ĐÁNH
GIÁ NGUY CƠ TAI BIẾN TRƯỢT LỞ DỌC TUYẾN ĐƯỜNG 4D TRÊN CƠ SỞ NGHIÊN CỨU MỐI QUAN
HỆ
GIỮA CẤU TRÚC
ĐỊA CHẤT VÀ ĐỊA HÌNH
Đại học Khoa học Tự nhiên, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Tóm tắt: Tai biến trượt lở dọc các tuyến đường giao thông ở miền núi nuớc ta xảy
ra thường xuyên và tập trung vào những cung đường xác định. Kết quả nghiên cứu cho
thấy ngoài các yếu tố khí hậu và hoạt động nhân sinh thì cấu trúc địa chất trong
mối quan hệ với địa hình thể hiện rõ vai trò ở các điều kiện khác nhau: 1) Trong
điều kiện địa hình có cùng độ dốc thì khả năng trượt lở phụ thuộc vào mối quan
hệ giữa cấu trúc địa chất và địa hình. Trong trường hợp cấu trúc địa chất được
đặc trưng bởi thành tạo địa chất là đá magma rắn chắc, cấu tạo khối hoặc đá
trầm tích, trầm tích phun trào cấu tạo phân lớp có thế nằm với hướng cắm ngược
với hướng nghiêng của địa hình thì cấu trúc địa chất đóng vai trò đảm bảo tính
ổn định của sườn dốc. Còn trong trường hợp các thành tạo địa chất có cấu tạo
phân lớp, phân phiến với hướng cắm cùng với hướng dốc của địa hình thì cấu trúc
địa chất có vai trò thúc đẩy nhanh quá trình trượt đất đá; 2) Khi cấu trúc địa
chất cũ bị hoạt động kiến tạo trẻ xóa đi để tạo ra một cấu trúc địa chất mới
(đới cắt trượt) với đặc trưng là các thành tạo bị vỡ vụn thì địa hình càng dốc
khả năng trượt càng lớn với nguyên nhân chủ yếu gây trượt lở là trọng lực.
Trên
cơ sở thực hiện đề tài QG-05-29, tập thể tác giả đã tiến hành khảo sát nghiên
cứu cấu trúc địa chất dọc quốc lộ 4D từ Sa Pa đến Lào Cai, tập trung phân tích
các yếu tố gây trượt lở, trong đó chú trọng đến việc đánh giá vai trò của cấu
trúc địa chất tại những vị trí xảy ra trượt lở và có nguy cơ trượt lở cao.
Kết
quả nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc địa chất và địa hình là cơ sở khoa học
cho việc áp dụng các giải pháp kỹ thuật, giảm thiểu tác hại của tai biến trượt lở
có hiệu quả. Tập thể tác xin trân trọng cám ơn Đại học Quốc gia Hà Nội, Ban Khoa
học - Công nghệ đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện đề tài QG-05-29.
Các
điều kiện tự nhiên như khí hậu, thủy văn của miền Tây Bắc Bộ đã được nhiều công
trình đề cập đến [4, 7]. Trong bài báo này, hai yếu tố địa hình, cấu trúc địa chất
và mối quan hệ giữa chúng sẽ được tập trung phân tích nhằm làm rõ vai trò của
những yếu tố đó trong tai biến trượt lở và đề xuất những giải pháp phù hợp, bền
vững để giảm thiểu hậu quả và phòng chống tai biến.
1. Đặc điểm địa hình
Tuyến
đường 4D chạy men theo sườn trái của thung lũng Ngòi Đum có địa hình thấp dần từ
thị trấn Sa Pa đến thành phố Lào Cai, có vách dương dốc, mặt đường hẹp, có nhiều
đoạn uốn khúc với vách âm dốc và sâu. Thung lũng Ngòi Đum có trắc diện ngang
hẹp, hình chữ V, có sườn dốc, thường đạt 60o. Mức
độ phân cắt ngang ở hai bên sườn thung lũng khác nhau, bên sườn trái có 3 suối nhỏ
và một suối lớn, bên sườn phải có 2 suối lớn và 6 suối
nhỏ [1].
Hình 1. Sơ đồ địa
hình, địa chất dọc tuyến đường 4D Lào Cai - Sa Pa [theo 2].
Độ
dốc địa hình là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng trượt lở.
