· Tam Kỳ - Phước Sơn  (Đới khâu, Suture Zone)

1.   Trần Văn Trị và nnk. 1979.

2.   Trung Trung Bộ (giữa II.2 và III.1)

     Middle Trung Bộ (between II.2 and III.1);  x = 15025’ - 15045’,  y = 107025’  1090.

3.   Các phức hệ pyroxenit, olivinit, werlit bị serpentin hoá có tuổi K/Ar = 530 tr.n. (Huỳnh Trung & Nguyễn Xuân Bao 1981) có gabro điabas đi kèm trong trường đá phiến  plagioclas-amphibol, đá lục (PR3-Î1)  tạo thành đới hình cung á vĩ tuyến qua Tam Kỳ - Phước Sơn - Hiệp Đức. Các đá biến chất talc-kyanit, crosit và epiđot-amphibol được tạo thành trong điều kiện nhiệt độ thấp, áp suất trung bình và cao (Trịnh Long 1986, 1995)

      The complexes of serpentinized pyroxenite, olivinite and wehrlite having K/Ar datation = 530 Ma. (Huỳnh Trung & Nguyễn Xuân Bao 1981) accompanied by gabbro-diabase within the field of plagioclase-amphibole schist and greenschist (PR3-Î1) formed subparallel arcuate zone which passes through Tam Kỳ - Phước Sơn - Hiệp Đức. The metamorphic rocks bearing talc-kyanite, crossite and epidote-amphibole were formed in the sonditions of low temperature and medium to high pressure  (Trịnh Long 1986, 1995).

4.   Đới Tam Kỳ - Phước Sơn thể hiện một cặp đới Benioff hút chìm cắm xuống địa khối Inđosinia vào Neoproterozoi và cắm dưới miền Việt-Lào trong Paleozoi sớm-giữa. Quá trình xô đụng sinh ra các thể ophiolit trồi chờm trên móng Tiền Cambri. Các hợp tạo olistostrom, xáo trộn ngoại lai dọc theo đới khâu gắn kết vào Paleozoi giữa

     This suture zone represents a couple of Benioff Zones subducted under the Indosinia Geoblock during Neoproterozoic, and under the Việt-Laos Region during Early-Middle Paleozoic. The process of collision created ophiolite bodies, which obducted upon the Precambrian basement. The associations of olistostrome and allochthonous melange formed along the suture zone were almangamated during Middle Paleozoic.

5.   Quan điểm gần gũi còn được thể hiện qua các tên gọi Đai ophiolit Tam Kỳ - Đăk Krông (Nguyễn Xuân Bao & Trần Đức Lương 1979, 1994), Đường khâu ophiolit Tam Kỳ - Phước Sơn (Nguyễn Xuân Tùng và nnk. 1986, 1992; Văn Đức Chương 1995, 1996; vv.).

     Near viewpoints have been expressed by some names, such as Tam Kỳ - Đăk Krông Ophiolite Belt (Nguyễn Xuân Bao & Trần Đức Lương 1979, 1994), Tam Kỳ - Phước Sơn Ophiolitic Suture Line (Nguyễn Xuân Tùng et al. 1986, 1992; Văn Đức Chương 1995, 1996).

6.   Trần Văn Trị.

10 / 1999.

· Tây Nam Việt Nam -- Southwest Việt Nam (Đơn nghiêng, Monocline)

1. Nô Thường San và nnk., 1980

2. Tây Nam Bộ (IV), rìa ĐB vịnh Thái Lan 

West Nam Bộ (IV); NE margin of the Thailand Gulf; x = 60 - 100 N; y =1020 - 105 0 E.

3. Đơn nghiêng TN Việt Nam, còn gọi là Rìa đông của trũng Vịnh Thái Lan (Ngô Thường San và nnk., 1985), nằm trên phần chuyển tiếp của trũng Đệ tam Vịnh Thái Lan lên khối nâng Khorat-Natuna, còn gọi là Đới TN Campuchia. Nằm bất chỉnh hợp trên móng địa chấn Creta thượng (lộ trên các đảo ven rìa trũng) là các trầm tích vụn tướng đầm lầy, biển ven bờ và biển tuổi Miocen và tướng biển tuổi Pliocen - Đệ tứ với chiều dày trên 3000m. Phát triển hệ thống đứt gãy á kinh tuyến - TB-ĐN làm đơn nghiêng có dạng sụt bậc thang về phía TN

The Southwest Việt Nam Monocline, named also as East Margin of the Thailand Gulf (Ngô Thường San et al, 1985), lies on the transitional part of the Tertiary Thailand Gulf Depression into the Khorat-Natuna Uplift (named also as SW Cambodia Zone). Lying unconformably upon the Upper Cretaceous seismic basement (exposed in the islands which is situated in the depression margin) there are Miocene clastic sediments  of marshy, littoral and marine facies and Pliocene-Quaternary sediments of marine facies with a thickness of over 3000 m. The subparallel - NW-SE fault system is developed, causing the southwestward en échelon type to the monoclinal. 

4. Cùng với trũng Vịnh Thái Lan hình thành trên móng lục địa Kon Tum - Borneo sau tạo núi uốn nếp Mesozoi muộn dưới ảnh hưởng của tác động xô đụng giữa lục địa Myanmar - Thái với lục địa nêu trên vào thời gian này. Chuyển động khối - đứt gãy phân dị của móng lục địa tương đối ổn định vào Đệ tam là nguyên nhân hình thành và phát triển các đới nâng và trũng Vịnh Thái Lan trên cơ sở các trũng giữa núi hình thành vào cuối Mesozoi

Together with the Thailand Gulf Depression this structure was formed on the Kon Tum -  Borneo continental basement after the Late Mesozoic folding orogeny under the influence of impact of the collision between Myanmar-Thailand continent with the above said continent during this time. The block-faulting differentiated movement of the relatively stable continental basement during Tertiary was the cause of the formation and development of uplift zones and the Thailand Gulf Depression on the basis of intermontane depressions, which were formed at the end of Mesozoic.

5. Cấu trúc này mang tính dự báo hệ cấu trúc ngoại vi của bể dầu khí lớn Malaya trong vịnh Thái Lan. Khái niệm đơn nghiêng đang được dùng phổ biến trong địa chất dầu khí.

This structure bears the forecasting character on the outside structural system of the Malaya great petroleum basin in the Thailand Gulf. The monoclinal concept is being widely used in the petroleum geology.

