· Hà Cối (Trũng chậu, Trough)

1. Đovjikov A. E. và nnk, 1965.

2. Đông Bắc Bộ (I.1); nằm ở đới ven biển từ vùng Hà Cối và các đảo Cái Bầu, Cái Chiên, Vĩnh Thực đến Móng Cái; x = 210 02’- 21035’, y = 107015’ - 108005’.

East Bắc Bộ (I.1); located in the coastal zone from the Hà Cối Lagoon area and the Cái Bầu, Cái Chiên and Vĩnh Thực islands to Móng Cái; x = 21°02’ - 21°35’, y = 107°15’ - 108°05’.

3. Trũng bao gồm trầm tích lục địa màu đỏ tuổi Jura (hệ tầng Hà Cối). Ở trung tâm trũng chậu trầm tích có thế nằm thoải đến gần ngang, ở phần rìa cánh dốc 50 - 700. Chúng nằm bất chỉnh hợp trên các đá Nori - Ret (hệ tầng Hòn Gai)  ở phía đông và các đá Orđovic - Silur (hệ tầng Tấn Mài) ở phần bắc và đông, và bị phủ bởi các trầm tích Đệ tứ. Ranh giới phía bắc và nam là các đứt gãy.

The trough is composed of Jurassic red beds of the Hà Cối Fm. In the center, they have gentle to subhorizontal attitude, but in the limbs the dip of the beds reaches 50-70°. They lie unconformably upon Norian-Rhaetian sediments of the Hòn Gai Fm. in the east, and Ordovician - Silurian sediments of the Tấn Mài Fm. in the north and east, but are covered by Quaternary formations. The northern and southern boundaries consist of faults.    

4. Trũng chậu Hà Cối là cấu trúc bậc cao của đới Duyên Hải. Trong đới này chuyển động khối tảng – đứt gãy trong Trias muộn đến Jura đã tạo nên các khối kiểu địa luỹ, địa hào có dạng bậc thang, trong đó trũng chậu Hà Cối hình thành vào đầu Jura.

This is a high level structure of the Duyên Hải Zone, in which the block-faulting movement from Late Triassic to Jurassic had formed en echelon blocks of horst and graben types, among them the studied trough took shape at the beginning of Jurassic.

5. Về mặt cấu trúc trũng Hà Cối còn được xem là một cấu trúc của Bể than Đông Bắc Bộ (Phạm Văn Quang và nnk, 1971) hay Địa hào chứa than Hòn Gai (Nguyễn Đình Cát, 1969; Trần Văn Trị, 1975; v.v) .

On the structural side the Hà Cối Trough has been still regarded as a structure of the East Bắc Bộ Coal Basin (Phạm Văn Quang, 1971), or Hòn Gai Coal-bearing Graben (Nguyễn Đình Cát, 1969; Trần Văn Trị, 1975; etc.).

6. Ngô Gia Thắng, Lê Duy Bách.

7. 8/1999.

· Hà Giang - Bắc Quang (Đới khâu ophiolit, Ophiolite Suture Zone)

1. Gatinski Yu. và nnk, 1991.

2. Đông Bắc Bộ (I.1); nằm ở phần trung tâm tỉnh Hà Giang, dọc lưu vực sông Lô; x = 220 50’- 22050’, y =  104015’ - 104055’.

East Bắc Bộ (I.1; located in the centre of the Hà Giang Province, along the basin of the Lô River; 

3. Thành phần chính là các thể đá siêu mafic bị serpentinit hoá trồi nguội trong trường đá lục và silic - carbonat tuổi Cambri phân bố trong đới Lô - Gâm.

The zone is composed mainly of serpentinized ultramafic rock bodies protused in a field of Cambrian greenstone and cherty-carbonate rocks, which are distributed in the Lô-Gâm Zone.

4. Là thành tạo kiểu đại dương cổ vào đầu Phanerozoi và bị biến thành đới khâu vào Caleđon sớm khi có sự dồn kết và va chạm của cục bộ các địa khu (terrane) thuộc thạch quyển Việt - Trung.

This is an old oceanic type formation taking shape at the beginning of Phanerozoic, and transformed into a suture zone in Early Caledonian, when the amassment and local collision of terranes of the Sino-Vietnamese lithosphere happened.

5. Những tổ phần riêng biệt ở vùng Hà Giang, Bắc Quang đã được đề cập đến trong các công trình của Trần Văn Trị và nnk (1976, 1979), Nguyễn Xuân Tùng (1982), Lê Duy Bách (1985).

