· Mã - Cả (Đới địa máng uốn nếp, Geosynclinal Fold Zone)

1. Nguyễn Nghiêm Minh, 1978.

2. Bắc Trung Bộ (II.2)

    North Trung Bộ (II.2).

5. Là hợp phần của Miền uốn nếp Tây Việt Nam

    Being a component of West Việt Nam Fold Region.

6. Lê Duy Bách.

7. 10/1999.  

· Mêkông (Vùng trũng, Depression)

1.       Saurin E., 1935.

2.       Tây Nam Bộ (IV); trũng này nối với trũng Tônlê Sap ở phía TB và bị bao bọc ở phía bắc bởi khối Nam Trường Sơn, phía đông và tây chìm dưới biển Đông và phần ĐB vịnh Thái Lan, về cơ bản nó chiếm toàn bộ đồng bằng châu thổ hạ lưu sông Mêkông

West Nam Bộ (IV); this depression is connected with the Tonle Sap Depression in the northwest, and is surrounded by the South Trường Sơn Massif in the north, its eastern and western parts plunge under the East Sea  and the NE part of the Thailand Gulf; basically, it occupies the whole deltaic plain of the Mekong lower course.

3.       Phía đông vùng trũng có phần nổi cao bị phủ bởi bazan và chạy dọc theo đới đứt gãy rìa, phía tây và TB lộ rải rác các phức hệ của móng uốn nếp của địa khối (uốn nếp Hercyn) Nam Trường Sơn và Tây Campuchia. Toàn bộ vùng trũng (hay là nếp lõm) được cấu thành từ các trầm tích aluvi  Neogen - Đệ tứ dày trên 1870 m

In the east of the depression there is an uplift covered by basalts and stretching along a marginal fault zone, in the west and NW the complexes of the (Hercynian) folded basement of the South Trường Sơn and West Cambodia Geoblocks are scatteredly exposed. The whole depression (or syncline) is formed by Neogene-Quaternary alluvia, over 1870 m thick.

4.       Sau hoạt động tạo núi Inđosini bắt đầu một giai đoạn san bằng các cấu trúc tạo núi để rồi trong suốt Đệ tam và Đệ tứ diễn ra sự dao động phân dị trên diện rộng các chuyển động nâng khá đối xứng của các khối Nam Trường Sơn ở phía đông và Campuchia ở phía tây, bao lấy các vùng sụt hạ Mêkông - Tônlê Sap ở trung tâm mang tính chuyển động khối tảng phân dị, phá huỷ móng uốn nếp Hercyn

After the Indosinian Orogeny began a levelling stage of orogenic structures, then during the whole Tertiary and Quaternary times the differentiated oscillation of symmetrical uplift of the South Trường Sơn Block in the east and the Cambodia Block in the west took place largely, that surrounded the Mekong - Tonle Sap subsided area in the centre with the block differentiating movement, which destroyed  the Hercynian folded basement.

5.       Cấu trúc này được sử dụng rộng rãi trong văn liệu như một cấu trúc âm lớn xuất hiện cuối Mesozoi và phát triển mạnh trong Kainozoi (Postelnikov và nnk, 1964; Kuđriavtsev và nnk, 1969; Mainguy, 1970; Murphy, 1975; Lê Duy Bách, 1985; Hutchison, 1989; Ngô Gia Thắng, 1995)

This structure has been largely used in the geological literature as a large negative structure appearing at the end of Mesozoic and actively developed during Cenozoic (Postelnikov et al, 1964; Kudriavtsev et al, 1969; Mainguy, 1970; Murphy, 1975; Lê Duy Bách, 1985; Hutchison, 1989; Ngô Gia Thắng, 1995).

6.       Ngô Gia Thắng, Lê Duy Bách

7.    9/1999

· Mường Nhé (Đới trũng nội mảng sau va chạm, Post-collisional  Intraplate Depression Zone)

1. Lê Duy Bách, Ngô Gia Thắng, 1996.

2. Mường Tè (II.1); nằm ở huyện Mường Tè, phía tây tỉnh Lai Châu kề giáp phía tây nam của đới cung đảo  uốn nếp Mường Tè; x = 21o30’- 22o45’, y = 102o - 103o.

Mường Tè (II.1); in Mường Tè district, situated in the west Lai Châu Province, adjoining the Mường Tè folded island arc in southwest.

3. Các thành tạo chủ yếu của đới là các trầm tích kiểu molas lục địa màu đỏ Jura, Creta và Paleogen. Cấu trúc nội tại đơn giản. Đới tiếp xúc với đới Mường Tè qua tuyến đứt gãy.

Its main formations consist of continental red molassoid sediments of Jurassic, Cretaceous and Paleogene ages. Its inner structure is relatively simple. Its contacts with the Mường Tè zone along fault.