6. Ngô Gia Thắng, Lê Duy Bách.

7. 5/2000

· Tây Việt Nam - West Việt Nam (Miền uốn nếp, Fold Region)

1. Đovjikov A. E. và nnk, 1965.

2. Phần tây  diện tích Bắc Việt Nam bao gồm Tây Bắc Bộ (I.3) và Bắc Trung Bộ (II.2). Tiếp giáp Miền chuẩn uốn nếp Đông Việt Nam qua đới đứt gãy Sông Chảy.

    Western part of North Việt Nam, including West Bắc Bộ (I.1) and North Trung Bộ (II.2), adjoining the East Việt Nam parafolded region through Sông Chảy Fault.

3. Miền uốn nếp tuyến tính phương TB - ĐN bao gồm nhiều cấu trúc bậc cao ngăn cách nhau bởi các đứt gãy rìa. Lộ đầy đủ các thành tạo biến chất Tiền Cambri, Paleozoi, các thành tạo trầm tích núi lửa Paleozoi, Mezozoi đến Đệ tứ. Các thành tạo magma siêu mafic đến axit và axit kiềm, với các tuổi chủ yếu là Tiền Cambri (Neoproterozoi) Cambri sớm, Orđovic - Silur, Đevon sớm, Permi, Trias muộn, Jura và Kainozoi.

    The region was linearly folded in the NW-SE dỉrection. It is composed of many structures of high order separated one from another by marginal faults. Precambrian metamorphic formations are fully exposed. The region includes also magmatic intrusions of mafic, ultramafic, felsic to felsic-alkaline compositions, mainly of Neoproterozoic, Early Cambrian, Ordocician-Silurian, Early Devonian, Permian, Late Triassic, Jurassic and Cenozoic ages.

4. Miền uốn nếp địa máng phát triển đa chu kỳ và có sự phân dị chế độ kiến tạo rõ rệt ở các đới khác nhau. Các đới nâng tương đối sớm và bền vững Sông Hồng, Phan Xi Pan (vào Paleozoi sớm) và Sông Mã (Caleđon), Phu Hoạt (móng Tiền Cambri) bị phủ bởi trầm tích Paleozoi trung - thượng. Giữa chúng là các đới sụt lún sâu, trong đó đới Điện Biên và Trường Sơn uốn nếp vào thời kỳ Hecy muộn, trong khi các đới hẹp khác còn tiếp tục sụt lún và chỉ kết thúc uốn nếp cuối cùng vào trước Nori (Sông Đà, Sơn La, Mường Tè, Thanh Hoá, Ninh Bình). Sau địa máng phát triển võng chồng Mesozoi.

    This geosynclinal fold region had a polycyclic development, and a clear differentiation of the tectonic regime in different zones. The rather early and stable Sông Hồng, Phan Xi Pan (in Early Paleozoic), Sông Mã (in Caledonian) and Phu Hoạt (with a Precambrian basement) uplift zones were covered by Middle-Upper Paleozoic sediments. Between them, there are deeply subsided zones, among them the Điện Biên Phủ and Trường Sơn Zones were folded in Late Hercynian, when other narrow zones continued to be subsided and ended the last folding in pre-Norian (Sông Đà, Sơn La, Mường Tè, Thanh Hoá, Ninh Bình Zones). After the geosynclinal stage Mesozoic superimposed depressions were developed.

5. Khái niệm về một cấu trúc động uốn nếp quy mô lớn là khá thống  nhất, tuy sử dụng đơn vị phân loại có khác nhau: “Đới Hercyniđ” (Klompé et al., 1962); “Đới uốn nếp Mesozoi” (Postelnikov và nnk, 1964; Pusharovski, 1965); “Hệ Inđosiniđ” (Trần Đức Lương, 1970; Lê Duy Bách, 1975); Các đới địa máng uốn nếp “Hồng - Đà - Mã” và “ Mã - Cả” (Nguyễn Nghiêm Minh, 1978).

    The viewpoint on a folded mobile structure of large scale is rather unanimous, but the used units of classification has been being different, such as: Hercynide Zone (Klompé et al., 1962), Mesozoic Fold Zone (Postelnikov et al., 1964; Pusharovski, 1965), Indosinide System (Trần Đức Lương, 1970; Lê Duy Bách, 1975), Hồng-Đà-Mã and Mã-Cả Geosynclinal Fold Zones (Nguyễn Nghiêm Minh, 1978).

6. Lê Duy Bách, Ngô Gia Thắng.

7. 8/1999.

· Thanh Hóa  (Đới tướng - cấu trúc, Structuro-facial Zone)

1. Đovjikov A. E. và nnk, 1965.

2. Bắc Trung Bộ (II.2); nằm ở hạ lưu sông Mã, chiếm phần lớn đông nam tỉnh Thanh Hoá; x = 19030’ - 200, y = 104050’ - 1060.

    North Trung Bộ (II.2); located in the lower course of Mã River, occupying the major part of SE of Thanh Hoá Province.

3. Nếp lồi dạng nêm nằm kẹp giữa các cấu trúc Mesozoi Sơn La và Sầm Nưa. Nhân là các thành tạo biến chất Proterozoi (hệ tầng Nậm Cô) và Paleozoi hạ (chủ yếu hệ tầng Đông Sơn) bị uốn nếp, vò nhàu, rìa là các đá lục nguyên - carbonat Đevon đến Carbon - Permi và Trias biến vị yếu. Các đá phun trào (Permi - Trias) khá phát triển. Các thành tạo xâm nhập chủ yếu là mafic và siêu mfic (phức hệ Núi Nưa), chỉ có một thể granit nhỏ ở Sầm Sơn, xuyên đá biến chất Proterozoi. Trung tâm đông bằng Thanh Hoá là lớp phủ trầm tích Đệ tứ.

    The zone is a cuneiform anticline lying between the Sơn La and Sầm Nưa Mesozoic structures. The core consists of Proterozoic metamorphic formations (Nậm Cô Fm.) and Lower Paleozoic ones (mainly of Đông Sơn Fm.), which were folded and crumpled. The margins are composed of Devonian, Carboniferous-Permian and Triassic feebly altered terrigenous-carbonate sediments. Permian and Triassic effusive rocks are rather developed. Magmatic intrusions consist mainly of mafic and ultramafic massifs; béides there is a small granite body in Sỗm Sơn, which penetrated Proterozoic metamorphic rocks. The Quaternary cover is exposed in the Thanh Hoá Plain.