Special components of the zone situated in Hà Giang and Bắc Quang areas have been touched upon in the works of Trần Văn Trị et al (1976, 1979), Nguyễn Xuân Tùng (1982), and Lê Duy Bách (1985).

6. Lê Duy Bách.

7. 8/1999.

·  Nội  (Trũng chồng Kainozoi, Cenozoic Superimposed Depression)

Postelnikov và nnk., 1964

Sông Hồng (I.2); chiếm phần châu thổ Sông Hồng

Sông Hồng Zone (I.2); occupying the Red River Delta; x = 20030'-220 N; y = 1050 - 106030 E.

1.       Nằm trên phần kéo dài về phía ĐN của địa hào Sông Hồng chồng trên ranh giới giữa miền uốn nếp Tây Bắc Bộ với nền Nam Trung Hoa. Các thành tạo trầm tích Đệ tam và Đệ tứ chủ yếu là aluvi - biển có chiều dày lớn và biến vị yếu lấp đầy trũng

The depression lies on the elongated southeastward part of the Red River graben, superimposing the boundary between the West Bắc Bộ Fold Region and the South China Platform. It was filled up with Tertiary and Quaternary mainly alluvio-marine sediments, which are weakly altered and of great thickness.

2.       Sự hình thành và phát triển Trũng chồng Kainozoi Hà Nội được coi là liên quan chặt chẽ với hoạt động của hệ thống đứt gãy sâu Sông Hồng trong Kainozoi

The formation and development of the Hà Nội Cenozoic Superimposed Depression has been regarded as closely related to the activity of the Red River deep-seated Fault System during Cenozoic.

3.       Các khái niệm tương tự thường gặp trong văn liệu là Vùng trũng giữa núi tam giác châu Sông Hồng (Kitovani, 1964); Vùng trũng Kainozoi (Đovjikov và nnk, 1965; Pusharovski, 1965; Kuđriavtsev và nnk, 1969); Miền sụt võng tân kiến tạo (Rezanov và nnk, 1967; Lê Duy Bách, 1975), Võng địạ hào hoặc rift (Trần Văn Trị và nnk, 1977, 1979)

Analogous terms have been usually met in the geological literature, such as: Intermontane Red River Delta Depression (Kitovani, 1964), Cenozoic Depression (Dovzhikov et al, 1965; Pusharovsky, 1965; Kudriavtsev et al, 1969), Neotectonic depression (Rezanov et al, 1967; Lê Duy Bách, 1975), Graben Depression 0r rift  (Trần Văn Trị et al, 1977, 1979).

4.       Ngô Gia Thắng, Lê Duy Bách

9/1999.

·  Hạ Lang (Đới tướng - cấu trúc, Structuro-facial Zone)

1.       Phạm Đình Long, 1962; Vasilevskaia E. (trong Đovjikov A.E. và nnk.), 1965

2.       Đông Bắc Bộ (I.1); nằm trên địa phận tỉnh Cao Bằng và tiếp tục kéo lên địa phận tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc)

East Bắc Bộ (I.1); occupying the territory of Cao Bằng province, and stretching to Kuangsi province of China; x = 220 - 23050 N; y = 106010 - 1070 E.

3.       Cấu thành đới Hạ Lang có các thành tạo trầm tích biển tuổi Đevon với phần dưới là các trầm tích lục nguyên và phần trên là carbonat với bất chỉnh hợp không lớn giữa Đevon trung và thượng. Các câú trúc uốn nếp bậc thấp tạo nên các nếp uốn đoản, phía đông có phương Đ-ĐB (á tuyến), còn phía tây có phương B-TB. Trên các nếp lồi lớn lộ ra các trầm tích Cambri thượng (ví dụ nếp lồi Bồng Sơn) hoặc tuổi Eifel, còn ở phần nhân các nếp lõm là các đá vôi Frasni (ví dụ nếp lõm Bản Cỏng). Đới tiếp xúc với đới Sông Hiến qua hệ thống đứt gãy thay thế nhau dạng cánh gà, nơi thường thấy các thể xâm nhập mafic. Các thể này còn phân bố rải rác trong nội bộ đới và có kích thước rất nhỏ

The Hạ Lang Zone was formed by Devonian marine sediments with the lower part from terrigenous sediments, and the upper-  from carbonate, with a small-scale unconformity between Middle and Upper Devonian. Lower rank fold structures form brachyfolds of E-NE (subparallel) direction in the east, but N-NW in the west. On large anticlines, Upper Cambrian or Eifelian sediments are exposed (e.g. on the Bồng Sơn Anticline), but on the core of syncline, there are Frasnian limestones (e.g. on the Bản Cỏng Syncline). The zone contacts with the Sông Hiến Zone through a fault system, locally accompanied by mafic intrusive bodies. These bodies are scatteredly distributed also within the zone with small size.

