măng cát bột biến dư) ở vùng Bản Mòng thuộc hệ
tầng Nậm Sập tuổi Đevon sớm cách xa trung tâm vòm nhiệt, hoá thạch Vỏ nón trong
cát bột kết bị biến chất ở vùng Bản Tra và Bản Mòng tuổi Đevon muộn và hoá
thạch Trùng lỗ trong đá vôi của hệ tầng Đa Niêng. Các hoá thạch trên đều nằm
trong đới biến chất sericit-chlorit của tướng đá phiến lục; có thể coi đây là
phông biến chất của các hệ tầng này.
2) Giai đoạn biến chất nhiệt động mạnh mẽ nhất để tạo nên các đới biến chất có lẽ được thành tạo vào giai đoạn cuối Paleozoi muộn, liên quan đến vòm granit ẩn (?) mà trung tâm của vòm nhiệt thuộc vùng hai bên đầu cầu Tạ Khoa, đặc trưng bởi kiểu biến chất nhiệt độ cao, áp suất thấp
Bảng 1. Thành phần khoáng vật các đá lục nguyên bị biến chất thuộc hệ tầng Nậm Sập
TT |
Số hiệu mẫu |
Tên đá |
Kiến trúc |
Cấu tạo |
Thành phần khoáng vật (%) |
Các khoáng vật khác |
Các mẫu có thành phần tương tự |
||||||||
q |
pl |
fpk |
bt |
mus |
ser |
sil |
co |
gr |
|||||||
1 |
YC.1217/4 |
Đá phiến thạch anh - felspat-corđierit-biotit-sillimanit |
Ban biến tinh nền |
Phiến |
22 |
28 |
|
15,0 |
|
|
5 |
25,0 |
|
tu (1,5%), qu (0,5), zr |
YC.1242/2 |
2 |
YC.1218/1 |
Đá phiến felspat-biotit-corđierit - thạch anh |
Vảy hạt biến tinh |
nt |
6,80 |
47,5 |
10,70 |
22 |
|
|
|
12 |
|
tu (1%), zr, qu |
YC.1223/5, YC.1217/2 |
3 |
YC.1221 |
Đá phiến thạch anh - felspat-biotit-sillimanit-granat |
nt |
nt |
44-45 |
13-15 |
8-10 |
20-22 |
1 |
|
8-10 |
|
ít |
tu, qu, zr |
YC.1219/2, YC.1223, YC.1226/2, YC.1227/3 |
4 |
YC.1221/1 |
Đá phiến thạch anh - biotit |
nt |
nt |
73-74 |
8-10 |
|
17-18 |
|
|
|
|
|
zr, qu |
|
5 |
YC.1225/6 |
Đá phiến felspat-biotit |
nt |
nt |
2-3 |
13-15 |
63-64 |
18-20 |
|
|
|
|
|
qu, zr (1%) |
|
6 |
YC.1227/4 |
Đá phiến thạch anh - felspat-biotit |
Vảy hạt biến tinh |
|
40 |
2-3 |
37-38 |
17-18 |
1-2 |
|
|
|
|
tu, zr, ap, qu (1%) |
YC.1221/1, YC.1227/3 |
7 |
YC.1233/3 |
Đá phiến thạch anh - hai mica |
nt |
nt |
72-73 |
3-5 |
2-3 |
18-20 |
|
|
|
|
tu (1%), zr, qu (1%) |
YC.1233/7, YC.1232, YC.9679, YC.9045 |
|
8 |
YC.1233/8 |
Đá phiến felspat - thạch anh - hai mica - sillimanit |
nt |
nt |
25-27 |
3-5 |
37-39 |
12-15 |
|
|
|
|
tu (1%), zr, qu |
YC.1227/8, YC.1240 |
|
9 |
YC.1241/1 |
Đá phiến mica - thạch anh - felspat-sillimanit |
nt |
nt |
38 |
1-2 |
8-10 |
5-6 |
37-38 |
|
7-8 |
|
|
ep (ít), tu, zr, qu (ít) |
|
10 |
YC.1242/6 |
Đá phiến thạch anh - hai mica-sillimanit |
nt |
nt |
65-67 |
7-8 |
|
22-25 |
|
1-2 |
|
|
qu (1-2%), zr, tu |
YC.9656 |
|
11 |
YC.1242/7 |
Đá phiến thạch anh - felspat - hai mica |
nt |
nt |
68-69 |
13-17 |
|
13-15 |
|
|
|
|
tu, sf, zr, qu (1%) |
YC.1245/1, YC.1230/1 |
|
12 |
YC.1243 |
Đá phiến mica thạch anh - felspat |
nt |
nt |
37-38 |
17-18 |
2-3 |
|
40 |
|
|
|
qu (2-3%), ep |
|
|
13 |
YC.1256/5 |
