· Sầm Nưa (Đới tướng - cấu trúc, Structuro-facial Zone)

1.    Jamoiđa A. (trong Đovjikov A. E. và nnk.), 1965.

2.   Bắc Trung Bộ (II.2); đới trải dài từ vùng Điện Biên Phủ qua lãnh thổ Lào rồi uốn cong bao lấy phía đông khối Phu Hoạt và kéo đến lưu vực sông Cả

North Trung Bộ (II.2); stretching from the Điện Biên Phủ area through Laos territory, then curving to surround the Phu Hoạt Block in the east, and reaching the Cả River Basin; x = 18030 - 210 N; y = 1030- 1060 E.

3.   Là một võng chồng Trias (nếp lõm Sầm Nưa - Fromaget, 1934). Các đá trầm tích lục nguyên xen đá nguồn núi lửa Anisi (hệ tầng Đồng Trầu) lộ trên nếp lồi ở phần ĐB đới chuyển lên trên là đá phiến sét, bột kết, cát kết Lađin (hệ tầng Quy Lăng) lộ ra ở nếp lõm phần TN đới. Phủ bất chỉnh hợp trên các đá vừa nêu là các trầm tích chứa than (hệ tầng Đồng Đỏ), trầm tích màu đỏ (hệ tầng Núi Xước) và phun trào axit (hệ tầng Mường Hinh) tuổi Jura. Các đá sau Lađin tạo thành các lớp phủ gần nằm ngang, ít biến vị. Dọc theo các đứt gãy xuyên cắt móng uốn nếp xuất hiện các xâm nhập granit (Bù Rình, Sông Chu...), một số thể gabro (vùng Ngọc Lạc). Ngoài ra còn gặp phun trào bazan KZ ở các vùng Như Xuân and Phủ Quỳ

This is a Triassic superimposed depression (Sầm Nưa Syncline - Fromaget, 1934). Anisian terrigenous sediments interbedded with volcanogenic rocks (Đồng Trầu Formation) are exposed in an anticline on the NE part of the zone. They grade upward to Ladinian clay shale, siltstone and sandstone (Quy Lăng Formation) exposed in a syncline on the SW part of the zone. Coal-bearing sediments (Đồng Đỏ Formation), continental red beds (Núi Xước Formation) and felsic effusives of Jurassic age (Mường Hinh Formation) lie unconformably upon above said Middle Triassic formations. Post-Ladinian sediments form an approximately horizontal cover, which is weakly altered. Along the faults which penetrate the folded basement granite intrusions (Bù Rình, Sông Chu, etc.) appear together with some gabbro bodies (Ngọc Lạc area). Apart from this, there are Cenozoic basalts in Như Xuân and Phủ Quỳ.

4.   Sụt võng kiểu địa máng kèm theo hoạt động núi lửa mạnh đã xảy ra trong khoảng đầu Trias dọc theo các đới đứt gãy rìa tái hoạt động trên một móng uốn nếp Tiền Cambri và Paleozoi hạ-trung. Pha uốn nếp ở ranh giới giữa Carni-Nori kết thúc sự phát triển oằn võng kiểu địa máng của đới. Trong Lias phát triển điều kiện lục địa (hình thành các trũng chậu) ở rìa một vùng biển lớn hơn xa về phía đông. Sự phát triển về sau của đới liên quan đến sự tái hoạt động nhiều lần của các đứt gãy rìa lớn tạo nên các pha phun trào và hình thành các hố sụt nhỏ dọc theo chúng

The subsidence of geosynclinal type accompanied by strong volcanic activties took place at the beginning of Triassic along the marginal fault zones, which reactivated on the Precambrian and Lower-Middle Paleozoic folded basement. The folding phase at the Carnian-Norian boundary closed the subsiding evolution of geosynclinal type of the zone. During Liassic the continental conditions were developed in the margin of a larger sea situated far in the east. The further development of the zone was related to the repeated reactivities of great marginal faults, which created effusive phases, and formed small depressions along them.

5. Trước đây J. Fromaget (1937, 1941) đã nêu lên khái niệm “Nếp lõm Sầm Nưa” trong bình đồ Neotrias. Các đặc điểm chính của đới Sầm Nưa được xác định và trình bày trong công trình Điạ chất miền Bắc Việt Nam (Đovjikov A.E. và nnk, 1965). Khái niệm này được sử dụng rộng rãi trong văn liệu

Formerly, J. Fromaget (1937, 1941) suggested the concept on the Sầm Nưa Syncline in the Neotriassic plan. The main characteristics of the Sầm Nưa Zone have been determined and set forth in the work Geology of North Việt Nam (Dovzhikov A.E. et al, 1965). This concept has been largely used in the geological literature.

6. Ngô Gia Thắng, Lê Duy Bách

7. 10/1999.

· Sê Kông (Đới địa máng uốn nếp, Geosynclinal Fold Zone)

1.       Nguyễn Xuân Bao và nnk, 1978..

2.      Inđosinia (III), nằm ở phía TB địa khối Kon Tum, thuộc địa phận tỉnh Quảng Nam (Việt Nam) và các tỉnh Salavan và Attapư (Lào) 

Indosinia (III); situated in the NW of the Kon Tum Geoblock, belonging to the territory of Quảng Nam province (Việt Nam) and Salavan, Attapeu (Laos); x = 14030 - 15030 N; y = 1070 - 1070 20 E.

3.         Phức hệ địa máng uốn nếp của đới là các loạt trầm tích lục nguyên và silic bị biến vị mạnh được hình thành vào nửa đầu Paleozoi. Cấu trúc uốn nếp  của đới được định hình vào cuối Đevon - đầu Carbon. Trên bình đồ hiện tại đới bị phức tạp hoá bởi hệ thống đứt gãy và các thành tạo địa chất trẻ hơn, từ Paleozoi thượng đến Kainozoi, phủ lên.

The geosynclinal fold complex of the zone consists of strongly altered terrigenous sediments and chert formed at the first half of Paleozoic. Its  folding structure took shape at the end of Devonian - beginning of Carboniferous. On the present structural plan, this zone has been becoming complicated by fault systems and the cover, formed by from Upper Paleozoic to Cenozoic sediments.

4.       Đới Sê Kông đã xuất hiện đồng thời với đới A Vương - Long Đại theo cơ chế sinh rift nội mảng và sau đó là giãn đáy đại dương ở rìa bắc của craton Inđosinia vào cuối Proterozoi - đầu Paleozoi. Cố kết định hình của đới xảy ra trong biến hoạ Caleđon

The Sê Kông Zone appeared at the same time with the A Vương - Long Đại Zone according to the intraplate rifting mechanism, and then, oceanic floor spreading in the northern margin of the Indosinian Craton at the end of Proterozoic - beginning of Paleozoic. The consolidation of the zone took place during the Caledonian diastrophism.

5.       Trước đây J. Fromaget (1937, 1941) đã có nhắc đến kiểu cấu trúc Sê Kông. Bản tính địa máng uốn nếp của đới ngày càng được công nhận (Lê Duy Bách, 1985; Nguyễn Đình Uy, Trần Văn Trị, 1985; Trần Văn Trị và nnk, 1986; .vv.). Ngoài ra còn tồn tại một số khái niệm khác: Aulacogen (Trần Đức Lương, Nguyễn Xuân Bao, 1985), Đới hút trườn vỏ đại dương (Nguyễn Xuân Tùng, Trần Văn Trị, 1992)

Formerly, J. Fromaget (1937, 1941) had spoken about the Sê Kông structure type. The geosynclinal fold nature of the zone has been more and more accepted (Lê Duy Bách, 1985; Nguyễn Đình Uy & Trần Văn Trị, 1985; Trần Văn Trị et al, 1986; etc.). Apart from this, there still are some other concepts, such as: Aulacogen (Trần Đức Lương & Nguyễn Xuân Bao, 1985), Zone of oceanic crust obduction (Nguyễn Xuân Tùng & Trần Văn Trị, 1992).

6.       Lê Duy Bách.

7. 10/1999.