4.       Có thể nhận thấy 2 thời kỳ hình thành cấu trúc của đới: thời kỳ gây dựng các yếu tố cấu trúc chính xảy ra trong Đevon giữa, và thời kỳ hình thành toàn bộ các cấu trúc của đới diễn ra sau Đevon. Cùng với toàn bộ miền Đông Bắc Bộ đới được coi là một tổ phần của rìa động của chuẩn nền Hoa Nam và có chế độ kiến tạo kiểu chuẩn địa máng

Two forming stages of the structure of the zone can be noted, such as: the creating stage of the main structural elements taking place during Middle Devonian, and the forming stage of all structures of the zone taking place after Devonian. Together with the whole East Bắc Bộ Region the studied zone has been regarded as a component of the mobile margin of the South China paraplatform, that had the tectonic regime of parageosyncline type.

5.       Các đặc điểm cơ bản của đới Hạ Lang được mô tả chi tiết trong Địa chất miền Bắc Việt Nam (A.E. Đovjikov và nnk, 1965). Khái niệm tương tự  được nêu trong các công trình của Lê Duy Bách (1982, 1985), Trần Văn Trị (1994). Ngoài ra còn có quan niệm cấu trúc Hạ Lang như là: Đới phức nếp lồi (Trần Văn Trị và nnk, 1977); Vòm nâng (Trần Đức Lương, Nguyễn Xuân Bao, 1985); Đới nâng (Trần Văn Thắng, 1988)

The basic characteristics of the Hạ Lang Zone were given in the work Geology of North Việt Nam (A.E. Dovzhikov et al, 1965). The analogous concepts were brought up in the works of Lê Duy Bách (1982, 1985), and Trần Văn Trị (1994). Apart from these, there still are viewpoints regarding the Hạ Lang Zone as Anticlinorium Zone (Trần Văn Trị et al, 1977), Uplift Dome (Trần Đức Lương, Nguyễn Xuân Bao, 1985), and Uplift Zone (Trần Văn Thắng, 1988).

6.       Ngô Gia Thắng, Lê Duy Bách

7.       9/l999.

· Hà Nội - Vịnh Bắc Bộ (Trũng nguồn rift, Riftogenous Depression)

1. Lê Duy Bách, 1985.

2. Sông Hồng (I.2); nằm ở đồng bằng sông Hồng và trung tâm vịnh Bắc Bộ; x = 180 - 210 30’, y = 1050 30’-1090.

    Sông Hồng (I.2) occupying the Red River plain and the central part of Bắc Bộ Gulf.

3. Móng uốn nếp bao gồm các trầm tích biến chất Tiền Cambri của đới Sông Hồng, các phức hệ lớp phủ sau Caleđon của đới Duyên Hải Bắc Bộ, các phức hệ uốn nếp Inđosini của các đới Ninh Bình, An Châu và Hòn Gai - Hà Cối. Phức hệ thạch kiến tạo chính của trũng gồm các thành tạo trầm tích lục nguyên, lục nguyên chứa than và dầu khí tuổi Eocen, Oligocen, Miocen, Pliocen và Đệ tứ.

The folded  basement of the depression consists of Precambrian metamorphic sediments of Sông Hồng zone, post-Caledonian cover complexes of Duyên Hải Bắc Bộ zone and the Indosinian folded complexes of Ninh Bình, An Châu and Hòn Gai - Hà Cối zones. The main petro-tectonic complex of the depression consists of terrigenous, coal-bearing and petroliferous sediments aged as Eocene, Oligocene, Miocene, Pliocene and Quaternary.

4. Trũng thuộc kiểu cấu trúc chồng quy mô lớn, hình thành trên móng uốn nếp đa sinh bằng cơ chế sinh rift vào giữa Paleogen (Paleocen). Quá trình tách giãn và sụt võng diễn ra trong Oligocen và Miocen. Pha uốn nếp chủ yếu xảy ra vào cuối Miocen. Giai đoạn phát triển sau rift bắt đầu từ Pliocen. Lịch sử phát triển kiến tạo của trũng gắn bó với lịch sử tiến hoá của đới trượt cắt Ailaoshan - Sông Hồng và biển rìa Kainozoi Biển Đông.

