SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP VI TRỌNG LỰC NGHIÊN CỨU ĐỚI PHÁ HUỶ CỦA ĐỨT
GÃY SƠN LA TẠI VÙNG CHẤN TÂM ĐỘNG ĐẤT TUẦN GIÁO
CAO ĐÌNH
TRIỀU, PHẠM NAM HƯNG
Viện Vật
lý địa cầu, Viện KH & CN VN,
18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
Tóm tắt: Trong khuôn khổ bài báo này, các tác giả đã đưa ra
hệ phương pháp phân tích kết hợp tài liệu trọng lực khu vực với tài liệu vi
trọng lực nhằm nghiên cứu đặc trưng cấu trúc đới đứt gãy Sơn La. Kết quả đạt
được cho thấy:
1. Đới đứt gãy
Sơn La cắm về phía đông bắc một góc chung nhất là 670;
2. Bề rộng đới
dập vỡ trên bề mặt là 11 km;
3. Bề rộng đới
hoạt động là 21 km;
4. Mặt đứt đoạn
trong chấn tiêu động đất Tuần Giáo năm 1983 (Ms = 6,7) có góc cắm 800 về đông
bắc.
Quy trình phân tích trọng lực như đã trình
bày trong bài báo này chứng tỏ là có hiệu quả trong nghiên cứu cấu trúc đứt gãy.
Phương pháp này có thể được ứng dụng rộng rãi trong nghiên cứu cấu trúc đứt gãy
có mức độ phá huỷ khác nhau.
I. MỞ ĐẦU
Nghiên cứu
đứt gãy trên cơ sở tài liệu trọng lực và tài liệu từ đã được các nhà địa vật lý
trong nước sử dụng khá rộng rãi [2-7, 9-10]. Các kết quả nghiên cứu trong những
năm gần đây đã chứng tỏ hướng nghiên cứu này là có hiệu quả và đã góp phần làm
sáng tỏ bức tranh về kiến tạo đứt gãy lãnh thổ Việt Nam. Phát hiện đứt gãy và
đánh giá hướng cắm, độ sâu xuất phát cũng như độ sâu kết thúc của đứt gãy là
những đối tượng được các tác giả quan tâm giải quyết. Về mặt phương pháp luận
phân tích tài liệu trọng lực thì Cao Đình Triều (2, 4, 7) đã đưa ra được một tổ
hợp phương pháp phân tích định tính và định lượng trong nghiên cứu cấu trúc đứt
gãy. Tuy vậy các phương pháp này cũng chỉ dừng ở mức phát hiện vị trí, phương
phát triển, hướng cắm của đứt gãy mà thôi. Một trong những nhiệm vụ quan trọng
là nghiên cứu bề rộng của đới phá huỷ thì các phương pháp phân tích trước đây
chưa giải quyết được. Trong khi đó việc nghiên cứu cấu trúc đới dập vỡ kiến tạo
lại có ý nghĩa lớn trong đánh giá bề rộng vùng nguồn phát sinh động đất và trong
thăm dò các loại khoáng sản khác nhau, đặc biệt là thăm dò nước và dầu khí.
Với mục
đích nâng cao hiệu quả của phương pháp phân tích trọng lực, trong khuôn khổ bài
báo này, chúng tôi bước đầu đưa ra một phương pháp phân tích tài liệu trọng lực
khu vực kết hợp với tài liệu vi trọng lực nhằm nghiên cứu bề rộng đới đứt gãy.
Bước đầu phương pháp này được áp dụng trong nghiên cứu đới dập vỡ vùng chấn tâm
động đất Tuần Giáo năm 1983 (Ms = 6,7).
Tài liệu chủ yếu được sử dụng trong công
trình này bao gồm:
1/ Bản đồ dị thường trọng lực vùng Tuần
Giáo tỷ lệ 1:200.000.
2/ Tuyến đo vi trọng lực cắt qua vùng chấn
tâm tỷ lệ 1:25.000 (lưu trữ tại Viện Vật lý địa cầu).
II.
