· Kampot - Nam Du (Đới địa máng thực uốn nếp, Eugeosynclinal  Fold Zone)

1. Lê Duy Bách, 1989.

2. Nằm ở phía tây nam Đông Dương, trải dài từ tây bắc tỉnh Batdamboong, qua tỉnh Kampot xuống vùng đảo Nam Du và vùng biển Cà Mau; x = 8o30’-13o30’, y = 102o30’-104o30’.

This zone is located in southwest of Indochina, stretching from northwest of Batdamboong Province via Kampot Province to Nam Du island area and Ca Mau offshore.

3. Móng uốn nếp bao gồm các loạt trầm tích và phun trào Cambri - Orđovic hạ và Paleozoi hạ-trung, phun trào - trầm tích Paleozoi thượng, trong đó có ophiolit Kampot Trias. Phức hệ sinh núi xuất hiện vào cuối Trias - đầu Jura. Các thành tạo kiểu lục địa phát triển trong Jura, Creta và đầu Kainozoi. Đới tiếp giáp trực tiếp với địa khối Tiền Cambri Carđamon ở phía nam và trũng chồng Kainozoi Mê Kông ở phía bắc.

The folded basement of the zone consists of some sedimentary and volcanic formations dated as Cambrian - Early Ordovician, Early-Middle Paleozoic, Late Paleozoic, including also the Kampot Triassic ophiolites. The orogenic complex appeared in Late Triassic - Early Jurassic and continental formations- in Jurassic- Cretaceous up to Early Cenozoic. This zone directly adjoins the Precambrian Cardamon block in the south and the Cenozoic Mekong superimposed depression in the north.

4. Trong văn liệu địa chất còn gặp các khái niệm về các cấu trúc tổ phần của đới này như: Cánh cung Tây Campuchia (Saurin, 1935; Fromaget, 1937, 1941), Đới Kampot  (Hamilton, 1972), Đới Hà Tiên thuộc hệ địa máng - uốn nếp Thái Lan - Malaysia (Trần Đức Lương và Nguyễn Xuân Bao, 1985), Biển rìa Srepok - Nam Du  (Nguyễn Xuân Tùng và Trần Văn Trị, 1992).

In the geological literature it may meet the notions about the structural elements of this zone, such as: West Campuchean arc (Saurin, 1935; Fromaget, 1937, 1941); Kampot zone (Hamilton, 1972); Hà Tiên zone belonging to the Thailand-Malaysia geosynclinal folded system (Trần Đức Lương and Nguyễn Xuân Bao, 1985); Srepok - Nam Du marginal sea (Nguyễn Xuân Tùng and Trần Văn Trị, 1992).

5. Lê Duy Bách.

6. 7/1992.  

· Kan Nack (Khối kiến tạo, Tectonic block)

1.       Trần Đức Lương, Nguyễn Xuân Bao, 1985.

2.      Trung Trung Bộ (III. 1); thuộc địa phận các tỉnh Kon Tum và Pleiku

Middle Trung Bộ (III.1); belonging to the territory of Kon Tum and Pleiku provinces; x = 13030 - 14030 N; y = 108010 - 108050 E.

3.       Bao gồm các thành tạo đá biến chất khu vực có tuổi cổ nhất ở Việt Nam (Arkei). Các phức hệ uốn nếp và biến chất này chứa đựng nhiều thể xâm nhập thành phần từ siêu mafic đến felsic tuổi Tiền Cambri

Composed of regional metamorphic formations of oldest age in Việt Nam (Archean). These folded and metamorphic complexes contain many Precambrian intrusions of from ultramafic to felsic compositions.

4.       Khối Kan Nack được xem là cấu trúc tổ phần bậc 3 của nền Inđosinia, nơi trồi lộ móng kết tinh kiểu lục địa tuổi Arkei. Nó đã hình thành trong kiến sinh Tiền Cambri sớm, cùng lúc với sự xuất hiện các khối vỏ lục địa cổ của Trái đất

The Kan Nack Block has been regarded as the third rank component of the Indosinian Platform, where is exposed the Precambrian crystalline basement of continental type. It was created during the Early Precambrian tectogenesis, at the same time with the appearance of the old continental crust of the Earth.

5.       Cấu trúc Kan Nack được hiểu là nhân lục địa cố kết sớm của đai động Tiền Cambri ĐN Á (Arkei muộn - Proterozoi) và là hợp phần cổ nhất của craton Inđosinia nói chung hay khối nhô Kon Tum nói riêng (Lê Duy Bách, 1985). Trần Văn Trị (1994) coi đây là đới uốn nếp Kareli

The Kan Nack Structure has been regarded as the early consolidated SE Asia continental core of the Precambrian (Late Archean - Proterozoic) mobile belt, and as the oldest component of the Indosinian craton, in general, or of the Kon Tum Geoblock in particular (Lê Duy Bách, 1985). Trần Văn Trị (1994) has been regarding this as a Karelian Fold Zone.