The depression belongs to the type of large-scale superimposed structure, formed on the heterogeneous folded basement by rifting in Middle Paleogene (Paleocene). The extension and subsidence processes took place in Oligocene and Miocene. The main folding phase occurred at the end of Miocene. The post-rift phase begun since Pliocene. The tectonic history of the depression is closely conjugated with the evolution of the Ailaoshan- Red River shear zone and Cenozoic Biển Đông marginal sea.

5. Các khái niệm tương đồng thường gặp trong văn liệu là: Bể Sông Hồng (Lưu Hải Thống, Lê Quân, 1985; Lê Trọng Cán, và nnk., 1991), Trũng Bắc Bộ (Lê Văn Cự và nnk., 1985; Phan Trung Điền, 1990). Hai phân vị cấu trúc quan trọng nhất thường được chia nhỏ là Miền võng Hà Nội (nằm ở hạ lưu Sông Hồng) và Trũng Vịnh Bắc Bộ (nằm ở trung tâm Vịnh Bắc Bộ).

In geological literature, some equivalent notions have been used such as: Red River Basin (Lưu Hải Thống, Lê Quân, 1985; Lê Trọng Cán, 1991); Bắc Bộ Depression (Lê Văn Cự et al. 1985; Phan Trung Điền, 1990). The two most important units usually subdivided consist of Hà Nội Depression (in the lower course of Red River) and Bắc Bộ Gulf Depression (in the Centre of Bắc Bộ Gulf).

6. Lê Duy Bách.

7. 7/ 1999        

· Hà Tiên (Đới cấu trúc, Structural Zone)

1. Trần Đức Lương và Nguyễn Xuân Bao, 1985

2. Tây Nam Bộ (IV); tỉnh Kiên Giang

    West Nam Bộ (IV); Kiên Giang Province.

5. Đồng nghĩa với Đới địa máng thực uốn nếp Kampot - Nam Du

    Synonym of Kampot - Nam Du Eugeosynclinal Fold Zone.

6. Lê Duy Bách.

7. 9/1999.

· Hải Nam (Đới tạo núi tân kiến tạo lặp lại, Neotectonic Repeated Orogenic Zone)

1. Ngô Gia Thắng, 1992.

2. Sông Hồng (I.2); nằm ở phía đông của vịnh Bắc Bộ. Kề sát phía đông nam đới khâu xuyên khu vực Sông Hồng; x = 15o-10o30’, y = 108o-109o50’.

Sông Hồng (I.2); located in the east of Bắc Bộ Gulf, adjoining the Sông Hồng transregional suture zone in the southeast.

3. Đới hình thành trên móng uốn nếp Hercyn của hệ uốn nếp Cathaysia Việt - Trung. Các phức hệ hình thành trong giai đoạn tân kiến tạo là các trầm tích Kainozoi ở trũng thềm lục địa vịnh Bắc Bộ và đảo Hải Nam, và các đá bazan Đệ tứ.

The zone was formed on the Hercynian folded basement of the Việt Nam - China Cathaysian folded system. The Cenozoic sediments, filling up the basins which lie around Hainan Island (East Bắc Bộ Gulf, Yangghehai) with some Quaternary basalts in the north,  indicate the neotectonic activities.

4. Quá trình sinh rift mạnh mẽ ở Đông và Đông Nam Á đã làm nảy sinh các bồn trũng lớn trong phạm vi thềm lục địa Việt-Trung vào đầu Kainozoi. Từ Oligocen muộn xảy ra quá trình sinh núi lặp lại kiểu nội mảng mạnh, thể hiện bằng chuyển động khối tảng phân dị ở vùng đảo Hải Nam và các thềm lục địa kế cận.

The strong riftogenous proccess in the East and Southeast Asia generated series of large basins in Việt Nam - China continental shelf area in the beginning of Cenozoic. Since the Late Oligocene it took place the strong repeated orogenic phase of intraplate type which is represented by the differentiated block movements in Hainan island area and adjacent continental shelf.

5. Các cấu trúc sụt võng Kainozoi thuộc phân vị này thường được chia là trũng Nam Hải Nam và trũng Yangghehai, đều được xem là có tiềm năng hyđrocarbon.

The Cenozoic depressional structures of this unit is used to be divided into the South Hainan and Yangghehai depressions, both of them have been considered as perspective in hydrocarbon potentiality.

6. Lê Duy Bách, Ngô Gia Thắng.

7. 7/ 1999.

· Hải Nam - Eo biển Sunđa -- Hainan - Sunda strait (Đới đứt gãy - đường khâu xuyên khu vực, Transregional Suture - fault Zone)

1. Lê Duy Bách, 1985.

2. Trải dọc phía tây biển Đông, từ thềm lục địa phía nam đảo Hải Nam theo phương kinh tuyến đến eo biển Sunda (giữa đảo Java và Sumatra của Inđonesia); x = 7o - 17o, y = 109o - 111o.

