· Phan Xi Pan (Đới tướng - cấu trúc, Structuro-facial Zone)

1. Đovjicov A. E. và nnk, 1965.

2. Tây Bắc Bộ (I.3);  chiếm toàn bộ dãy núi Hoàng Liên Sơn kéo dài theo phương  tây bắc - đông nam từ biên giới Việt - Trung đến lưu vực Sông Đà (khu vực thị xã Hoà Bình). x = 20045’ - 22050’, y = 103010’ - 105025’.

West Bắc Bộ (I.3); occupying the whole Hoàng Liên Sơn Range, and stretching in NW-SE trend from the Việt Nam - China border to the lower course of the Đà River (Hoà Bình Town area).

3. Móng kết tinh gồm các đá biến chất (quarzit, amphibolit, đá phiến kết tinh) Proterozoi, bị phủ không chỉnh hợp góc bởi các đá uốn nếp Paleozoi chủ yếu là trầm tích lục nguyên tuổi Cambri đến Đevon. Đôi nơi có lớp phủ trầm tích - phun trào Mesozoi và các thể granitoiđ nhiều thế hệ xuyên cắt. Đới có cấu trúc khối, tạo bởi các hệ đứt gãy bậc cao khác nhau.

The crystalline basement is composed of Proterozoic metamorphic rocks (quartzite, amphibolite and crystalline schist), which are unconformably covered by Paleozoic folded rocks, mainly of Cambrian to Devonian terrigenous sediments. Locally, there is the Mesozoic volcanogeno-sedimentary cover, and granitoid bodies of different generations penetrating them. The zone is of block structure, formed by various fault systems of high order.

4. Đới nâng bền vững của miền uốn nếp giáp Nori thuộc hệ uốn nếp Tây Việt Nam - một miền địa máng phát triển xuyên kỳ (Paleozoi đến giáp Nori). Trong Proterozoi sụt võng không phân dị, uốn nếp vào Neoproterozoi(?). Trong Paleozoi nâng phần trung tâm, các phần rìa (tây và nam) bị kéo vào sụt lún sớm hơn, phần đông muộn hơn (vào Đevon sớm). Lịch sử sau đó (Paleozoi muộn trở đi) phát triển như một đới nâng bền vững. Hoạt hoá magma - kiến tạo xảy ra mạnh vào Creta - Paleogen, kèm theo biến chất động lực đặc thù của các đứt gãy lớn.

This is a stable uplifted zone of the pre-Norian folded region, which belongs to the West Việt Nam folded system - a transacting  (Paleozoic to pre-Norian) geosynclinal region. During Proterozoic the subsidence was not differentiated, and the folding happened in Neoproterozoic. During Paleozoic the central part of the zone was uplifted, the western and southern marginal parts began to be subsided somewhat earlier than the eastern part. After that, since Late Paleozoic, the zone was developed as a stable uplifted zone. The tectono-magmatic activation happened strongly during Cretaceous-Paleogene, accompanied by characteristic dynamic metmorphism of great faults.

5. Bản chất kiến tạo của đới Phan Xi Pan được hiểu là Đới động uốn nếp Tiền Cambri (phức nếp vồng cung đảo: Ngô Gia Thắng, Lê Duy Bách, 1982); Cung núi nửa - pluton (Nguyễn Xuân Tùng, 1982); Đới động kiểu đại dương uốn nếp tách giãn (Lê Duy Bách, 1996).Về quan hệ kiến tạo đới Phan Xi Pan được xem như là một “Địa khối” (Kitovani, 1964), “Đai vỏ lục địa” (Nguyễn Xuân Tùng, 1982), “Tiểu lục địa” (Lê Duy Bách, 1985).