· Sinh Vinh (Đới rìa thụ động uốn nếp, Passive Marginal Fold Zone)

1. Lê Duy Bách, Ngô Gia Thắng, 1996.

2. Tây Bắc Bộ (I.3); nằm ở vùng hạ lưu sông Đà, phía đông nam của dãy núi Hoàng Liên Sơn, thuộc các tỉnh Sơn La, Phú Thọ, Hoà Bình và Hà Tây; x = 21o- 21o10’, y = 104o30’- 105o30’.

    West Bắc Bộ (I.3); in the lower course of Đà River, situated in the southeast of Hoàng Liên Sơn mountain range. It occupies parts of Sơn La, Phú Thọ, Hoà Bình, and Hà Tây Provinces.

3. Móng uốn nếp gồm các phức hệ lục nguyên Cambri trung- Orđovic hạ và carbonat - lục nguyên Orđovic thượng - Silur hạ. Phủ trên có các trầm tích Đevon và Carbon- Permi bị uốn nếp không đều. Hoạt động magma xâm nhập biểu hiện yếu ớt. Hình hài cấu trúc của đới bị uốn cong dạng vành khuyên bao quanh phía đông nam của đới Phan Xi Pan.

     The folded basement consists of Middle Cambrian - Lower Ordovician terrigenous formations and Upper Ordovician - Lower Silurian carbonate - terrigenous formations. Devonian and Carboniferous - Permian irregulary folded sediments covered this besement - the ỉntusive magmatism was weekly developed. The structural configuration of the zone is bended into a semi-cirle embracing the southeastern part of Phan Xi Pan zone.

4. Đới khởi sinh vào đầu Paleozoi do kiến sinh Caleđon bắt đầu bằng tách giãn nội mảng Tiền Cambri và sụt võng kéo dài đến Silur sớm. Trong nửa cuối Paleozoi (Đevon - Permi sớm) đới phát triển như một rìa thụ động phân dị. Từ Permi muộn đới bị lôi cuốn vào hoạt động mạnh mẽ của kiến sinh Mesozoi của đới đại dương Sông Đà, được cố kết vào đầu Trias muộn và hoạt động như một cấu trúc lục địa từ cuối Trias.

     The zone was initiated at the beginning of Paleozoic thanks the Caledonian tectonism, commencing by intraplate extension in Precambrian, and subsidence up to Early Silurian. In the last half of Paleozoic (Devonian - Early Permian) the zone was developed as a differentiated passive margin. Since Late Permian, this zone was involeed into strong activities of the Mesozoic tectonism of the Sông Đà oceanic zone, consolidated at the beginning of Late Triassic, and developed as a continental structure at the end of Triassic.

5. Đới Sinh Vinh thường được ghép chung vào cấu trúc Phan Xi Pan (Fromaget, 1941; Đovjikov và nnk, 1965; Trần Đức Lương, 1970). Trong mối quan hệ về bản chất kiến tạo và đặc trưng địa động lực thì đới Sinh Vinh phân biệt rõ ràng với đới Phan Xi Pan kể từ Paleozoi.

     The Sinh Vinh zone is used to be attached to the Phan Xi Pan zone (Fromaget, 1941; Dovzhikov et al., 1965; Trần Đức Lương, 1970...). In the relationship of tectonic nature and geodynamic characteristics, the Sinh Vinh zone clearly differs from Phan Xi Pan zone since Paleozoic time.

6. Lê Duy Bách, Ngô Gia Thắng.

7. 8/1999.

· Sông Cả (Đới địa máng uốn nếp, Geosynclinal Fold Zone)

1. Lê Duy Bách, 1985.

2. Bắc Trung Bộ (II.2); nằm dọc lưu vực Sông Cả thuộc tỉnh Nghệ An. Ngoài ra, đới còn phát triển sang vùng Thượng Lào kế cận; x = 18o50’-20o30’, y = 103o - 105o50’.

    North Trung Bộ (II.2), along Cả River, Nghệ An Province and extending to Laos.

3. Phức hệ uốn nếp của đới bao gồm các thành tạo trầm tích lục nguyên Cambri, Orđovic - Silur hạ và trầm tích lục nguyên chứa carbonat Silur thượng - Đevon, bị phủ bởi các trầm tích lục nguyên silic, carbonat màu đỏ và phun trào trung tính - axit tuổi Permi và granitoiđ Permi muộn - Trias sớm. Cấu trúc của đới bị phức tạp hoá bởi kiến sinh Inđosini và Mesozoi muộn - Kainozoi. Ranh giới phía nam của đới là tuyến đứt gãy sâu Sông Cả.

    The folded complex of this zone consists of Cambrian, Ordovician- Lower Silurian terrigenous sediments and Upper Silurian - Devonian calcareous sediments. They were covered by siliceous and calcareous red sediments, acidic - intermendiate volcanics of Permian age and granitoids of Late Permian - Early Triassic age. The structure of the zone was complicated by Indosinian and Late Mesozoic - Cenozoic tectonism. The south border of the zone is the Sông Cả fault zone

4. Đới nảy sinh trên móng kiểu lục địa bị dập vỡ và thoái hoá ở rìa của địa khối Tiền Cambri Phu Hoạt vào đầu Paleozoi. Trong suốt Paleozoi sớm - giữa đới phát triển như một rìa thụ động kiểu lục nguyên. Vào Paleozoi muộn đã có sự phân dị và hình thành một số bồn carbonat. Biến hoạ Hercyn đã cố kết hoá cấu trúc  của đới vào cuối Permi. Trong Mesozoi và Kainozoi đới phát triển theo chế độ nội mảng.

    This zone was initiated on the Precambrian degradated and broken down Phu Hoạt blocks margin of the continental crust at the beginning of Paleozoic. During the Early - Middle Paleozoic the zone are developed as a pasive continental margin. In late Paleozoic it was differentiated to some carbonate bassins and at the end of Permian it was consolidated by Hercynian diatrophism. In Mesozoic and Cenozoic the zone was developed in the intraplate regime.

5. Trong văn liệu địa chất tên Sông Cả thường được dùng để chỉ các cấu trúc khác nhau như Đới đứt gãy (Đovjikov và nnk, 1965; Gatinski và nnk, 1970); Địa hào trẻ  (Rezanov và nnk, 1967); Miền võng (Kitovani, 1964); Đới phức võng (Trần Văn Trị và nnk, 1979). Những khái niệm gần gũi là: Đới thành hệ - kiến trúc (Trần Đức Lương,  Nguyễn Xuân Bao, 1985), Tuyến tái cải tiền rift (Nguyễn Xuân Tùng và nnk, 1992), Đới uốn nếp Hercyn sớm (Trần Văn Trị, 1994).

    In the geological literature, the name Sông Cả has been used to indicate different structuzes, such as Fault zone (Dovzhikov et al., 1965; Gatinski et al., 1970); Young graben (Rezanov et al., 1967), Depression (Kitovani, 1964); Synclinorium zone (Trần Văn Trị et al., 1979). The nearer notions are: Structuro- Formational zone (Trần Đức Lương, Nguyễn Xuân Bao, 1985), Prerift line (Nguyễn Xuân Tùng et al., 1992); Early Hercynian folded zone(Trần Văn Trị, 1994)

6. Lê Duy Bách.

7. 8/1999.

· Sông Chảy - Bắc Hà (Ophiolit xáo trộn, Melange Ophiolite)

1. Lê Duy Bách, 1985.

 2. Đông Bắc Bộ (I.1); nằm bao quanh phía tây và nam của khối Tiền Cambri Sông Chảy, thuộc các tỉnh  Lào Cai, Hà Giang; x = 21o40’- 22o40’, y = 104o10’- 104o50’.

    East Bắc Bộ (I.1); embracing the Precambrian Sông Chảy Block in the west and south, occupying the territory of Lào Cai and Hà Giang Provinces.