4. Sụt lún kiểu thềm lục địa (biển nông) trong suốt Paleozoi, bị ngắt quãng bởi pha uốn nếp  vào giữa Carbon sớm và Permi, phủ bởi phun trào bazan trên lục địa tuổi Permi muộn (trước coi là Creta). Bị lôi kéo vào sụt lún ở các địa máng lân cận (Sông Đà, Sơn La) trong Trias và uốn nếp nghịch đảo vào Trias muộn (trước Nori). Một số trũng nội lục Kainozoi phát triển do hoạt động đứt gãy. Trong Kainozoi (chủ yếu Đệ tứ) bị lôi kéo vào sụt lún yếu, tạo lớp phủ trầm tích Đệ tứ đồng bằng Thanh Hoá.

    The subsidence of continental shelf type (shallow sea) existed during all the Paleozoic. It was interrupted by a folding phase in Early Carboniferous and Permian. Then the zone was covered by Late Permian continental basaltic effusives (initially dated as Cretaceous), and was involved into subsidence of adjoining Sông Đà and Sơn La geosynclines in Triassic (pre-Norian). In Cenozoic (mainly Quaternary) it was subjected to feeble subsidence, forming the Quaternary cover.

5. Bản chất kiến tạo của đới có sự chuyển đổi theo thời gian: là địa máng ven trong Paleozoi sớm - giữa (tương tự đới Sơn La hay là Thuận Châu), chuyển thành kiểu rìa tích cực vào Paleozoi muộn - Mesozoi sớm (Lê Duy Bách, Ngô Gia Thắng, 1996).

    The tectonic nature of the zone has been changed in time: Mio-geosyncline in Early-Middle Paleozoic (similar with the Sơn La or Thuận Châu Zone) changing in active continental margin in Late Paleozoic - Early Mesozoic (Lê Duy Bách, Ngô Gia Thắng, 1996).

6. Lê Duy Bách, Ngô Gia Thắng.

7. 8/1999.

· Thượng Bắc Kỳ -- Haut Tonkin (Yếu tố cấu trúc, Sructural Element)

1. Fromaget J., 1941

2. Bắc Bộ - Hoa Nam (I); bao gồm miền Đông Bắc Bộ và một phần Tây Bắc Bộ (kể cả võng Sông Đà) và các vùng lãnh thổ Trung Quốc kế cận

Bắc Bộ - South China (I); composed of East Bắc Bộ and a part of West Bắc Bộ (including even the Sông Đà Depression) and adjacent areas of the Chinese territory.

3. Là một cấu trúc phức tạp bị phân đôi bởi đới đứt gãy Sông Hồng, có móng kết tinh Tiền Cambri gồm các thành tạo đá hoa, ortho- và para-amphibolit, ít pyroxenit, đá phiến mica chứa graphit, một số đá magma xâm nhập (granit Phan Ngâm, syenit và orthogneis chứa nephelin) tạo thành vật liệu Huron, kể cả vật liệu Arkei trong các cấu tạo dạng vảy, lộ trên các khối nếp lồi và khối vòm nâng (Phan Si Pan, thượng nguồn Sông Chảy). Bao quanh rìa là các thành tạo Paleozoi (chủ yếu là trầm tích lục nguyên, đá vôi và có xen phun trào ở một vài nơi) tạo nên các cấu trúc uốn nếp cánh cung (các cánh cung Neotrias Đông Bắc Bộ), phần lớn được liệt vào tầng phủ trên móng và gồm các vật liệu đa sinh: vật liệu Hercyn gồm các đá granit, trầm tích Carbon hạ và Đevon nằm không chỉnh hợp dưới lớp phủ trẻ hơn và bất chỉnh hợp trên móng, kể cả các vật liệu Caleđon (các đá phiến láng tướng á lục địa đến biển) uốn nếp đơn giản. Rải rác trên các vùng nâng có các thể granit Anthracolit (Pia Bioc, Pia Ya, có thể cả Pia Oắc, Móng Cái). Còn các thành tạo Mesozoi trong các trũng Trias (ví dụ eo biển Lạng Sơn, địa máng Sông Đà) tạo nên các vật liệu Inđosini mà phần cổ nhất là các đá phun trào có thành phần thay đổi từ ryolit, microgranit, ít porphyrit ở vùng Nghĩa Lộ đến các đá chủ yếu là porphyrit ở sườn tây dãy Phan Si Pan, hạ lưu sông Đà và ĐN Hoà Bình. Giữa các cánh cung có các trũng không sâu (khoảng 1000 m) lấp đầy bởi trầm tích Kainozoi nội lục

This is a complicated structure, divided into two halves by the Red River Fault Zone, which has the Precambrian crystalline basement composed of marble, ortho- and para-amphibolite, some pyroxenite, graphite-bearing micaschist, some magmatic intrusions (Phan Ngâm granite, syenite and nepheline-bearing orthogneiss) forming the Huronian materials, even Archean materials in scaly structures, which are exposed in anticlinal block and uplifted dome block (Phan Si Pan, Upper course of Chảy River). Surrounding this basement there are Paleozoic formations (composed mainly of terrigenous sediments, limestone and, locally, interbedded with effusives) forming arc folded structures (Neotriassic arcs in East Bắc Bộ), the most part of them has been attributed to the basement cover, and composed of multigenetic materials, such as: Hercynian ones, including granites, Devonian and Lower Carboniferous sediments unconformably underlying the younger cover and overlying the basement, even simply folded Caledonian materials (lustrous schists of subcontinental to marine facies). Scatteredly distributed in uplifts, there are Anthracolithic granite bodies (Pia Bioc, Pia Ya, possibly even Pia Oắc and Móng Cái). As for the Mesozoic formations within Triassic depressions (eg. Lạng Sơn Strait, Sông Đà Geosyncline), they formed the Indosinian materials, the oldest of which consists of effusives of various composition, from rhyolite, microgranite, a little porphyrite in Nghĩa Lộ area to, mainly, porphyrite in the western slope of the Phan Si Pan Range, lower course of the Đà River and SE Hoà Bình. Between the arcs there are not deep depressions (about 1,000 m) which were filled up with Cenozoic intracontinental sediments.

