MỘT SỐ
KIỂU KHOÁNG HÓA VÀNG VÙNG MƯỜNG TÈ
VÀ TRIỂN VỌNG CỦA CHÚNG
ĐỖ ĐỨC
THỊNH1, LÊ HÙNG1, PHẠM HOÈ1, VÕ XUÂN ĐỊNH1,
MAI TRỌNG TÚ1, NGUYỄN THỊ MINH1,
ĐỖ ĐỨC NGUYÊN2, NGUYỄN PHƯƠNG THẢO2
1Viện NC Địa chất và Khoáng sản, Thanh Xuân, Hà Nội
2Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội
Tóm tắt: Khoáng hoá vàng ở vùng Mường Tè chủ yếu được phát hiện trong quá trình đo vẽ bản đồ địa chất và tìm kiếm khoáng sản các tỷ lệ 1:200.000 (Trần Đăng Tuyết và nnk, 1994) và tỷ lệ 1:50.000 (Lê Hùng và nnk, 2001), gồm 50 điểm quặng và khoáng hoá phân bố tập trung ở các khu vực dọc hai bờ Sông Đà. Trên cơ sở nghiên cứu quy luật phân bố và cơ chế thành tạo, vàng trong vùng được chia thành 3 kiểu khoáng hoá chính:
- Vàng trong trầm tích lục nguyên.
- Vàng trong đá magma bị biến đổi.
- Vàng trong trầm tích bở rời (sa khoáng).
Một số điểm quặng vàng đã được điều tra
chi tiết hoá để xác định quy mô và mức độ triển vọng phục vụ cho công tác tìm
kiếm, thăm dò tiếp theo. Tuy mới là những kết quả nghiên cứu
bước đầu song đã mở ra một triển vọng mới về tài nguyên vàng trong vùng.
Bài báo giới thiệu những nét đặc trưng về các kiểu khoáng hoá nêu trên.
Mường Tè là một huyện miền núi của tỉnh
Lai Châu nằm ở cực Tây Bắc Việt Nam thuộc thượng nguồn sông Đà, có 185,5 km
đường biên giới chung với Trung Quốc và 98 km với Lào, được Chính phủ chọn làm
một trong các vùng trọng điểm để xoá đói giảm nghèo. Một trong
các công việc đầu tư của nhà nước là điều tra tổng hợp các điều kiện kinh tế tự nhiên và xã hội vùng địa bàn của huyện.
Viện NC Địa chất và Khoáng sản được giao nhiệm vụ điều tra, lập bản đồ địa chất
và khoáng sản nhóm tờ Muờng Tè tỷ lệ 1: 50.000 và đã kết thúc vào năm 2001.
Khoáng sản vùng Mường Tè đáng được quan tâm nhất là vàng. Trên cơ sở kết
quả nghiên cứu về quy luật phân bố và cơ chế thành tạo khoáng hoá vàng trong
vùng, các tác giả bản đồ địa chất tỷ lệ 1:50.000 đã chia thành 3 kiểu khoáng hoá
chính:
- Kiểu khoáng hoá vàng trong trầm tích lục nguyên.
- Kiểu khoáng hoá vàng trong đá magma bị
biến đổi.
- Kiểu khoáng hoá
vàng trong trầm tích bở rời.
I.
KIỂU KHOÁNG HOÁ VÀNG TRONG TRẦM TÍCH LỤC NGUYÊN
Các khoáng hoá kiểu này phân bố ở các diện
tích phía bắc thị trấn Mường Tè như Nậm Suổng, Sang Sui, Vàng San, Bum Nưa, Nậm
Pộc, Phìn Khò...
Các điểm quặng đều có một đặc điểm địa
chất chung là quặng vàng phân bố trong các đới dập vỡ trong các trầm tích lục
nguyên thuộc tập 1 hệ tầng Nậm Cười (S-D nc)
có thành phần chủ yếu là đá phiến sét-sericit-chlorit mầu xám, đá phiến sét đen
giầu vật chất hữu cơ xen cát bột kết, cát kết thach anh bị biến chất, ép phiến
mạnh, mầu sẫm đến xám sáng. Các đá bị biến đổi mạnh mẽ, phổ
biến là sericit hoá, chlorit hoá, graphit hoá, thạch anh hoá.
