MOMEN ĐỊA CHẤN CỦA TRẬN ĐỘNG ĐẤT ĐIỆN
BIÊN M = 5,3
TRẦN THỊ
MỸ THÀNH
Viện Vật lý Địa
cầu, Viện Khoa học và Công nghệ Việt
18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
Tóm tắt: Momen địa chấn M0 là đại lượng đặc trưng cho cường độ động
đất, được xác định từ tích giữa diện tích phá hủy đứt gãy (A) do động đất gây
ra và dịch chuyển theo mặt đứt gãy (D):
Mo = m D A
Biết momen địa chấn, người ta xác định được momen chấn cấp Mw. Đây là
đại lượng quan trọng đặc trưng cho độ lớn động đất. Tuy nhiên, xác định M0
theo công thức trên là một việc khó thực hiện trong thực tế.
Trong bài báo này chúng tôi giới thiệu phương pháp tính M0 theo
công thức Andrew D. J. (1986) và kết quả tính M0 trận động đất Điện Biên M = 5,3 và các
dư chấn.
I.
MỞ ĐẦU
Momen địa chấn M0 là đại lượng đặc trưng
cho cường độ động đất, được xác định từ tích giữa diện tích phá hủy đứt gãy (A)
do động đất gây ra và dịch chuyển theo mặt đứt gãy (D): Mo = m D A
trong
đó, m là hằng số, m = 3.1011
dyn/cm2.
Việc xác định Mo theo công
thức trên là một việc khó thực hiện trong thực tế. Với động đất có băng ghi dao
động nền đất, ta có thể tính được momen địa chấn từ phổ băng ghi này. Ở Việt
Nam, chúng ta có nhiều nghiên cứu về cường độ chấn động động đất, tuy nhiên các
nghiên cứu tính toán momen địa chấn còn rất ít. Trong bài báo này, chúng tôi
xin trình bày kết quả tính momen địa chấn cho trận động đất Điện Biên ngày
19/2/2001 với chấn cấp M = 5,3 và các dư chấn của nó theo băng ghi dao động nền
đất ở trạm Điện Biên.
II. LÝ THUYẾT VÀ THUẬT TOÁN
Brune I.N. [2, 3] đã phát hiện nếu động đất tuân theo mô hình w-2 thì các tham số động lực
của nguồn động đất (tần số góc, momen địa chấn, suy giảm ứng suất) có thể xác
định được từ phổ năng lượng (Hình 1). Khi đó tần số góc fc được tính
theo công thức:
(1)
trong đó, ∆s là hàm suy giảm ứng
suất của trận động đất, k là hệ số. Phổ gia tốc động đất được tính từ phổ dịch chuyển
theo công thức:
(2)
Momen địa chấn (Mo) được
tính theo công thức:
(3)
trong đó, S là diện tích phá hủy của động đất
Năm 1986, Andrews D.J. [1] trên tư tưởng mô hình w-2 với 2 tham số độc lập đã phát triển momen địa chấn và hàm suy giảm ứng suất, đưa
ra cách tính tham số nguồn động đất đơn giản hơn từ phổ của băng ghi động đất.
Phổ năng lượng của dịch chuyển D2(f) = V2 (f)/(2pf) và
phổ năng lượng của vận tốc V2(f) được tính nhờ tích phân:
(4)
|
|
Hình 1. Phổ dịch chuyển và phổ gia tốc của động
đất tuân theo quy luật w-2 |
(5)
Năng lượng bức xạ trong
động đất:
(6)
Phổ Brune được tính theo
công thức:
(7)
trong
đó, tần số góc:
(8)
Đường mức (giới hạn) nằm
ngang tại khoảng tần số thấp của phổ :
(9)
Khi đó momen địa chấn được
tính theo công thức:
(10)
Lấy giá trị trung bình ; ò là vận tốc sóng ngang, r là khoảng cách chấn tiêu động đất.
Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi dùng công thức (10) để tính momen địa chấn
cho động đất Điện Biên và một số dư chấn.
III.