4. Thượng Bắc Kỳ là cấu trúc thuộc nền Nam Trung Hoa, một tổ phần cấu thành lục địa Âu-Á mà vào Carbon-Permi, dưới sức ép (có tính nhịp) cuả lục địa Gondwana, đặc biệt mạnh ở mỏm Asam, tác động vào lục địa Âu -Á đã tạo nên các cấu trúc cánh cung có quy mô rộng lớn. Dọc theo chúng các lực nén-đẩy có thể biến đổi để tạo nên các đới kéo giãn, trên đó hình thành các cấu trúc kiểu địa máng, còn các phần nhô của móng tạo nên các “chuỗi đảo” ở rìa ĐN và Đ của lục địa đó. Chu kỳ tạo núi (xiết ép) trẻ nhất về cơ bản là Neotrias và Neogen có thể coi là các chuyển động sau cùng và mạnh mẽ nhất đã tạo nên sự ghép nối của các cánh cung với các thành tạo Inđosiniđ bị xô đẩy chờm lên hoặc tạo các lớp phủ địa di không lớn (như trong kiến trúc Sông Đà) dạng vảy tạo cho khu vực cũng như toàn bộ Đông Dương có cục diện như ngày nay

Haut Tonkin is a structure belonging to the South China Platform, a component forming the Eurasian continent during Carboniferous-Permian under the pressure (of rhythmic character) of Gondwanaland, which was especially strong in the Asam Cape, and acted on the Eurasian continent forming arc-shaped structure of large scale. Along these structures the pressure-push force can be changed between them to form spreading zones, on which were formed structures of geosynclinal type, whilst the uplifted parts of the basement formed island series in the SE and E margins of this continent. The youngest orogenic (shear) cycle, basically Neotriassic and Neogene, can be regarded as the last and strongest movement creating the unification of arcs with Indosinids, which formed not large scaly charriage cover (as in the Sông Đà structure), creating the present landscape to the region, as well as to the whole Indochina.

5. Về thực chất, cấu trúc Thượng Bắc Kỳ bao gồm nhiều cấu trúc tổ phần nguồn gốc rất khác nhau, được ghép nối trong lịch sử phát triển kiến tạo nửa đầu Phanerozoi ở Đông Dương. Hiện nay cùng với việc làm sáng tỏ không còn tồn tại đới nền cổ Nam Trung Hoa phía nam khối nền Dương Tử (Huang Tsisin, 1961-1984), khái niệm cấu trúc Thượng Bắc Bộ chỉ  còn mang tính chất lịch sử

In its essence, the Haut Tonkin structure includes componential structures of very various origins, which were unified during the tectonic development history of the first half of Phanerozoic in Indochina. At present, by the clarification of the South Chinese old Platform Zone in the south of the Yangtze Platform Block (Huang Tsisin, 1961-1984), the concept on the Haut Tonkin Structure has only historical character.

6. Ngô Gia Thắng, Lê Duy Bách

7. 10/1999.

· Thượng Lào - Mường Tè (Công trình uốn nếp Paleozoi - Kimmeri sớm, Paleozoic - Early Cimmerian Fold Framework)

1. Lê Duy Bách, 1989.

2. Vùng Tây Bắc bán đảo Đông Dương, kề phía tây của đới đứt gãy trượt bằng Điện Biên - Khorat; x = 17040’ -  22050’, y = 101010’ - 102030’.

    In the Northwest of Indochina Pensula, adjoining the Điện Biên - Khorat strike-slip fault zone in the west.

3. Cấu trúc uốn nếp bao gồm các thành tạo trầm tích, phun trào, trầm tích - phun trào và các xâm nhập Tiền Cambri đến Kainozoi, được phân chia ra các đới cấu trúc bậc cao là : đới địa máng ven uốn nếp Pu Si Lung, các đới địa máng thực Mường Tè và Luông Pha Bang, đới địa máng ven Nậm Thà, trũng nội mảng Xaynhabuli- Phongxali.

    This folded structure consists of volcano - sedimentary, volcanic and terrigenous formations and magmatic intrusions aged from Precambrian up to Cenozoic. It has been divided into higher order structures such as: Pu Si Lung folded miogeosynclinal zone, Mường Tè and Luangprabang eugeosynclinal zone, Nậm Thà myogeosynclinal zone and Xaynhabuli-Phongxaly intraplate depression.

4. Cấu trúc Thượng Lào - Mường Tè là một tổ phần của hệ địa máng uốn nếp Vân Nam - Malaysia thuộc Paleothys. Vào Paleozoi sớm hệ phát triển theo chế độ các rìa phân ly. Từ Đevon xuất hiện giãn đáy và các cấu trúc kiểu đại dương thực thụ. Vào Carbon bắt đầu quá trình hút chìm, hình thành các cung đảo. Kết thúc hoạt động bằng va chạm, tạo núi vào cuối Trias.

    The Upper Laos - Mường Tè structural region is a part of Yunnan - Malaysia folded geosynclinal system of Paleotethys. In Early Paleozoic this system was developed in the regime of divegent margins. Since Devonian the spreading took place and true oceanic structures appeared. In Carboniferous the subduction and formation of island arcs happened, which ended by collision and orogenic movement at the end of Triassic.

5. J. Fromaget (1937, 1941) đưa ra khái niệm “Thượng Lào” là một yếu tố của bình đồ cấu trúc Neotrias ở Bắc Đông Dương. Umbgrove và nnk (1962) và Klompé (1962) đặt tên Đới tạo núi Thượng Lào. Trong nhiều công trình (Postelnikov và nnk, 1964; Kiến tạo Á - Âu, 1965; Gatinski và nnk, 1970; Nguyễn Đình Cát, 1969, 1972;....) đều coi đây là cấu trúc Mesozoiđ.

    Fromaget (1937, 1941) brought up the notion of Upper Laos as an element of Neotriassic structural plan in North Indochina. Umbgrove et al., (1962) and Klompé (1962) named it as Upper Laos orogenic zone. In many works (Postelnikov et al., 1964; Tectonics of Eurasia, 1965; Gatinski et al., 1970; Nguyễn Đình Cát, 1962, 1972 etc.) considered it as a Mesozoide structure. 

6. Lê Duy Bách.

7. 8/ 1999.

· Tri Tôn (Khối nâng ngầm sườn lục địa, Continental Slope Horst)

1. Lê Duy Bách, Ngô Gia Thắng, 1995.

2. Trung Trung Bộ (III.1); nằm ở vùng biển Đà Nẵng- Quy Nhơn, phía tây nam đảo Tri Tôn, quần đảo Hoàng  Sa, kề phía đông hệ đứt gãy kinh tuyến Hải Nam - eo biển Sunđa; x = 14030’ - 15050’, y = 110010’-110020’.

    Middle Trung Bộ (III.1); located in Đà Nẵng - Quy Nhơn off shoze in the Southwest of Tri Tôn island of the Paracel archipelago, adjoining the east of Hainan-Sunda Strait fault zone.

