CẤU TRÚC KIẾN TẠO VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CỦA CÁC DỊ THƯỜNG ĐỊA PHƯƠNG TRONG
TRẦM TÍCH KAINOZOI KHU VỰC THỀM LỤC ĐỊA ĐÔNG
HOÀNG VĂN VƯỢNG, NGUYỄN VĂN DƯƠNG
Phân
viện Hải dương học tại Hà Nội,
Viện KH & CN VN,
Tóm tắt: Đặc điểm cấu trúc kiến tạo và sự phân bố các dị
thường địa phương trên thềm lục địa Đông
MỞ ĐẦU
Khu vực thềm lục địa Đông Nam Việt Nam đã và đang được nhiều nhà khoa học
về địa chất - kiến tạo và địa vật lý tập trung nghiên cứu theo nhiều hướng
chuyên sâu khác nhau với mục đích góp phần làm sáng tỏ lịch sử tiến hoá kiến
tạo, đặc điểm cấu trúc địa chất, đặc điểm hình thành và phát triển hệ thống đứt
gãy và các dạng bẫy có khả năng tích tụ hyđrocarbon trong tầng trầm tích
Kainozoi và trong móng trước kainozoi. Trong các công trình nghiên cứu phải kể
đến công trình "Bàn về cơ chế hình thành biển Đông và các bể liên quan" [8],
trong đó các tác giả đã trình bày những quan điểm về cơ chế hình thành biển Đông
dựa trên sự phân tích quá trình lịch sử địa chất khu vực từ cuối Creta đến nay,
từ đó mô tả khái quát lịch sử phát triển của bể Cửu Long và bể Nam Côn Sơn. Trên
cơ sở xử lý và phân tích các tài liệu trọng lực - từ, các nhà địa vật lý còn
tiến hành nhiều công trình nghiên cứu về cấu trúc địa chất sâu, trong đó có công
trình "Một vài nét cơ bản về đặc điểm cấu trúc vỏ trái đất vùng quần đảo Trường
Sa theo các số liệu địa vật lý" [3], đã cho chúng ta thấy rõ được bức tranh khái
quát về các đặc trưng của trường địa vật lý và cấu trúc vỏ Trái đất ở khu vực
nghiên cứu, giải thích cơ sở hình thành và lịch sử tiến hoá kiến tạo của các bể
trầm tích nhằm định hướng cho công tác tìm kiếm thăm dò trong khu vực đầy tiềm
năng này. Tuy nhiên, ở đây vẫn còn thiếu nhiều những công trình xử lý - phân
tích tài liệu trọng lực - từ để nghiên cứu bức tranh cấu trúc chi tiết của tầng
trầm tích Kainozoi, đặc biệt là các phá huỷ kiến tạo và giá trị mật độ trung
bình của các dị thường địa phương nằm ở tầng nông cũng như đặc điểm phân bố của
chúng trong tầng trầm tích Kainozoi. Từ nhận định này, chúng tôi đã đề xuất và
thực hiện đề tài "Nghiên cứu cấu trúc và đặc điểm phân bố của các dị thường địa
phương trong trầm tích Kainozoi khu vực thềm lục địa Đông Nam Việt
I. TÓM TẮT TÌNH HÌNH
1. Về địa vật lý
Từ những năm 1996, trên vùng thềm lục địa Đông Nam Việt Nam đã có các công trình: "Nghiên cứu đặc điểm phân bố mật độ móng trước Kainozoi khu vực thềm lục địa Đông Nam trên cơ sở mô hình hoá cấu trúc của vỏ Trái đất" [2] và công trình "Đặc điểm phân bố mật độ và bình đồ cấu trúc móng trước Kainozoi khu vực quần đảo Trường Sa” [5], các tác giả đã đưa ra sơ đồ phân bố mật độ theo diện và các lát cắt mô hình cấu trúc khối lớp, từ đó đưa ra những nhận xét về đặc điểm phân bố mật độ và cấu trúc rạn nứt của móng. Ngoài ra còn có các công trình nghiên cứu về hệ thống đứt gãy sâu và các bề mặt ranh giới cơ bản của vỏ quả đất của Bùi Công Quế, Hà Văn Chiến và nnk [4]. Trên cơ sở xử lý và luận giải tài liệu trọng lực - từ, các tác giả đã đưa ra bức tranh về cấu trúc đứt gãy chính trong khu vực, đặc biệt nhấn mạnh vị trí và hướng phát triển của hệ đứt gãy sâu kinh tuyến 1090 khá phù hợp với các nghiên cứu địa chất - kiến tạo và tài liệu vệ tinh của nước ngoài đã từng công bố.