The tectonic nature of the Phan Xi Pan Zone has been regarded as Precambrian Folded Mobile Zone (Island Arc Anticlinorium: Ngô Gia Thắng, Lê Dzuy Bách, 1982); Volcano-plutonic Arc (Nguyễn Xuân Tùng, 1982); Folded Mobile Zone of Oceanic Type (Lê Dzuy Bách, 1996); Continental Crust Belt (Nguyễn Xuân Tùng, 1982), Microcontinent (Lê Dzuy Bách, 1985).

6. Ngô Gia Thắng, Lê Duy Bách.

7. 8/1999.

· Phu Hoạt (Cánh cung kiến tạo, Tectonic Arc)

1. Fromaget J., 1941.

2. Bắc Trung Bộ (II.2); trải dài từ vùng Điện Biên qua phía Thượng Lào đến vùng núi Nghệ An và kéo dài xuống biển Đông ở vùng biển Nghệ An; x = 190 - 21020’, y = 1030-1060’.

North Trung Bộ (II.2; stretching from the Điện Biên area via Upper Laos and Nghệ An  to the offshore zone of thí province.

3. Là một mảnh của khối kết tinh cổ gồm các đá biến chất Tiền Cambri tạo nên dải Phu Hoạt. Phủ trên là các thành tạo uốn nếp của các hoạt động địa máng Antracolit (loạt Hercyn) và Mesozoi sớm (loạt Inđosiniats trung). Về hình thái cánh cung có dạng địa vồng mở rộng phía đông nam và vát nhọn về phía tây bắc.

This is a portion of the old crystalline block, including Precambrian metamorphic rocks, which form the Phu Hoạt band. Folded formations of the Anthracolitic (Hercynian Group) and Early Mesozoic (Indosinias Group) geosynclinal activities cover the basement. On the configuration side the zone has the form of an anticline extending southeastward.

4. Móng uốn nếp được hình thành vào Tiền Cambri trong đới động bao quanh địa khối Inđosinia. Dạng cánh cung được tạo thành do các kiến sinh muộn hơn (Caleđon và Hercyn), đặc biệt là Inđosini, phát triển trong bối cảnh tương tác và nén ép liên tục từ phía Gondwana lên Âu - Á.

The folded basement was formed in Precambrian within a mobile zone surrounding the Indosinian Geoblock. The arc form took shape by later (Caledonian and Hercynian) tectonisms, especially during Indosinian the zone was developed in a setting of continuous interaction and compression from the Gondwana side toward Eurasia.

5. Trong văn liệu địa chất tên gọi Phu Hoạt thường được dùng để chỉ các phân vị cấu trúc - kiến tạo như: “Đới tướng- kiến trúc” (Đovjikov A. E . và nnk, 1965; Trần Đức Lương, 1970; v.v.); “Địa khối trung tâm” (Lê Duy Bách, 1969; Nguyễn Đình Cát, 1972); “Khối tiểu lục địa Tiền Cambri” (Lê Duy Bách, 1985); “Đới uốn nếp Hercyn muộn” (Trần Văn Trị, và nnk, 1986; Phạm Văn Quang, và nnk, 1986).

In the geological literature the Phu Hoạt name has been used to show such tectono-structural units as: Structuro-facial Zone (Dovzhikov et al. 1965; Trần Đức Lương, 1970; etc.); Central Massif (Lê Dzuy Bách, 1969; Nguyễn Đình Cát, 1972); Precambrian Microcontinental Block (Lê Dzuy Bách, 1985); Late Hercynian Fold Zone (Trần Văn Trị et al, 1986; Phạm Văn Quang et al, 1986).

6. Lê Duy Bách.

7. 8/1999.  

 

· Phú Ngữ (Võng paleorift, Paleorift Depression)

1. Gatinski Yu. và nnk, 1984.

2. Đông Bắc Bộ (I.1); thuộc các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Cạn và Thái Nguyên; x =  21040’ - 23010’, y = 1050 35’- 1050 40’.

    East Bắc Bộ (III.1; on the territory of Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Cạn and Thái Nguyên provinces.