TỔ HỢP PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÀI LIỆU TRONG NGHIÊN CỨU ĐẶC TRƯNG CẤU TRÚC ĐỚI
ĐỨT GÃY
Thông thường, nhằm mục
đích nhận dạng đặc trưng cấu trúc một đứt gãy nào đó chúng tôi sử dụng 3 phương
pháp phân tích tài liệu trọng lực Bouguer theo tuyến như [1-10]:
- Mặt cắt
građien ngang trường trọng lực theo độ sâu;
- Mặt cắt građien chuẩn hoá toàn phần; và
- Mặt cắt hệ số cấu trúc/mật độ trên cơ sở
mô hình lăng trụ tròn nằm ngang.
Các mặt cắt thành phần trường này phản ánh
khá chính xác vị trí và góc cắm của đứt gãy [2, 4, 6, 7]. Nguyên lý xây dựng hệ
phương pháp nhận dạng này là dựa trên giả thiết rằng các đứt gãy là đường cắt
chéo, chia khối cấu trúc thành các khối nhỏ, gây nên sự dịch chuyển theo phương
thẳng đứng và vì vậy đã tạo nên sự thay đổi mật độ theo chiều nằm ngang. Kết quả
phân tích dọc theo các mặt cắt nói trên chỉ là bước đầu nhằm phục vụ cho việc
thiết lập và giải bài toán ngược trọng lực để xây dựng nên mặt cắt cấu trúc đứt
gãy [2, 4, 6, 7].
Các thuật toán phân tích số liệu được lần
lượt mô tả tóm tắt như sau:
1.
Phương pháp xây dựng mặt cắt građien ngang
Građien ngang dị
thường trọng lực Bouguer được xác định trên cơ sở công thức:
(1)
Građien thẳng đứng dị thường trọng lực
được xác định trên cơ sở công thức:
(2)
với: f - hệ số hấp dẫn trọng trường, r - giá trị mật
độ, g/cm3.
2.
Phương pháp xây dựng mặt cắt građien chuẩn hoá toàn phần
Građien chuẩn hoá toàn phần được xác định
trên cơ sở công thức:
(3)
- Số điểm
giá trị trọng lực Bouguer
- Građien thẳng đứng dị thường Bouguer
- Građien nằm ngang dị thường Bouguer
3.
Phương pháp xây dựng mặt cắt hệ số cấu trúc/mật độ
Trên tuyến mặt cắt vuông góc với trục của lăng trụ tròn nằm
ngang ta có công thức xác định giá trị dị thường trọng lực như sau:
(4)
R- bán kính của trụ
trong; x, z - toạ độ tâm của trụ tròn; r- giá trị mật
độ của trụ tròn; g- hệ số hấp dẫn
trọng trường (6,67 x 10-8).
Giả sử ta biết trước được giá trị građien
ngang trường dị thường trọng lực (được xác định bằng đo trực tiếp hoặc tính toán
trên cơ sở dị thường trọng lực Bouguer) Vxz gây ra bởi nhóm các lăng trụ nằm
ngang.
Trong trường hợp bài toán hai chiều, các
thông số của lăng trụ được biểu diễn trên tuyến vuông góc với lăng trụ như sau:
- khoảng cách tới tâm của lăng trụ (theo trục x)
- độ sâu tới tâm của lăng trụ
D- mật độ dư của lăng trụ so với môi trường xung quanh.
Khối lượng của đơn vị lăng trụ nằm ngang
được xác định bằng: . Việc xác định giá trị mật độ dư D
và bán kính của lăng trụ (g/cm3)
(km) một cách riêng
biệt là hết sức khó khăn, vì vậy ta đưa vào công thức tính dị thường trọng lực
đại lượng
sao cho:
và phản
ánh đầy đủ dấu của mật độ dư, ta có:
trong đó
Như vậy, mô hình trụ tròn nằm ngang được
đặc trưng bởi 4 thông số: và
.
Ta thiết lập hàm:
(5)
Thông số là không đổi, khi đó
mô hình trụ tròn nằm ngang được biểu diễn bằng 3 đại lượng véctơ:
Các đại lượng véctơ này sẽ được xác định
trên cơ sở tiệm cận tối ưu hàm (6).
Nếu ta gọi mô hình ban đầu là: , thì các bước xấp xỉ tiếp theo sẽ được xác định trên cơ sở
công thức:
,
, (6)
với .
