SỬ DỤNG TỔ HỢP CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊA VẬT LÝ TRONG ĐIỀU TRA TAI BIẾN
ĐỊA CHẤT VÙNG VEN BIỂN
LA THANH
LONG, NGUYỄN NGỌC CHÂN, LƯƠNG BỘI LƯU
Liên đoàn Vật lý Địa chất, Km 9,
Thanh Xuân, Hà Nội
Tóm tắt: Để điều tra các dạng tai biến địa chất
như: trượt lở đất đá, nứt đất, sụt đất, phun tro núi lửa... các tác giả đã sử dụng
tổ hợp các phương pháp địa vật lý như : đo địa chấn
khúc xạ, đo sâu điện, đo rađon, đo tổng hoạt độ alpha, đo hơi thuỷ ngân trong
đất. Các kết quả bước đầu cho phép dự báo được sự có mặt của
các đứt gãy trong vùng đang trong giai đoạn hoạt động. Đây là nguyên
nhân chủ yếu gây ra sự trượt lở đất đá, sụt đất ở các vùng có các đứt gãy kiến
tạo chạy qua.
Trong mấy năm gần đây, ở vùng ven biển Nam Trung Bộ thường xảy ra nhiều
hiện tượng tai biến địa chất làm thiệt hại rất nhiều tài sản của nhân dân và đe
doạ nghiêm trọng đến sự bền vững của nhiều công trình quốc gia. Các dạng tai
biến địa chất đó là: trượt lở đất đá, sụt đất, nứt đất, xâm thực mặn...
Từ năm 2003 đến nay, Liên đoàn Vật lý Địa chất phối hợp với Liên đoàn
ĐCTV-ĐCCT Miền Trung đã tiến hành khảo sát, nghiên cứu các hiện tượng tai biến
địa chất dọc ven biển Nam Trung Bộ từ Khánh Hoà đến Bình Thuận. Ngoài các
phương pháp điều tra truyền thống phục vụ điều tra tai biến địa chất như: địa
chất - địa mạo, ĐCTV-ĐCCT, địa hoá, viễn thám... các phương pháp địa vật lý tỏ
ra rất có hiệu quả trong việc điều tra các loại tai biến địa chất kể trên.
Nhiệm vụ đặt ra cho
các phương pháp địa vật lý là:
- Xác định sự có mặt
của các đứt gãy kiến tạo sâu nằm dưới lớp phủ hoặc trong đá gốc và hiện trạng
của nó.
- Xác định tính chất
của các đứt gãy gây sụt lún như: độ sâu, góc dốc, mức độ phá huỷ thông qua các
tham số địa vật lý: vận tốc truyền sóng đàn hồi V của các lớp đất đá, mođul
biến dạng E, hệ số Poisson, điện trở suất... và đánh giá mức độ hoạt động của
chúng.
II. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG,
THIẾT BỊ MÁY MÓC VÀ ĐO ĐẠC
1. Phương pháp đo địa chấn khúc
xạ
Phương pháp đo địa
chấn khúc xạ sử dụng thiết bị địa chấn ghi số 24 kênh Treroloc Mark-6 do Thụy
Điển sản xuất năm 1996. Máy có dải tần rộng, dải rộng, các tham số đo ghi thích
hợp với mọi dạng quan sát. Đo đạc thực hiện với bộ lọc tần thấp 48 Hz, với bước
mẫu hoá (sampling) là 250 ms. Phát sóng được tiến hành bằng búa 7 kg và cộng sóng từ
65-185 lần đập.
Phương pháp địa chấn
khúc xạ sử dụng hệ quan sát 5 điểm nổ theo hệ thống quan sát biểu đồ giao và
đuổi nhau. Khoảng cách của các điểm phát sóng trên tuyến là 57,5 m, khoảng cách
các điểm thu sóng là 5 m, giữa 2 chặng máy có 1 máy thu sóng gối liên kết.
Tuyến địa chấn được bố trí vuông góc với các cánh cung trựơt lở và các hướng
đứt gãy dự kiến.
2. Phương pháp đo rađon
Thiết bị sử dụng
RDA-200 do
Độ sâu tối ưu để hút
khí rađon là 0,7-0,8 m. Tuyến đo trùng với tuyến đo địa chấn và đo sâu điện. Khoảng
cách giữa các điểm là 20 m, khi gặp dị thường, các điểm quan sát được đan dày
10 m/điểm. Để theo dõi sự hoạt động của đứt gãy, việc
đo rađon được tiến hành hai lần trong một năm vào đầu mùa mưa và cuối mùa khô.