3.  Các tổ phần chính là: các đá siêu mafic bị serpentinit hoá (phức hệ Nậm Bút), gabro và gabrođiabas bị lục hoá (phức hệ Bạch Sa), và các metavolcanit có thành phần mafic tổ hợp với trầm tích lục nguyên carbonat Cambri trung. Các tổ phần vừa nêu phân bố rải rác trong một đới xáo trộn hẹp trên bình đồ kiến trúc của đới Lô - Gâm, ở nơi tiếp giáp với khối Tiền Cambri Sông Chảy.

    The main constituents consist of serpentinized hyperbasites (Nậm Bút Complex), metamorphosed  gabbro and gabbrodiabase (Bạch Sa Complex) and the metavolcanics associated with Middle Cambrian terrigeno-carbonate sediments. These components are scatteredly in a narrow melange zone of the Lô - Gâm structural zone along the contact with the Sông Chảy Precambrian block.

4. Ophiolit Sông Chảy - Bắc Hà hình thành trong các kiến trúc đại dương mới tạo do kiến sinh huỷ hoại và sinh rift phân tách trên vỏ lục địa Riphei muộn của khối nền Việt-Trung từ cuối Proterozoi, tiền thân của đới Lô - Gâm. Biến hoạ Caleđon bắt đầu từ Đevon đã khép kín kiến trúc đại dương Lô-Gâm, trồi chờm các tổ phần ophiolit Sông Chảy - Bắc Hà trong đới va chạm và xáo trộn phức tạp. Kiến sinh Hercyn và Inđosini  đã làm phức tạp thêm cấu trúc nội bộ của đới xáo trộn này.

     The Sông Chảy - Bắc Hà Ophiolite was probably formed in the newly created oceanic structures by the destruction and rifting of the Sino - Vietnamese Late Riphean platform at the end of Proterozoic becoming the oldest structures of Lô - Gâm Zone. The Caledonian diastrophism since Devonian had closed the Lô-Gâm oceanic structure and pushed the portions of Sông Chảy - Bắc Hà ophiolite by obduction mechanism to a collision melange zone. The following Hercynian and Indosinian tectonisms made more complicated the inner structures of this melange zone.

5. Về sự tồn tại thành tạo kiểu ophiolit ở vùng Đông Bắc Bộ đã được đề cập trong một số công trình khác nhau (Trần Văn Trị và nnk, 1977, 1986; Nguyễn Xuân Tùng, 1982; Gatinski và nnk, 1991; Bùi Minh Tâm và nnk, 1997).

     The existence of the ophiolite type formation in East Bắc Bộ region has been touched upon in some works such as Trần Văn Trị et al., 1977, 1986; Nguyễn Xuân Tùng, 1982; Gatinski et al. 1991; Bùi Minh Tâm et al., 1997.

6. Lê Duy Bách .

7.8/1999.

· Sông Đà (Rift, Rift)

1. Gatinski Yu. et al, 1977.

2. Tây Bắc Bộ (I.3); chiếm toàn bộ diện tích khu vực này và tỉnh Thanh Hoá thuộc Bắc Trung Bộ (II.2); x = 20° - 23°28’,  y = 103° - 106°30’.

West Bắc Bộ (I.3); occupying the whole territory of this region and the Thanh Hoá   Province of North Trung Bộ (II.2).

3. Các thành tạo Proterozoi - Paleozoi thượng lộ ra dọc rìa TN dãy Hoàng Liên Sơn và ĐB bờ trái sông Mã. Tiếp trên là trầm tích carbonat - bazan olivin kiềm (C3-P1), bazan - anđesit - picrit, bazan - ryolit, picrit - điabas, bazan komatit cao magnesi (P2), bazan - trachyt và trầm tích lục nguyên (T1), đá carbonat và lục nguyên hạt mịn (T2-3), có bề dày đạt tới 3.500 - 5.000 m. Các đá kể trên bị uốn nếp mạnh, đôi nơi còn gặp đunit, pyroxenit, periđotit, điabas, và đôi nơi còn có các thể nhỏ granit. Phủ không chỉnh hợp trên chúng có các trầm tích biển nông lục nguyên chứa than (T3 n-r), trầm tich lục địa màu đỏ (J-K), tuf aglomerat trachyt, syenit, minet, coccit, lamproit (Paleogen). Các hệ đứt gãy rìa, trục rift và uốn nếp có phương TB-ĐN, nhiều nơi có hiện tượng chờm nghịch và đảo ngược phức tạp.

Proterozoic - Upper Paleozoic formations are exposed along the Hoàng Liên Sơn Range and in the NE of Mã River left side. Overlying them there are carbonate sediments and alkaline olivine basalts (C3-P1), basalt-andesite-picrite, basalt-rhyolite, picrite diabase and magnesium-high komatiite basalt (P2), basalt-trachyte and terrigenous sediments (T1), carbonate and fine terrigenous sediments (T2-3) having a total thickness up to 3,500 - 5,000 m. The above-cited rocks were strongly folded; locally there are dunite, pyroxenite, peridotite, diabase, and sometimes, small bodies of granite. They unconformably underlie coal-bearing sediments (T3 n-r), red continental beds (J-K), and trachytic tuffaceous agglomerate, syenite, minette, coccite and lamproite (Paleogene). The marginal fault systems, rift axis and folds are of NW-SE trend; in many places complicated overthrust and reverse have been observed.

4. Móng của rift không đồng nhất lộ ra ở hai bên rìa, đặc biệt là cửa sổ Tạ Khoa (PZ2-3) đã cố kết từ Đevon và ổn định trong Paleozoi thượng với các trầm tích đá vôi khá đồng nhất (C-P). Vào Permi xuất hiện quá trình vát mỏng vỏ với các hệ đứt gãy TB-ĐN, tạo điều kiện hình thành dung nham bazan tholeit kiềm cao titan thuộc tiền rift, sau đó tiếp tục phát triển rầm rộ bazan olivin kiềm, bazan komatit, picrit điabas, bazan-trachyt với trầm tích biển Trias rất dày, đặc trưng cho giai đoạn rift thực thụ với sự tách giãn và trượt dịch. Quá trình ghép nối va chạm lục địa - lục địa tạo ra các thành hệ tạo núi chứa than và lục địa màu đỏ.

The heterogeneous basement of the rift is exposed in the two margins, especially in the Tạ Khoa Window (PZ2-3). It was consolidated since Devonian, and stabilized during Upper Paleozoic with fairly homogeneous limestone (C-P). In Permian the thinning process of the crust began together with the appearance of the NW-SE fault system, creating good conditions for forming pre-rift titanium-high alkaline tholeiitic basalt, which was followed by the animated development of alkaline olivine basalt, komatiite basalt, picrite diabase, basalt-trachyte together with rather thick Triassic marine sediments, characterizing the true rift stage with extension and slippage. The process of continent-continent assembly and collision created orogenic coal-bearing formation and continental red beds.

5. Cấu trúc này đã từng được mô tả là Lớp phủ địa di Sông Đà (Deprat, 1914; Dussault, 1921; Fromaget, 1941), Đới thành hệ - cấu trúc Sông Đà (Đovjikov và nnk, 1965; Trần Đức Lương, 1970; vv.). Mặt khác nó còn được xếp vào Trũng hồi sinh magma -  kiến tạo (Nguyễn Xuân Tùng, 1972), hoặc Điva (Staritski, 1973). Hiện nay nhiều tác giả luận giải là Rift giữa lục địa như mô tả ở trên.

The studied structure has been described as Đà (Black) River Charriage Cover (Deprat, 1914; Dussault, 1921; Fromaget, 1941), Sông Đà Structuro-formational Zone (Dovzhikov et al, 1965; Trần Đức Lương, 1970; etc.). It has been also assigned to Tectono-magmatic Reactivated Depression (Nguyễn Xuân Tùng, 1972), or Diwa (Staritski, 1973). Recently, many authors has been interpreting it as Intracontinental Rift as above-described.

6. Trần Văn Trị.  

7. 9/1999.

·  Sông Gâm (Aulacogen, Aulacogen)

1.       Trần Đức Lương, Nguyễn Xuân Bao, 1985.

2.      Đông Bắc Bộ (I.1), nằm trải dài theo phương á kinh tuyến từ vùng biên giới Việt-Trung đến vùng núi Tam Đảo, thuộc địa phận các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Cạn và  Thái Nguyên 

East Bắc Bộ (I.1); stretching in the submeridional from the Việt Nam - China border area to the Tam Đảo Mt area, belonging to the territory of Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Cạn and Thái Nguyên provinces;  x = 21030 - 240 N; y = 105010 - 105045 E.