6.       Lê Duy Bách.

7. 9/1999.

· Khâm Đức (Ophiolit Tiền Cambri, Precambrian  Ophiolites)

1. Lê Duy Bách, 1985.

2. Trung Trung Bộ (III.1); nằm ở vùng giáp giới của các tỉnh Quảng Nam, Kon Tum và Quảng Ngãi, kề giáp phía bắc địa khối Kon Tum; x = 15o10’ - 15o50’, y = 107o50’-108o50’.

Middle Trung Bộ (III.1); occupying the bordering area between the Quang Nam, Kon Tum and Quảng Ngải Provinces, adjoining the Kon Tum geoblock in the north.

3. Thành phần mặt cắt bao gồm các đá siêu mafic bị serpentinit hoá, metamafic tổ hợp chặt chẽ với paramphibolit, cumingtonit, gneis và đá hoa. Theo đứt gãy các thành tạo trên trườn chờm lên rìa của địa khối Tiền Cambri Kon Tum, và bị phủ bởi các thành tạo kiểu molas tuổi Riphei muộn - Cambri (hệ tầng Pô Cô) và bị granitoiđ phức hệ Chu Lai (530 triệu năm) xuyên cắt.

Its section is composed of serpentinized hyperbasic and metabasic rocks in combination with the paramphibolite, cummingtonite, gneisses and marble. This rocks association lies in overthrust on the northern margin of the Precambrian Kon Tum geoblock along fault zones, and is covered by Late Riphean - Cambrian molassoid (Pô Cô) formations and all these rocks are penetrated by Chu Lai granites (530 Ma).

4. Ophiolit Khâm Đức là di chỉ của vỏ đại dương được tạo thành vào Riphei sớm-giữa của biển rìa cùng tên. Chúng được lưu giữ trong các cấu trúc cung đảo hình thành vào giai đoạn hút chìm ở cuối Riphei giữa, và trở thành thể ngoại lai bằng cơ chế chồi chờm (obduction) vào đầu Riphei muộn. Ophiolit Khâm Đức được đối sánh tương tự với các tổ hợp ophiolit Yanbian và Szupao ở rìa phía tây và phía nam tương ứng của craton  Dương Tử.

The Khâm Đức ophiolite represents the relics of oceanic crust of a marginal sea bearing the same name, formed in Early-Middle Riphean. It is preserved in the island arc structures formed by subduction at the end of Middle Riphean. The successive tectonic activities make all this association an allochthon on the margin of the Kon Tum geoblock at the beginning of Late Riphean. The Khâm Đức ophiolite could be equivalently correlated with the Yanbian and Szupao ophiolites in western and southern margins of the Yangtze craton.

5. Trong văn liệu địa chất Việt Nam tên Khâm Đức còn được dùng cho Khối kiến tạo Khâm Đức (Trần Đức Lương, Nguyễn Xuân Bao, 1985), Đới kiến tạo Khâm Đức (Lê Duy Bách, 1989), hay Cung núi lửa - pluton ensialic (Nguyễn Xuân Tùng, Trần Văn Trị, 1992).

In Vietnamese geological literature the name Khâm Đức has been also used for some units, such as: Khâm Đức tectonic block (Trần Đức Lương, Nguyễn Xuân Bao, 1985), Khâm Đức tectonic zone (Lê Dzuy Bách, 1989) and Khâm Đức ensialic volcano-plutonic arc (Nguyễn Xuân Tùng, Trần Văn Trị, 1992).

6. Lê Duy Bách.

7. 7/ 1999.

· Khâm Đức (Khối kiến tạo, Tectonic Block)

1. Trần Đức Lương và Nguyễn Xuân Bao, 1985

2. Trung Trung Bộ (III.1); vùng giáp giới giữa các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và Kon Tum

    Middle Trung Bộ (III.1); the border area between Quảng Nam, Quảng Ngãi and Kon Tum provinces.

5. Đồng nghĩa của Ophiolit Tiền Cambri Khâm Đức

    Synonym of Khâm Đức Precambrian Ophiolites.

6. Lê Duy Bách.

7. 9/1999.

· Kinh tuyến 109 -- Meridian 109 (Đứt gãy, Fault)

1. Ngô Thường San và nnk, 1985.

2. Chạy theo phương kinh tuyến dọc phía đông bờ biển Việt Nam từ nam đảo Hải Nam đến eo biển Sunda

    Running by the meridional direction along the east of Vietnamese coast from the south of Hainan Island to the Sunda Strait.

5. Đồng nghĩa của Đới đứt gãy - đường khâu xuyên khu vực Hải Nam - Eo biển Sunda

    Synonym of Hainan - Sunda Strait Transregional Suture-Fault Zone.

6. Lê Duy Bách.

7. 9/1999. 