Các giá trị đạo hàm được xác định theo
công thức:
(7)
(8)
Ở đây:
và (9)
được xác định theo phương pháp Newton, trên cơ sở
công thức:
(10)
Quá trình giải hàm (10) bằng phương pháp
xấp xỉ tối ưu ta xác định hàm F cuối cùng, từ đó xác định được toạ độ tâm của
vật thể và
.
Giả sử ta biết trước được D của trụ tròn nằm ngang thì dễ dàng xác định được bán kính
theo công thức sau:
(11)
4.
Giải bài toán ngược trọng lực trên cơ sở mô hình đa giác nhiều cạnh
Trong trường hợp mô hình hai chiều với
dạng cấu trúc vật thể là đa giác n cạnh, thành phần nằm ngang và thẳng đứng dị
thường trọng lực được xác định trên cơ sở công thức:
(12)
(13)
trong đó: Zi và Xi là tích phân đường dọc theo cạnh thứ i
của đa giác; G- hệ số hấp dẫn trọng trường; r- mật độ của đa giác.
Trong hệ toạ độ vuông góc, nếu xác định
được toạ độ của điểm thứ i (Xi,Zi)
theo góc quay qi và bán kính ri
ta có thể xác định được Z và X theo công thức:
(14)
(15)
với:
,
và
.
Để xác định q1 và q2 ta sử dụng công
thức:
đối với j = 1,2. (16)
Ta biết rằng góc q1 và q2 biến đổi trong
giới hạn từ -p đến +p,
vì vậy trong khi xác định (q1-q2) sẽ xảy ra các
trường hợp sau:
1) z1 và z2 đối xứng
thì:
- khi x1z2
< x2z1 và z2 ³ 0 thì q1= q1+2p;
- khi x1z2
> x2z1 và z1 ³ 0 thì q2 = q2+2p;
- khi x1z2
= x2z1 thì X = Z = 0.
2) Nếu x1 = z1 = 0
hoặc x2 = z2 = 0 thì X = Z = 0, và
3) Nếu x1 = x2,
thì
III.
NGHIÊN CỨU BỀ RỘNG ĐỚI ĐỨT GÃY SƠN LA TẠI VÙNG CHẤN TÂM ĐỘNG ĐẤT TUẦN GIÁO TRÊN
CƠ SỞ TÀI LIỆU TRỌNG LỰC
Trên thực tế, trong quá trình vận động
kiến tạo, tác động của lực xiết ép đã tạo ra đới cà nát biến dạng với bề rộng
lớn mà có nơi có thể đạt tới hàng chục km (Hình 1a,1b). Như vậy việc xem xét mô
hình phân tích bỏ qua đới cà nát, dập vỡ kiến tạo trong nghiên cứu trọng lực chi
tiết là chưa đầy đủ. Để minh chứng cho việc thiết lập tổ hợp phương pháp nghiên
cứu, chúng tôi đưa ra bài toán thuận trọng lực theo mô hình phân tích được biểu
diễn trong hình 1c, 1d, 1e và 1f. Nếu ta quan niệm đứt gãy là một đường cắt
chéo, tạo một góc 45o, và gây nên sự thay đổi các mặt ranh giới cấu
trúc như trong hình 1d thì trường trọng lực Bouguer tính toán được có dạng như
trong hình c1. Bây giờ ta xem đứt gãy là một đới cà nát, biến dạng như mô hình
cấu trúc được biểu diễn trong 1f. Kết quả tính toán dị thường trọng lực Bouguer
theo mô hình 1f được đặc trưng bằng đường cong e1 trong hình 1e. Nếu ta lấy giá
trị đường cong trọng lực e1 (Hình 1e) trừ đi giá trị trọng lực tương ứng c1
(Hình 1c), ta nhận được đường cong e2 (Hình 1e) là thành phần trường trọng lực
Bouguer phản ánh đới dập vỡ kiến tạo. Trên cơ sở phân tích theo các phương pháp
truyền thống [1-4, 6-9] ta có thể xác định được bề rộng đới đứt gãy là đoạn
chiều dài điểm 5 đến điểm 6, bề rộng ảnh hưởng của đới đứt gãy là đoạn chiều dài
từ điểm 2 đến điểm 3 trong hình 1f. Như vậy, đới dập vỡ của đứt gãy có thể xác
định được trên cơ sở phân tích tài liệu trọng lực. Trong trường hợp đới đứt gãy
lớn đi kèm nhiều đứt gãy thứ cấp thì theo nguyên lý phân tích tương tự, với tài
liệu chi tiết hơn chúng ta cũng có thể xác định được. Đây là cơ sở lý thuyết cơ
bản trong nghiên cứu cấu trúc đới đứt gãy theo tài liệu trọng lực.