This zone stretches along the western slope of the East Sea from South Hainan island shelf in the north to Sunda Strait in the south (between Java and Sumatra islands of Indonesia).

3. Là kiến trúc phá huỷ kiến tạo sâu, quy mô hành tinh. Đới được biểu hiện trong bình đồ kiến trúc thạch quyển Việt Nam là ranh giới địa động lực giữa biển rìa Đông Việt Nam và công trình lục địa đa sinh Đông Dương. Cấu trúc nội tại phức tạp thể hiện ở sự khớp nối của nhiều kiến trúc kiến tạo khác nhau và sự biến đổi động hình học theo đường phương và chiều sâu.

It is a deep-seated tectonic fault zone of global scale. In the structural plan of Vietnamese lithosphere it is manifested as a geodynamic limit separating East Việt Nam marginal sea from the Indochina heterogeneous continental buildings. Its inner structure is complicated and represented by the combination of many different tectonic structures formed by different kinematics in both lateral and vertical senses.

4. Đới nảy sinh ở rìa trong của miền chuyển tiếp của đai động Tây Thái Bình Dương có lẽ vào cuối Mesozoi và hoạt động trong suốt Kainozoi cho đến hiện nay.

This zone was generated in the inner margin of the transitional region of West Pacific mobile belt probably at the end of Mesozoic, and has been being active throughout Cenozoic up to present days.

5. Thuộc phạm vi thạch quyển Việt Nam phân vị này còn có tên gọi khác nhau: Đường dịch chuyển D-D (Fromaget, 1941); Đứt gãy Biển Việt (Nguyễn Nghiêm Minh, 1977); Đứt gãy kinh tuyến 109 (Ngô Thường San và nnk, 1985); Đới biến dạng Ailaoshan - Kalimantan (Phan Văn Quýnh và nnk, 1995).

In the geological literature this unit has been differently named as Transcurrent Line D-D (Fromaget, 1941); Biển Việt Fault (Nguyễn Nghiêm Minh, 1977); 109oE Meridional Fault (Ngô Thường San et al.,1985); Ailaoshan-Kalimantan Deformed Zone (Phan Văn Quýnh et al.,1995).

6. Lê Duy Bách.

7. 7/1999

· Hàm Rồng (Khối tiểu lục địa, Microcontinental Block)

1. Lê Duy Bách, 1985.

2. Bắc Trung Bộ (II.2); nằm ở vùng bờ biển Thanh Hoá; x = 19040’ - 20o, y = 105050’ - 1060.

     North Trung Bộ (II.2); located in Thanh Hóa coastal area.

3. Móng uốn nếp là các thành tạo trầm tích biến chất tuổi Proterozoi, bị xuyên cắt bởi các thành tạo granitoiđ Paleozoi muộn - Mesozoi. Phần lớn diện lộ của khối bị phủ bởi trầm tích Kainozoi ở đồng bằng Thanh Hoá và thềm lục địa kế cận.

The folded basement consists of Proterozoic metamorphic rocks intruded by Late Paleozoic - Mesozoic granitoid complexes. Cenozoic sediments cover Thanh Hóa plain and adjacent continental shelf.

4. Các phức hệ của móng uốn nếp được hình thành chủ yếu từ  đầu Riphei trong bối cảnh của                                                           một biển rìa Tiền Cambri. Khối được cố kết vào dầu Riphei muộn, bị chia cắt và lôi cuốn vào hoạt động của đại dương Tethys từ đầu Paleozoi với tư cách một tiểu lục địa. Vào cuối Paleozoi - Mesozoi trở thành hợp phần của đới địa máng ven Thanh Hoá.

The folded basement formations were formed in a Precambrian marginal sea settings. The block was consolidated at the beginning of Early Riphean and became a microcontinental block in Tethyan oceanic structure since Early Paleozoic. At the end of Paleozoic - Mesosoic the block acted as a component of the Thanh Hóa Miogeosynclinal zone.

5. Với khái niệm là một tổ phần của craton  Arkei Việt Bắc, Nguyễn Xuân Tùng (1982) đặt tên là “Bán nguyệt Hàm Rồng – Thanh Hoá”. Nhiều tác giả coi cấu trúc Hàm Rồng là hợp phần của đới Thanh Hoá.

Nguyễn Xuân Tùng, 1982, named this block as Hàm Rồng - Thanh Hóa semi-circle”, a constituent of Việt Bắc Archean craton. In the geological literature the block is used to be considered as a structural component of Thanh Hóa zone.