2.
Về địa chất - kiến tạo
Các nghiên cứu trong khu vực thềm lục địa Đông Nam Việt
II. TÀI LIỆU SỬ DỤNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Tài liệu sử dụng
Các tài liệu sử dụng trong công trình nghiên cứu này gồm có:
- Bản đồ dị thường trọng
lực Bouguer thềm lục địa Đông Nam Việt
- Bản đồ độ sâu tới móng trước Kainozoi tỷ lệ 1:1.000.000.
- Bản đồ độ sâu đáy biển tỷ
lệ 1:1.000.000.
- Bản đồ phân bố cấu trúc
móng trước Kainozoi khu vực thềm lục địa Việt
- Các tài liệu địa chất -
kiến tạo liên quan có trong khu vực nghiên cứu.
2. Hệ phương pháp nghiên cứu
Trong công trình này đã sử
dụng một hệ phương pháp biến đổi trường trọng lực Bouguer gồm: phương pháp nâng
trường ba chiều, phương pháp đạo hàm bậc cao theo diện, phương pháp tính građien
chuẩn hoá toàn phần theo tuyến và theo diện, và chương trình tính građien ngang
cực đại trên diện tích vùng nghiên cứu. Có thể tóm tắt thuật toán và bản chất
của một số phương pháp như sau:
a. Phương pháp
nâng trường
Bản chất của phương pháp là khi nâng trường trọng lực
lên các độ cao khác nhau, giá trị của trường giảm dần, bức tranh của trường đã
được nâng lên liên quan tới các đối tượng nằm ở tầng sâu. Trường tương ứng với
các mức nâng lên cũng được dùng để tính các thông số đứt gãy [6].
Giá trị trường trọng lực tại điểm quan sát thứ (i, j)
ở độ cao z được tính xấp xỉ theo chuỗi Fourier như
sau:
(1)
trong đó: Amn, Bmn, Cmn,
Dmn là các hệ số khai triển chuỗi Fourier tính theo giá trị dị thường
Bouguer đo ở mặt đất (z = 0).
b. Tính đạo
hàm bậc cao của thế trọng lực
Khi minh giải số liệu trọng lực, việc tính toán các
đạo hàm của thế trọng lực đóng vai trò rất quan trọng, vì trong nhiều trường hợp
các đạo hàm bậc cao cho phép làm đơn giản bài toán xác định thông số của vật thể
[3] và thể hiện rõ hiệu ứng của nguồn nằm nông. Ngoài ra, nó còn được sử dụng để
xác định tham số nguồn trong một số phương pháp giải thích định lượng khác.
Cơ sở phương pháp dựa vào nghiệm của bài toán Noiman mà giá trị đạo hàm bậc
cao của thế trọng lực V có dạng như sau:
(2)
c. Phương
pháp građien chuẩn hoá toàn phần
Tổng quát về toán tử građien chuẩn hoá toàn phần: phương pháp građien chuẩn
hoá toàn phần được ứng dụng để xác định định lượng các tham số nguồn gây dị
thường như: độ sâu tới tâm, độ sâu tới các bề mặt ranh giới và kích thước của dị
thường.... Cơ sở toán học của phương pháp dựa trên toán tử građien chuẩn hoá
toàn phần GH do Beriozkin đưa ra [1].
