XÂY DỰNG
TRANG WEB ĐÁNH GIÁ VÀ QUẢN LÝ
TAI BIẾN ĐỊA CHẤT HIỆN ĐẠI
TRƯƠNG XUÂN
LUẬN, NGÔ HÙNG LONG, TRƯƠNG XUÂN QUANG
Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội
Tóm tắt: Tai biến địa chất hiện đại đã đang gây
ra những tác hại rất to lớn về người và của cho bất kỳ quốc gia nào trên thế
giới. Bài báo đề cập đến kết quả ứng dụng phương pháp hiện đại trong đánh giá
và quản lý những tai biến địa chất hiện đại bằng Website được xây dựng bằng
ngôn ngữ lập trình PHP, Java Script, với cơ sở dữ liệu MySQL, đồng thời đưa ra
những dẫn liệu cho một số vùng nghiên cứu cụ thể.
I. MỞ
ĐẦU
Các
diễn biến ngày càng phức tạp của các loại hình tai biến địa chất đòi hỏi phải có
những thông tin nhanh chóng, thống nhất trên cả nước, trong khu vực và tiến tới
trên toàn thế giới. Trước tình hình đó, việc xây dựng một trang web nhằm đánh
giá, quản lý, cảnh báo, trợ giúp chúng ta đưa ra quyết định đối phó với các tai
biến địa chất là yêu cầu cấp bách.
Với
sự phát triển của công nghệ web 2.0 kèm theo một loạt các tiện ích đã thúc đẩy mạnh
hơn quá trình thâm nhập vào tất cả các lĩnh vực của cuộc sống cũng như nghiên
cứu ứng dụng, triển khai. Web có lợi thế hơn mọi phương thức truyền tải thông
tin khác như điện thoại, fax, đường truyền dữ liệu. Các lợi thế được thể hiện ở
khả năng truyền thông tin hình ảnh, âm thanh, bản đồ, cũng như khả năng quảng
bá, có thể truy cập đồng thời bằng hàng ngàn máy khách. Sự phát triển mạnh phần
cứng máy tính, tiện ích trong lập trình và các công nghệ mới như viễn thám và
hệ thông tin địa lý (GIS) đã cung cấp một khả năng mới trong nghiên cứu và phân
tích, đánh giá, dự báo và phòng ngừa nhanh chóng, có hiệu quả về tai biến địa
chất.
Do
tính cấp thiết và tầm quan trọng của công tác nghiên cứu tai biến địa chất, hàng
năm tổ chức quốc tế nghiên cứu tai biến thiên nhiên thuộc Liên hiệp quốc thường
tổ chức các hội thảo khoa học quốc tế và có những tập san, tuyển tập chuyên đề
về tai biến thiên nhiên, đặc biệt là việc áp dụng công nghệ mới. Các tác giả có
các công trình được đánh giá cao là: Einstein (1988), Ketrilz (1992), Innocenti
(1992), Montgomery D.R và Dietrich Carrara W.E. et al, (1994); Jade và Sarkar,
(1993); Chung and Fabbri (2001), v.v.
Đáng
kể đến là các mô hình nghiên cứu trượt lở điển hình của trường ITC (Mehico), trên
cơ sở mã nguồn của phần mềm ILWIS, được thể hiện bằng mô hình GISSIZ, xây dựng
trên quan điểm tiếp cận địa lý - địa mạo; mô hình SINMAP lại được xây dựng theo
quan điểm địa chất công trình…
II. PHƯƠNG
PHÁP LUẬN VÀ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Mục tiêu chính của trang web
Mục tiêu chính của trang web được xây dựng với những mục đích chính sau:
+ Truyền
bá các thông tin về tai biến địa chất
+ Quản
lý số liệu quan trắc và thông tin ảnh hưởng tới việc xảy ra tai biến như: địa
hình, độ dốc; cấu tạo đá gốc, đặc tính trầm tích bở rời và lớp thổ nhưỡng; lượng
mưa; thảm thực vật; mạng thuỷ văn; các hoạt động nhân sinh, v.v..
+ Dễ
dàng tra cứu, cập nhật thông tin, đặc biệt theo từng vùng với mức độ nhảy cảm
khác nhau.
+ Tính
toán khả năng xảy ra tai biến cho từng vùng chủ yếu theo các mô hình đã có (GISSIZ,
SINMAP, …) và đưa ra kết quả cảnh báo trên nền bản đồ ảnh vệ tinh Google,
Yahoo, hoặc của Microsoft.