Khi độ dốc địa hình (mà cụ thể là độ dốc của vách dương) tăng lên thì độ ổn định
của sườn giảm xuống một cách đáng kể. Tại tuyến đường 4D, độ dốc địa hình tại
điểm cầu Móng Sến vào khoảng 40o, một số nơi khác đạt 60o,
khi đó hệ số ổn định của sườn sẽ giảm xuống đến 0,35 hoặc nhỏ hơn (h45o = 0,35) [6]. Độ ổn định của
sườn giảm sẽ làm tăng nguy cơ trượt trọng lực của khối đất đá phía vách dương
của đường, đặc biệt khi thành tạo của sườn là vật chất bở rời và bị bão hòa
nước thì trượt lở chắc chắn sẽ xảy ra. Địa hình sườn dốc dọc tuyến đường 4D là
một yếu tố thuận lợi cho tai biến trượt lở xảy ra.
2. Đặc điểm cấu trúc địa chất
Cấu
trúc địa chất được đặc trưng bởi hệ thống các đứt gãy và các thành tạo địa chất
(Hình 1). Các thành tạo địa chất dọc theo tuyến đường 4D khá đa dạng, bao gồm các
trầm tích lục nguyên bị biến chất, nén ép, dập vỡ tạo thành các dải chạy theo
phương TB-ĐN xen kẽ với các khối magma xâm nhập. Từ thị trấn Sa Pa đến thành phố
Lào Cai, quốc lộ 4D cắt qua các thành tạo Đệ tứ không phân chia tại thung lũng
thị trấn Sa Pa, hệ tầng Cam Đường (e1 cđ), hệ tầng
Cha Pả (NP cp) xen kẽ với các thành
tạo xâm nhập hệ tầng Po Sen (dgPZ1 ps),
tiếp theo là Đá Đinh (NP-e1
đđ), Bản Nguồn (D1 bn) và Viên Nam (P3 vn).
Dọc tuyến đường, thành tạo của các hệ tầng này thường có cấu trúc dạng khối, độ
phân lớp kém cho nên hiện tượng trượt theo mặt trượt ít xảy ra, khả năng trượt
trọng lực do bão hòa nước của các khối vật liệu mịn lớn hơn.
Tuyến
đường quốc lộ 4D chạy theo hướng ĐB-TN gần như vuông góc với hệ thống đứt gãy chính
trong vùng, do vậy tuyến đường này cắt qua các đới nén ép, dập vỡ bởi các hoạt
động địa chất. Dọc theo tuyến đường quốc lộ 4D có rất nhiều đoạn có vách dương
cấu tạo bởi các vật liệu bở rời, điển hình là các tầng phong hóa của những đới tiếp
xúc giữa khối xâm nhập Po Sen và hệ tầng Cha Pả, thành tạo sườn tích và bồi
tích Đệ tứ, các đới bị cà nát, nén ép, dập vỡ trong khối xâm nhập Po Sen. Các
vật liệu này khi gặp địa hình sườn dốc và bị bão hòa nước sau mưa sẽ là những
khối trượt gây nguy hiểm cho giao thông trên tuyến đường.
Kết
quả nghiên cứu các điểm trượt lở dọc tuyến đường 4D cho thấy mối quan hệ mật thiết
giữa yếu tố địa hình, cấu trúc địa chất và nguy cơ xảy ra trượt lở. Nếu địa
hình và cấu trúc địa chất đều thuận lợi cho trượt lở thì nguy cơ xảy ra trượt
lở rất cao. Điều này được chứng minh rõ ràng khi nghiên cứu chi tiết nguy cơ
trượt lở tại một số điểm trượt lở điển hình trên quốc lộ 4D trên cơ sở phân tích
cấu trúc địa chất và địa hình.
II. NGUY CƠ TRƯỢT LỞ DƯỚI GÓC ĐỘ CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT VÀ ĐỊA HÌNH
Theo
kết quả nghiên cứu và khảo sát giai đoạn 2001-2003 tại khu vực Lào Cai -
Điển
hình là vụ trượt đất xảy ra tại Km. 119, thuộc địa phận xã Trung Chải ngày
Dưới
góc độ cấu trúc địa chất, trên tuyến đường này có 2 vị trí có nguy cơ trượt lở rất
cao, bao gồm điểm sát chân cầu bê tông tại xã Cha Pả (tọa độ: 22o22’20’’ B và 103o52’17’’
Đ) và điểm gần cầu Móng Sến (tọa độ: 22o24’51’’ B và 103o53’50’’
Đ).
Hình 2. Bình đồ cấu trúc
địa chất tại cầu bê tông xã Cha Pả
Điểm
nguy cơ trượt lở thứ nhất nằm tại chân cầu bê tông thuộc địa phận xã Cha Pả. Điểm
khảo sát cách cầu khoảng 50 m, chếch hướng 30o, chiều đi
Lào Cai (Hình 2). Cầu bê tông này là một cầu nhỏ nằm cách cầu 32 về phía đông
bắc khoảng 1000m, bắc qua con suối nhỏ đổ vào Ngòi Đum. Tại đây, vách dương của
cung đường cao và dốc (độ dốc là 40o), mép đường bên phải sát vách
âm.