Như vậy,
để nghiên cứu bề rộng đới đứt gãy chúng ta tiến hành các bước phân tích sau đây:
1. Xác định hướng cắm và góc cắm cũng như
độ sâu ảnh hưởng của mặt đứt gãy theo tài liệu trọng lực khu vực trên cơ sở cho
rằng đứt gãy là một mặt phẳng.
2. Nghiên
cứu cấu trúc đới đứt gãy trên cơ sở tài liệu trọng lực chi tiết (hoặc tài liệu
vi trọng lực đối với các đới đứt gãy nhỏ).
Hình 1. Mô hình trọng lực đới dập vỡ kiến tạo
1.
Xác định bề rộng đới đứt gãy Sơn La tại vùng chấn tâm động đất Tuần Giáo
Nhằm mục
đích xác định bề rộng đới đứt gãy Sơn La tại vùng chấn tâm động đất Tuần Giáo
năm 1983 với Ms = 6,7, chúng tôi sử dụng tài liệu trọng lực Bouguer tỷ lệ
1/50.000. Quá trình phân tích sơ bộ được tiến hành trên toàn tuyến A-A, chi tiết
trên đoạn tuyến B-B và phép phân tích vi trọng lực được tiến hành trên đoạn C-C
(Hình 2).
Quá trình phân tích được tiến hành theo
các bước sau:
1. Lọc trường: Nhiệm vụ của
quá trình này là loại trừ các tín hiệu địa phương nhằm mục đích thiết lập thành
phần trường chỉ phản ánh ảnh hưởng của đứt gãy sâu. Qua quá trình phân tích này
ta nhận được đường cong 3a2 trong hình 3A.
2. Tính toán các mặt cắt thành phần
trường: Mục đích là
nhằm xác định độ sâu xuất phát, độ sâu ảnh hưởng của đứt gãy trên cơ sở cho rằng
đứt gãy là một mặt phẳng. Kết quả cho thấy đứt gãy Sơn La cắm về phía đông bắc
một góc 67o (Hình
3B).
3. Tách thành phần trường: Quá trình này nhằm xác định bề rộng của đới phá huỷ cũng như
xác định đới ảnh hưởng của đứt gãy. Bề rộng của đới đứt gãy Sơn La theo kết quả
phân tích của chúng tôi là 11 km và bề rộng đới ảnh hưởng của đứt gãy là 21 km.
4. Nghiên cứu cấu trúc đới đứt gãy: Trong trường hợp tài liệu mặt cắt trọng
lực là chi tiết thì quá trình phân tích chi tiết để nghiên cứu cấu trúc đới đứt
gãy được tiến hành trên cơ sở thành phần trường được thiết lập sau khi loại trừ
trường khu vực. Trên hình 3A là đường cong 3a3 (3a3 = 3a1-3a2). Nếu 3a3 không
đảm bảo độ chi tiết cao thì chúng ta tiến hành đo vi trọng lực theo khoảng cách
B-B như trên hình vẽ số 3A.
Hình 2. Sơ đồ vị trí tuyến nghiên cứu
trọng lực vùng chấn tâm động đất Tuần Giáo và kế cận
Hình 3. Đới
đứt gãy Sơn La theo bài toán mô hình trọng lực (dọc theo tuyến A-A trên hình 2)
Kết quả của quá trình phân tích này cho
phép chúng ta xác định được một cách chung nhất hướng cắm, bề rộng đới phá huỷ
trên bề mặt cũng như bề rộng đới ảnh hưởng của đứt gãy Sơn La tại vùng chấn tâm
động đất Tuần Giáo. Như vậy, đới đứt gãy này bao gồm một đứt gãy chính và hai
đứt gãy là ranh giới của đới cà nát biến dạng. Để chi tiết hoá đặc trưng cấu
trúc của đới đứt gãy này, chúng ta tiến hành phân tích chi tiết tài liệu trọng
lực trong phạm vị đới ảnh hưởng của đứt gãy.