Đá phiến thạch anh - mica-felspat |
Hạt vảy biến tinh |
nt |
47-48 |
1-2 |
14-15 |
33-37 |
|
|
|
tu, qu |
|
||
14 |
YC.1264/9 |
Đá phiến thạch anh - mica-felspat |
nt |
nt |
77-78 |
5-7 |
|
1-2 |
13-15 |
|
|
|
cal, tu, ap, zr, qu (1%) |
YC.1255/1, YC.1265/2, YC.10005, YC.1249/6, YC.1267 |
Bảng 2. Thành phần
khoáng vật các đá lục nguyên - carbonat bị biến chất thuộc hệ tầng Nậm Sập
TT |
Số hiệu mẫu |
Tên đá |
Kiến trúc |
Cấu tạo |
Thành phần khoáng vật (%) |
Các khoáng vật khác |
Các mẫu có thành phần tương tự |
|||||||||
q |
pl |
fpk |
dp |
act |
bt (cl) |
cal |
ep |
scp |
sph |
|||||||
1 |
YC.1243/4 |
Đá phiến felspat-điopsiđ - thạch anh |
Hạtbiến tinh |
Định hướng (phiến) |
13-15 |
63-64 |
|
18-20 |
|
1,00 |
|
ít |
|
ít |
qu (2%) |
YC.9673 |
2 |
YC.1244/1 |
Đá phiến calcit-felspat-điopsiđ |
nt |
nt |
3-5 |
35-38 |
|
18-20 |
|
|
35-37 |
1,0 |
2-3 |
ít |
qu (1%) |
|
3 |
YC.1253/3 |
Đá phiến thạch anh - điopsiđ-felspat-calcit-epiđot |
nt |
nt |
28-30 |
5-7 |
mir 15-18 |
28-30 |
|
|
10-12 |
7-8 |
|
|
sf, qu (1%) |
|
4 |
YC.1254/2 |
Đá phiến thạch anh - điopsiđ-epiđot |
nt |
nt |
51-52 |
1-2 |
3-5 |
25-27 |
|
2-3 |
2-3 |
10-12 |
|
|
sf, ap, tu, qu (1%) |
|
5 |
YC.2987/1 |
Đá phiến thạch anh - felspat-actinolit |
nt |
nt |
63-64 |
13-15 |
|
|
18-20 |
|
|
2-3 |
|
|
qu (1%) |
YC.9760 |
6 |
YC.2989/2 |
Đá phiến thạch anh - điopsiđ-epiđot-calcit |
nt |
nt |
40-41 |
1-2 |
|
33-35 |
|
1-2 |
7-8 |
13-15 |
|
ít |
qu (1%) |
YC.1246/1, YC.9757/1 |
7 |
YC.2990 |
Đá phiến thạch anh - felspat-điopsiđ |
nt |
nt |
54-56 |
13-15 |
|
27-28 |
|
ít |
|
2-3 |
|
ít |
ap, zr, qu (1%) |
YC.9037/4 |
8 |
YC.2994 |
Đá phiến actinolit - thạch anh - epiđot |
nt |
nt |
13-15 |
3-5 |
|
|
65-67 |
2-3 |
|
|
|
1-2 |
qu, cal, zr (1%) |
YC.1251/8 |
9 |
YC.9039/12 |
Đá phiến calcit-điopsiđ-epiđot-granat |
nt |
nt |
|
1-2 |
|
30-32 |
|
3-5 |
33-35 |
26-28 |
|
1-2 |
qu (1%) |
|
10 |
YC.9677/3 |
Đá hoa có điopsiđ |
nt |
nt |
|
3,0 |
|
7-9 |
|
|
86-88 |
|
|
1-2 |
qu (1%) |
|
Bảng 3. Thành phần khoáng vật của các đá hệ tầng
Nậm Sập (Phân tích bằng phương pháp vi dò)
TT |
Số hiệu mẫu |
Tên đá |
Khoáng vật |
Hàm lượng (%) |
Công thức khoáng vật |
Độ chứa Mg và Fe |
||||||||||||
SiO2 |
Al2O3 |
MgO |
CaO |
K2O |
Na2O |
MnO |
TiO2 |
FeO |
Fe2O3 |
H2O |
Tổng |
Mg/ |
Fe/Fe+Mg |
|||||
1 |
YC9655/1-B2 |
Đá
phiến thạch anh - felspat-2 mica- sillimanit |
Biotit |
45,02 |
36,86 |
2,40 |
- |
10,15 |
- |
- |
- |
0,70 |
- |
4,40 |
99,53 |
K0,86Mg0,24Fe2+0,04Al2,88 |
0,85 |
0,15 |
2 |
YC1221-B2 |
Đá
phiến thạch anh - felspat - biotit-sillimanit-granat |
Biotit |
38,35 |
24,79 |
7,81 |
- |
10,80 |
- |
- |
2,19 |
11,28 |
- |
4,10 |
99,32 |
K1Mg0,84Fe2+0,68Al2,12Si2,78Ti0,12O10(OH)2 |
0,51 |
0,41 |
Labrađor |
51,02 |
29,86 |
- |
13,05 |
0,18 |
4,30 |
- |
- |
- |
0,82 |
- |
99,23 |
Na0,38K0,01Ca0,64 |
