TRÍCH XUẤT CÁC THÔNG SỐ
TRẮC LƯỢNG HÌNH THÁI LƯU VỰC SÔNG BÉ TỪ MÔ HÌNH SỐ CAO TRÌNH
TRẦN TUẤN TÚ, HÀ QUANG HẢI
Khoa Môi trường, trường ĐH Khoa học Tự nhiên,
ĐH Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh
Tóm tắt: Mô hình số
cao trình (DEM) lưu vực sông Bé với độ phân giải 90×90 m được xây dựng từ dữ
liệu đường đồng mức địa hình và điểm độ cao thuộc loạt bản đồ địa hình Việt Nam
tỷ lệ 1/50.000, hệ thống VN2000. Các thông số trắc lượng hình thái trích xuất từ
DEM thuộc nhóm hình thái (bề rộng trung bình, tỉ lệ kéo dài, đường cong cao
trình, tính bất đối xứng lưu vực) và nhóm mạng dòng chảy (độ lớn mạng, bậc dòng
chảy Strahler, dòng lớn nhất...)
Các thông số trắc lượng hình thái cho thấy lưu vực sông Bé gồm bảy cấp
dòng chảy, trong đó số dòng cấp 1 là 13845; dòng chính sông Bé từ Thác Mơ đến
cửa lưu vực tại Hiếu Liêm là dòng cấp 7. Có năm lưu vực cấp 6 đều phân bố bên tả
ngạn, 15 trong số 18 lưu vực cấp 5 phân bố bên tả ngạn. Theo hướng dòng chảy có
thể chia lưu vực sông Bé thành hai vùng rõ rệt: vùng I (đông bắc) phân bố ở cao
trình 220-977 m, phổ biến 220–230 m; vùng II (tây nam) cao trình nhỏ hơn 220 m,
phổ biến 70–100 m. Ranh giới của hai vùng này là dải nâng Phước Long - Túc
Trưng. Dải nâng này có hướng tây bắc-đông nam, đi qua điểm uốn Thác Mơ.
Lưu vực sông Bé có sự bất đối xứng lớn giữa tả ngạn và hữu ngạn, hệ số
bất đối xứng toàn lưu vực AF = 35,67; vùng I là 41,85 và vùng II là 30,66.
Trong nghiên cứu địa mạo truyền thống, đặc điểm địa hình như cao trình, độ
dốc, phân cắt sâu, phân cắt ngang v.v… được tính toán từ bản đồ địa hình in trên
giấy (bản đồ tĩnh). Hiện nay, sức mạnh công nghệ GIS trong mô phỏng 3 chiều, đặc
biệt là mô hình số độ cao - DEM (Digital Elevation Model) cho phép phân tích
định lượng các thông số hình thái địa hình. Các thông số này được sử dụng rất
hữu ích trong nghiên cứu địa mạo, thủy văn vì chúng cho phép xây dựng mạng dòng
chảy, dự báo lũ lụt, đánh giá phân bố trầm tích, xác định các dạng sườn đồi, lập
bản đồ nhạy cảm trượt đất v.v...
Bài bào này trình bày kết quả trích xuất các thông số trắc lượng hình thái
lưu vực sông Bé (Hình 1) từ mô hình DEM. Các thông số trắc lượng hình thái được
chia thành hai nhóm: nhóm hình thái và nhóm mạng dòng chảy. Những thông số thuộc
hai nhóm này là cơ sở xác định đặc điểm địa mạo định lượng lưu vực sông Bé phục
vụ cho công tác quản lý môi trường lưu vực.
II. SƠ LƯỢC VỀ DEM
Khái niệm của thuật ngữ liên quan tới DEM vẫn chưa có sự nhận thức thống
nhất, mô hình địa hình số (DTM- Digital Terrain Model) dùng đồng nghĩa với DEM
và TIN (Triangulated Irregular Network) được áp dụng để tính toán các thông số
địa hình. Trong cấu trúc DEM (hay cấu trúc Raster), độ cao địa hình (Z) được gán
vào ô lưới chữ nhật hay ô vuông đều đặn (pixel) trong không gian (Hình 2a).