3. Các trầm tích Kainozoi có bề dày từ 50 đến 1500 m nằm phủ trên móng uốn nếp dự kiến có tuổi Paleozoi - Mesozoi sớm. Cấu trúc hiện đại có dạng một khối - đứt gãy với biên độ nâng từ 500 đến 1500 m so với cấu trúc vây quanh. Phân cách với địa khối có vỏ lục địa Paleozoi bị lún chìm Hoàng Sa - McClesfield bởi một trũng địa hào hẹp có phương kinh tuyến.

    Cenozoic sediments have thickness ranging from 50 to 1500m, covering the folded basement of supposedly Paleozoic-Early Mesozoic age. Structure has the block faulting configuration with the uplift amplitude from 500 to 1500m in comparing with the areas. It is separated from the Paracel - Mc Clesfield subsided Paleozoic continental block by a narow graben N-S trend.

4. Cấu trúc được hình thành cùng với quá trình  nảy sinh và phát triển biển rìa Đông Việt Nam vào nửa sau Kainozoi do tác động chia cắt và dịch chuyển của hệ đứt gãy kinh tuyến Hải Nam - eo biển Sunđa và sự nén ép cộng ứng ở đới bờ của quá trình giãn đáy ở rìa biển Đông Việt Nam từ cuối Oligocen.

    This structure was generated simultaneously with the formation and development of the East Việt Nam sea in the last half of Cenozoic by the separation and motion of the Hainan-Sunda Strait fault zone and the coresponding compression of the Biển Đông shore zone during its spreading since the end of Oligocene.

5. Marquis G. và nnk (1995) quan niệm là Dãy sống ngầm  liên quan với hệ kiến trúc căng giãn bồn Kainozoi Nha Trang.

    Marquis G. et al. (1995) has been treating it as a ridge related to the extension of the Nha Trang Cenozoic basin.

6. Lê Duy Bách, Ngô Gia Thắng.

7. 8/ 1999. 

· Trung Đông Dương - Middle Indosinian (Hệ uốn nếp, Fold System)

1. Gatinski Yu. và  nnk, 1973.

2. Ở miền Trung bán đảo Đông Dương, nằm giáp phía bắc địa khối Inđosinia.

    In the middle part of the Indochina Peninsula, lying in the north of the Indosinian Geoblock.

3. Cấu trúc của hệ uốn nếp bao gồm các đới uốn nếp là các phức vồng và phức võng với móng uốn nếp chủ yếu là các thành tạo trầm tích, phun trào Paleozoi, các phức hệ sinh núi là các trầm tích kiểu molas - lục nguyên và các thành tạo xâm nhập trước Mesozoi.

    The structure of the fold system is composed of anticlinoria and synclinoria, which have the folded basement mainly of Paleozoic sedimentary and volcanogenic formations, while their orogenic complexes consist of molassic-terrigenous sediments and pre-Mesozoic magmatic intrusions.

4. Hệ uốn nếp được tiền khởi bởi các trũng địa máng bao quanh phía bắc địa khối Inđosinia vào đầu Paleozoi.

    The fold system was initiated from geosynclinal depressions, which surrounded the northern margin of the Indosinian Geoblock at the beginning of Paleozoic.

6. Lê Duy Bách.

7. 7. 8/1999.

· Trường Sơn (Đới phức võng, Synclinorium Zone)

1. Gatinski và nnk., 1970

2. Bắc Trung Bộ (II.2) và một số tỉnh phía đông Trung Lào

    North Trung Bộ (II.2) and some provinces in the east of Middle Laos.

5. Đồng nghĩa của Đới địa máng thực uốn nếp Xiêng Khoảng - Long Đại

    Synonym of Xiêng Khoảng - Long Đại Eugeosynclinal Fold Zone.

6. Lê Duy Bách.

7.  10/1999.

· Tú Lệ (Đới tướng - cấu trúc, Structuro-facial Zone)

1. Đovjikov A. E và nnk, 1965.

2. Tây Bắc Bộ (I.3);nằm ở phần trung tâm dãy Ppan Xi Pan, từ Than Uyên qua Nghĩa Lộ đến Quang Huy; x = 21015’, y = 103045’ - 104040’.

    West Bắc Bộ (I.3); located in the centre of the Phan Xi Pan Range, stretching from Than Uyên through Nghĩa Lộ to Quang Huy.

3. Dạng bồn trũng lấp đầy các trầm tích phun trào tuổi Jura - Creta. Các dải hẹp trầm tích Trias lộ ở rìa (tây bắc) và dọc các đứt gãy ở trung tâm. Phát triển phổ biến các đới biến chất động lực thẳng đứng đi kèm theo các đứt gãy trong đó đới lớn nhất chạy qua phần trục của võng. Biến chất động lực trẻ phổ biến ở các đới Tú Lệ và Phan Xi Pan có quan hệ với phức hệ xâm nhập  Phan Xi Pan.

    This zone has the of a depression filled up with Jurassic-Cretaceous volcanio-sedimentary formationss. Narrow bands of Triassic sediments are exposed in the northwestern margin and olong central faults. Vertical dynamo-metamorphic zones are widwespread  with accompanying faults, among them the largest zone stretches along the axial part of the zone. Recent dynamic metamorphism is widwesead in this zone, as well as in the Phan Xi Pan one, is related to Phan Xi Pan instrusive Complex.

4. Võng Tú Lệ hình thành bởi sự tái hoạt động của hệ thống đứt gãy rìa (phân cách các đới nâng Phan Xi Pan và đới sụt võng Trias Sông Đà) vào thời kỳ sau hoạt động địa máng, uốn nếp và nghịch đảo sát trước Nori của miền uốn nếp địa máng Tây Việt Nam. Nó được coi là có liên quan đến chuyển động của đai Thái Bình Dương. 

    The zone was formed by the reactivation of the marginal fault system (wich separated the uplifted Phan Xi Pan Zone and the Triassic Sông Đà Depression) during the post-geosynclinal, folding and reverse pre-Norian period of the West Việt Nam Geosynclinal Fold Region. It has been regarded as related to the motion of the Pacific Belt.