- |
- |
|||
3 |
YC1127/4-B3 |
Đá
phiến thạch anh - felspat - biotit |
Biotit |
39,18 |
17,84 |
13,93 |
- |
9,71 |
- |
0,11 |
2,50 |
12,44 |
- |
4,0 |
99,71 |
K0,9Mg1,51Mn0,01Fe2+0,76Al1,53Si2,85Ti0,14O10(OH)2 |
0,63 |
0,31 |
Labrađor |
50,02 |
31,80 |
- |
13,70 |
- |
4,20 |
- |
- |
- |
0,25 |
- |
99,79 |
Na0,36Ca0,67Al1,71Fe3+0,01 |
- |
- |
|||
4 |
YC1241/1-B3 |
Đá
phiến thạch anh - 2 mica - felspat - sillimanit |
Biotit |
39,0 |
22,86 |
7,18 |
- |
9,68 |
- |
- |
0,36 |
16,50 |
- |
4,20 |
99,78 |
K0,91Mg0,79Fe2+1,01Al1,98Si2,87Ti0,02O10(OH)2 |
0,43 |
0,56 |
5 |
YC1242/6-B3 |
Đá
phiến thạch anh - 2 mica - felspat - sillimanit |
Biotit |
37,82 |
19,20 |
11,38 |
- |
9,64 |
- |
0,46 |
3,05 |
13,64 |
- |
4,0 |
99,19 |
K0,91Mg1,25Mn0,03Fe2+0,84Al1,67Si2,79Ti0,17O10(OH)2 |
0,54 |
0,45 |
Albit |
68,05 |
19,50 |
- |
1,10 |
0,10 |
10,01 |
- |
- |
- |
0,98 |
- |
99,72 |
Na0,85K0,01Ca0,05Al1,01Fe3+0,03Si2,98O8 |
- |
- |
3) Giai đoạn biến chất tiếp
theo có liên quan với hoạt động phun trào hệ tầng Viên Nam và xâm nhập phức hệ Ba
Vì tuổi Permi muộn và các thành tạo xâm nhập granit phức hệ Phia Bioc tuổi Trias
muộn đã gây sừng hoá ở các đá của hệ tầng Nậm Sập, Bản Cải và Đa Niêng đã bị
biến chất ở giai đoạn trước. Chính quá trình này đã làm phức tạp hoá đặc điểm
địa chất và biến chất của vùng.
V. KẾT LUẬN
Nếp lồi Tạ Khoa được cấu thành
bởi các trầm tích lục nguyên của hệ tầng Nặm Sập, lục nguyên - carbonat của hệ
tầng Bản Cải, lục nguyên - silic và carbonat của hệ tầng Đa Niêng. Các đá ở đây
đã trải qua 3 giai đoạn biến chất, biến dạng phức tạp. Trên cơ sở kết quả
nghiên cứu thạch học, các tác giả đã thành lập được sơ đồ tướng biến chất vùng
Tạ Khoa, trên đó thể hiện 4 đới biến chất từ trong ra ngoài, gồm:
Đới 1: tương ứng với tướng
amphibolit;
Đới 2: tương ứng với tướng
epiđot-amphibolit;
Đới 3 (biotit): tương ứng với
tướng đá phiến lục
Đới 4 (sericit-chlorit): tương
ứng với tướng đá phiến lục.
Các đới biến chất này thuộc
kiểu biến chất nhiệt độ cao, áp suất thấp.
VĂN LIỆU
1. Đinh Hữu Minh, 2003. Cấu trúc địa chất và đặc điểm quặng hoá sulfur nickel-đồng
mỏ Bản Phúc,
2. Đovjikov A.E. (Chủ
biên), 1965. Địa chất miền
Bắc Việt
3. Lê Thạc Xinh, Hoàng Trí
Nghị, 1964. Cấu trúc địa chất vùng
Tạ Khoa. Bản đồ địa chất, 33 : 9-12, Hà Nội.
4. Lê Thanh Hựu (Chủ
biên), 2007. Báo cáo Địa chất và
khoáng sản nhóm tờ Yên Châu tỷ lệ 1:50.000. Lưu trữ Địa chất, Hà Nội.
5. Nguyễn Xuân Bao (Chủ
biên), 2005. Địa chất và khoáng
sản tờ Vạn Yên. Thuyết minh kèm theo Bản đồ địa chất tờ Vạn Yên tỷ lệ 1/200.000.
Cục ĐC&KS VN, Hà Nội.
6. Nguyễn Xuân Tùng,
1964. Đặc điểm thạch học của phức hệ
biến chất Tạ Khoa. Tập san Địa chất, 32 : 3-8; 33 : 3-8, Hà Nội.
7. Nguyễn Xuân Tùng, Trần
Văn Trị (Đồng chủ biên), 1992. Thành hệ địa chất và địa động lực Việt