6. Lê Duy Bách.

7. 7/1999. 

· Hoàng Liên Sơn (Đới trồi chờm, Obduction Zone)

1.       Lê Thạc Xinh, 1979

2.       Tây Bắc Bộ (I.3); nằm dọc dãy Hoàng Liên Sơn và tiếp tục kéo lên địa phận tỉnh Vân Nam (Trung Quốc)

West Bắc Bộ (I.3); occupying the Hoàng Liên Sơn Range and continuing to stretch to the territory of Yunnan province (China); x = 210 - 23030 N; y = 102030- 105020 E.

3.       Các thành tạo địa chất bao gồm các đá biến chất Tiền Cambri (có tuổi cổ nhất là 2300 tr.n.), các thành tạo trầm tích - phun trào và phức hệ magma đa chủng loại tuổi Paleozoi, Mesozoi và đặc biệt là các batholit granitoiđ Mesozoi muộn - Kainozoi. Toàn bộ đới có cấu trúc uốn nếp - chia khối dạng tuyến có phương TB-ĐN bị chia cắt bởi các hệ thống đứt gãy chủ yếu cùng phương và bị khống chế chặt chẽ bởi các hệ thống đứt gãy sâu rìa phát triển lâu dài (Sông Hồng và Sông Đà)

Geological formations are composed of Precambrian metamorphic rocks (the oldest are of 2300 Ma.), various volcano-terrigenous formations and intrusive complexes of Paleozoic and Mesozoic ages, especially, Late Mesozoic - Cenozoic granitoid batholiths. The whole zone has linear fold-block structure of NW-SE direction, dissected by fault system mainly of the same direction, and closely controlled by marginal deep-seated fault systems of long duration development (Red River and Sông Đà Systems).

4.       Đới Hoàng Liên Sơn xuất hiện vào khoảng từ cuối Jura đến cuối Paleogen do sự ép mạnh giữa 2 địa khối Đông Dương và Hoa-Việt. Trước đó, do sự tách giãn đã hình thành trũng Sông Đà, phá vỡ thạch quyển dọc theo các hệ thống đứt gãy sâu phương TB-ĐN phân chia thành các địa khối Hoa-Việt và Đông Dương và tạo nên các khối cấu trúc bị cắt xẻ vào cuối Paleozoi - đầu Mesozoi

This zone appeared from the end of Jurassic to the end of Paleogene, by the pressure between the two Indochina and Sino - Vietnamese Geoblocks. Before this, the Sông Đà Depression was formed by the spreading, breaking the lithosphere along deep-seated fault systems of NW-SE direction. This led to the separation of the two above-mentioned geoblocks, forming structural blocks which were dissected at the end of Paleozoic -  beginning of Mesozoic.

5.       Cấu trúc này thực sự có ý nghĩa khi xem cấu trúc Sông Đà là một tổ phần của đai động Tethys, khép kín khi các mảng xô đụng vào cuối Trias. Tên Hoàng Liên Sơn còn được dùng để chỉ Công trình núi tân kiến tạo (Lê Duy Bách, 1975; Ngô Gia Thắng, 1990), hay địa khối ngoại lai Baikali (Trần Văn Trị và nnk, 1979, 1986)

This structure is significant when the Sông Đà Structure is  regarded as a component of the Tethys Mobile Belt, which was closed after the collision of the plates at the end of  Triassic. The name Hoàng Liên Sơn has been used also to show the Neotectonic Mountain (Lê Duy Bách, 1975; Ngô Gia Thắng, 1990), or Baikalian Allochthonous Geoblock (Trần Văn Trị et al, l979, 1986).

6.       Ngô Gia Thắng, Lê Duy Bách

7.   9/1999.

· Hoàng Sa -- Paracel (Khối lún chìm có vỏ lục địa Paleozoi, Subsided Block of Paleozoic Continental  Crust)

1. Lê Duy Bách, 1985.

2. Nằm ở tây bắc biển Đông, phía nam đảo Hải Nam. Bao gồm quần đảo Hoàng Sa (Paracel), cồn nổi McClesfield và vùng đáy biển bao quanh; x = 14o-19o, y = 103o-110o.

In the northwest of the East Sea, south of Hainan Island, including the Paracel archipelago and Mc Clesfield Bank and their ambient sea floor.