2. Phương
pháp luận
Trang
web được xây dựng trên công nghệ Web 2.0 với ngôn ngữ lập trình PHP, Java Script,
cơ sở dữ liệu là MySQL.
Các
phương pháp chính để đánh giá, phân tích tai biến địa chất bao gồm viễn thám, GIS,
một số phương pháp toán đại diện là phương pháp hệ số tin cậy (Certainty Factor
- CF) [6].
3. Các
bước tiến hành
Theo
sơ đồ 1, các bước thực hiện dự báo tai biến địa chất nói chung, ví dụ cho nghiên
cứu trượt lở đất đá nói riêng, bao gồm 6 bước (Hình 1):
Hình 1. Sơ đồ hệ thống nghiên cứu trượt lở
Ghi chú: GCXL TL – Gia công, xử lý tư liệu.
1.
Phân tích, xác định sự phân bố của các loại hình tai biến địa chất ở khu vực nghiên
cứu;
2.
Khảo sát, phân tích thực địa, xác định các nguyên nhân, nghiên cứu đối sánh… để
phát hiện các yếu tố chỉ thị;
3.
Xây dựng cơ sở dữ liệu, như:
3.1.
Xây dựng các lớp thông tin cơ bản có liên quan tới tai biến địa chất: đặc tính đá
gốc, trầm tích bở rời - thổ nhưỡng; đứt gãy, uốn nếp; mạng lưới thuỷ văn; lớp
phủ thực vật; tần số lượng mưa; địa hình; các hoạt động nhân sinh.
3.2.
Xây dựng các lớp thông tin qua xử lý như: mật độ đứt gãy, vùng ảnh hưởng đứt gẫy;
mật độ mạng lưới thuỷ văn; phân tầng độ cao, độ dốc, hướng dốc; phân vùng đất
yếu; vùng ảnh hưởng của sông suối cấp 1, cấp 2…
4.
Phân tích, xử lý các chức năng GIS, như hỏi đáp, tìm kiếm; phân tích không gian
(thuộc tính và đo đạc, chồng xếp các lớp thông tin, địa hình, nội suy [2], nối tiếp,
đo sự gần kề, mạng và dòng v.v.). Cơ bản
nhất là tìm ra được những phương pháp phù hợp, định các trọng số chính xác để
phân loại hệ số theo thang nhạy cảm để xây dựng bản đồ nhạy cảm cho từng lớp
thông tin [1].
5.
Tích hợp thông tin của nhiều lớp nhạy cảm tạo bản đồ tổng hợp, phân loại lại để
thống nhất hoá theo thang nhạy cảm chung. Thống kê một không gian phân bố để dự
báo, lập báo cáo tổng hợp.
Hình 2. Sơ đồ hệ thống quản lý thông tin tai biến
Các
tư liệu để xây dựng cơ sở dữ liệu có thể
thu thập bằng nhiều nguồn, từ các bản đồ đã có ở nhiều tỷ lệ và nhiều dạng
khác nhau; các tài liệu thu thập thực địa (quan trắc, đo đạc, chụp ảnh số v.v.),
trong đó, dữ liệu viễn thám (ảnh vệ tinh và ảnh máy bay) sẽ cung cấp những
thông tin khách quan, chính xác và rất cập nhật.
Sơ
đồ trang web đánh giá, quản lý tai biến địa chất được thể hiện ở Hình 2.
Dựa
trên mục tiêu đã đưa ra cùng với các chức năng
là đánh giá, quản lý các tai biến địa chất hiện đại, trang Web được xây dựng
gồm các mođul chính sau:
+ Mođul
quản trị nội dung: đưa các thông tin về tai biến.
+ Mođul
quản lý số liệu: quản lý số liệu đã qua xử lý, chuẩn hoá cho phù hợp với mô
hình tính toán.
+ Mođul
tính toán: tính toán dựa trên các mô hình đã nghiên cứu
+ Mođul
xuất kết quả: chồng kết quả với bản đồ để đưa ra bản đồ chuyên đề cảnh báo nguy
cơ trượt lở.
III.
KẾT QUẢ XÂY DỰNG TRANG WEB QUẢN LÝ TAI BIẾN
ĐỊA CHẤT
Trang
Web được xây dựng với các mođul đã nêu. Một số giao diện màn hình được dẫn ra ở
các Hình 3, 4.1, 4.2, 5 và 6. Trong khuôn khổ bài báo, chúng tôi chỉ đưa ra mô hình
đánh giá, quản lý loại tai biến thường xảy ra nhất là “trượt lở”. Việc cập nhật
các loại tai biến khác, như lũ quét, lũ bùn, lũ ống; sự bồi tụ lắng đọng v.v.,
xin được đưa ra ở những bài báo sau.