5. Khái niệm phổ biến xem đới Tú Lệ là một cấu trúc chồng nội lục (nội mảng) tuổi Mesozoi muộn (Gatinski và nnk, 1970; Nguyễn Đình Cát, 1972; Trần Văn Trị và nnk, 1975; v.v.). Một số quan niệm là Trũng núi lửa - kiến tạo nguồn rift (Trần Văn Trị và nnk, 1979; Nguyễn Xuân Tùng, 1982; Hutchison, 1989; v.v.) Đới núi lửa - kiến tạo  sau va chạm (Lê Duy Bách, Ngô Gia Thắng, 1996); hay Điểm nóng (Lê Như Lai, 1993).

    This zone is used to be considered as an Intracontinental (Intraplate) Late Mesozoi superimposed structure (Gatinski et al. 1970; Nguyễn Đình Cát, 1972; Trần Văn Trị et al. 1975). Some workers have been regarding it as Tectono-volcanic Rift Depression (Trần Văn Trị et al. 1979; Nguyễn Xuân Tùng, 1982; Hutchinson, 1989; etc.), Post-collisional tectono-volcanic Zone (Lê Dzuy Bách, Ngô Gia Thắng, 1996), or Hot Spot (Lê Như Lai, 1993).

6. Ngô Gia Thắng, Lê Duy Bách.

7. 8/1999.

· Tùng Bá - Bắc   (Trũng chậu kiến tạo, Tectonic Mulde)

1.   Tạ Hoàng Tinh, 1972.

2.   Đông Bắc Bộ (I.1); tỉnh Hà Giang.

     East Bắc Bộ (I.1); Hà Giang Province; x = 22025’ - 23010’,  y = 104045’ - 105035’.

3.  Các thành tạo lục nguyên - carbonat, felsit, porphyr thạch anh, orthophyr và trachyt tuổi Đevon cùng với các xâm nhập syenit thạch anh, granosyenit, và thành tạo á núi lửa syenit porphyr, granit porphyr  bị biến chất, cà nát, phân bố theo phương TB-ĐN tạo thành trũng chậu kiến tạo Tùng Bá - Bắc Mê.

      Devonian formations of terrigenous-carbonate sediments, felsite, quartz porphyry, orthophyre and trachyte, together with intrusions of quartz syenite, granosyenite, and subvolcanic formations of porphyritic syenite, porphyritic granite which were metamorphosed and cataclased. They are distributed in NW-SE direction and form the Tùng Bá - Bắc Mê Tectonic Mulde.

4.   Miền sụt võng tạo thành trũng chậu kiến tạo Tùng   Bắc Mê với các thành tạo trầm tích - núi lửa  - xâm nhập nông axit-kiềm chứa sắt, sulfur đa kim có các hệ đứt gãy TB-ĐN khống chế, uốn nếp thành các nếp lõm, nếp lồi xen kẽ nhau. Các thành tạo trên hình thành trong môi trường biển qua các giai đoạn sụt, nâng và uốn nếp, biến chất nhiệt động địa phương

      The depression transformed into Tùng Bá - Bắc Mê Tectonic Mulde with its volcano-sedimentary formations and iron-, polymetallic sulphide-bearing felsic-alkaline hypabyssal intrusions controlled by NW-SE fault systems, suffered folding in forming intercalated synclines and anticlines. These formations were formed in marine environment through different stages of subsidence, uplift, folding and local thermodynamic metamorphism.

5.   Thực tế tồn tại một phức hệ trầm tích, núi lửa, á núi lửa và xâm nhập nông axit-kiềm kiểu bối cảnh rìa động phát triển sau xô đụng trên miền lục địa (Trần Văn Trị và nnk, 1977, 1986; Nguyễn Xuân Tùng và nnk, 1986, 1992), dưới dạng aulacogen (Trần Đức Lương, Nguyễn Xuân Bao, 1985)

      In fact, there exists a sedimentary, volcanic, subvolcanic complex accompanied by felsic-alkaline hypabyssal intrusion of active margin type, that was developed on the continent after collision (Trần Văn Trị et al. 1977, 1986; Nguyễn Xuân Tùng et al. 1986, 1992), in the form of an aulacogen (Trần Đức Lương, Nguyễn Xuân Bao 1985).

6.    Trần Văn Trị.

7.    10 / 1999.

· Việt-Lào -- Việt - Laos (Đới uốn nếp Mesozoi, Mesozoic Fold Zone)

1.       Kuđriavtsev G.A và nnk., 1969

2.       Việt-Lào (II); nằm ở phía bắc bán đảo Đông Dương, bao gồm các vùng lãnh thổ Thượng Lào, Trung Lào và Tây Bắc Bộ. Theo các hệ đứt gãy lớn đới này tiếp giáp với địa khối Inđosinia ở phía nam, đới uốn nếp Bắc Việt Nam ở phía đông và đới uốn nếp Myanmar-Malaysia ở phía tây

Việt-Laos (II); situated in the north of the Indochina Peninsula, including the territory of Upper Laos, Central Laos and West Bắc Bộ. According to great fault  systems, this zone adjoins with the Indosinian Geoblock in the south, North Việt Nam Fold Zone in the east, and Myanmar-Malaysia Fold Zone in the west.

3.       Mặt cắt móng uốn nếp của đới bao gồm hai tổ phần là Hercyniđ và Mesozoiđ sớm (Inđosiniđ). Phức hệ địa máng uốn nếp bao gồm các thành tạo địa chất tuổi Orđovic, Silur, Đevon và Carbon sớm. Phức hệ địa máng Mesozoi sớm bao gồm các thành tạo Paleozoi thượng và Trias. Còn phức hệ sinh núi bao gồm các thành tạo chứa than tuổi Nori-Ret và thạch cao tuổi Creta, thường phân bố trong các trũng nội lục hay giữa núi

The section of the folded basement of the zone is composed of two Hercynides and Early Mesozoides components. The folded geosynclinal complex includes Ordovician, Silurian, Devonian and Early Carboniferous geological formations. The Early Mesozoic geosynclinal system includes Upper Paleozoic and Triassic formations. And the orogenic complex is composed of Norian-Rhaetian coal-bearing formation and Cretaceous gypsum-bearing formation, usually distributed in intracontinental or intermontane depressions.

4.       Đới uốn nếp Việt-Lào là di tích của đới động kiểu địa máng phát triển ở vùng ĐN Á  vào thời kỳ phân rã Pangea. Nó nguyên là một đới động phát triển đa kỳ, khởi sinh vào đầu Paleozoi trên móng có vỏ kiểu lục địa. Biến hoạ Hercyn đã làm biến vị và uốn nếp mạnh các thành tạo Paleozoi hạ-trung. Còn biến hoạ Inđosini đã khép kín hoàn toàn đới động này vào cuối Trias

The Việt-Laos Fold Zone is the relict of a mobile zone of geosynclinal type which was developed in SE Asia region during the dispersion period of Pangea. It was, by origin, a multicycly developed mobile zone, which appeared  at the beginning of Paleozoic on the basement having the continental crust. Hercynian diastrophism altered and strongly folded Lower-Middle Paleozoic formations. And the Indosinian diastrophism completely closed this mobile zone at the end of Triassic.