Các đới khoáng hoá
thường phát triển theo hướng tây bắc - đông nam có chiều rộng vài trăm mét, kéo
dài 2-4 km. Thân quặng là tập hợp hệ mạch thạch anh-pyrit-vàng xuyên cắt hoặc
theo mặt ép lớp của đá vây quanh. Các mạch có kích thước nhỏ, đứt đoạn, dạng
dải, vi mạch ... có bề dày từ vài cm đến 20-30 cm Thành phần khoáng vật quặng
chủ yếu: pyrit, chalcopyrit, arsenopyrit, pyrotin, rutil, galenit, limonit...với
hàm lượng khác nhau từ vài phần trăm đến vài chục phần trăm. Vàng tự sinh là những hạt tha hình kích thước nhỏ, xâm tán với các
khoáng vật sulfur của mạch quặng. Điển hình cho kiểu khoáng hoá này là
điểm quặng vàng Sang Sui - Nậm Suổng cách thị trấn
Mường Tè 12 km về phía đông- đông nam: Đây là điểm quặng được xem là có triển
vọng. Tại đây phát hiện được 2 đới khoáng hoá có chiều rộng 200-300 m, dài từ 2
đến 4 km phát triển theo hướng tây bắc - đông nam: đới I gồm 7 thân quặng, đới
II gồm 2 thân quặng.
Bảng 1. Các thông
số kích thước thân quặng và hàm lượng vàng của một số điểm quặng trong trầm tích
lục nguyên
Tên điểm quặng |
Thân quặng |
Chiều dài (m) |
Bề dày (m) |
Hàm lượng Au ( g/t) |
Sang Sui - Nậm Suổng |
1 (Đới I) |
150 |
2 |
16,68 |
2 |
1100 |
1,5 |
12,81 |
|
3 |
1100 |
1,8 |
8,68 |
|
4 |
600 |
2 |
3,68 |
|
5 |
205 |
1,9 |
11,37 |
|
6
Đã có công trình khống chế, chưa có kết quả phân tích mẫu 7 |
||||
8 (Đới II) |
700 |
1,9 |
13,94 |
|
9 |
300 |
1,7 |
0,9 |
|
Bum Nưa |
1 |
1000 |
0,4-1,7 |
0,5-1,2 |
2 |
1000 |
1,2 |
0,1-4,
8-33,6 |
|
3 |
1000 |
2-6 |
0,3-2,2 |
|
Nậm Pộc - Phìn Khò |
|
3000 |
5 |
1,7 |
Kiểu khoáng hoá vàng
trong các trầm tích lục nguyên được hình thành do kết quả hoạt động của hệ đứt
gãy sâu Mường Tè Xã - Phìn Khò - Can Hồ - Mường Mô phương TB-ĐN, đóng vai trò
tạo đới xiết ép, dập vỡ mạnh các đá lục nguyên của hệ tầng Nậm Cười (S-D nc). Đới dập vỡ là kênh dẫn
dung dịch hậu magma và chứa khoáng hoá vàng. Hầu hết các đá
vây quanh quặng đều bị biến đổi mạnh mẽ như sericit hoá, chlorit hoá, epidot
hoá… có thể coi đới đá biến đổi là dấu hiệu tìm kiếm kiểu khoáng hoá vàng này.
II.
KIỂU KHOÁNG HOÁ VÀNG TRONG ĐÁ MAGMA BỊ BIẾN ĐỔI
Đặc trưng cho kiểu
khoáng hoá vàng phát triển trong đá phun trào tuổi Carbon sớm-giữa và các xâm
nhập nông bị cà nát, dập vỡ và biến đổi trong vùng Mường Tè là các điểm quặng
Nậm Kha Á, Nậm Khao, Dựu Sằng, Pô Lếch, Can Hồ, Ta Pán, Mường Mô và Pa Mô...Các
kết quả nghiên cứu vàng gốc trong phạm vi vùng nghiên cứu có thể nhận thấy
khoáng hoá vàng có nhiều khả năng liên quan đến các hoạt động magma qua các
thời kỳ cuối Paleozoi -đầu Mesozoi (phức hệ Điện Biên ndgP3-T1
đb), đặc biệt là các hoạt động núi lửa với các
thành phần bazan porphyr, andesitobazan,
andesit porphyr, ryolit porphyr và albitophyr...Các đá này giữ vai trò quan
trọng trong việc tập trung quặng vàng, có thể tạo thành các mỏ có giá trị công
nghiệp.