3. Phương pháp đo hơi thuỷ ngân
Thiết bị sử dụng là máy
XG-5 của Trung Quốc sản xuất năm 2001.
Thiết bị làm việc theo nguyên lý hấp thụ có chọn lọc
tia bức xạ đặc trưng (bước sóng 2.537Ao) của đèn thuỷ ngân đối với
nguyên tố thuỷ ngân ở trạng thái cơ bản. Thiết bị có độ nhạy 0,1 ngHg, giới hạn phát hiện 0,01 ngHg. Tuyến, mạng lưới,
phương pháp lấy mẫu và đo lặp hai mùa trong năm giống như phương pháp đo rađon.
III. KẾT QUẢ ĐO ĐẠC
1. Tuyến Nha Trang
a. Kết quả đo rađon, thuỷ ngân:
Xác định được đới dập
vỡ, phá huỷ mạnh biểu hiện bởi hệ thống các đỉnh dị thường kích thước nhỏ xen
kẽ nhau liên tục từ cọc 0 đến cọc 1050 (Hình 1).
Đo rađon mùa thứ nhất, dị thường có biên
độ từ 106 đến 625 pCi/l so với phông trung bình 48,1 pCi/l. Đo rađon mùa hai,
dị thường có biên độ từ 152,1 đến 1055,3 pCi/l so với phông trung bình 53,2
pCi/l. Đo hơi thuỷ ngân mùa thứ nhất, dị thường có biên độ từ 112 đến 256
ngHg/m3 so với phông trung bình 44 ngHg/m3 nằm xen kẹp
với các đỉnh dị thường rađon. Đo thuỷ ngân mùa thứ hai, dị thường có biên độ từ
123,1 đến 488,7 ngHg/m3, phông trung bình
45,1 ngHg/m3. Kết quả xử lý tài liệu hơi thuỷ ngân và rađon cho ta các tham
số đặc trưng như sau:
Bảng 1.Tham số đặc
trưng của việc đo hơi thuỷ ngân và rađon tuyến Nha Trang
Giá trị đặc trưng |
Mùa
thứ nhất |
Mùa
thứ hai |
||
Rađon (pCi/l) |
Thuỷ
ngân (ng/m3) |
Rađon (pCi/l) |
Thuỷ
ngân (ng/m3) |
|
Giá trị trung bình |
48,1 |
44,0 |
53,2 |
45,1 |
Độ lệch |
19,3 |
26,7 |
31,1 |
22,7 |
Ngưỡng dị thường |
105,9 |
123,9 |
147,3 |
113,4 |
Gía trị TB dị thường |
239,2 |
206,1 |
361,4 |
338,7 |
Trị số hoạt động tương
đối |
5,0 |
4,7 |
6,8 |
7,7 |
Tương quan giữa 2 mùa |
Rn1-2
= 0,58 |
Hg1-2
= 0,60 |
b. Kết quả đo địa chấn:
- Đới phá huỷ 1: kéo dài từ cọc 0 đến cọc 180
với các đặc trưng sau:
Vận tốc truyền sóng: V = 2184 đến 2410 m/s
Hệ số Poisson: n
= 0,25 đến 0,27
Mođul biến dạng: Ed = 1546 đến 1781 MPa
- Đới phá huỷ 2: kéo dài từ cọc 390 đến cọc 870
có các đặc trưng:
V = 2348 đến 2357 m/s
n
= 0,27 đến 0,28
Ed = 961 đến 1489 MPa
- Đới phá huỷ mạnh: kéo dài từ khoảng cọc 525
đến cọc 730, có các đặc trưng sau:
V = 1782 đến 2353 m/s
n
= 0,27 đến 0,28
Ed = 1112 đến 1489 MPa
Căn cứ vào các tiêu chuẩn tạm thời đề ra trong
quy trình công nghệ của phương pháp đo hơi thuỷ ngân và rađon, căn cứ vào một
số tài liệu công bố của nước ngoài: Keller, Schneiders, Schultz của Cộng hoà Liên
bang Đức; King và cộng sự năm 1986; Thomabam 1986, Fleischer và Mogro Campero
năm 1985, từ các tham số đặc trưng trình bày trong Bảng 1, chúng tôi có thể dự
báo đứt gãy Nha Trang và các đới dập vỡ đi kèm (đoạn nghiên cứu) đang trong
giai đoạn hoạt động. Mức độ hoạt động tương đối mạnh.