5.       Khái niệm cấu trúc uốn nếp Việt-Lào được sử dụng nhiều trong các công trình kiến tạo về sau với hình dung là một “hệ” uốn nếp bao gồm nhiều đới uốn nếp và các khối cổ có tuổi tạo lập khác nhau. Các kết quả nghiên cứu mới cho thấy móng uốn nếp của cấu trúc Việt-Lào chủ yếu có tuổi Paleozoi sớm-giữa. Trong Mesozoi các hoạt động kiểu nội mảng giữ vai trò ưu thế

The concept of Việt-Laos Fold Structure has been often used in further tectonic works, regarding it as a fold system which is composed of many fold zones and old blocks of various forming ages. New research results have been showing that the folded basement of the Việt-Laos Structure has mainly the Early-Middle Paleozoic age. During Mesozoic the activities of intraplate type played the dominant role.

6.       Lê Duy Bách.

7. 10/1999.

· Việt - Trung -- Sino-Vietnamese (Hệ địa máng uốn nếp Caleđon, Caledonian Geosynclinal Fold System)

1. Trần Văn Trị, 1975.

2. Phần lớn diện tích Bắc Bộ và miền Đông Nam Trung Quốc; x = 20o - 28o , y = 103o - 117o; nằm ở phía bắc đới khâu Sông Mã và đông nam nền Dương Tử.

     The major part of Bắc Bộ and SE China areas; extended in the north of Sông Mã Suture Zone and the SE of the Yang-tze Platform.

3. Các thành tạo siêu biến chất Tiền Cambri lộ ra ở dãy Hoàng Liên Sơn và dãy Con Voi thuộc Bắc Việt Nam, và Yunkai ở Quảng Đông, Trung Quốc. Giữa chúng là các thành tạo trầm tích và magma Phanerozoi, trong đó đặc biệt có các đá núi lửa bazan trong các hệ tầng Sông Mã và Hà Giang, các thể mafic, siêu mafic thuộc các phức hệ Núi Nưa và Nậm Bút (PZ1), các loạt flysh-turbiđit ở các hệ tầng Phú Ngứ và Cô Tô (O3-S1) cùng các xâm nhập granitoiđ thuộc các phức hệ Phia Ma, trầm tích vụn thô (D1) và carbonat (D2-3, C-P). Cấu trúc dạng vòm ở Việt Bắc, dạng tuyến TB-ĐN ở Tây Bắc Bộ, ĐB-TN ở Đông Bắc Bộ

    The P Cambrian ultrametamorphic formations are exposed in the Hoàng Liên Sơn and Con Voi Ranges of North Việt Nam, and Yunkai Range of Guangtung, China. Phanerozoic sedimentary and magmatic formations are destributed between these matamorphic rocks, among them worthy to pay attention are basalts in the Sông Mã and Hà Giang Fms, mafic and ultramafic bodies of the Núi Nưa and Nậm Bút magmatic complex (PZ1), flysch-turbidite sequences of the Phú Ngữ and Cô Tô Fms (O3-S1), and granitoid intrusions of the Sông Chảy, Po Sen, Mường Lát and Ngân Sơn Complex (PZ2), syenite-granosyenite of the Phia Ma Complex, clastic sediments (D1) and carbonate (D2-3, C-P). The structure is of dome-shaped form in Việt Bắc, linear form of NW-SE in west Bắc Bộ.

4. Miền uốn nếp Việt Trung là một địa khối hỗn hợp có nguồn gốc từ Gondwana, còn các di chỉ cung đảo, vỏ đại dương Paleotethys tạo thành ophiolit ở các đới khâu lộ ra ở nhiều nơi trong các lưu vực sông Mã, sông Lô, sông Chảy, sông Cầu,... Các đơn vị  chính gồm địa khối ngoịa lai Hoàng Liên Sơn với móng biến chất Tiền Cambri và lớp phủ Phanerozoi tách trượt từ rìa craton Dương Tử và các hệ  uốn nếp Việt Bắc, Đông Bắc Bộ, Tây Bắc Bộ được hình thành do quá trình va trạm, tạo núi Caleđon. Quá trình biến cải Paleozoi muộn - Mesozoi tạo ra các rift Sông Đà, Sông Hiến, An Châu, địa hào Hòn Gai, và quá trình Kainozoi tạo ra rift Hà Nội

    This zone is a composite terrane originated from Gondvane; the remains of island arcs and oceanic crust of Paleotathys forming ophiolite in suture are exposed in many palces in the basin of Mã, Lô, Chảy, Cầu Rivers, ect... The main units consist of Hoàng Liên Sơn allochthonous geoblock with the Precambrian metamorphic basement and the Phanerozoic cover separated from the margin of the Yangtze craton, and the Việt Bắc, East Bắc Bộ and West Bắc Bộ formed during the collision process and Caledonian orogeny. The Late Paleozoic - Mesozoic reworking process formed the Sông Đà, Sông Hiến and An Châu Rifts, the Hòn Gai graben, whilst the Cenozoic - the Hà Nội Rift.

5. Trong không gian có những đơn vị kiến tạo gần gũi như: Yếu tố Thượng Bắc Bộ - Đông Nam Trung Hoa (Fromaget, 1941), khối kiến tạo Tây Bắc - Đông Bắc Việt Nam (Ngô Thường Sa, 1965), khối kiến tạo Bắc Bộ - Dương Tử - Cathaysia (Nguyễn Xuân Tùng, 1982), nền Trung Việt (Trần Đức Lương, Nguyễn Xuân Bao, 1985, 1992), Hệ địa máng uốn nếp Việt - Trung (Lê Duy Bách, 1985; Phạm Quang, 1986),... cũng được phân chia

    On the spatial side there are close tectonic units, such as: Upper Tonkin - Southeast China Element (Fromaget, 1941), Northwest-Northeast Việt Nam Tectonic Block (Ngô Thường San, 1965), Bắc Bộ - Yangtse - Cathaysia Block (Nguyễn Xuân Tùng, 1982), Sino - Vietnamese Platform (Trần Đức Lương, Nguyễn Xuân Bao 1985, 1992), Sino-Vietnamese Geosynclinal Fold System (Lê Duy Bách 1985, Phạm Văn Quang 1986), etc. wich were preposed..