III. KẾT QUẢ TÍNH TOÁN VÀ PHÂN TÍCH
Vùng nghiên cứu nằm trên diện tích giới hạn trong khoảng j = 6-11° N và l = 106-114° E; các tuyến xử lý được lấy là 56 tuyến số liệu DgB có phương song song với phương vĩ
tuyến, cách nhau 10 km/tuyến, độ dài tuyến là 880 km, các điểm trên tuyến cách
nhau là 10 km. Với một lưới số liệu phủ đều trên khu vực nghiên cứu cho phép xử
lý và luận giải số liệu theo các phương án hai chiều và ba chiều một cách thuận
lợi.
1. Các kết quả nâng trường
Trường DgB được nâng lên ở các độ cao 3 km, 5 km, 10 km, 15 km. Bức tranh cấu trúc
của trường theo độ cao nâng trường phản ánh ảnh hưởng mạnh mẽ của các khối dị
thường nằm nông và các dị thường có nguồn gốc sâu. Trên khu vực nghiên cứu,
chúng tôi phát hiện được 3 dị thường trọng lực gồm: 1 dị thường âm trùng với bồn
trầm tích Cửu Long, dị thường này gần như đổi dấu ở độ cao nâng trường 15 km;
hai dị thường khu vực có dấu dương nằm ở vùng đông bắc và đông nam khu vực
nghiên cứu, ở độ cao nâng trường lên 20 km chúng vẫn còn tồn tại với biên độ
trung bình khá cao: từ 130 đến 210 mgl.
Các kết quả nâng trường cho thấy: các dị thường trọng lực địa phương biên
độ nhỏ từ -20 đến 20 mgl và 120 đến 160 mgl hoàn toàn biến mất ở độ cao 10 km.
Điều đó cho phép đưa ra một số nhận định sơ bộ: trên khu vực nghiên cứu tồn tại
một loạt các dị thường địa phương có thể nằm trong tầng trầm tích Kainozoi; các
dị thường có các kích thước hết sức khác nhau và phân bố không đều ở phần đông
và tây của khu vực. Ở phần tây của vùng nghiên cứu thấy rất rõ tính đa dạng về
kích thước và phân bố của các dị thường này, điều đó phản ánh phần nào cấu trúc
nội tại phức tạp của tầng trầm tích Kainozoi ở các độ sâu 3 - 12 km .
2. Các kết quả tính trường građien
thẳng đứng
Trường građien thẳng đứng là một bức tranh đa dạng cho chúng ta thấy toàn
cảnh các hệ thống dị thường địa phương của vùng nghiên cứu. Khi đối sánh với bản
đồ dị thường trọng lực Bouguer và trường ở các mức nâng khác nhau, chúng tôi có
một số nhận xét sau đây: 3 dị thường khu vực được tách ra không rõ nét (tồn tại
ở mức nâng 15 km), rất nhiều dị thường địa phương mới đã xuất hiện ở phần đông
và tây của khu vực và được ngăn cách bởi hệ thống dị thường địa phương chạy song
song theo kinh tuyến 116o. Đặc biệt ở phần tây của khu vực xuất hiện
một dải dị thường địa phương hình cánh cung phân bố theo rìa tây bắc của trũng
Nam Côn Sơn với giá trị građien từ -0,2 đến 0,5 mgl/km, và cùng với các dị
thường địa phương ở trung tâm của trũng, nó phần nào cho thấy loạt kiến trúc
chồng trên móng trước Kainozoi hang hốc nứt nẻ có cấu trúc phức tạp [7].
3. Các kết quả tính toán građien ngang
cực đại
Nhằm xác định hình ảnh trên diện của các phá huỷ kiến tạo cũng như các đứt
gãy có nguồn gốc sâu, chúng tôi tiến hành tính građien ngang cực đại ở nhiều mức
nâng trường khác nhau. Kết quả tính toán cho thấy:
Ở mức 0 km trường građien ngang cực đại phân bố hết sức phức tạp, tuy nhiên
theo kết quả tính toán và phân tích có thể thấy một số đặc điểm sau: hệ thống
đứt gãy dọc theo phương kinh tuyến 109 -110o thể hiện khá rõ nét,
ngăn cách khu vực nghiên cứu ra hai vùng đông-tây riêng biệt. Phần đông là một
hệ thống các phá huỷ và đứt gãy, kích thước đa dạng có hướng ĐB - TN là chủ đạo,
ở phần rìa tây nam của vùng xuất hiện một hệ đứt gãy và phá huỷ chạy theo phương
vĩ tuyến. Trên vùng trũng Nam Côn Sơn thấy xuất hiện một loạt các phá huỷ kích
thước nhỏ không xác định được đặc điểm phân bố theo diện.