3. Phức hệ móng uốn nếp bao gồm các thành  tạo trầm tích - phun trào Paleozoi, bị phủ bởi các trầm tích và phun trào Mesozoi và Kainozoi. Các trầm tích Kainozoi có bề dày lớn (4-6 km) ở các trũng kiểu địa hào phát triển dọc theo các đới đứt gãy lớn. Khối Hoàng Sa được ngăn cách với các kiến trúc thềm lục địa và trũng nước sâu Biển Đông bằng các hệ thống nếp oằn dạng sụt bậc thang phát triển dọc đứt gãy.

The folded basement consists of Paleozoic volcano-sedimentary formations, covered by Mesozoic and Cenozoic volcanics and sediments with the thickness (of only the Cenozoic ones) of 4-6 km, concentrating in the graben-shaped depressions developed along the faults. A system of step-flexured faults separates this block from the continental shelf structures and the East Sea deep-water depression.

4. Khối Hoàng Sa là một cấu trúc kiểu vi lục địa của biển rìa Đông Việt Nam. Biến hoạ Hercyn đã khép kín các đới động rìa Đông Nam Trung Quốc và Đông Dương, tạo ra một miền  uốn nếp rộng với móng là Paleozoi. Thời đại sinh rift mạnh mẽ vào cuối Mesozoi - đầu Kainozoi đã cắt rời móng uốn nếp Paleozoi, tạo ra các khối lục địa quy mô nhỏ bé và bị lôi cuốn vào hoạt động mạnh của hệ thống biển rìa Tây Thái Bình Dương. Từ giữa Oligocen, khối Hoàng Sa phát triển cùng nhịp với biển rìa Đông Việt Nam.

The Hoàng Sa block is a microcontinental structure of the East Việt Nam marginal sea. The Hercynian diastrophism put the end and closed the marginal Southeast China and Indochina mobile zones and created a large folded region having a Paleozoic basement. The Late Mesozoic - Early Cenozoic rifting phase destroyed and cut this Paleozoic basement for generating smaller in size continental blocks, which then participated in extensively active movements of the  West Pacific marginal sea system. Since the end of Middle Oligocene, the Paracel block developed in accordance with the East Việt Nam marginal sea.

5. Các nhà địa chất Trung Quốc thường ghép khối Hoàng Sa vào cùng cấu trúc với đảo Hải Nam với giả thiết có móng uốn nếp Tiền Cambri. Trần Đức Lương, Nguyễn Xuân Bao (1985) xếp vào loại Mesobloc. Trần Văn Trị và nnk. (1986), Lê Văn Đệ (1986)  sử dụng khái niệm Vi vỏ lục địa Hoàng Sa.

In the geological literature the Paracel  block has been used to be attached by Chinese geologists to the same structural unit with Hainan island, having a supposed Pre-Cambrian folded basement. Trần Đức Lương and Nguyễn Xuân Bao (1985) considered it as a Mesoblock. Trần Văn Trị et al., (1986) and Lê Văn Đệ (1986) used the notion of paracel microcontinental crust.

6. Lê Duy Bách.

7. 7/1999.

· Hoành Sơn (Đới tướng - cấu trúc, Structuro-facial Zone)

1. Đovjikov A. E. và nnk, 1965.

2. Bắc Trung Bộ (II.2); nằm ở vùng dãy núi Hoành Sơn thuộc địa phận các tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình; x =   170 40’- 18033’, 105028’ -106030’.

North Trung Bộ (II.2; located in the Hoành Sơn Range, on the territory of the Hà Tĩnh and Quảng Bình Provinces.

3. Móng uốn nếp là trầm tích Orđovic- Silur (hệ tầng Sông Cả), các phun trào Trias, hệ tầng chứa than Nori - Ret Đồng Đỏ. Ở các cánh lộ thành tạo trầm tích - phun trào tuổi Jura, các thể xâm nhập granitoiđ (phức hệ Phia Bioc) và các xâm nhập axit nông đi kèm phun trào Trias.

The folded basement consists of Ordovician-Silurian sediments (Sông Cả Fm.), Triassic effusives and Norian-Rhaetian coal-bearing Đồng Đỏ Fm.. Jurassic volcanogeno-sedimentary formation, granitoid intrusion (Phia Bioc Complex), and felsic hypabyssal intrusion accompanying Triassic effusives are exposed in the limbs.

4. Võng chồng sau địa máng Hoành Sơn xuất hiện do sự tái hoạt động mạnh mẽ của các hệ thống đứt gãy sâu rìa và bên trong đới uốn nếp Hercyn muộn Trường Sơn vào Trias và có lẽ cùng lúc với đới Sầm Nưa kế cận phía bắc. Bản thân các thành tạo trầm tích - phun trào Mesozoi cũng bị uốn nếp vò nhàu và phá huỷ mạnh bởi các đứt gãy thành các khối mà phần trục nâng mạnh và nghịch đảo kèm theo xâm nhập granit phức hệ Phia Bioc vào cuối Trias muộn.