· Kon Tum (Địa khối có vỏ lục địa Riphei sớm, Geoblock with the Lower Riphean Continental Crust)

1. Lê Duy Bách, Ngô Gia Thắng, 1982.

2. Trung Trung Bộ (III.1); nằm ở địa phận vùng cao nguyên Tây Nguyên và các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên; x = 13o - 15o10’, y = 108o50’ - 109o.

Middle Trung Bộ (III.1); Central Việt Nam, occupying the territory of Tây Nguyên plateau and Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên Provinces.

3. Móng uốn nếp bao gồm các thành tạo đá biến chất tướng granulit và các thành tạo xâm nhập tuổi Arkei và đá tướng amphibolit tuổi Paleo-Mesoproterozoi. Phức hệ sinh núi là các thành tạo molas Neoproterozoi - Cambri và các granitoiđ giàu nhôm trội kali kiểu Chu Lai. Các phức hệ phát triển tiếp theo sau cố kết gồm các trầm tích, trầm tích - phun trào, phun trào và xâm nhập được hình thành trong các kiến sinh Caleđon, Hercyn, Inđosini và Alpi.

The folded basement consists of metamorphic rocks of granulite facies, Achean magmatic complexes and Paleo-Mesoproterozoic amphibolites. The orogenic complex consists of the Neoproterozoic-Cambrian molassic formations and rich in Al and K granites of Chu Lai type. The post consolidated complex is represented by Caledonian, Hercynian, Indosinian and Alpian sedimentary, volcano-sedimentary and intrusive magmatic formations.

4. Địa khối có lịch sử hình thành và phát triển lâu dài bắt đầu từ Arkei trên vỏ đại dương nguyên thuỷ, nhân lục địa cổ vào cuối Arkei, đai động đầu Neogei vào Paleo-Mesoproterozoi và địa khối có vỏ lục địa trưởng thành vào đầu Riphei. Từ cuối Riphei đến Đevon địa khối bị lôi cuốn vào hoạt động của miền địa máng Đông Dương như một tiểu lục địa. Từ Paleozoi muộn đến nay phát triển theo chế độ nội mảng.

The development history of the geoblock is long and complicated since Archean from the primitive oceanic crust, becoming the oldest continental core at the end of Archean, then involved in the Neogei mobile belt in Paleo-Mesoproterozoic and consolidated as a matured continental geoblock at the beginning of Riphean. From the end of Riphean to Devonian the geoblock was again involved in the active movements of Indochinese Geosyncline as a microcontinent. The intraplate regime of its development controlled the block since Late Paleozoic up to present time.

5. Bản chất kiến tạo của địa khối chỉ được xác định chính xác sau khi thành lập bản đồ địa chất Việt Nam tỷ lệ 1/ 500.000 (1988). Trước đây địa khối được quan niệm là Khối kết tinh cổ (chủ yếu tuổi Arkei) (Hoffet, 1933; Saurin, 1935; Fromaget, 1937, 1941), hay cấu trúc khối cổ (Khối nhô: Postelnikov, 1961; Địa khối: Kitovani, 1964; Kuđriavtsev và nnk, 1969). Tên Kon Tum còn được dùng để phân chia các hình thái kiến trúc (Mesobloc: Trần Đức Lương, Nguyễn Xuân Bao, 1985; khối nâng: Đovjikov, Mareichev, 1967) Ngô Thường San và nnk (1985) xem là tổ phần của Mảng Kon Tum - Borneo. Khái niệm phổ biến rộng rãi nhất thường ghép phân vị này vào Địa khối Tiền Cambri Inđosinia.

The tectonic nature of the block was just correctly determined only after the compilation of Geological Map of Việt Nam on 1/500.000 scale (1988). Before that the block was used to be  considered as the Old crystalline block (mainly of Archean age: Hoffet, 1933; Saurin, 1935; Fromaget, 1937, 1941); or the Old block structure (Uplifted block: Postelnikov, 1961; Geoblock: Kitovani, 1964; and Kudriavtsev et al, 1969). The name of Kon Tum was also used for dividing the structural morphology such as Mesoblock (Trần Đức Lương, Nguyễn Xuân Bao, 1985); Uplift block (Dovzhikov, Mareitchev, 1937). Ngô Thường San et al, 1985 considered it as a portion of the Kon Tum - Borneo Plate. The most widespread notions tend to attach this unit to the Precambrian Indosinian geoblock.

6. Lê Duy Bách, Ngô Gia Thắng.

7. 7/1999.

· Kon Tum (Khối kết tinh cổ, Old Crystalline Block)

1. Hoffet J., 1933.

2. Trung Trung Bộ; (III.1); Tây Nguyên và các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên

    Middle Trung Bộ (III.1); Tây Nguyên Plateau and Quảng Ngải, Bình Định and Phú Yên provinces.

5. Đồng nghĩa của Địa khối có vỏ lục địa Riphei sớm Kon Tum

    Synonym of Kon Tum Geoblock with the Lower Riphean Continental Crust.

6. Lê Duy Bách.

7. 10/1999.