Ở các mức nâng trường lên 6 km, 12 km, 15 km, bức tranh trường građien
ngang cực đại đơn giản dần, hình ảnh các phá huỷ kiến tạo liên quan đến thành
phần chu kỳ ngắn của trường DgB bị mờ nhạt hoặc biến mất. Hệ thống đứt gãy sâu vẫn thể hiện ở tất cả các
mức, tuy nhiên không phải là các dải liên tục.
4. Các kết quả tính toán građien chuẩn
hoá toàn phần
Trường građien chuẩn hoá toàn phần được tính toán kỹ lưỡng theo cả hai
phương án: theo lát cắt và theo diện. Điểm mạnh của phương pháp là xác định được
độ sâu tới tâm dị thường, ranh giới phân chia mật độ theo cực trị GH
cho phép phân tích và luận giải kích thước, vị trí dị thường gần với hình ảnh 3
chiều của nó trong môi trường địa chất thực.
- Theo lát cắt GH:
Một đặc điểm nổi bật là ở tất cả các lát cắt từ 1 đến 56 đều thấy xuất
hiện ở phần trung tâm một hệ thống đặc sít các đường đẳng trị mà giá trị của
trường khoảng 0,9 - 1,3; điều đó cho thấy hệ thống đứt gãy sâu 109-110o
biểu hiện rõ nét trên trường GH. Cũng trên toàn bộ phần phía tây các
lát cắt với chiều rộng khoảng 200 km là một hệ thống các dị thường âm kích thước
khác nhau với tâm dị thường nằm ở độ sâu từ 2 đến 6 km, ở phần Đông của khu vực
xuất hiện một loạt các dị thường GH âm dương xen kẽ có tâm dị thường
nằm ở độ sâu từ 2 đến 9 km và các dị thường này có kích thước và dạng mặt cắt
rất khác nhau. Khi phân tích cấu trúc kiến tạo theo phương án hai chiều, các tác
giả đã xác định ranh giới mật độ, phá huỷ kiến tạo, các đứt gãy sâu theo tiêu
chuẩn liên kết điểm đặc biệt GH của I. X. Eliseva [1]. Điểm nổi bật
của các tiêu chuẩn này chính là khả năng liên kết các chuỗi điểm đặc biệt trong
miền građien cao biểu hiện bởi các tín hiệu giải tích xuất hiện trong tất cả các
số hài N. Kết quả phân tích trên hình 1 cho thấy: cấu trúc bên trong của môi
trường địa chất tới độ sâu < 10 km hết sức phức tạp, một loạt các ranh giới mật
độ ngang phát triển không liên tục. Các phá huỷ kiến tạo và đứt gãy sâu phân
chia môi trường thành dạng cấu trúc khối - lớp. Trong hầu hết các lát cắt, các
tác giả đều nhận thấy biểu hiện của đứt gãy sâu kinh tuyến 109o ở
phần trung tâm với mặt trượt nghiêng về phía đông. Cấu trúc mặt móng trước
Kainozoi theo tài liệu địa chấn ảnh hưởng khá lớn tới hình thái và sự phát triển
các ranh giới mật độ trong tầng trầm tích thể hiện rõ nét ở phần trung tâm tuyến
T5 và T25 (Hình 2).