Hình 3. Giao diện bảng tin về tai biến địa chất cho một vùng cụ thể
(Nguồn tham chiếu từ các kho dữ liệu chuyên môn và các
tạp chí chuyên ngành)
Mođul quản trị nội dung giúp ta đưa thông tin, các bài
báo, kết quả nghiên cứu liên quan đến tai biến địa chất.
Các
chức năng chính từ menu “Tai biến địa chất”:
- Cập nhật số liệu
- Tra cứu dữ liệu
- Tính toán
- Bản đồ hiện trạng
Hình 4.1. Mođul quản lý số liệu, ví dụ cho điểm đánh
dấu
Hình 4.2. Cập nhật các điểm số liệu
Hình 5. Bản đồ
chuyên đề với các điểm và vùng dự báo
Mođul
quản lý số liệu cho phép cập nhật các dữ liệu theo dạng thông tin đi kèm với một
điểm nghiên cứu. Đồng thời cũng cập nhật dữ liệu dạng vùng (tập hợp các điểm)
để thể hiện yếu tố vùng lên bản đồ.
IV. KẾT
LUẬN
Trang
Web xây dựng đã đáp ứng tốt yêu cầu đặt ra, khá thân thiện với người sử dụng. Đây
là trang Web mở, tạo điều kiện tốt cho người sử dụng tham khảo tự can thiệp để
phù hợp với yêu cầu thực tế của mình.
Các
tác giả bài báo sẽ không ngừng nghiên cứu nâng cấp trang Web và hy vọng được cộng
tác với tất cả các nhà khoa học quan tâm, để ngoài việc không ngừng nâng cao chất
lượng trang Web, còn làm phong phú thêm dữ liệu rất đa dạng và nhậy cảm của đối
tượng nghiên cứu. Chúng tôi rất mong muốn các cơ quan chức năng cho phép trang
Web được phép đi vào hoạt động chính thức.
Bài
báo được sự tài trợ của đề tài Nghiên cứu cơ bản mã số 7.158.06.
VĂN LIỆU
1. Aronoff S., 1989.
Geographical Information Systems: A management perspective. WDL Publ., Ottawa, pp.189-247.
2. Cutter S.L, 1996. Vulnerability to environmental
hazards. Progress in Human Geography, 20 : 529-539.
3. Hội Địa chất công trình và môi trường Việt Nam, 2005. Tuyển tập
công trình khoa học. Nxb Xây dựng.
4. Lômtađze V.Đ., 1982. Địa chất động
lực công trình. Nxb Đại học & Trung học chuyên nghiệp.
5. Trương Xuân Luận, 2001. Nghiên
cứu phát triển một số phần mềm cho đào tạo, ứng dụng giải các bài toán địa
chất, môi trường địa chất. Báo cáo kết quả NCKH đề tài cấp Bộ.
6. Trương Xuân Luận, 2001. Xây
dựng phương pháp hợp lý để phân tích tổ hợp dữ liệu không gian và thuộc tính trong
địa chất, môi trường địa chất. Báo cáo kết quả ĐT NCKH cơ bản.
7. Trương Xuân Luận, 2002, 2007. Địa thống kê và toán tin ứng dụng. Giáo trình sau đại học và NCS ngành
Khoáng sản và Thăm dò khoáng sản. Đại
học Mỏ-Địa chất, Hà Nội.
8. Trương Xuân Luận, 2003. Hệ thông
tin địa lý. Đại học Mỏ-Địa chất, Hà Nội.
9. Trương Xuân Luận, 2003. Nghiên
cứu, sử dụng dữ liệu viễn thám và công nghệ hệ thông tin địa lý, tin học đi kèm
trong nghiên cứu đánh giá những biến động về môi trường địa chất hiện đại và đề
xuất giải pháp khắc phục. KQ NCKH đề tài cấp Bộ.
10. Trương Xuân Luận, Nhữ Việt Hà, Trương Xuân Quang, 2006. GIS, RS and mathematical models in combination to
study landside: A case study of the Bo river catchments in Thua Thien Hue
11. Một số trang Web: http://rsc.gov.vn; http://www.monre.gov.vn; http://www.vista.gov.vn.; http://ciren.gov.vn; http://atlas.pdc.org; http://www.Esri.com http://www.gisdevelopment.net/aars/acrs/1999/ts14/ts14106; http://www.gis.com; http://www.geosoftvn.com