Trong cấu trúc TIN, độ cao địa hình được định vị tại đỉnh các tam giác (Hình
2b). DEM có cấu trúc đơn giản, dễ xử lý trong máy tính, do đó được ứng dụng rộng
rãi trong nghiên cứu địa mạo và thủy văn [8].
Phân giải DEM được xác định bằng kích thước ô lưới cơ bản của mô hình, liên
quan tới độ chính xác trong mô tả địa hình. Trong địa mạo học, tùy theo mục tiêu
và qui mô nghiên cứu, độ phân giải DEM được xây dựng theo các mức khác nhau
(Bảng 1) [1].
Với diện tích 7563 km2, DEM lưu vực sông Bé được xây dựng với độ
phân giải 90×90 m tương đương mức 2 (phân giải 50-200 m), đáp ứng công tác điều
tra địa mạo khu vực ở bản đồ tỉ lệ trung bình 1:100.000 đến 1:200.000.
Bảng 1. Phân giải DEM và ứng dụng trong nghiên cứu địa mạo
Mức |
Nguồn của phép đo cao |
Các ứng dụng trong địa mạo |
Mức 1 |
- Các đường cao độ và sông
suối từ ảnh hàng không và những bản đồ địa hình tỉ lệ 1:5.000 tới 1:50.000 - Cao trình của các bề mặt và
đường sông suối từ đo đạc mặt đất bằng GPS - Cao trình từ viễn thám hàng
không và trắc lượng ảnh, rađar và độ cao laser |
- Thể hiện chi tiết đặc điểm địa
hình và hiển thị - Ước lượng sự ngập lũ,
độ ẩm đất và những đặc điểm phân bố mô hình thủy văn - Phân tích không gian địa hình và
đặc điểm đất - Hiệu chỉnh sườn địa hình của dữ
liệu vệ tinh - Ảnh hưởng của hướng sườn trên
nền bức xạ mặt trời, bay hơi và thực vật |
Mức 2 |
- Các đường cao độ và sông suối từ
ảnh hàng không và những bản đồ địa hình tỉ lệ 1:50.000 tới 1:200.000 - Cao trình của các bề mặt và
đường sông suối số hóa từ bản đồ địa hình tỉ lệ 1:100.000 |
- Mức độ rộng hơn trong mô hình
phân bố thủy văn - Đo đạc và phân tích hình thái
khu vực - Phân tích lưu vực, mô hình hóa
thông số tổng thể và đánh giá đa dạng sinh học |
Mức 3 |
- Cao trình của các bề mặt và
đường sông suối số hóa từ các bản đồ địa hình tỉ lệ 1:100.000 tới 1:250.000 - Mức độ thô của DEM chuyển đổi
bằng lấy trung bình khu vực của dữ liệu mịn. |
- Biểu thị sự phụ thuộc của nhiệt
độ bề mặt và lượng mưa - Ảnh hưởng hướng sườn tới lượng
mưa và mức độ lồi lõm địa hình tới gió. - Thành lập bản đồ phân thủy châu
lục |
Mức 4 |
- Cao trình của các bề mặt số hóa
từ các bản đồ địa hình tỉ lệ 1:250.000 tới 1:1.000.000 - Lưu trữ quốc gia điểm lưới tam
giác, điểm mốc và những cao trình địa hình khác. |
- Mô hình hóa xói mòn và trầm tích - Đê chắn đối với những mô hình. |
Khả năng phân tích DEM vô cùng phong phú. Những tính toán các thông số về
độ dốc, hướng sườn, chiều dài sườn, mật độ phân cắt ngang, mật độ phân cắt sâu
lưu vực sông Bé đã được chúng tôi trình bày trong một số công bố trước đây [6].
Bài báo này giới thiệu khả năng phân tích thống kê địa hình, nhận dạng ranh giới
lưu vực và chiết tách mạng dòng chảy từ DEM phục vụ cho nghiên cứu địa mạo và
thủy văn.
Thống kê thuộc tính hình thái đã được sử dụng trong mô tả cảnh quan [7]
trong phân loại và nhận dạng những dấu hiệu cảnh quan, trong đó, phân tích thống
kê từ DEM như: tần số phân bố cao trình (histogram), cao trình lớn nhất, nhỏ
nhất, cao trình trung bình, độ lệch vv…là những thông số quan trọng trong mô tả
địa hình.