3. Mặt cắt địa chất chủ yếu bao gồm các thành tạo trầm tích lục nguyên dạng nhịp tuổi Orđovic - Silur (hệ tầng Phú Ngữ), bị phủ bởi các trầm tích - phun trào kiểu sinh núi Pia Phương (S2 -D1). Có bao gồm cả tổ phần ophiolit Bản Rịn. Các thành tạo sau rift bắt đầu từ Đevon trung.

The geological section of the zone is composed mainly of Ordovician - Silurian rhythmic terrigenous sediments (Phú Ngữ Fm.) which are covered by Pia Phương volcanogeno-sedimentary formation of orogenic type. It includes also the Bản Rịn ophiolite component. Post-rift formations appeared since Middle Devonian.

4. Võng được khởi sinh vào đầu Phanerozoi trong quá trình huỷ hoại vỏ lục địa Baikali Việt - Trung, cộng ứng với các thời kỳ phát triển của hệ kiến trúc động Cathaysia và kết thúc hoạt động vào cuối Silur - đầu Đevon.

The depression was created at the beginning of Phanerozoic during the destruction process of the Baikalian Sino-Vietnamese continental crust, corresponding to the developing periods of the Cathaysia mobile structure. It ended its activities at the end of Silurian - beginning of Devonian.

5. Tên Phú Ngữ còn được dùng để chỉ “Đới địa máng thực uốn nếp Caleđon” (Lê Duy Bách, 1987), hay Đới giáp nối lục địa (Nguyễn Xuân Tùng, Trần Văn Trị, 1992).

The name Phú Ngữ has been used also for showing Caledonian Eugeosynclinal Fold Zone (Lê Dzuy Bách, 1987), or Continent Assembling Zone (Nguyễn Xuân Tùng et al, 1992).

6. Lê Duy Bách.

7. 8/1999.

· Phú Quốc (Đới trũng rìa craton, Depression in Cratonic Margin Zone)

1. Lê Duy Bách, 1985.

2. Tây Nam Bộ (IV); nằm ở vùng đảo Phú Quốc, các quần đảo An Thới, Thổ Chu và phía nam Campuchia; x = 9o-11o, y = 103o30’- 104o.

West Nam Bộ (IV); located in the Phú Quốc island area, An Thới, Thổ Chu Archipelagos and South Campuchea.

3. Các thành tạo trầm tích kiểu molas lục địa Mezozoi muộn - Kainozoi nằm phủ trên móng uốn nếp Tiền Cambri và các lớp phủ Paleozoi - Mesozoi hạ của địa khối Carđamon. Đôi nơi bị phủ bởi phun trào bazan Đệ tứ và các thành tạo Kainozoi thượng ở vùng đáy biển vịnh Thái Lan.

Upper Mesozoic-Cenozoic continental molassoid formations cover the Precambrian folded basement and the Paleozoic - Lower Mesozoic cover of Cardamon geoblock. There are Quaternary basalt and Upper Cenozoic formations in some places and on the sea floor of Thailand Gulf.

4. Vào cuối Mesozoi quá trình va chạm và khép kín đai động Mesotethys đã tái cải các đới rìa của địa khối Carđamon, khởi đầu cho sự hình thành bồn rìa lục địa Phú Quốc. Bồn này tiếp tục phát triển trong nửa đầu Kainozoi, chỉ bị nâng lên và biến vị kiểu khối tảng trong kiến sinh Alpi khi Inđostan thúc vào Eurasia.

At the end of Mesozoic cover the closing and collision proccesses taking place in the Mesotethyan mobile belt had reworked the marginal zones of Cardamon geoblock, and started the formation of Phú Quốc marginal basin. This basin was continuously developed in the first half of Cenozoic and being uplifted block deformed by Alpian tectonism while the Indostan collided into Eurasia.

5. Đới Phú Quốc thường được coi là các thành tạo vỏ phủ của địa khối Carđamon (hay Pursat, Postelnikov, 1961) hay đới nâng Khorat-Natuna (Hamilton, 1974). Những đặc trưng địa chất và vị trí của đới được phát hiện trong thời gian gần đây chứng tỏ cần phân chia phân vị cấu trúc - kiến tạo này thành một phân vị độc lập.