4. Đới được hình thành trong bối cảnh nội mảng, ngay sau khi va chạm của cung đảo Mường Tè với tiểu lục địa Pu Si Lung vào cuối Trias. Tiếp tục phát triển như một trũng nội mảng trong suốt Jura và Creta, đới trũng Mường Nhé là tổ phần của miền trũng nội mảng quy mô lớn Xainhabuli - Phongxali.

The intraplate setting, leading to the formation of the zone, occurred just after the collision between the Mường Tè island arc and Pu Si Lung microcontinent at the end of Triassic, and was preserved from Jurassic up to Cretaceous. The zone is represented as a component of the larger Xainhabuli - Phongxali intraplate depression.

5. J. Fromaget (1941) sử dụng khái niệm Nếp lõm Thượng Lào để chỉ cấu trúc Mesozoi rộng lớn ở Bắc Đông Dương, trong đó có diện phân bố của trũng  hiện nay được đặt tên là Mường Nhé. Trần Văn Trị và nnk (1979) sử dụng khái niệm Trũng rift Phongxali để chỉ kiến trúc tương đương là  uốn nếp Thượng Lào vừa nêu.

J. Fromaget (1941) used the notion of  Upper Laos Synclinel for indicating the large Mesozoic structure in North Indochina, comprising the described Mường Nhé zone. Trần Văn Trị et al. (1979) used the name of Phongxali rift depression for indicating the above-said Upper Laos structure.

6. Lê Duy Bách, Ngô Gia Thắng.

7. 7/1999.

· Mường Tè  (Đới tướng - cấu trúc, Structuro-facial Zone)

1. Đovjikov A. E. và nnk, 1965.

2. Mường Tè (II.1); nằm ở cực Tây Bắc Bộ, vùng bờ trái thượng lưu Sông Đà thuộc huyện Mường Tè; x = 21025’ -  22045’, y = 102025’ - 103005’.

Mường Tè (II.1; located in the Extreme northwest of West Bắc Bộ, in the left side of the upper course of Đà River belonging to the Mường Tè District, Lqi Châu Province.

3. Trầm tích Paleozoi chủ yếu là Đevon trung, thành tạo trầm tích - phun trào Permi - Trias, còn phần lớn diện tích đới  là các đá lục nguyên Trias của hệ tầng Lai Châu. Khối xâm nhập granitoiđ lớn kiểu batholit Pu Si Lung (tuổi giáp Nori) xuyên cắt đá bên trên và chiếm phần trục của đới. Các đá bị uốn nếp và tạo nên cấu tạo dạng vảy. Rải rác dọc Nậm Na có các trũng nhỏ lấp đầy trầm tích lục địa tuổi Jura.

Paleozoic sediments consist mainly of Middle Devonian, Permian-Triassic volcanogeno-sedimentary formation, but the major area of the zone is occupied by Triassic terrigenous sediments of the Lai Châu Formation. The great granitoid intrusion  of the Pu Si Lung batholith type of pre-Norian age penetrates the above-said formations, and occupies the axial part of the zone. The rocks are folded, and form scaly structure. There are small depressions distributed scatteredly along the Nậm Na River, filled up with Jurassic red beds.

4. Đới sụt võng trong Paleozoi, bình ổn, ít phân dị và tạo lớp phủ (thềm lục địa). Sụt võng kiểu địa máng bắt đầu từ Trias sớm (có lẽ tương ứng với hoạt động nâng - uốn nếp ở đới Điện Biên Phủ lân cận) và là nhánh của địa máng sâu Sông Đà, chồng trên rìa kiến trúc Điện Biên Phủ ở phần này. Quá trình uốn nếp, nghịch đảo xảy ra vào sát trước Nori kèm theo xâm nhập granitoiđ Pu Si Lung.

The zone was subsided during Paleozoic, became stable, feebly differentiated in forming the cover (continental shelf). The subsidence of geosynclinal type began since Early Triassic, maybe corresponding to uplift-folding activities in the adjacent Điện Biên Phủ Zone, forming a branch of the Sông Đà deep geosyncline, which is superimposed on the margin of the Điện Biên Phủ structure in this part. The process of folding and reverse happened in pre-Norian, accompanied by Pu Si Lung granitoid intrusion.

5. Cấu trúc Mường Tè có vai trò quan trọng như một yếu tố độc lập so với các cấu trúc còn lại của Tây Bắc Bộ. Bản chất kiến tạo của đới được hiểu là “Địa máng thuộc uốn nếp Mesozoi sớm” (Lê Duy Bách, 1985), hay Đới cung đảo núi lửa Paleozoi muộn - Mesozoi sớm uốn nếp (Trần Đăng Tuyết, 1994).

This structure has the important role of an independent element in comparing with remaining structures of West Bắc Bộ. The tectonic nature of the zone has been understood as an Early Mesozoic Folded Geosyncline (Lê Dzuy Bách, 1985), or Late Paleozoic - Early Mesozoic Folded Volcanic Island ArcZone (Trần Đăng Tuyết, 1994).

6. Ngô Gia Thắng, Lê Duy Bách.

7. 8/1999.