3.       Mặt cắt của cấu trúc chủ yếu bao gồm các thành tạo trầm tích và trầm tích - phun trào có thành phần chủ yếu felsic và kiềm, phân bố trong những dải hẹp gần đứt gãy Sông Gâm và Phú Ngữ. Chúng có tuổi Paleozoi sớm (chủ yếu là Orđovic - hệ tầng Phú Ngữ) bị uốn nếp dạng tuyến và bị xuyên cắt bởi các phức hệ magma xâm nhập trẻ

The section of the structure is composed mainly of sedimentary and volcano-sedimentary formations with mainly felsic and alkaline compositions, distributed in narrow strips that are distributed near the Sông Gâm and Phú Ngữ Faults. They are of Early Paleozoic age (mainly Ordovician - Phú Ngữ Formation), linearly folded and penetrated by young magmatic intrusions.

4.       Aulacogen Sông Gâm được hình dung là phát triển trên nền cổ Việt-Trung đồng thời với hệ địa máng Cathaysia và gắn với sự phát triển của các hệ đứt gãy nội nền hay rìa nền. Lịch sử phát triển của aulacogen này chỉ diễn ra vào cuối Paleozoi sớm

The Sông Gâm Aulacogen seems to be developed on the old Sino-Vietnamese Platform at the same time with the Cathaysian Geosynclinal System, and related to the development of intraplatformal or marginal fault systems. The development history of this aulacogen happened only at the end of Early Paleozoic.

5.       Tên gọi Sông Gâm còn được dùng với các khái niệm khác nhau như: Phức nếp lõm (Trần Văn Trị và nnk, 1985; Hutchison, 1989;...), hay là Đới uốn nếp Caleđon (Trần Văn Trị, 1994). Với tư liệu và sự hiểu biết hiện tại nên xem đây là di tích của một cấu trúc động kiểu đại dương (cung đảo không núi lửa - Lê Duy Bách, Ngô Gia Thắng, 1996) tái sinh bởi cơ chế sinh rift

The name Sông Gâm has been still used with other concepts, such as: Synclinorium (Trần Văn Trị et al, 1985; Hutchison, 1989; etc.), or Caledonian Fold Zone (Trần Văn Trị, 1994). On the basis of collected data and present knowledge one can consider this structure as the relict of a mobile structure of oceanic type (non-volcanic island arc - Lê Duy Bách & Ngô Gia Thắng, 1996) regenerated by the rifting mechanism.

6.       Lê Duy Bách.

7.   10/1999.

· Sông Hiến (Đới tướng - cấu trúc, Structuro-facial Zone)

1. Đovjikov A. E. và nnk, 1965.

2. Đông Bắc Bộ (I.1); kéo dài từ đông bắc Hà Giang, Bắc Cạn, tây Cao Bằng đến đông Lạng Sơn; x = 21025’ 23025’, y = 104055’- 106045’ . 

    East Bắc Bộ (I.1); stretching from NE Hà Giang, Bắc Cạn, W Cao Bằng, to E Lạng Sơn.

3. Các đá lục nguyên - carbonat Paleozoi thượng, các đá lục nguyên -  nguồn núi lửa Trias hạ - trung, trầm tích á lục địa chứa than Nori - Ret và lục địa màu đỏ - phun trào Jura - Creta, trầm tích lục địa Neogen. Magma xâm nhập gồm các đá mafic - siêu mafic và granitoiđ tuổi Trias muộn và granit sau Jura hạ, kiến trúc dạng tuyến; ở  các nếp lồi lộ các đá Paleozoi bị uốn nếp và các nếp lõm Trias trung - thượng bị uốn nếp vò nhàu mạnh.

The zone is composed of Upper Paleozoic terrigenous-carbonate sediments, Lower-Middle Triassic volcano-sedimentary formation, Norian-Rhaetian coal-bearing formation and Jurassic-Cretaceous continental red beds and volcanics, and Neogene lacustrine sediments. Magmatic intrusions comprise mafic-ultramafic rocks, Late Triassic granitoids, and post- Late Jurassic granite. The structure is of linear form; in anticlines are exposed Paleozoic folded rocks, and in synclines Triassic sediments were strongly folded and crumpled.

4. Vào nửa cuối Cambri giữa, khi đới Sông Lô lân cận bắt đầu nâng thì đới Sông Hiến bị lôi kéo vào sụt lún mạnh cho đến Silur sớm (kiểu võng địa máng) tiếp tục pha sụt lún mạnh nữa vào Đevon, kéo dài đến Carbon. Đới được coi là động nhất ở Đông Bắc Bộ. Chuyển động  phân dị  bắt đầu nảy sinh vào cuối Permi nhưng chỉ thực sự mạnh mẽ vào cuối Carni, còn sụt võng mạnh ở đới trong Trias sớm - giữa kèm theo phun trào là sự tăng cường hoạt động của các đứt gãy rìa. Hoạt động địa máng kéo dài (kiểu xuyên kỳ) chấm dứt vào cuối Carni đầu Nori bởi các hoạt động xâm nhập loạt Bản Xang - Phia Bioc, kèm theo uốn nếp và nâng mạnh.

In the last half of Middle Cambrian, when the adjacent Sông Lô Zone began to be uplifted, the Sông Hiến Zone was involved into strong subsidence of geosynclinal depression type up to Early Silurian, then a new strong subsidence phase happened in Devonian, and prolonged to Carboniferous. This zone has been considered as the most mobile zone in East Bắc Bộ. The differentiation movement took place at the end of Permian, but became factually strong at the end of Carnian. As for the strong subsidence during Early-Middle Triassic accompanied by effusions, it is the strengthening of activity of marginal faults. The prolonged geosynclinal activities of transperiodic type ended at the end of Carnian - beginning of Norian by intrusive activity of the Bản Xang Complex, accompanied by strong folding and uplìft.

6.    Lê Duy Bách, Ngô Gia Thắng.

7.    8/1999.

· Sông Hồng - Red River (Bể, Basin)

1. Lưu Hải Thống, Lê Quân, 1985.

2. Sông Hồng (I.2); trải dọc đồng bằng Bắc Bộ và vùng trung tâm vịnh Bắc Bộ

    Sông Hồng (I.2); spreading along the Bắc Bộ Plain and the central part of the Bắc Bộ Gulf.

5. Đồng nghĩa của Trũng nguồn rift Hà Nội - Vịnh Bắc Bộ

    Synonym of Hà Nội - Bắc Bộ Gulf Riftoganous Depression.

6. Lê Duy Bách.

7. 9/1999.

· Sông Hồng -- Red River (Đới khâu, Suture Zone)

1. Pusharovskii Ju., 1965.

2. Sông Hồng (I.2); dọc lưu vực sông Hồng

    Sông Hồng (I.2); along the basin of the Red River.

5. Đồng nghĩa của Đới xiết trượt Ailaoshan - Sông Hồng

    Synonym of Ailaoshan - Red River Shear Zone.

6. Lê Duy Bách.

7. 9/1999.

· Sông Hồng -- Red River (Hệ đứt gãy sâu, Deep-seated Fault System)

1. Fromaget J., 1927.

2. Sông Hồng (I.2); dọc lưu vực sông Hồng

    Song Hồng (I.2); along the basin of the Red River.

5. Đồng nghĩa của Đới xiết trượt Ailaoshan - Sông Hồng

    Synonym of Ailaoshan - Red River Shear Zone.

6. Lê Duy Bách.

7. 9/1999.

· Sông Lô (Đới tướng - cấu trúc, Structuro-facial Zone)

1. Đovjikov A. E. và nnk, 1965.

2. Đông Bắc Bộ (I.1); nằm ở lưu vực sông Lô, sông Gâm, phía đông đứt gãy Sông Chảy; x = 21o10’ -  23015’, y = 1040 - 105050’.