The Phú Quốc zone has been used to be considered as the cover formations of  Cardamon geoblock (or Pursat, Postelnikov, 1961), or the Khorat-Natuna swell (Hamilton, 1974). The geological characteristics and position of the zone, discovered in recent time, show the need of establishing this tectonic structural unit as an independent division.

6. Lê Duy Bách.

7. 8/1999.

· Pô Kô (Đới khâu, Suture)

1. Trần Văn Trị và nnk, 980, 1985.

2. Miền Tây Trung Trung Bộ và Hạ-Trung Lào (III.1 - III.2); x = 14o-18o N, y = 108o-108o E

    Western part of Middle Trung Bộ and Lower-Miđle Laos (III.1-III.2)

3. Đới khâu kéo dài dọc lưu vực các sông Pô Kô và Sa Thầy qua Khâm Đức theo phương á kinh tuyến, rồi nối tiếp với các đới khâu Tam Kỳ, Đak Krông và kéo sang Lào theo phương tây bắc. Dọc theo đới khâu Pô Kô thường lộ ra các đá núi lửa, như metabazan, anđesit, cũng như các thể đunit, peridotit, serpentinit thuộc phức hệ Hiệp Đức có tuổi đồng vị 530 tr.n. (Nguyễn Xuân Bao và nnk, 1982), và đôi nơi còn có xâm nhập điorit, granođiorit, granit biotit phức hệ Diên Bình có tuổi 418 ± 12, 389 ± 7 tr.n. Phía đông đới khâu chủ yếu là các thành tạo siêu biến chất Tiền Cambri của khối Kon Tum, còn phía tây là các thành tạo Paleozoi và Mesozoi

    This suture extends along the basin of the Pô Kô and Sa Thầy Rivers by the submeridional direction, through Khâm Đức connecting with the Tam Kỳ and Đak Krông Sutures, and stretches to Laos territory by the northwest direction. Along the Pô Kô Suture are usually exposed effusives, such as metabasalt, andesite, as well as bodies of dunite, peridotite and serpentinite of the Hiệp Đức Complex having the isotopic datation of 530 Ma. (Nguyễn Xuân Bao et al. 1982), and locally there still are intrusions of diorite, granodiorite, biotite granite of the Diên Bình Complex of 418 ± 12 and 389  ± 7 Ma. In the east of the suture, there are Pre-Cambrian ultra-metamorphic formations of the Kon Tum Block; as for in the west, there are Paleozoic and Mesozoic formations.

4. Đới khâu Pô Kô hình thành do quá trình ghép nối va chạm các đới Paleozoiđ Sê Kông, Đà Nẵng vào khối Kon Tum là phần nhô của lục địa Inđosinia. Di chỉ đại dương cổ là tổ hợp ophiolit Riphei - Paleozoi giữa các thể mafic alpinotyp trồi nguội vào đới xáo trộn dưới dạng olistostrom dọc lưu vực Pô Kô và Sa Thầy, mà có nơi hút trườn trên móng kết tinh Tiền Cambri Kon Tum. Động hình học của đới khâu có dạng đới đứt gãy nghịch cắm về phía đông, mà một số nơi có các khối nhô móng kết tinh (PÎ) chờm nghịch về phía tây kề biên giới Việt - Lào.

    The Pô Kô Suture was formed by the collisional coupling of the Sê Kông and Đà Nẵng Paleozoids to the Kon Tum Block, which is the uplifted part of the Indosinian Continent. The old oceanic relics consist of the Riphean - Middle Paleozoic ophiolite association with alpinotypic mafic bodies protruding to the melange zone in the form of olistostrome, distributed along the basin of the Pô Kô and Sa Thầy Rivers, but locally obducted upon the Pre-Cambrian Kon Tum crystalline basement. The dynamic geometry of the suture has the form of reverse fault plunging to the east, but locally there are small blocks of the crystalline basement (PÎ) thrusting to the west, near the Việt Nam - Laos border.