2. Sử
dụng tài liệu vi trọng lực trong nghiên cứu mặt trượt đứt gãy trong chấn tiêu
động đất
Nhằm mục đích nghiên cứu mặt đứt đoạn
trong chấn tiêu động đất Tuần Giáo, năm 2001 Phòng nghiên cứu Địa động lực thuộc
Viện Vật lý địa cầu đã tiến hành đo đạc tuyến vi trọng lực cắt qua chấn tâm
(đoạn tuyến C-C trong Hình 2). Kết quả đo đạc được biểu diễn bằng đường cong
trong Hình 4A. Quá trình phân tích được tiến hành theo các phương pháp như đã
trình bày trong phần 2. Kết quả cho thấy:
- Vùng chấn tiêu động đất Tuần Giáo có cấu
trúc phức tạp (Hình 4C), mật độ của đất đá vùng này có giá trị là 2,72 g/cm3,
nhỏ hơn vùng xung quanh là 0,08 g/cm3.
Hình 4. Cấu trúc đới dập vỡ vùng chấn tâm động đất Tuần Giáo
trên cơ sở phân tích tài liệu vi trọng
lực
- Chấn tiêu động đất Tuần Giáo xuất hiện
tại vùng trung tâm của đới đứt gãy Sơn La. Tại vùng này phát hiện thấy một số
đứt gãy, trong đó có một đứt gãy được xác định trùng với mặt đứt đoạn của chấn
tiêu động đất. Góc cắm của mặt đứt đoạn này theo kết quả phân tích tài liệu vi
trọng lực của chúng tôi là về phía đông bắc với một góc bằng 80o (Hình 4C).
3.
Phân tích, đánh giá kết quả nhận được
Kết quả phân tích tài
liệu trọng lực hiện có và tuyến đo vi trọng lực tại vùng chấn tiêu của chúng tôi
cho thấy:
- Bề rộng đới phá huỷ trên bề mặt của đứt
gãy Sơn La là 11 km.
- Bề rộng đới ảnh hưởng (đới hoạt động)
của đứt gãy Sơn La là 21 km.
- Độ sâu ảnh hưởng của đứt gãy Sơn La là
trên 30 km.
- Đứt gãy Sơn La có hướng cắm về đông bắc
với góc chung nhất là 670.
- Đới đứt gãy có cấu trúc phức tạp, bao
gồm nhiều đứt gãy có góc cắm khác nhau, tạo nên đới dập vỡ với mật độ của đất đá
nhỏ hơn môi trường xung quanh một đại lượng biến đổi trong giới hạn 0,05 đến 0,1
g/cm3.
- Mặt trượt đứt đoạn trong chấn tiêu động
đất có góc cắm về đông bắc 800.
Theo kết quả nghiên cứu của các tác giả
trước đó thì thông số của đới đứt gãy Sơn La như sau:
- Cắm về phía đông bắc một góc 70o-80o.
- Bề rộng của đới hoạt động đứt gãy theo
phân tích tài liệu động đất là 21,2 km [5], và 24 km theo phân tích của Cao Đình
Triều, Nguyễn Thanh Xuân năm 2000 (Luận án TS của Nguyễn Thanh Xuân, 2000).
- Theo phân tích cơ cấu chấn tiêu thì mặt
đứt đoạn chính trong chấn tiêu có góc cắm 79o 30’ về phía đông bắc.
Sự so sánh các kết quả nhận được của chúng tôi trong công trình này
với các kết quả trước đây bằng nhiều phương pháp phân tích khác nhau cho thấy sự
khác biệt không lớn. Điều đó chứng tỏ bài toán phân tích trọng lực trong nghiên
cứu cấu trúc đứt gãy theo quy trình phân tích như đã trình bày là có hiệu quả và
chấp nhận được.
IV.