6. Trần Văn Trị.

7. 10/ 1999.

 

· Vũng Tàu - Thuận Hải (Đơn nghiêng, Monocline)

1. Ngô Thường San và nnk., 1980

2. Inđosinia; vùng biển ven bờ Đông Nam Bộ, rìa TB của trũng Cửu Long 

Indosinia; in the nearshore sea of East Nam Bộ, on the NW margin of the Cửu Long  Depression;  x = 8030  - 100 N; y = 1050 - 1090 E.

3. Về thực chất thì đơn nghiêng này là phần rìa TB của trũng Đệ tam Cửu Long, phần chuyển tiếp của đới Đà Lạt trên đất liền xuống trung tâm trũng Cửu Long. Các thành tạo trầm tích trong đơn nghiêng tương tự ở trũng Cửu Long nhưng có chiều dày nhỏ hơn (đạt khoảng 1000-1500 m) và nghiêng đều về phía trung tâm trũng. Móng uốn nếp Mesozoi muộn gồm các thành tạo trầm tích - phun trào và các xâm nhập granitoiđ tuổi Jura - Creta lộ ra rải rác trên các đảo ven bờ

This monocline, in its essence, is the NW marginal part of the Tertiary Cửu Long Depression, which is the transitional part of the Đà Lạt Zone on the mainland into the centre of the Cửu Long Depression. The sedimentary formations in the monocline is similar to those of the Cửu Long Depression, but with a smaller thickness (about 1000 to 1500 m), and inclining to the centre of the depression. The Late Mesozoic folded basement is composed of Jurassic-Cretaceous volcano-sedimentary formations and granitoid intrusions, scatteredly exposed on the near-shore islands.

4. Sự hình thành và phát triển của đơn nghiêng Vũng Tàu - Thuận Hải gắn bó chặt chẽ với sự hình thành và phát triển do sụt lún sau tạo núi Mesozoi muộn của trũng Đệ tam Cửu Long kiểu giữa núi

The formation and development of the Vũng Tàu - Thuận Hải Monocline are closely related to the formation and development by subsidence after Late Mesozoic orogeny of the Tertiary Cửu Long Depression of intermontane type.

5. Khái niệm đơn nghiêng Vũng Tàu - Thuận Hải thích hợp cho việc mô tả cấu trúc chuyển tiếp giữa trũng Cửu Long và các cấu trúc lục địa Đông Nam Bộ. Hiện nay ít được sử dụng

The concept on Vũng Tàu -  Thuận Hải Monocline is appropriate to the description of transitional structure between the Cửu Long Depression and comtinental structures of East Nam Bộ. But, at present it is rarely used.

6. Ngô Gia Thắng, Lê Duy Bách

7. 10/1999.

 

· Xiêng Khoảng - Long Đại (Đới địa máng thực uốn nếp, Eugeosynclinal Fold Zone)

1. Lê Duy Bách, 1989.

2. Vùng phía tây các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế và phía đông các tỉnh Xiêng Khoảng, Bolikhamxay, Khăm Muộn (Lào).Toạ độ; x = 16010’ - 19o30’, y = 102o30’ - 107050’Đ.

Located in the western part of the Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế (Việt Nam), and the eastern part of the Xiêng Khoảng, Bolikhamxay and Khăm Muộn (Laos) Provinces.

3. Móng uốn nếp bao gồm các phức hệ trầm tích và magma Caleđon (O3-D), Hercyn (D-C). Phức hệ sinh núi kiểu molas và phun trào có tuổi Permi (trũng Khay Khang). Ranh giới của đới là các hẹ thống đứt gãy sâu Điện Biên - Khorạt ở phía tây, Sông Cả - Rào Nậy ở phía đông bắc và Huế - Thà Khẹt ở phía tây nam. Kiến trúc của đới bị phức tạp hoá bởi kiến sinh huỷ hoại Mesozoi và Kainozoi.

The folded basement is composed of Caledonian (O3-D) and Hercynian (D-C) sedimentary and magmatic complexes. The orogenic complex of molassic type effusives is of Permian age (Khang Khay Depression). The boundary of the zone consists of Điện Biên - Khorat Deep-seated Fault System in the W, Sông Cả - Rào Nậy Fault in the NE, and Huế - Thakhet one in the SW. The structure of the zone was complicated by Mesozoic and Cenozoic destructive tectonisms.

4. Đới Xiêng Khoảng - Long Đại thể hiện hoạt động tích cực vào nửa sau Orđovic với việc sinh thành các hợp tạo phun trào - trầm tích kiểu cung đảo (vùng Long Đại). Các phức hệ địa máng được tiếp tục hình thành trong Silur, Đevon và Carbon. Vào đầu Carbon đồng thời đã xuất hiện các pha va chạm sớm với việc nảy sinh granitoiđ (kiểu Trường Sơn). Biến hoạ Hercyn đã xảy ra vào Permi  và cố kết hoá toàn đới .

This zone expressed its activities in the last half of Ordovician with the formation of volcanogeno-sedimentary association of island arc type (Long Đại area). The geosynclinal complexes continued to be formed during Silurian, Devonian and Carboniferous. At the beginning of Carboniferous appeared early collisional phases forming the granitoid complex of Trường Sơn type. The Hercynian diastrophism happened in Permian in consolidating the whole zone.

5. Kiến trúc Xiêng Khoảng - Long Đại thường được ghép vào “Địa máng Trường Sơn” (Fromaget, 1937; Saurin, 1956), Hệ uốn nếp trước Trias giữa (Đovjikov và nnk, 1965); “Đới phức võng Trường Sơn” (Gatinski và nnk, 1970, 1973; Trần Văn Trị và nnk, 1975, 1979; v.v.). Nhìn chung phân vị này được xem là một tổ phần quan trọng của Miền uốn nếp Việt - Lào (hay Đông Dương).

The studies zone is used to be attached to the Trường Sơn Geosyncline (Fromaget, 1937; Saurin, 1956), pre- Middle Triassic Fold System (Dovzhikov et al. 1965), Trường Sơn Synclinorium Zone (Gatinski et al. 1970, 1973; Trần Văn Trị et al. 1975, 1979; etc.). In general, this structure has been regarded as an important component of the Việt-Laos Fold Region (or Indochina).

6. Lê Duy Bách.

7.     8/1999.