    East Bắc Bộ (I.1; located in the basin of Lô and Gâm Rivers.

3. Phát triển chủ yếu các thành tạo trầm tích Proterozoi và Cambri hạ, ngoài ra còn có các đá vôi Đevon trung uốn nếp thoải. Dọc một số đứt gãy có các hố sụt tuổi Creta và các trũng Kainozoi kề đứt gãy. Đá biến chất Tiền Cambri lộ ở vòm nâng Sông Chảy cùng với xâm nhập granit phức hệ Sông Chảy, plagiogranit dạng gnai phức hệ Ca Vịnh, các xâm nhập Mesozoi phát triển ở các rìa đông và tây nam (các phức hệ Điện Biên Phủ, Bản Xang và Phan Xi Pan) .

In the zone are developed mainly Proterozoic and Lower Cambrian sediments, besides there are gently folded Middle Devonian limestone. Along some faults, there are Cretaceous troughs and Cenozoic depressions. Precambrian metamorphic rocks are exposed in the Sông Chảy uplifted dome together with granite of the Sông Chảy Complex, gneissoid plagiogranite of the Ca Vịnh Complex, while Mesozoic intrusions are developed in the eastern and southwestern margins (Điện Biên, Bản Xang and Phan Xi Pan Complexes).

4. Là một đới nâng sớm và bền vững nhất ở trung tâm miền chuẩn uốn nếp Đông Việt Nam . Sụt lún kiểu biển nông xảy ra trong thời gian ngắn (Cambri sớm) sau đó đới lại nâng lên và chỉ bị biển phủ ở các rìa vào Đevon giữa. Chính uốn nếp Neoproterozoi đã định hình cho các cấu trúc hình thành về sau ở đây. Đáng chú ý là ở phụ đới Khao Lộc (phần cực đông bắc Sông Lô) phát triển một đới  chờm vảy khá mạnh (phay nghịch chờm Sông Miên của Deprat, 1915) làm cho các đá biến chất hệ tầng Na Hang chờm lên trên đá vôi Permi thượng.

This is an early and the most stable uplift zone in the centre of the East Việt Nam parafolded region. The subsidence of shallow-sea type happened in a short time (Early Cambrian), after that the zone continued to be uplifted, and the sea covered only its margins during Middle Devonian. In fact, the Neoproterozoic folding had fixed the form of the younger structures in this region. In the Khao Lộc Subzone, situated in the extreme NE of the zone a rather strong scaly overthrust was developed (the Sông Miên ovethrust fault of Deprat, 1915), causing the overthrust of metamorphic rocks of the Nà Hang Formation upon Upper Permian limestone.

5. Với tên gọi Sông Lô còn có những khái niệm cấu trúc kiến tạo khác nhau như: Vồng nền (Nguyễn Đình Cát, 1972), Đới phức nếp lồi dạng vòm (Gatinski và nnk, 1970; Trần Văn Trị và nnk, 1989), Đới nâng (Hutchison, 1989), các đới động uốn nếp vào Paleozoi (Trần Văn Trị, 1994; Lê Duy Bách, Ngô Gia Thắng, 1997; v.v.).

The Sông Lô name has been used also under various tectonic notions, such as: Platform Anticline (Nguyễn Đình Cát, 1972), Dome-like Anticlinorium (Gatinski et al. 1970; Trần Văn Trị et al. 1989); Uplift Zone (Hutchison, 1989); Paleozoic Mobile Fold Zone (Trần Văn Trị, 1994; Lê Dzuy Bách & Ngô Gia Thắng, 1997; etc.).

6. Lê Duy Bách, Ngô Gia Thắng.

7. 8/1999.

· Sông Mã (Đới khâu, Đới hút chìm cổ, Suture Zone, Paleosubduction Zone)

1.   Trần Văn Trị và nnk. 1975.

2.   Tây Bắc Bộ (I.3); dọc lưu vực sông Mã từ nam Lai Châu qua Thanh Hoá ra vịnh Bắc Bộ

West Bắc Bộ (I.3); along the Mã River basin, stretching from south Lai Châu through Thanh     Hoá to Bắc Bộ  Gulf;  x = 19030’ - 21030 ‘ N,  y = 103010’ - 1060 E.

 3.   Các thành tạo metabazan tholeit (tuổi biến chất 455 tr.n.), đá phiến silic, đá phiến sericit, và đá vôi Cambri trung (hệ tầng Sông Mã) bị uốn nếp, biến vị mạnh tạo thành đới theo phương TB-ĐN dài trên 360 km, có nhiều thể gabro-điabas, đunit-periđotit-serpentinit Paleozoi sớm-giữa chứa chromit như thấy ở Thanh Hoá. Phía ĐB đới là các đá trầm tích biến chất, đôi nơi có xen đá lục Neoproterozoi - Paleozoi hạ, còn ở phía TN là thành hệ flysh Paleozoi trung. Động đất mạnh (MS max = 6-7; h = 20-30 km) phân bố dọc đới này

      This zone is composed of tholeiitic metabasalt (metamorphic datation: 455 Ma.), strongly folded and altered Middle Cambrian cherty shale, sericite schist and limestone, which form zones of NW-SE direction stretching on 360 km, together with many bodies of Early-Middle Paleozoic gabbro-diabase, chromite-bearing dunite-peridotite-serpentinite, as it is seen at Thanh Hoá. In the NE part of the zone, there are Neoproterozoic - Lower Paleozoic metamorphic sediments, locally interbedded with greenschist, as for in the SW - Middle Paleozoic flyschoid formation and Middle Triassic plutono-volcanic formations. Strong earthquake (MS max = 6-7; h = 20-30 km) is distributed in this zone.

4.   Đới Benioff hút chìm cắm về phía ĐB trong giai đoạn Neoproterozoi - Paleozoi giữa tạo ra cung núi lửa Sông Mã. Hai miền (mảng) Đông Dương và Việt-Trung khép nối với nhau tạo ra dới khâu Sông Mã còn trồi lên hợp tạo ophiolit, olistostrom và xáo trộn ngoại lai trong quá trình xô đụng, tạo núi và cố kết vào Caleđon muộn và Hercyn

     The subducted Benioff Zone plunges northeastward during the Neoproterozoic - Middle Paleozoic period, forming the Sông Mã volcanic island arc. The two Indochina and Sino-Vietnamese regions (plates) were united with one another forming the Sông Mã Suture Zone, where an association of ophiolite, olistostrome and allochthonous melange was protused during the process of collision, orogeny and consolidation in Late Caledonian and Hercynian.

5.   Đới khâu Sông Mã còn được gọi là Vết sẹo Thanh Hoá (Jacob 1921), Đới ophiolit (Hutchison 1975; Gatinsky 1977, 1989; Nguyễn Xuân Tùng 1982, 1986; Lê Duy Bách 1985; Văn Đức Chương 1995). Những tài liệu gần đây chứng tỏ Đới khâu Sông Mã còn cắm về phía mảng Đông Dương và xô đụng, cố kết vào Inđosini (P2-T1)

      The Sông Mã Suture Zone has been still named as Thanh Hoá Cicatrix (Jacob 1921), Ophiolite Zone (Hutchison 1975; Gatinsky 1977, 1984; Nguyễn Xuân Tùng 1982, 1986; Lê Dzuy Bách 1985; Văn Đức Chương 1995). Recent materials have been proving that the Sông Mã Suture Zone plunges toward the Indochina Plate; it collided and consolidated in Indosinian (P2-T1).

6.   Trần Văn Trị.

4.       10 / 1999.

· Sông Mã (Ophiolit ngoại lai, Allochthonous Ophiolite)

1. Lê Duy Bách và nnk, 1982.

2. Tây Bắc Bộ (I.3); nằm ở lưu vực Sông Mã, từ Tuần Giáo (tỉnh Sơn La) đến núi Nưa (tỉnh Thanh Hoá); x = 19o40’- 20o30’, y = 103o20’- 105o40’.

    Along Mã River Valley from Tuần Giáo (Sơn La Province) to Núi Nưa (Thanh Hoá Province).