- Trường GH tính theo diện ở các mức hạ trường xuống các độ sâu
3 và 7 km. Ở tất cả các mức này đều thấy một đặc điểm chung là hệ thống các dị
thường GH dương phân bố theo hai hướng chủ đạo là ĐB-TN và kinh tuyến
(Hình 3), đối chiếu với các lát cắt GH trên khu vực có thể thấy một
số dị thường dương trên bình đồ có tâm ở độ sâu > 7 km có nguồn gốc sâu. Đối
sánh với các kết quả nghiên cứu phân bố mật độ móng trước Kainozoi [2] thì hầu
hết các dị thường này trùng với các khu vực có mật độ móng s = 2,85 - 2,97 g/cm3. Ngoài ra, khi nghiên
cứu trường GH, chúng tôi còn phát hiện được một hệ thống các dị
thường âm, dương kích thước nhỏ phân bố tập trung ở các trũng Cửu Long và Nam
Côn Sơn, và dọc theo dải nâng Côn Sơn. Các số liệu tính toán còn cho thấy ở khu
vực bồn trũng Cửu Long dị thường GH mang dấu âm là chủ đạo. Các dị
thường âm điển hình phần lớn trùng với khu vực có tiềm năng dầu khí.
KẾT LUẬN
- Khu vực nghiên cứu có cấu trúc địa chất phức tạp, đặc biệt tầng trầm tích
Kainozoi được tạo thành bởi một hệ thống các khối dị thường địa phương kích
thước đa dạng và phân bố dày đặc trên khu vực nghiên cứu. Các dị thường này biểu
hiện rõ nét trên các lát cắt GH cũng như trên trường građien thẳng
đứng ở bản đồ phân bố trường GH với các mức hạ trường khác nhau.
Hướng chủ đạo là ĐB-TN, kinh tuyến và á kinh tuyến.
- Độ sâu tới tâm của phần lớn các khối dị thường là từ 2 đến 8 km, một số
khối dị thường có độ sâu tới tâm là 9-10 km. Hầu hết các khối dị thường có mặt
cắt ngang không đều đặn, một số khối có nguồn gốc sâu.
- Hệ thống các phá huỷ kiến tạo trong tầng trầm tích có hướng phát triển
phức tạp, đặc biệt thể hiện rõ ở phần đông của khu vực nghiên cứu, điều đó minh
chứng thêm cho nhận định "Móng trước Kainozoi là móng uốn nếp đa sinh tuổi khác
nhau... là móng có cấu trúc hang hốc và nứt nẻ". Hệ đứt gãy kinh tuyến 109o
cũng biểu hiện khá mạnh trong tầng trầm tích Kainozoi khu vực nghiên cứu và chắc
chắn nó có ảnh hưởng lớn tới sự hình thành và phát triển của hệ thống các phá
huỷ kiến tạo.
- Hệ phương pháp sử dụng là hợp lý; các kết quả của mỗi phương pháp bổ sung
cho nhau và tạo nên một bức tranh tổng hợp về cấu trúc và đặc điểm phân bố của
hệ thống dị thường địa phương và các phá huỷ kiến tạo trong tầng trầm tích
Kainozoi thềm lục địa Đông Nam Việt Nam.
Công trình được hoàn thành với sự hỗ trợ của Chương trình nghiên cứu cơ bản
năm 2004.
VĂN LIỆU
1. Beriozkin V.M. Áp dụng giải tích điều hoà trong xử lý tài liệu
trọng lực.
2.
3. Bùi Công Quế, Nguyễn Văn Giáp,
Nguyễn Thu Hương, Lê Trân, Nguyễn Đức Thành, Đỗ Huy Cường, Trần Tuấn Dũng, 1996.
Một vài nét cơ bản về đặc điểm cấu trúc vỏ Trái đất vùng quần đảo Trường Sa theo
các số liệu địa vật lý. Công trình NCĐC -
ĐVL biển, II : 13-22. Viện Hải dương học, Hà Nội.
4.
5.
6. Gaimanov A.G., Panteleev
7. Lê Duy Bách,
8. Phan Trường Thị, Phan Trường Định,
Phan Trường Giang, 2003. Bàn về cơ chế hình thành biển Đông và các bể liên
quan. Tt báo cáo HNKHCN Viện Dầu khí năm
2003 : 357-365. Viện Dầu khí, Hà Nội.