Đặc điểm kiểu khoáng
hoá này là các thân khoáng hầu hết phát triển
theo phương tây bắc - đông nam trùng với phương phát
triển của đới dập vỡ trong các đá núi lửa và không có ranh giới rõ ràng với đá
vây quanh.
Trong các đới tiếp xúc
gần vòm của xâm nhập và đá núi lửa, do ảnh hưởng của các quá trình biến chất
động lực địa phương và biến chất thay thế trao đổi nhiệt dịch tiếp sau đã hình
thành các loại đá phiến tuf bazan, đá phiến bazan hạt mịn, đá phiến thạch
anh-sericit, đá phiến thạch anh-felspat-sericit-chlorit (các đá biến đổi từ
bazan, bazan porphyr và ryolit, ryolit porphyr) kèm theo albitophyr, xen các lớp
mỏng trầm tích. Đây là môi trường thuận lợi để thu hút
quặng hoá sulfur hình thành những thân quặng dạng mạch, đới mạch, có khi dạng
mạng mạch và dạng ổ hoặc xâm tán trong đá. Các thân quặng thạch anh-sulfur-vàng
thường nằm ngay trong các thể đá magma hoặc nằm ở đới tiếp xúc giữa các thể xâm
nhập với đá núi lửa và đá phiến silic, xen lẫn đá phiến sét đen chứa vật chất
hữu cơ
Trong phạm vi đới dập vỡ thường quan sát thấy các hiện tượng biến đổi đá
vây quanh là propylit hoá và beresit hoá. Quá trình propylit
hoá xảy ra phổ biến trên diên rộng, còn quá trình beresit hoá xảy ra từng phần
mang tính cục bộ. Trong trường đá biến đổi nhiều khi thấy cả hai quá
trình này tồn tại và chồng chất lên nhau với ranh giới không rõ ràng.
Các đới dập vỡ và biến
đổi thường phát triển ở ven rìa các đứt gãy sâu phân đới, tạo thành đới khoáng
hoá kéo dài 25-30 km, rộng 150-200 m. Khoáng hoá là sản phẩm của quá trình nhiệt
dịch lấp đầy khe nứt, khoảng trống, lỗ hổng, biến chất trao đổi ở nhiệt độ trung
bình thấp. Thân quặng dạng mạch, thấu kính hoặc ổ, bướu.
Quặng có cấu tạo xâm tán, kiến trúc hạt tha hình, keo bám. Các khoáng vật
cấu thành thân quặng bao gồm: khoáng vật quặng - pyrit, arsenopyrit,
chalcopyrit, pyrotin, melnikovit, rutil, leucoxen,..., vàng thường đi kèm với
pyrit là những hạt nhỏ mịn (0,001 mm); khoáng vật phi quặng - thạch anh,
sericit, chlorit. Vàng tự sinh được phát hiện chủ yếu qua các mẫu giã đãi, trọng sa
suối, trọng sa sườn ngay sát dưới thân quặng. Vàng có dạng vảy nhỏ, tấm, bụi, ít đẳng thước. Trong quá
trình tạo quặng, vàng thường kết tinh cùng với các khoáng vật sulfur: pyrit,
arsenopyrit, sphalerit, galenit... Các mẫu phân tích bao thể
khí-lỏng trong khoáng vật thạch anh lấy từ mạch quặng vàng cho nhiệt độ đồng hoá
từ 130 đến 156oC (mẫu Nậm Khao).
III.
KIỂU KHOÁNG HOÁ VÀNG TRONG TRẦM TÍCH BỞ RỜI
Thuộc kiểu khoáng hoá
này là vàng sa khoáng dưới dạng hạt nhỏ, phân bố trong
các trầm tích bở rời, tồn tại ở nhiều nơi trong diện tích nghiên cứu, dọc theo
hệ thống suối chảy ra sông Đà. Dưới tác
dụng vận chuyển vật liệu vụn của hệ thống dòng chảy đã tạo nên hàng loạt các
trầm tích, tích tụ sa khoáng hiện đại có chứa một số lượng vàng đáng kể như ở
Bản Mấn, Bản Bo, Mường Bum, Sang Sui, Huổi Củng, Ta Pán, Can Hồ, Mường Mô...