- Phân cấp lưu vực
Ranh giới lưu vực được xác định từ DEM theo thuật toán ma trận cuốn 4 ô
(Hình 3) [3]. Trong hình 3, ô lưới màu trắng có cao trình lớn nhất trong 4 ô
lưới, những ô lưới màu xám là những ô lưới thuộc lưu vực.
Chiết tách mạng dòng chảy được xây dựng theo mô hình D8 [3]. Trong D8,
hướng dòng chảy từ một ô lưới được xác định theo hướng dốc nhất địa hình từ 8 ô
lưới xung quanh (Hình 4a). Trong giới hạn của D8, mỗi dòng chảy được chiết tách
từ mô hình chỉ theo một trong 8 hướng cách nhau 45° (Hình 4b). Thứ bậc dòng chảy
được xác định theo luật Strahler (Hình 4c, d).
III. THÔNG SỐ TRẮC LƯỢNG HÌNH THÁI LƯU VỰC SÔNG BÉ
DEM lưu vực sông Bé được xây dựng từ dữ liệu đường đồng mức địa hình và
điểm cao trình thuộc loạt bản đồ địa hình Việt Nam tỷ lệ 1/50.000, hệ thống
VN2000 (Hình 5). Hình 6 là mạng sông suối lưu vực được chiết tách từ mô hình
DEM.
1. Nhóm thông số hình thái lưu vực
Hình thái lưu vực
trực tiếp ảnh hưởng tới quá trình vận chuyển nước và trầm tích. Đặc điểm hình
thái lưu vực được mô tả bằng các chỉ số về diện tích, chiều dài, hình dạng và
cao trình địa hình v.v... Các thông số hình thái lưu vực sông Bé trích xuất từ
DEM bằng chương trình River Tool được thể hiện ở Bảng 2.
Hình 7. Biểu đồ histogram độ cao lưu vực
Bảng 2. Các thông số hình thái lưu vực sông Bé
TT |
Thông số |
Ký hiệu |
Đơn vị |
LV sông Bé |
Mô tả |
1 |
Chu vi |
P |
km |
490,7 |
Chu vi lưu vực |
2 |
Diện tích |
A |
km2 |
7484,05 |
Diện tích lưu vực |
3 |
Chiều dài lưu vực |
Lmax |
km |
362,4 |
Chiều dài lớn nhất từ cửa lưu vực |
4 |
|
L |
km |
137,1 |
Độ dài đường thẳng nối liền nguồn
và cửa sông |
5 |
Bề rộng bình quân của lưu vực |
B |
km |
54,6 |
|
6 |
Tỉ lệ kéo dài |
Re |
|
0,27 =
(97,6 /362,4) |
Đường kính hình tròn có cùng diện
tích lưu vực /chiều dài lớn nhất lưu vực |
7 |
Tỉ lệ với hình tròn |
Rc |
|
0,39(78) (19103,76) |
Diện tích lưu vực /diện tích hình
tròn có cùng chu vi với lưu vực. |
8 |
Độ cao lớn nhất |
Elmax |
m |
979,5 |
Độ cao lớn nhất lưu vực |
9 |
Độ cao nhỏ nhất |
Elmin |
m |
12 |
|
10 |
Độ cao tuyệt đối |
H |
m |
|
Elmax-Elmin |
11 |
Độ cao trung bình |
Em |
m |
235 |
|
12 |
Đường cong độ cao |
Hi |
|
|
Biểu diễn tương quan diện tích và
độ cao lưu vực |
|
|
|
|
|
|
- Biểu đồ độ cao
Biểu đồ độ cao lưu vực (histogram) biểu
diễn mối tương quan giữa độ cao và diện tích lưu vực (Hình 7). Biểu đồ này cho thấy
địa hình lưu vực gồm hai vùng rõ rệt: vùng I nằm trong dải độ cao 220-979,5 m, phổ biến là 220-230 m. Vùng II phân bố ở độ cao nhỏ hơn 220 m, phổ biến là
70-100 m.