2. Tuyến Cam Ranh
a. Kết quả đo rađon, thuỷ ngân
Xác định được đới dập vỡ, phá huỷ mạnh biểu hiện
bởi hệ thống các đỉnh dị thường kích thước nhỏ xen kẽ nhau liên tục từ cọc
-1230 đến cọc -870 và từ cọc -630 đến 180 (Hình 2). Kết quả xử lý tài liệu hơi
thuỷ ngân và rađon cho ta các tham số đặc trưng như sau:
Bảng 2.Tham số đặc
trưng của việc đo hơi thuỷ ngân và rađon tuyến
Giá
trị đặc trưng |
Mùa
thứ nhất |
Mùa
thứ hai |
||
Rađon (pCi/l) |
Thuỷ
ngân (ng/m3) |
Rađon (pCi/l) |
Thuỷ
ngân (ng/m3) |
|
Giá
trị trung bình |
47,8 |
45,4 |
50,1 |
40,0 |
Độ
lệch |
24,5 |
16,4 |
32,9 |
17,8 |
Ngưỡng
dị thường |
121,3 |
94,5 |
149,0 |
93,5 |
Giá
trị TB dị thường |
233,4 |
124,1 |
297,4 |
150,0 |
Trị
số hoạt động tương đối |
4,9 |
2,7 |
5,9 |
3,8 |
Tương
quan giữa 2 mùa |
Rn1-2
= 0,50 |
Hg1-2
= 0,70 |
b. Kết quả đo địa chấn
Trên tuyến phát hiện 2 đới dập vỡ và 1 đứt gẫy
phá huỷ nằm ở khoảng cọc -210 chạy theo hướng á kinh
tuyến. Các đới phá huỷ có các đặc trưng sau:
- Đới phá huỷ 1: kéo dài từ cọc -1260 đến cọc
-870 với các đặc trưng sau:
Vận tốc truyền sóng: V = 1712 đến 2186 m/s
Hệ số Poisson: n
= 0,25 đến 0,28
Mođul biến dạng: Ed = 1010 đến 1879 MPa
- Đới phá huỷ 2: kéo dài từ cọc -420 đến cọc 90
có các đặc trưng:
V
= 2088 đến 2373 m/s
n
= 0,25 đến 0,28
Ed
= 1058 đến 2590 MPa
- Đới phá huỷ mạnh: kéo dài từ khoảng cọc -260
đến cọc -110, có các đặc trưng sau:
V = 2088 đến 2155 m/s
n
= 0,26 đến 0,28
Ed = 1233 đến 1867 MPa
Căn cứ vào các tiêu chuẩn và các tham số đặc
trưng trình bày trong Bảng 2, chúng tôi dự báo đứt gãy Cam Ranh (đoạn đi qua
thị xã Cam Ranh) đang trong giai đoạn hoạt động. Mức độ hoạt
động trung bình đến tương đối mạnh.
3. Tuyến Phan Thiết
a. Kết quả đo rađon , thuỷ ngân
Kết quả đo rađon, thuỷ ngân đã phát hiện đới dập
vỡ, phá huỷ mạnh biểu hiện bởi hệ thống các dị thường kích thước nhỏ xen kẹp
nhau liên tục từ cọc -750 đến cọc +150 (Hình 3). Kết quả xử lý tài liệu đo thuỷ
ngân và rađon cho
ta các tham số đặc trưng như sau:
Bảng 3.Tham số đặc
trưng của việc đo hơi thuỷ ngân và rađon tuyến Phan Thiết
Giá
trị đặc trưng |
Mùa
thứ nhất |
Mùa
thứ hai |
||
Rađon (pCi/l) |
Thuỷ
ngân (ng/m3) |
Rađon (pCi/l) |
Thuỷ
ngân (ng/m3) |
|
Giá trị trung bình |
46,9 |
34,0 |
62,4 |
43,6 |
Độ lệch |
27,9 |
10,0 |
31,9 |
17,8 |
Ngưỡng dị thường |
130,7 |
63,8 |
158,2 |
97,2 |
Giá
trị TB dị thường |
210,9 |
125,4 |
344,4 |
297,7 |
Trị số hoạt động tương đối |
4,5 |
3,7 |
5,5 |
6,8 |
Tương quan giữa 2 mùa |
Rn1-2
= 0,23 |
Hg1-2
= 0,28 |
b. Kết quả đo địa chấn
- Đới phá huỷ: kéo dài từ cọc -750 đến cọc 150
với các đặc trưng sau :
Vận
tốc truyền sóng: V = 1812 đến 2389 m/s
Hệ
số Poisson: n = 0,25
đến 0,28
Mođul
biến dạng: Ed = 1113 đến 2596 MPa
- Đới phá huỷ mạnh : kéo
dài từ khoảng cọc -350 đến cọc -230, có các đặc trưng sau:
V = 1812 đến 2298 m/s
n
= 0,28
Ed = 1113 đến 1295 MPa
Căn cứ vào các tiêu chuẩn và các tham số đặc
trưng trong Bảng 3, chúng tôi dự báo đứt gãy Phan Thiết (vùng nghiên cứu) đang
trong giai đoạn hoạt động. Mức độ hoạt động từ trung bình đến
mạnh.