5. Các thực thể địa chất của phức hệ Hiệp Đức, Ngọc Hồi cũng như các thành tạo trầm tích - núi lửa sinh biến chất rìa tây khối Kon Tum được nhiều tác giả mô tả chi tiết (Nguyễn Xuân Bao, 1982; Lê Tiến Dũng và nnk, 1993; Trịnh Long, 1995; Trần Tính và nnk, 1997, 1991; Nguyễn Đình Uy và nnk, 1985). Hiện tượng chờm nghịch của khối Kon Tum đã có nêu trong các công trình của Saurin (1935), Fromaget (1941)

    Real geological bodies of the Hiệp Đức and Ngọc Hồi Complexes, as well as metamorphosed valcanogeno-sedimentary formations at the western margin of the Kon Tum Block have been described in details by many authors (Nguyễn Xuân Bao, 1982; Lê Tiến Dũng và nnk, 1993; Trịnh Long, 1995; Trần Tính và nnk, 1997, 1991; Nguyễn Đình Uy et al, 1985). The overthrusting phenomenon of the Kon Tum Block was pointed out in the work of Saurin (1935) and Fromaget (1941)

6. Trần Văn Trị.

7. 9/1999

· Pu Si Lung (Đới địa máng ven  uốn nếp, Miogeosynclinal Fold Zone)

1. Lê Duy Bách, 1986.

2. Mường Tè (II.1); nằm ở vùng cực Tây Bắc Việt Nam thuộc huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu giáp với tỉnh Vân Nam của Trung Quốc; x = 22o10’- 22o50’, y = 102o20’- 103o.

    Mường Tè (II.1); located in the northwestern extremity of Việt Nam occupying parts of Mường Tè District, Lai Châu Province, adjoining the Yunnan Province of China.

3. Móng uốn nếp của đới gồm các trầm tích lục nguyên tuổi Paleozoi (S-P) và Trias giữa bị xuyên cắt bởi pluton granitoiđ quy mô lớn tuổi Triat muộn .

    The folded basement of the zone comprises Paleozoic (S-P) and Middle Triassic Lerrigenous sediments, penetrated by huge phitonic granitoids of Late Triassic age.

4. Đới Pu Si Lung nảy sinh trên một cấu trúc lục địa cổ vào nửa đầu Paleozoi và phát triển như một cấu trúc rìa thụ động lục nguyên trong Paleozoi - đầu Trias. Quá trình va chạm khép kín cấu trúc kiểu đại dương Mường Tè vào đầu Trias muộn đã làm nảy sinh thành tạo granitoiđ Pu Si Lung và đới chờm nghịch Mường Tè.

    The Pu Si Lung zone was created on an old continental structure in the first half of Paleozoic, and developed as a passive margin in Paleozoic - Early Triassic. In Late Triassic the collision and closing process of the oceanic Mường Tè structure took place, leading to the creation of Pu Si Lung granitoid and Mường Tè thrust zone.

5. Đới Pu Si Lung thường được ghép vào các cấu trúc kiến tạo khác nhau như: Địa khối Pu Si Lung - Sông Mã, Đới tướng - cấu trúc Mường Tè (Đovjikov và nnk, 1965). Tính độc lập của cấu trúc này ngày càng được chứng minh (Trần Văn Trị, 1995; Lê Duy Bách, Ngô Gia Thắng, 1996).

    This zone has been used to be united to different tectonic structures, such as: Pu Si Lung - Sông Mã Geoblock, Mường Tè facial-structural Zone (Dovzhikov et al., 1965). The independent property of the zone has been demonstrated from time to time (Trần Văn Trị, 1995; Lê Duy Bách and Ngô Gia Thắng, 1996).

6. Lê Duy Bách.

7. 8/1999.