Đường cong độ cao (Hypsometry)
biểu diễn mối tương quan % h/H với % a/A, với H là cao trình tuyệt đối, A là
diện tích lưu vực, a là diện tích cắt ngang địa hình tại cao trình (h). Giá trị
a/A luôn biến đổi từ 0 (tại điểm cao nhất trong lưu vực có h/H = 1,0) tới 1,0
(tại điểm thấp nhất trong lưu vực có h/H = 0). Trên biểu đồ này có một điểm uốn
tại h/H = 0,225 tương ứng với vị trí h = 220 m trên biểu đồ độ cao ở Hình 8.
- Tính bất đối xứng lưu vực (AF)
Tính bất đối xứng lưu vực thể hiện sự cân đối lưu vực theo phương nằm ngang
với dòng chảy. Nó được biểu diễn bằng hệ số AF và được tính theo công thức: AF =
100 (Ar/At), trong đó Ar là diện tích hữu ngạn, At là tổng diện lưu vực. Hệ số
AF toàn lưu vực sông Bé là 35,67 (H.9a), vùng I là 41,85 (H.9b) và vùng II là
30,66 (H.9c). Hệ số AF cho thấy lưu vực sông Bé có sự bất đối xứng cao, nhất là
vùng II.
|
|
|
(a) |
(b) |
(c) |
Hình
9. Hình dạng lưu vực và tính bất đối xứng: (a) Toàn lưu vực;( b) Vùng I; (c)
Vùng II
|
|
a |
b |
Hình
10. a) Lưu vực cấp 5; b) Lưu vực cấp 6
Bảng 3. Thông số tổng quát mạng dòng chảy
TT |
Giải thích |
Đơn vị |
Giá trị |
1 |
Độ lớn mạng (tổng số dòng chảy cấp
1) |
dòng chảy |
13845 |
2 |
Bậc dòng chảy Strahler |
bậc |
7 |
3 |
Dòng chảy lớn nhất |
km |
344 |
4 |
Tổng chiều dài dòng chảy |
km |
13057.57 |
Bảng 4. Thông
số chi tiết mạng dòng chảy
Bậc
|
N (số lượng) |
Dt trung bình |
Chiều dài dòng |
Chênh cao theo |
Số dòng bậc 1 đổ vào (số lượng) |
Độ |
1 |
13845 |
0,28 |
0,45 |
15,63 |
|
1,08519 |
2 |
2880 |
1,43 |
1,75 |
20,47 |
1,16 |
1,13891 |
3 |
632 |
6,92 |
5,14 |
27,08 |
1,08 |
1,19085 |
4 |
145 |
31,66 |
13,32 |
39,58 |
1,05 |
1,26030 |
5 |
33 |
137,15 |
30,92 |
51,64 |
1,00 |
1,34752 |
6 |
8 |
623,64 |
75,60 |
58,75 |
8,75 |
1,41528 |
7 |
1 |
7386,99 |
344,00 |
119,00 |
6,00 |
2,83324 |
|
|
|
|
|
|
|
2. Nhóm thông số mạng dòng chảy
Trong nghiên cứu định lượng hệ
thống dòng chảy, Horton đã sử dụng phương pháp gán số cho các dòng chảy để thể
hiện thứ bậc, mối liên kết các nhánh sông. Horton chỉ ra rằng số lượng dòng chảy
ở mỗi bậc phát triển tăng theo cấp số nhân như 1, 4, 16, 64,.... và nhiều thông
số khác cũng có tương quan tương tự. Nghiên cứu của Strahler (1957) và các
nghiên cứu lưu vực khác cũng cho kết quả tương tự và được gọi là Luật
Horton-Strahler [2].
Kết quả trích xuất mạng dòng
chảy cho thấy lưu vực sông Bé gồm 7 cấp. Dòng chảy cấp 7 là đoạn từ chân đập
thủy điện Thác Mơ tới cửa lưu vực (tại Hiếu Liêm). Có năm lưu vực cấp 6 phân bố
hoàn toàn bên tả ngạn. Có 18 lưu vực cấp 5, trong đó 15 ở tả ngạn và 3 hữu ngạn
(Hình 10a, b). Các thông số mạng dòng chảy sông Bé trình bày ở Bảng 3 và 4.