Kết quả lấy mẫu trọng
sa tỷ lệ 1:50.000 đã khoanh định được 25 vành phân tán vàng, với 394 mẫu đãi gặp
vàng hàm lượng 1-15 hạt/10dm3. Tài liệu đó góp phần
khẳng định triển vọng khoáng hoá vàng của vùng.
Bảng 2. Thứ tự thành tạo các khoáng vật điểm quặng vàng Nậm Pộc - Nậm Khao
Bảng 3. Các thông số kích thước thân quăng
và hàm lượng vàng của một số điểm quặng trong đá magma biến đổi
Tên điểm quặng |
Thân quặng |
Chiều dài dự kiến (m) |
Bề dày (m) |
Hàm lượng Au (g/t) |
Nậm Kha Á |
1 |
Chưa theo dõi hết |
0,7-7 |
0,4-2,4 |
2 |
-
nt - |
6 |
3,2-6,0 |
|
3 |
-
nt - |
0,7-10 |
0,1-2,
1-13 |
|
4 |
-
nt - |
0,7-6 |
0,2-0,5 |
|
5 |
-
nt - |
0,7-3 |
0,1-3,8 |
|
6 |
200 |
1-5 |
|
|
Nậm Khao |
1 |
150 |
8 |
0,1-8,9 |
2 |
300 |
5 |
0,1 |
|
3 |
200 |
5 |
0,1 |
|
4 |
150 |
3-13 |
0,1 |
|
5 |
150 |
10 |
0,1-1,3 |
|
Dịu Sằng |
1 |
100 |
5 |
0,1-3,2 |
2 |
300 |
6 |
3,8-5,
4-20 |
|
Pô
Lêch |
1 |
1000 |
3,5 |
0,6-13,2 |
2 |
750 |
5 |
0,5-2,2 |
|
Ta
Pán |
1 |
800 |
2,5 |
0,5-2,4 |
2 |
750 |
3 |
5,4 |
|
Can Hồ |
|
600 |
2,5 |
1-3,6-5,4 |
Nậm Hà |
1 |
100 |
5-10 |
0,1-
0,9-3,0 |
2 |
350 |
5 |
0,4-2,5 |
|
Nậm Nhạt |
|
700 |
4 |
12,4 |
Pa
Mô |
|
2500 |
40-600 |
0,1-1,2-2,9 |
Điển hình cho kiểu
khoáng hoá này là sa khoáng vàng phân bố ở khu vực Sang Sui - Huổi
Củng thuộc xã Bum Nưa cách thị trấn Mường Tè 21 km về phía đông - đông nam.
Sa khoáng vàng phân bố trong các tích tụ
có độ gắn kết yếu đến bở rời, phân bố trên các sườn núi có độ cao tuyệt đối lớn
hơn 500 m, các doi cát và bãi bồi ven sông.
Kiểu khoáng hoá này được chia
thành 2 kiểu quặng: sa
khoáng aluvi và sa khoáng deluvi.
1. Sa
khoáng deluvi
Phân
bố trên các sườn núi có độ dốc 15-300, kéo dài đến hoặc phủ lên bãi
bồi ven suối. Cấu
tạo nên sa khoáng deluvi gồm các tích tụ gắn kết yếu có thành phần là các tảng
lăn, kích thước lớn của đá phiến sét-sericit-chlorit, đá cát bột kết của hệ tầng
Nậm Cười bị phá huỷ, tách bóc từ đá gốc và di chuyển theo độ nghiêng của sườn,
theo thời gian được tích tụ dày lên cùng với các vật liệu khác như cát, sạn, sỏi
sét trong đó có vàng.
Vàng dạng hạt có kích
thước rất khác nhau, phân bố không đồng đều trong mặt cắt:
- Lớp sát mặt đá gốc
gồm các tảng lăn kích thước lớn không đồng đều xen lẫn
sét, cát, sạn, sỏi gắn kết yếu dày từ 1 đến 2 m. Vàng dạng hạt có kích thước phổ
biến từ 0,5x1x2 mm đến 0,5x1x3 mm, phân bố khá đều trong lớp.