3. Mặt cắt gồm 5 tổ phần: đunit – harzburgit bị serpentinit hoá, gabro tholeit và trầm tích, phức hệ đai cơ điabas và plagiogranit, bazan tholeit và trầm tích biển sâu. Hướng tiến hoá thành phần vật chất của tổ hợp thuộc loại hợp tạo ophiolit phân dị chưa đầy đủ với đặc tính á kiềm và kiềm vào thời kỳ đầu và tholeit vào thời kỳ sau. Trên bình đồ kiến trúc hiện đại là một thể ngoại lai dạng tuyến tính chờm phủ lên tiểu lục địa Nậm Cô theo cơ chế trồi chờm.Kiến trúc nguyên sinh của đới bị phức tạp hoá bởi các kiến sinh muộn hơn.

    Its section comporises 5 constituents: serpentinized dunite-harzburgite, thioleiitic gabbros and sediments, diabasic dyke and plagiogranite complexes, tholeiitic basalts, and deep sea sediments. The evolution trend of the ophiolite assemblage belongs to the incompletely differentiated ophiolite with subalkaline to alkline characteristics in the early stage and tholeiitic characteristics in the late stage. In the recent structural it is represented as allochthonous linear body thrusting into Nậm Cô microcontinent by obduction mechanism. Its initial structure was complicated by later tectonisms.

4. Ophiolit Sông Mã được hình thành trong một cấu trúc đại dương mới tạo vào cuối Neoproterozoi - đầu Paleozoi. Trong nửa đầu Paleozoi cấu trúc này phát triển như một đới đại dương (đới Sông Mã). Giai đoạn hút chìm bắt đầu từ Orđovic muộn. Còn thời kỳ sau va chạm (collision) bắt đầu từ Đevon khi ophiolit bị cuốn chờm lên lục địa Nậm Cô.

    The Sông Mã ophiolite was formed in a new created oceanic structure at the end of Neoproterozoic beginning of Paleozoic. In the first half of Paleozoic this structure was developed as an oceanic basin (Sông Mã zone), then the subduction began in late Ordovician, the collision in Devonian, and the ophiolites obductes over Nậm Cô microcontinent.

5. Khái niệm về các di tích kiểu ophiolit đã được nhận xét ở một số công trình (Hutchison, 1975; Trần Văn Trị và nnk, 1977; Dovjikov và nnk,1981). Kiến trúc ophiolit ngoại lai Sông Mã đã được nghiên cứu chi tiết (Lê Duy Bách, 1984; Nguyễn Xuân Tùng và nnk, 1992; vv) và được công nhận rộng rãi.

     The existence of the ophiolite relics is noted by some worker (Hutchison, 1975; Trần Văn Trị et al., 1977; Dovzhikov et al., 1981). The Sông Mã ophiolites have been studied in detail by Lê Dzuy Bách, 1984; Nguyễn Xuân Tùng et al., 1992 and widly accepted.

6. Lê Duy Bách.

7. 8/1999.

· Sông Mã  (Đới tướng - cấu trúc, Structuro-facial Zone)

1. Đovjikov A. E. và nnk, 1965.

2. Tây Bắc Bộ (I.3); trải dài từ Phong Thổ (Lai Châu) và thượng nguồn sông Mã đến phía tây Hồi Xuân (Thanh Hoá). x = 20010’ - 22035’, y = 103055’- 105015’.

West Bắc Bộ (I.3); stretching from the Phong Thổ area (Lai Châu Province), and the upper course of Mã River to W Hồi Xuân (Thanh Hoá Province).  

3. Ở phần trục của đới lộ đá biến chất Tiền Cambri (phức hệ Nậm Cô), phần rìa và vùng Tuần Giáo bị phủ bởi các trầm tích Paleozoi, ít hơn và rải rác là các thành tạo trẻ hơn. Phát triển khá nhiều các xâm nhập mafic, siêu mafic (các phức hệ Núi Nưa, Núi Chúa) và granitoiđ (các phức hệ Mường Lát, Điện Biên, Phia Bioc). Biến chất động lực mạnh ở rìa đông bắc. Cấu trúc lớp phủ không phụ thuộc cấu trúc móng.

In the axial part of the zone the Precambrian metamorphic rocks are exposed (Nậm Cô Formation), but its margin and the Tuần Giáo area were covered by Paleozoic sediments, and locally there are younger formations. Mafic and ultramafic intrusions are rather widely developed (the Núi Nưa and Núi Chúa Complexes) together with granitoids (Mường Lát, Điện Biên and Phia Bioc Complexes). Strong dynamic metamorphism occurs in the NE margin. The structure of the cover does depend on that of the basement.

4. Trong Proterozoi sụt võng sâu ít phân dị, vào đầu Neoproterozoi uốn nếp lớn thoải dạng tuyến tính và nâng mạnh mẽ. Quá trình sụt võng địa máng mạnh ở các đới lân cận vào Cambri muộn - Orđovic - Silur, và sau đó vào Đevon lôi kéo đới vào sụt lún (tương đối yếu và ít phân dị) có lẽ kiểu thềm (hình thành lớp phủ kiểu cấu trúc chồng). Về cơ bản sau Silur, đới Sông Mã phát triển như một đới nâng bền vững, phân cách các đới sụt võng kiểu địa máng ở hai bên.

During Proterozoic the subsidence was deep, but undifferentiated. At the beginning of Neoproterozoic the folding formed gentle and great folds of linear form, and the strong uplift happened. The process of strong geosynclinal subsidence in adjacent zones during Late Cambrian - Ordovician - Silurian, and then, in Devonian had involved the zone into relatively feeble and weakly differentiated subsidence, maybe, of shelf type, forming the cover of superimposed type. After Silurian, the zone was developed basically as a stable uplift zone, separating subsided zones of geosynclinal type in its two sides.

5. Tên gọi Sông Mã còn được dùng để chỉ các loại hình cấu trúc khác nhau như: Phức nếp lồi (Gatinski và nnk, 1985), Vồng địa luỹ (Trần Đức Lương, Nguyễn Xuân Bao, 1985),  Đới địa máng thực uốn nếp hay Đới động kiểu đại dương mới tạo Paleozoi hạ uốn nếp (Lê Duy Bách, 1985, 1996), Cung đảo (Nguyễn Xuân Tùng, Trần Văn Trị và nnk, 1992; Findlay, 1997).

The name Sông Mã has been used also for showing different structure types, such as: Anticlinorium (Gatinski et al. 1985), Horst Anticline (Trần Đức Lương & Nguyễn Xuân Bao, 1985), Eugeosynclinal Fold Zone, or Lower Paleozoic Folded Mobile Zone of newly created ocean type (Lê Dzuy Bách, 1985, 1996), Island Arc (Nguyễn Xuân Tùng & Trần Văn Trị et al. 1992; Findlay, 1997).

6. Lê Duy Bách, Ngô Gia Thắng.

7. 8/1999.

· Sông Mua (Võng paleorift, Paleorift Depression)

1. Gatinski Yu. và nnk, 1984.

2. Tây Bắc Bộ (I.3); nằm ở vùng bờ phải lưu vực sông Hồng thuộc phía đông  các tỉnh Yên Bái và Phú Thọ; x = 21020’  - 210 40’, y = 104050’- 105015’.

    West Bắc Bộ (I.3); located in the right side of the Red River comprising the eastern part of Yên Bái and Phú Thọ Provinces; x = 21o20’-21o40’, y = 104o50’-105o15’.

3. Cấu trúc của võng bao gồm chủ yếu các thành tạo trầm tích kiểu đá phiến sét đen và một số trầm tích lục nguyên - carbonat Đevon. Ranh giới hiện tại với các cấu trúc khác đều là đứt gãy. Móng uốn nếp cổ của võng Sông Mua có thể là các thành tạo biến chất Tiền Cambri của đới Phan Xi Pan.

    The depression is mainly composed of Devonian black clay shale with interbeds of calcareous terrigenous sediments. The present boundaries with other structures consists of faults.  The ancient basement of the depression may be Pre-Cambrian metamorphic rocks of the Phan Xi Pan Zone.