Biểu đồ quan hệ giữa các thông số mạng dòng chảy theo luật Horton-Strahler
được thể hiện ở Hình 11.
IV. NHẬN XÉT CHUNG
Kết quả trích xuất các thông số trắc
lượng hình thái từ mô hình DEM cho phép rút ra các nhận xét sau:
1) Lưu vực sông Bé gồm bảy cấp dòng
chảy, trong đó tổng số dòng cấp 1 là 13845, dòng chính sông Bé từ Thác Mơ đến
cửa lưu vực tại Hiếu Liêm là dòng cấp 7. Có năm lưu vực cấp 6 đều phân bố ở tả
ngạn, 15 trong số 18 lưu vực cấp 5 phân bố bên tả ngạn. Có sự bất đối xứng lớn
giữa tả và hữu ngạn lưu vực (AF = 35,67); vùng I (AF = 41,85); nổi bật tại vùng
II (AF = 30,66) tuyến tính với các thông số mạng dòng chảy như số lượng dòng
chảy, diện tích trung bình.
2) Các bậc dòng chảy (từ cấp 2 đến cấp
6) có quan hệ tuyến tính với các thông số mạng dòng chảy như: số lượng dòng
chảy, diện tích trung bình, độ chênh cao, độ dốc trung bình lưu vực. Đây là cơ
sở để tính toán chế độ thủy văn lưu vực như cân bằng nước, mô hình hóa dòng chảy
tràn, cường độ xói mòn và trầm tích v.v...
3) Dựa vào biểu đồ độ cao và đường
cong độ cao, có thể phân chia lưu vực sông Bé theo hướng dòng chảy thành hai
vùng rõ rệt: vùng I (đông bắc) phân bố ở cao trình 220-977,5 m, trong đó cao
trình phổ biến trong khoảng 220–230 m, vùng II (tây nam) có cao trình nhỏ hơn
220 m, phổ biến trong khoảng 70-100 m. Ranh giới của hai vùng này là dải nâng
Phước Long - Túc Trưng. Dải nâng này có hướng tây bắc - đông nam, đi qua điểm
uốn Thác Mơ, quan sát được rất rõ trên mô
hình DEM.
1. Goudie
A. S., 2004. Digital Elevation Model. Encyclopedia of
Geomorphology, Routledge Ltd, New York, pp. 260-263
2.
RiverTools User’s Guide, 2001. Copyright
by Rivix Limited Liability Company.
3.
Tarboton D. G., 1997. A new
method for the determination of flow directions and upslope areas in grid
digital elevation models. Water Resources Research, 33/2: 309-319.
4. Trần Tuấn Tú, Hà Quang Hải, Huỳnh Tiến Đạt, 2002. Hệ thống thông tin địa lý và viễn thám trong nghiên cứu xói mòn đất.
Kỷ yếu Hội nghị KHCN lần thứ 8: 111-116. Trường Đại học Bách khoa TP. HCM.
5. Trần
Tuấn Tú, 2003. Ứng dụng viễn thám và GIS trong nghiên cứu đặc điểm
môi trường địa chất lưu vực sông Bé phục vụ cho công tác quản lý lãnh thổ.
Luận văn cao học môi trường. ĐHKH Tự nhiên, TP. Hồ Chí Minh.
6. Trần
Tuấn Tú , Hà Quang Hải, 2006. Giới thiệu bản đồ nguy cơ rủi
ro môi trường lưu vực sông Bé. TC Các khoa học về Trái đất. Hà Nội, 28/3:
315-320.
7. Weibel
R., Heller M., 1991. Digital Terrai Modelling, Geographic Infomation
Systems. 1:299-317, John Wiley & Sons Ltd.
8. Wood J.
D., 1996. The geomorphological characterisation of Digital
Elevation Models. PhD Thesis, University of Leicester, UK.
9. Zeiler M., 1999. Modeling Our World. Environmental Systems Res.
Inst. Inc. 380 New York Street, Redlands, California 92373-8100.