SỐ LIỆU TRẬN ĐỘNG ĐẤT ĐIỆN BIÊN VÀ CÁC DƯ CHẤN
Từ năm 2000, Viện Vật lý
Địa cầu đã thiết lập một mạng lưới các trạm quan sát dao động động đất mạnh
SSA-1, SSA-2 của Mỹ, đây là các máy ghi gia tốc dao động nền có tần số dao động
riêng 0,2 Hz, hệ số tắt dần 0,65, tốc độ lấy mẫu 200 mẫu/giây. Các trạm này
được đặt trên nền đá sét kết, bột kết tại Điện Biên, Tuần Giáo, Lai Châu, Sơn
La, Hoà Bình và Sa Pa, chủ yếu tập trung trong vùng Tây Bắc Bộ, vùng có mức độ
hoạt động động đất mạnh nhất trên lãnh thổ Việt Nam. Đến đầu năm 2001, vào lúc
22 giờ 51 phút ngày 19/ 2, một trận động đất có chấn cấp MS = 5,3 độ
Richter đã xảy ra trên đứt gãy Lai Châu - Điện Biên (đứt gãy kiểu trượt bằng),
cách thị xã Điện Biên 20 km về phía tây nam. Cường độ chấn động ở vùng chấn tâm
của động đất Điện Biên kéo dài chừng 15-20 km theo hướng BĐB - NTN gây ra trượt
lở đá trong núi, nhà sàn rung chuyển mạnh, nhà xây bị hư hại nặng. Sau chấn
động chính đã xảy ra rất nhiều dư chấn, trong số đó nhiều trận mạnh từ 4,1 đến
4,8 độ Richter, như các dư chấn 4,2 và 4,8 độ Richter ngay trong đêm 19/2/2001,
dư chấn 4,1 độ Richter sáng 24/2/2001 và dư chấn 4,7 độ Richter rạng sáng
4/3/2001 [5]. Gia tốc dao động nền đất của động đất chính và các dư chấn mạnh
đã được ghi lai nhờ hệ máy SSA-1, SSA-2 của viện Vật lý Địa cầu. Tổng cộng có
17 băng ghi gia tốc dao động nền đất.
IV.
KẾT QUẢ TÍNH TOÁN
Từ các băng ghi gia tốc dao động nền, chúng tôi biến đổi thành băng ghi
dịch chuyển nền đất, tính phổ năng lượng dịch chuyển nền và xây dựng mô hình w-2 với từng trận động đất
(Hình 2). Từ mô hình này, chúng tôi xác định đường mức (W). Thay giá trị này vào
công thức (10) để tính momen địa chấn của động đất Điện Biên và một số dư chấn
có chấn cấp lớn hơn 4,0 độ Richter. Kết quả được trình bày ở Bảng 1.
Bảng 1. Chấn động chính và dư chấn của trận động đất Điện Biên
STT |
Tên động đất |
Ngày, tháng, năm |
Giờ, phút, giây
(GMT) |
Vĩ độ |
Kinh độ |
momen địa chấn M0 (Dyn*cm) |
M |
Gia
tốc cực đại (cm/s2) |
||
N-S |
V |
E-W |
||||||||
1 |
DB001 |
19
02 2001 |
15h51'34'' |
21,34 |
102,85 |
0,557E+23 |
5,3 |
109 |
90 |
106,8 |
2 |
DB005 |
19
02 2001 |
16h40'17'' |
21,42 |
102,9 |
0,227E+22 |
4,2 |
14,9 |
19,7 |
21,76 |
3 |
DB006 |
19
02 2001 |
19h02'49'' |
21,4 |
102,88 |
0,122E+23 |
4,8 |
61,7 |
42,45 |
74,6 |
4 |
DB012 |
24
02 2001 |
22h14'31'' |
21,36 |
102,92 |
0,188E+22 |
4,2 |
28,26 |
21,26 |
27,15 |
5 |
DB013 |
04
03 2001 |
20h18'49'' |
21,39 |
102,86 |
0,166E+23 |
4,7 |
21,14 |
4 |
42,6 |
Trận
động đất Điện Biên M = 5,3
Dư
chấn ngày 19/2/2001 M = 4,2
Dư
chấn ngày 19/2/2001 M = 4,8
Dư
chấn ngày 24/2/2001 M = 4,2
Dư
chấn ngày 4/3/2001 M = 4,7
Hình 2. Mô hình w-2 của trận động đất Điện Biên và các dư chấn.
V. KẾT LUẬN
Từ mô hình động đất chúng ta tính tham số động lực nguồn động đất, momen
địa chấn. Từ mối tương quan giữa momen địa chấn và diện tích phá hủy đứt gãy,
chúng ta có thể xác định được diện tích phá hủy do động đất gây nên. Đây là một
trong những tham số quan trọng trong việc đánh giá độ nguy hiểm động đất.
Phương pháp xác định các thông số động lực động đất từ phổ dao động nền
đất được nhiều nước tiên tiến trên thế giới sử dụng. Ở Việt Nam, chúng ta chưa
có đủ điều kiện máy móc phương tiện đo các thông số đặc trưng nguồn động đất
việc áp dụng thành công cách tính đặc trưng động lực động đất từ phổ băng ghi
dao động nền giúp chúng ta có nhiều thông tin hơn về động đất, góp phần đánh
giá ngày càng chính xác độ nguy hiểm động đất.
Bài báo được hoàn thành với sự hỗ trợ của Chương trình Nghiên cứu Cơ bản
về Khoa học tự nhiên.
VĂN LIỆU
1. Andrew
D. J., 1986. Objective
determination of source parameters and similarity of earthquakes of different
size. Earthquake Source mechanics,
Maurice Ewing, Ed. by S. Das, J. Boatwright and C. H. Scholz, AGU, 6 : 259 -
267.
2.
3.
4. Lê Tử Sơn, Nguyễn Quốc
Dũng, 2003. Kết quả đầu tiên về quan sát gia tốc nền ở Việt
5. Lê Tử Sơn,
2004. Động đất Điện Biên Ms
= 5,3 ngày