KẾT LUẬN
Trên cơ sở kết quả nghiên
cứu trên đây của chúng tôi có thể rút ra một số kết luận sau:
1. Đới đứt gãy Sơn La
được đặc trưng bởi các thông số sau: cắm về phía đông bắc một góc chung nhất là
67o, bề rộng đới dập vỡ trên bề mặt là 11 km, bề rộng đới hoạt động
là 21 km và mặt đứt đoạn trong chấn tiêu có góc cắm 80o về đông bắc.
2. Nếu phân tích tài liệu dị thường trọng
lực tỷ lệ nhỏ (nhỏ hơn 1/500.000) thì chúng ta chỉ xác định được độ sâu ảnh
hưởng, vị trí và góc cắm của đứt gãy mà khó có khả năng xác định được bề rộng
của đới đứt gãy trên bề mặt cũng như đới ảnh hưởng của đứt gãy. Để đạt được mục
đích nghiên cứu chi tiết đới đứt gãy cần phải có tài liệu chi tiết, ít nhất là
tại vùng lân cận phá huỷ chính, nhưng tốt nhất là tiến hành đo đạc vi trọng lực
3. Quy trình phân tích trọng lực như đã
trình bày của chúng tôi đã chứng tỏ là có hiệu quả trong nghiên cứu cấu trúc đứt
gãy. Phương pháp này có thể ứng dụng rộng rãi trong nghiên cứu cấu trúc đứt gãy
có độ lớn khác nhau ở Việt Nam.
Công trình này được hoàn thành với tài trợ
kinh phí của đề tài Nghiên cứu cơ bản mã số 73 33 04.
VĂN LIỆU
1.
Bulax E.G., 1979. Hệ thống phân tích tự động hoá dị thường trọng lực. Naukodumka, Kiev, 132 trang (tiếng Nga).
2.
Cao Đình Triều và Hoàng Văn Vượng, 1985. Phương pháp
nghiên cứu đứt gãy trên cơ sở mô hình
cấu trúc khối vỏ Trái đất. TT công trình Vật lý địa cầu năm 1984.
IV: 185-197. Hà Nội.
3.
Cao Đình Triều, 1995. Mô hình mật độ vỏ Trái đất lãnh thổ Việt
Nam. TC Tin học và Điều khiển học,
11/3 : 56-64. Hà Nội.
4.
Cao Đình Triều, 2000. Trọng lực và phương pháp thăm dò trọng
lực. Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 276 tr.
5.
Cao Đình Triều, 2002. Đặc trưng hoạt động động đất khu vực Tuần
Giáo và kế cận. TC Các khoa học và công
nghệ. 40/5 : 40-51. Hà nội.
6.
Cao Đình Triều, Phạm Huy Long, 2002. Kiến tạo đứt
gãy lãnh thổ Việt Nam. Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 200 tr.
7.
Cao Đình Triều, Lê Văn Dung, Nguyễn Hữu Tuyên, Phạm Nam Hưng, Mai Xuân Bách,
2002. Sử dụng phương pháp thăm dò trọng lực chi tiết nghiên cứu cấu trúc đứt
gãy khu vực nhà máy thuỷ điện Sơn La. TT Hội thảo khoa học Động đất và một số dạng
tai biến tự nhiên khác vùng Tây Bắc Việt Nam. Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. tr.
45-64.
8.
Chiapkin K.F., 1969. Phân tích tài liệu trọng lực trong nghiên cứu
cấu trúc sâu vỏ Trái đất. Vnigeofisika, Moskva, 300 trang (tiếng Nga).
9.
Đinh Văn Toàn, 1993. Khả năng sử dụng phương pháp mô hình hoá hai
chiều các dị thường trọng lực nghiên cứu cấu trúc địa chất.
TC Các khoa học về Trái đất, 15/3 : 92-96. Hà Nội.
10. Lê Huy Minh, Lưu Việt Hùng, Cao Đình Triều, 2002. Sử dụng trường vecto građien ngang cực đại trong việc
minh giải tài liệu từ và trọng lực ở Việt Nam. TC Các khoa học về Trái đất, 24/1 : 67-80. Hà Nội.
11. Nguyễn Đình Xuyên, Cao Đình Triều, 1990. Động đất Tuần
Giáo ngày 24/6/83. Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 107 tr.