4. Võng được hình thành vào Đevon trong bối cảnh huỷ hoại và căng giãn cục bộ ở rìa của tiểu lục địa Hoàng Liên Sơn. Sụt lún chìm do căng giãn được bù trừ bởi các trầm tích dày kiểu các thành hệ biển.

     The depression was formed since Devonian in the setting of destruction and partial extension in the margin of the Hoàng Liên Sơn microcontinent. The subsidence caused by extension was compensated by thick sedimentary sequences of marine formation type.

5. Cấu trúc Sông Mua thường được ghép vào thành phần cấu trúc lớp phủ Paleozoi của đới Phan Xi Pan.

    The Sông Mua depression has been used to be considered as the Paleozoic cover of the Phan Xi Pan Zone.

6. Lê Duy Bách.

7. 8/1999.

· Sơn La  (Đới tướng - cấu trúc, Structuro-facial Zone)

1. Đovjikov A. E. và nnk, 1965.

2. Tây Bắc Bộ (I.3); trải dài từ Bản Nậm Cúm (Bắc Phong Thổ) qua Sơn La, Mai Châu ra biển ở nam Ninh Bình; x = 19055’ -  22035’, y = 103010’- 106005’.

     West Bắc Bộ (I.3); stretching from Nậm Cúm (N Phong Thổ) through Sơn La, Mai Châu to the East Sea at south Ninh Bình.

3. Nằm ở trung tâm hệ uốn nếp Tây Việt Nam với ranh giới là các đứt gãy rìa. Phổ biến rộng rãi các trầm tích Paleozoi (chủ yếu Paleozoi trung) và các trầm tích Mesozoi  (chủ yếu là Trias và các trầm tích lục địa Jura và Creta rải rác trên diện hẹp). Magma xâm nhập ít phát triển, chỉ có rải rác các thân nhỏ của phức hệ Phia Bioc. Tuy cấu trúc có dạng tuyến tính chung song bình đồ Paleozoi khác bình đồ các cấu trúc Trias chiếm phần đông nam đới: chờm vảy về phía tây của bình đồ Paleozoi và kiểu tuyến tính bị khống chế bởi đứt gãy của cấu trúc Trias và granit kiềm kèm phun trào Pu Sam Cap tuổi Paleogen. Cấu trúc uốn nếp tuyến tính rõ.

    The zone is situated in the centre of the West Việt Nam folded system with faults as boundaries. Paleozoic (mainly of Middle Paleozoic) and Mesozoic (mainly of Triassic with Jurassic and Cretaceous red continental beds scattered in small areas) formations are widespread in the zone. As for magmatic intrusions, there are only small bodies of granite of the Phia Bioc Complex. Although the structure has linear form but the plan of Paleozoic differs from that of Triassic, which occupies the SE part of the zone and overthrusts upon the western part of the Paleozoic plan. The linear configuration is controlled by faults of the  Triassic structure and alkaline granite accompanying Paleogene Pu Sam Cáp effusives. The structure of folding is clearly linear.

4. Sụt võng của móng tương đối sâu và có sự chuyển tiếp từ đới nâng Sông Mã đến đới sụt Sông Đà. Sụt lún xảy ra bắt đầu từ Cambri sớm, đến cuối Silur, tuy nhiên sự chuyển sang phân dị cuối Silur không ảnh hưởng nhiều đến đới Sơn La. Sự nâng tương đối vào cuối Đevon và phát triển kiểu thềm từ đó đến đầu Permi thì bắt đầu sụt lún trở lại (kiểu sụt lún bù trừ) và đạt cao trong Trias (thấp hơn so với đới Sông Đà lân cận) do bị lôi kéo vào sụt lún mạnh ở đới Sông Đà. Uốn nếp và nghịch đảo thực sự xảy ra vào trước Nori.

     The subsidence of the basement is rather deep, and there is a transition from the uplifted Sông Mã Zone to the subsided Sông Đà Zone. The subsidence happened from Early Cambrian to the end of Silurian, however the differentiation at the end of Silurian did not influence to the Sơn La Zone, which was feebly uplifted in Early Devonian. After this uplift the zone was developed in the shelf form from Devonian to the beginning of Permian, then began to be subsided again in the compensating form, and reaching the maximum in Triassic (lower than adjoining Sông Đà Zone) caused by the strong subsidence of the Sông Đà Zone. The true folding and reverse happened in pre-Norian.

5. Về bản tính kiến tạo của đới được xem là địa máng ven (Lê Duy Bách, 1985) hay Đới động kiểu rìa thụ động Paleozoi hạ uốn nếp (Lê Duy Bách, Ngô Gia Thắng, 1996).

    The tectonic nature of the zone has been regarded as Miogeosyncline (Lê Duy Bách, 1985), or Folded Mobile Zone of Lower Paleozoic passive margin type (Lê Duy Bách, Ngô Gia Thắng, 1996).

6. Lê Duy Bách, Ngô Gia Thắng

7. 8/1999.

· Srê Pôk (Đới cấu trúc, Structural Zone)

1. Trần Văn Trị, 1994.

2. Trung Trung Bộ (III.1); các tỉnh Đắc Lắc, Lâm Đồng và Bình Phước

    Middle Trung Bộ (III.1); Đắc Lắc, Lâm Đồng and Bình Phước Province.

5. Đồng nghĩa của Đới phức võng Bản Đôn

    Synonym of Bản Đôn Synclinorium Zone.

6. Lê Duy Bách.

7. 9/1999.

· Srepok - Nam Du (Biển rìa, Mrrginal Sea)

1. Nguyễn Xuân Tùng và Trần Văn Trị, 1992

2. Tây Nam Bộ (IV); tỉnh Kiên Giang

    West Nam Bộ (IV); Kiên Giang Province.

5. Đồng nghĩa với Đới địa máng thực uốn nếp Kampot - Nam Du

    Synonym of Kampot - Nam Du Eugeosynclinal Fold Zone.

6. Lê Duy Bách.

7. 9/1999.

· Sundaland (Miền lục địa ĐN Á của mảng Âu-Á, SE Asia Landmass of Eurasian Plate)

1.       Hutchison C.S., 1973.

2.       Phần lục địa ĐN châu Á bao gồm cả các đảo Sumatra, Java và Borneo

SE Asia landmass, including also Sumatra, Java and Borneo Islands

3.       Lục địa Sundaland có móng là các thành tạo biến chất bị uốn nếp Tiền Cambri lộ ra chủ yếu ở các khối  Shan, Kon Tum, nền Paternoster... Nằm xen giữa các khối này là các đới động có các tuổi tạo lập và kết thúc khác nhau trong Phanerozoi, còn ở rià các khối thì bị phủ bởi các thành tạo kiểu nền. Các đới động bị biến dạng mạnh và bao gồm các hệ tầng trầm tích nước sâu nằm trên các vỏ kiểu đại dương của Paleo- và Neo-Tethys cùng các nhánh của chúng, cũng như các bồn trũng nội craton, bị ép mạnh và thường cộng sinh chặt chẽ với các thành tạo ophiolit và các đai xáo trộn đánh dấu các đới khâu. Ở vùng rìa của chúng giáp các khối lục địa thường gặp các thành tạo cung đảo (trầm tích, phun trào, xâm nhập). Sundaland thể hiện như một nhân lục địa bền vững ở vùng ĐN Á được craton hoá trong thời kỳ Trias muộn với đặc trưng nền rõ nét nhất là sự có mặt rộng lớn của các batholit granit kiểu S với các tụ khoáng đi kèm (đặc trưng của vật liệu vỏ lục địa). Các khối lục địa trong khu vực có quan hệ nguồn gốc khác nhau: các khối thuộc họ Gonđwana như khối Myanmar, Sinoburmalaya  Shan-Thai; thuộc họ Cathaysia có khối nền Dương Tử, khối Inđosinia, vi lục địa Phu Hoạt (nằm trong đai uốn nếp Trường Sơn), khối móng Tây Borneo, khối Eastmal, khối Manabor; thuộc họ hỗn hợp có khối Sumatra. Sundaland là một miền lục địa được tạo lập từ sự ghép nối các khối (hoặc/và địa khu) có nguồn gốc khác nhau