Đoạn
đường đi qua cầu bê tông cắt qua các đá granođiorit thuộc phức hệ Po Sen (dgPZ1 ps) chia làm 3 đoạn rõ rệt: đoạn thứ nhất
nằm ở phía tây suối nhỏ, lộ đá gốc rắn chắc có màu xám sáng; đoạn thứ hai dài
khoảng 50 m từ cầu theo hướng 30o, lộ ra các đã bị vỡ vụn, tơi xốp,
ranh giới của đoạn thứ nhất và đoạn thứ hai là dòng suối chảy theo hướng 110o;
đoạn thứ ba lộ đá gốc rắn chắc, tiếp xúc với đoạn thứ hai bằng một đới bị nén
ép và dập vỡ mạnh.
Trên
ba đoạn phân biệt rõ ràng này, có thể thấy đoạn thứ hai có nguy cơ trượt lở rất
cao vì có thành phần vật chất vụn rời và độ dốc của vách lớn. Trong đới nén ép và
dập vỡ thuộc ranh giới giữa đoạn thứ hai và thứ ba còn thấy dấu vết của mặt trượt
bằng phải phương 110o, đổ về nam với góc dốc 40o. Đoạn
thứ nhất và thứ ba có nguy cơ trượt lở thấp vì đá còn tươi và rắn chắc, mặc dù
vách dương có độ dốc khá cao và đá bị phân cắt bằng các khe nứt 40oÐ40 o và 110
oÐ40
o.
Cầu
bê tông có mố tây nam xây trên đá gốc và mố đông bắc xây trên đới vỡ vụn có kè áp
mái của vách dương (Ảnh 1). Về mặt cấu trúc, cầu này nằm trong đới cắt trượt với
đới nghiền vụn rộng khoảng 50 m và kéo dài theo phương 110o; trong
đới này các cấu trúc địa chất bị xóa nhòa, tạo cấu trúc địa chất mới đặc trưng
bởi thành tạo vỡ vụn tạo thuận lợi cho trượt trọng lực xảy ra.
Vị
trí thứ 2 tại cầu Móng Sến, nơi đã xảy ra hiện tượng trượt lở nhiều lần. Cầu Móng
Sến bắc qua suối chảy theo hướng B-N đổ vào Ngòi Đum, phía tây cầu là đoạn đường
cong có hướng 330o chuyển sang hướng 90o tại đầu cầu,
phía đông cầu chạy theo hướng 90o. Phần đường phía tây cầu Móng Sến
có vách dương dốc, dật cấp xây kè áp mái, phía trên sườn có một số khối tảng
kích thước 3´2 m nằm
trên đới vụn, vách âm có bề mặt phẳng rộng 5-6 m và sườn dốc dạng vách có vực
sâu (Ảnh 2).
Trong
các đới đá vụn thuộc vách dương của đoạn cầu Móng Sến còn lưu giữ các mặt trượt
bằng phải có phương 130o, đổ về hướng đông bắc với góc dốc 70o (Ảnh
3). Cách cầu về phía đông theo hướng 90o khoảng 200 m là đới đá dập vỡ,
độ rộng 3 m, nằm sát đá gốc rắn chắc, ở đây phát triển khe nứt theo hệ 108oÐ70 o và 50
oÐ70o
(Hình 3).
Theo
kết quả nghiên cứu, cấu trúc địa chất cầu Móng Sến là đới cắt trượt kéo dài
theo phương 130o, cấu tạo từ đá granođiorit rắn chắc ở rìa đới và phần
trung tâm là đá gốc bị nghiền vụn bở rời (Hình 3). Để đánh giá ảnh hưởng của
đới cắt trượt đến trượt lở đất đá, kết quả nghiên cứu tính chất cơ lý đá trong
đới cắt trượt cho thấy sức kháng cắt của đá bị dập vỡ ở phần trung tâm đới chỉ
bằng nửa sức kháng cắt của đá không bị dập vỡ ở rìa đới. Trong trường hợp cầu
Móng Sến, đá ở trung tâm đới bị nghiền vụn, bở rời, có khả năng thấm nước lớn
hơn nhiều so với trạng thái dăm vụn có độ gắn kết yếu, nên khả năng tạo ra khối
trượt lớn rất cao.