- Chuyển tiếp lên trên
là lớp tích tụ các mảnh đá vụn, sạn, sỏi, cát, sét sắp xếp hỗn độn, gắn kết yếu
đến bở rời, dày 5-6 m. Vàng dạng hạt có kích thước phổ biến 0,2x0,4x0,6 mm, phân
bố rất không đồng đều, hàm lượng nghèo.
2. Sa
khoáng aluvi
Phân bố trong các bãi
bồi, doi cát ven suối có thành phần gồm cuội, cát, sạn, sỏi đa khoáng, ít tảng
lăn và sét. Kích thước các bãi bồi nhỏ, kéo dài không liên tục hơn 15 m,
rộng 3-5 m, bề dày tích tụ vật liệu từ 0,5 đến 3,5 m. Vàng phân bố trong các bãi
bồi rất không đồng đều, thường tích tụ tại những vị trí thay đổi hướng dòng
chảy, nơi lòng suối đột ngột thu hẹp. Vàng có dạng hạt, vảy kích thước nhỏ, đột
biến gặp hạt có kích thước 3x4x5 mm nặng 1,05 g.
Ngoài
ra tại bản Mường Bum còn có kiểu vàng biểu sinh trong vỏ phong hoá laterit hình
thành từ đới oxy hoá bề mặt thân khoáng.
IV.
MỘT VÀI NHẬN XÉT CHUNG
Qua các kết quả trình
bày ở trên có thể rút ra một vài nhận xét chung về tình hình khoáng hoá vàng vùng Mường Tè như sau:
1- Trong vùng nghiên
cứu tồn tại 3 kiểu khoáng hoá vàng, trong đó kiểu khoáng hoá vàng liên quan với
các đá magma bị biến đổi, đặc biệt là các đá phun trào có thành phần từ bazơ tới
axit (bazan porphyr, andesitobazan, andesit porphyr, ryolit porphyr và
albitophyr) thuộc hệ tầng Nậm Kha Á (C1-2 nk) là có triển vọng
đáng quan tâm hơn cả. Các biến đổi nhiệt dịch liên quan đến
khoáng hoá vàng là propylit hoá và beresit hoá.
1.1- Kiểu quặng phổ
biến thường gặp là thạch anh-sulfur-vàng có nguồn gốc nhiệt dịch, biến chất trao
đổi ở nhiệt độ trung bình - thấp liên quan tới các hoạt động hậu magma giai đoạn
cuối Paleozoi-đầu Mesozoi của phức hệ Điện Biên (ndg P3-T1
đb).
1.2- Thành phần khoáng
vật quặng chính là pyrit, arsenopyrit, chalcopyrit, galenit, sphalerit, pyrotin,
vàng..., khoáng vật thứ sinh: limonit, chalcosin, covelin, malachit.
Vàng thường đi kèm với pyrit là những hạt nhỏ mịn (0,001 mm).
1.3- Các thân mạch
quặng phân bố trong các hệ thống khe nứt, đứt gãy phương tây bắc -đông nam, phát
triển trong các đới dập vỡ, cà nát và biến đổi nhiệt dịch. Kích thước thân quặng
thay đổi nhiều, bề dày từ vài chục cm đến 10-15 m, kéo dài từ vài chục mét đến
3000 m (Nậm Kha Á), hàm lượng vàng phổ biến gặp từ 1-2 g/t đến 5 g/t, đột biến
có vài mẫu đạt 30-50 g/t.
2- Các kiểu khoáng hoá
vàng trong trầm tích lục nguyên có quy mô nhỏ hơn nhưng cũng cần quan tâm. Các
biểu hiện sa khoáng vàng có ý nghĩa như dấu hiệu tìm kiếm quan trọng.
3- Qua kết quả dự báo
của công tác đo vẽ bản đồ địa chất tỷ lệ 1:50.000, các diện tích cần được đầu tư
tìm kiếm đánh giá ở tỷ lệ từ 1:10.000 đến 1:2.000 là Nậm Pộc, Bản Bo - Bum Nưa,
Sang Sui - Nậm Suổng, Mường Mô và Can Hồ.
VĂN LIỆU
1. Đỗ Hải Dũng, Nguyễn Nghiêm Minh, Nguyễn Văn Đễ, 1995.
Tài nguyên vàng Việt
2. Phạm Hoè, Trần Đăng Tuyết, Lê Hùng, Vũ Văn Vĩnh,