The basement of Sundaland landmass consists of Precambrian folded metamorphic rocks exposed mainly in the Shan and Kon Tum Blocks and Paternoster platform. Lying between these blocks there are mobile zones having different creating and closing ages in Phanerozoic; as for the margin of these blocks, it was covered by platform-type formations. The mobile zones were strongly transformed, and composed of deep-water sediments which lie upon the crust of oceanic type of Paleo- and Neo-Tethys together with their branches, as well as intracratonic basins. These structures were strongly compressed, and often existed in close association with ophiolitic formations and melange belts, marking the suture zones. In their margin adjoining with continental blocks, there are island arc formations (sediments, effusives and intrusions). Sundaland exists as a stable continental core in SE Asia, which was cratonized in Late Triassic with the widespread presence of S-granite batholiths with accompanied deposits as the clearest platformal characteristics. Continental blocks in the region have different genetic relations; these of the Gondwana genesis include Myanmar, Sinoburmalaya and Shan-Thai Blocks; of the Cathaysia genesis - Yangtze, Indosinia, Phu Hoạt microcontinent (from Trường Sơn Fold Belt), West Borneo, Eastmal and Manabor Blocks; and these of mixed geneses -  Sumatra. Sundaland is a landmass formed from the assemblage of blocks (and/or terranes) of various geneses.

4.       Sự  tách ra của Cathaysia (hay các hợp phần họ hàng của nó) khỏi Gonđwana (do sinh rift) từ phần rìa của nó (phần Bắc Australia) xảy ra trong Orđovic hoặc Silur tạo nên nhánh nam của Paleo-Tethys. Các tổ phần khác thuộc phần trong (nội lục) của Gondwana bị tách ra dần dần bắt đầu có lẽ từ Carbon sớm (khối Sinoburmalaya), đến Permi mở ra Tethys và cùng với nó là sự ghép nối dần các mảng khối lục địa đã di chuyển về phía bắc vào lục địa Âu-Á, khép kín Paleo-Tethys và các nhánh của nó (dọc theo các đới động, các đới khâu) để tạo nên các đai uốn nếp đa sinh. Sự xô đụng của khối Sinoburmalaya với  lục địa Đông Á vào Trias muộn đã tạo nên động lực của tạo núi Inđosini mạnh mẽ, đồng thời cũng đánh dấu sự hình thành của Sundaland như một mảng lục địa phía ĐN Âu-Á. Quá trình này còn có thể tiếp diễn trong Jura

The separation of Cathaysi, or its a family components from the margin of Gondwanaland (northern part of Australia) by rifting took place in Ordovician or Silurian, forming the southern branch of Paleo-Tethys. Other components belonging to the intracontinental part of Gondwana were gradually separated since, maybe, Early Carboniferous (Sinoburmalaya Block), to Permian continental blocks were gradually united and moved northward to the Eurasian continent, so that Paleo-Tethys were closed along mobile zones and suture zones to form multigenetic fold belts. The collision of Sinoburmalaya Block with East Asia continent in Late Triassic created the moving force for Indosinian orogeny, at the same time marked the formation of Sundaland as a continental plate in SE Eurasia. This process can go on during Jurassic.

5.       Khái niệm Sundaland là một cấu trúc lớn kiểu craton được sử dụng rộng rãi trong văn liệu (Hamilton, 1979; Katili, 1983; Hutchison, 1984, 1989; .v.v.)

The Sundaland concept as a large craton type structure has been used largely in the geological literature (Hamilton, 1979; Katili, 1983; Hutchison, 1984, 1989; etc.).

6.       Ngô Gia Thắng, Lê Duy Bách

7.       10/1999.

·  Sunđinsinia (Mesoplit, Mesoplit)

1.       Nguyễn Nghiêm Minh, 1977

2.       Sunđinsinia là cấu trúc ghép của hai cấu trúc cấu thành cơ bản là Sundaland và địa khối Inđosinia. Bao gồm lãnh thổ toàn bộ các nước ĐN Á (ngoại trừ các đảo phía bắc Philippin) và các biển ven, lấy hệ thống đứt gãy sâu Sông Hồng làm ranh giới phía bắc

Sundinsinia is a coupled structure from two main componential structures, namely Sundaland and Indosinian Geoblock. It includes the territories of all SE Asian countries (in except of islands in the north of Philippines) and marginal seas, with the Red River deep-seated fault system as its northern boundary.

3.       Mesoplit Sunđinsinia  bao gồm các đơn vị là: Sunđinsinia trung tâm (với các thành tạo uốn nếp đa sinh từ Arkei đến Mesozoi trong đó địa khối Inđosinia là nhân), Đông Sunđinsinia (với các địa máng uốn nếp Meso-Kainozoi bao gồm các biển ven Sulu, Sulawesi, Banda và các vùng kế cận), Tây Sunđinsinia (bao gồm các thành tạo uốn nếp đa sinh từ Neoproterozoi đến Kainozoi) có ranh giới với Sunđinsinia trung tâm là hệ đứt gãy sâu xuyên Á (tuyến ophiolit Uttaradit-Bentong-Raub). Trong cấu trúc của Tây Sunđinsinia có các hệ Arakan-Java (các cấu trúc địa máng uốn nếp Phanerozoi), Saluin-Malakka (các công trình uốn nếp Riphei muộn và chủ yếu là Mesozoi và Kainozoi) và Sumatra - Nam Kalimatan (các cấu trúc địa máng Paleozoi muộn, Mesozoi và Kainozoi?)

Sundinsinia Mesoplit is composed of following units: Central Sundinsinia (with from Archean to Mesozoic multigenetic fold formations, among them the Indosinian Geoblock is the core), East Sundinsinia (with Meso-Cenozoic folded geosynclines, including Sulu, Sulawesi and Banda marginal seas and adjacent areas), West Sundinsinia (including from Neoproterozoic to Cenozoic multigenetic fold formations) having the boundary with Central Sundinsinia as Trans-Asia deep-seated fault system (Uttaradit-Bentong-Raub ophiolite line). In the structure of West Sundinsinia, there are Arakan-Java System (Phanerozoic geosynclinal fold structures), Saluin-Malakka System (Late Riphean and mainly Mesozoic and Cenozoic fold structures) and Sumatra - South Kalimantan System (Late Paleozoic, Mesozoic and Cenozoic? Geosynclinal structures).

4.       Sự hình thành và phát triển kiến tạo của Sunđinsinia tạo lập nên bối cảnh chủ yếu của toàn bộ Inđopacific bắt đầu từ Arkei cho đến hiện đại. Nó có dáng vẻ của sự tăng trưởng vỏ lục địa lâu dài bắt đầu từ sự hình thành các nguyên lục địa (các vĩ khối như địa khối Inđosinia) thông qua các quá trình uốn nếp địa máng đa kỳ (Caleđon, Hercyn, Mesozoi, Kainozoi) và hiện đang diễn ra đặc biệt sôi động ở các đới rìa (các hệ thống cung đảo - biển ven hiện đại)

The tectonic formation and development of Sundinsinia created the main setting of the whole Indo-Pacific from Archean to present. It had the manner of the prolonged increase of the continental crust, which began by the formation of protocontinents (such megablocks as Indosinian Geoblock) through the multicycle geosynclinal fold processes (Caledonian, Hercynian, Mesozoic and Cenozoic), and is taking place with animation in marginal zones (present island arc - marginal sea systems).

5.       Khái niệm này mang tính tổng hợp những cấu trúc lục địa của ĐN Á kể từ đới đứt gãy Sông Hồng trở vào nam. Về đặc trưng cấu trúc thì Sunđinsinia rất gần gũi với Sundaland

     This concept bears the synthetic characteristics of SE Asian continental structures from the Red River Fault Zone southward. In the structural characteristics side Sundinsinia is very close to Sundaland.

6.       Ngô Gia Thắng, Lê Duy Bách

7. 10/1999.