Cũng
như cầu bê tông ở xã Cha Pả, cầu Móng Sến nằm trong đới cắt trượt rộng gần 300
m và kéo dài theo phương 130o. Trong đới cắt trượt, các thành tạo xâm
nhập thuộc phức hệ Po Sen bị vỡ vụn, cấu trúc địa chất bị xóa, mố cầu được xây
trên đới dăm vụn kiến tạo.
Theo
kết quả phân tích cấu trúc địa chất, địa hình và tính chất cơ lý của đá trong đới
cắt trượt và đặc điểm cấu tạo đới cắt trượt có thể nhận xét:
-
Cầu bê tông tại xã Cha Pả và cầu Móng Sến được xây dựng trong đới cắt trượt, có
nguy cơ trượt lở cao.
-
Cầu bê tông tại xã Cha Pả có khả năng bị vặn dưới tác động của quá trình trượt trong
mùa mưa vì mố cầu xây trên nền thạch học có tính chất cơ lý khác nhau [5].
Cầu
Móng Sến có nguy cơ trượt cao trong mùa mưa vì cầu xây trên đới dăm và vụn kiến
tạo.
Qua
các nhận xét trên, ta thấy sự cần thiết của việc khảo sát cấu trúc các đới cắt trượt,
xác định ranh giới của các tầng cắt trượt trước khi tiến hành xây dựng các công
trình. Có như vậy, độ ổn định của các công trình mới được đảm bảo.
III. KẾT LUẬN
Qua
nghiên cứu tổng thể các yếu tố cấu trúc địa chất, địa hình và mối liên quan giữa
chúng với nguy cơ trượt lở dọc tuyến đường 4D và nghiên cứu chi tiết nguy cơ
trượt và cấu trúc địa chất tại hai điểm cầu bê tông tại xã Cha Pả và cầu Móng
Sến thuộc tuyến đường này có thể đi đến một số kết luận như sau:
1)
Tại những nơi có sườn dốc lớn nhưng cấu tạo sườn gồm các thành tạo đá rắn chắc,
cấu trúc khối tảng hoặc có mặt trượt nằm vuông góc với sườn dốc thì nguy cơ trượt
lở là rất nhỏ, gần như không xảy ra. Ở đây, cấu trúc địa chất là yếu tố đảm bảo
tính ổn định và giảm khả năng trượt lở của vách đường;
2) Tại những điểm có địa hình
sườn không quá dốc nhưng các cung đường nằm trong đới hoạt động của các đứt
gãy, đới cắt trượt hoặc vách được cấu tạo bởi các thành tạo có cùng hướng cắm
với vách đường thì hiện tượng trượt lở có nguy cơ xảy ra cao hơn. Tại đây, cấu
trúc địa chất lại là yếu tố thúc đẩy quá trình trượt lở;
3) Tại những nơi mà cấu trúc
địa chất bị xóa, cấu tạo thành phần vách đường chủ yếu là các vật liệu vụn, bở
rời thì quá trình trượt xảy ra chủ yếu bởi yếu tố địa hình và trượt trọng lực;
4) Việc nghiên cứu cấu trúc địa chất của vùng trước khi xây dựng các công
trình, đặc biệt là các tuyến đường giao thông để giảm thiểu tai biến trượt lở
là vô cùng cần thiết.
VĂN LIỆU
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2004. Bản
đồ địa hình tờ Lào Cai, tỷ lệ 1/50.000. Nxb Bản đồ, Hà Nội.
2. Bùi Phú Mỹ (Chủ biên), 2005. Bản
đồ địa chất tờ Kim Bình - Lào Cai, tỷ lệ 1/200.000. Cục Địa chất và Khoáng sản
VN, Hà Nội.
3. Bùi Xuân Vịnh, 2003. Nghiên cứu, điều tra đặc điểm
tai biến địa chất khu vực Lào Cai - Sa Pa bằng viễn thám và hệ thông tin địa lý
(GIS). Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Hà Nội.
4. Đào Văn Thịnh và nnk., 2002. Các tai
biến địa chất ở Tây Bắc Bộ. Trang web Bộ Tài nguyên và Môi trường, Hà Nội.
5. Engel T. et al, 1998. Basic methods of
structural geology. Publ. House of Univ. of Regina, Canada.
6. Lomtadze V.D., 1977. Địa chất công trình. Nxb
Nedra, Moskva (bản tiếng Việt).
7. Trần Trọng Huệ, 2004. Báo cáo Nghiên cứu đánh giá
tổng hợp các loại hình tai biến địa chất trên lãnh thổ Việt Nam và các giải
pháp phòng tránh. Đề tài độc lập cấp nhà nước. Lưu trữ Viện Địa chất, Viện
KH&CN Việt Nam, Hà Nội.