IV. NHẬN XÉT
Từ các kết quả phân tích xử lý trên, chúng tôi
có một số nhận xét sau :
- Kết quả đo rađon ,
thuỷ ngân 2 mùa trên các tuyến phản ánh rõ các đới dập vỡ kèm theo đứt gãy. Giá trị phông trung bình trên các tuyến mùa thứ nhất hầu hết nhỏ
hơn phông trung bình mùa thứ hai. Đồng thời các giá
trị dị thường mùa thứ hai lớn hơn và phân dị hơn mùa thứ nhất. Các đỉnh
dị thường bị xê dịch vị trí dẫn đến hàm tương quan giữa 2 mùa đo nhỏ (tương
quan không chặt), dao động từ 0,23 đến 0,6 (rađon ); 0,38 đến 0,61 (thuỷ ngân).
Trị số hoạt động tương đối N của 2 mùa cũng khác nhau, mùa
thứ hai thường lớn hơn mùa thứ nhất. Điều đó cho thấy
các đứt gãy trong vùng đều đang trong giai đoạn hoạt động, mức độ từ trung bình
đến mạnh.
- Kết quả đo địa chấn trên 3 tuyến đã giúp phân
chia các lớp đất đá theo tốc độ truyền sóng khác nhau.
Phát hiện chính xác các đứt gãy và các đới dập vỡ đi kèm.
Các đới dập vỡ trên các tuyến địa chấn trùng với đới dập vỡ đã phát hiện trên tuyến
đo rađon, thuỷ ngân.
Hình
1. Kết quả đo
địa vật lý tuyến Nha Trang
Hình
2 . Kết quả đo địa vật lý tuyến Cam Ranh
Ghi
chú: Xem Hình 1.
Hình 3.
Kết quả đo địa vật lý tuyến Phan Thiết
Ghi
chú: Xem Hình 1.
V. KẾT LUẬN
1. Để nghiên cứu các hoạt động tân kiến tạo, các
phương pháp địa vật lý được sử dụng trong điều tra có hiệu quả là: phương pháp
đo địa chấn khúc xạ, phương pháp đo sâu điện, phương pháp đo rađon, tổng hoạt
đô alpha và
phương pháp đo hơi thuỷ ngân.
2. Các tài liệu khảo sát địa vật lý trên vùng
cho thấy: các đứt gãy Hàm Tân - Cam Ranh, Nha Trang (đoạn nghiên cứu) đang
trong giai đoạn hoạt động, cường độ hoạt động của chúng được xếp vào loại từ trung bình đến
mạnh.
3. Theo kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới
như Đức, Nga, Trung Quốc, Anh, Australia..., để dự báo được chính xác những hoạt động tân kiến tạo, cần phải tiến
hành quan trắc khí rađon và hơi thuỷ ngân trong đất định kỳ nhiều lần trong năm
và trong nhiều năm .
VĂN LIỆU
1. Keller, Schneiders, Schultz..,1990. Indoor Radon correlated
With Soil and Subsoil Radon
Potential - A case study.
2. Lương Bội Lưu (Chủ biên),
2000. Quy trình công nghệ đo
địa chấn phục vụ điều tra ĐCCT. Lưu trữ Địa
chất, Hà Nội.
3. Nguyễn Tài Thinh, 2001.
Một số vấn đề về ứng dụng các phương pháp địa vật lý trong điều tra nghiên cứu tai biến địa chất, bản đồ địa chất. Lưu trữ Địa chất, Hà Nội.
4. Nguyễn Tài Thinh (Chủ biên),
2002. Quy
trình công nghệ đo hơi thuỷ ngân và rađon. Lưu trữ Địa chất, Hà Nội.
5. Phan Thanh Sáng (Chủ biên),
2001. Báo cáo Điều tra tai biến địa chất Tây Nguyên. Lưu trữ Địa chất, Hà Nội.
6.