This post-geosynclinal superimposed depression appeared after the strong reactivation in Triassic of marginal and intrazonal deep-seated fault system of the Late Hercynian Trường Sơn folded Zone, maybe, at the same time with the adjoining in the north Sầm Nưa Zone. Mesozoic volcanogeno-sedimentary formations itself were also folded, crumpled and strongly divided by faults into blocks, the axial part of which was strongly uplifted and reversed, accompanied by granite intrusion of the Late Triassic Phia Bioc Complex.

5. Tồn tại khái niệm tương đương như “Trũng giữa núi” (Nguyễn Đình Cát, 1969; Morgunov, 1970), “Trũng núi rìa kiến tạo” (Nguyễn Xuân Tùng, 1972), “Đới taphrogen sớm” (Lê Duy Bách,1985).

Equivalent notions exist, such as Intermontane Depression (Nguyễn Đình Cát, 1969; Morgunov, 1970), Tectonic Marginal Depression (Nguyễn Xuân Tùng, 1972), Early Taphrogene Zone (Lê Duy Bách, 1985).

6. Ngô Gia Thắng, Lê Duy Bách.

7. 8/1999. 

· Hòn Gai  (Địa hào Mesozoi chồng chứa than, Mesozoic Coal-bearing Superimposed Graben)

1. Nguyễn Đình Cát, 1972

2. Đông Bắc Bộ (I.1); nằm ở vùng bể than Quảng Ninh; x = 21010’ - 21030’, y = 105030’- 107030’.

    East Bắc Bộ (I.); located in the Quảng Ninh coal basin.

3. Cấu trúc địa hào hẹp, trải theo phương á vĩ tuyến. Mặt cắt chủ yếu là các trầm tích chứa than Nori - Ret, bị uốn nếp không đều. Nằm phủ trên móng uốn nếp Caleđon của đới Duyên hải Đông Bắc Bộ, và bị phủ bởi các trầm tích và phun trào Jura và Creta.

The structure has the form of a narrow graben, extending in the subparallel direction. The section is composed mainly of irregularly folded Norian-Rhaetian coal-bearing sediments, which cover the Caledonian folded basement of the Duyên Hải Zone of East Bắc Bộ, and in their turn are covered by Jurassic and Cretaceous sediments and volcanites.

4. Địa hào được hình thành đồng thời với quá trình phát triển của trũng An Châu kế cận trong giai đoạn phát triển địa máng Mesozoi miền Bắc Việt Nam.

The graben was formed at the same time with the developing process of the adjacent An Châu Depression during the developing period of Mesozoic geosyncline in North Việt Nam.

5. Một số khái niệm khác có vị trí tương đương được nêu như: “Miền võng Đông Triều - Móng Cái” (Kitovani, 1965), “Trũng chậu Hòn Gai” Đovjikov và nnk, 1965), “Võng địa hào Hòn Gai - Hà Cối” (Trần Văn Trị,và nnk, 1976).

Some structures having the equivalent position have been described, such as: Đông Triều - Móng Cái Depression (Kitovani, 1965), Hòn Gai Trough (Dovzhikov et al, 1965), Hòn Gai - Hà Cối Graben (Trần Văn Trị et al, 1976).

6. Lê Duy Bách.

7. 8/1999.

· Hòn Gai - Hà Cối (Võng địa hào - Graben)

1. Trần Văn Trị và nnk, 1976

2. Đông Bắc Bộ (I.1); vùng bể than Quảng Ninh

    East Bắc Bộ (I.1); Quảng Ninh Coal Basin.

5. Đồng nghĩa của Địa hào Mesozoi chồng chứa than Hòn Gai

    Synonym of Hòn Gai Mesozoic Coal-bearing Superimposed Graben.

6. Lê Duy Bách.

7. 9/1999.

·  Hòn Nghệ (Trũng chồng, Superimposed Depression)

1.       Trần Đức Lương, Nguyễn Xuân Bao, 1985.

2.      Tây Nam Bộ (IV); nằm trong vùng biển Kiên Giang thuộc vịnh Thái Lan

West Nam Bộ (IV); situated in the Kiên Giang Sea area of the Thailand Gulf; x = 100 - 10010 N; y = 104010 - 104030 E.

3.       Mặt cắt chủ yếu gồm các thành tạo trầm tích lục nguyên - carbonat tuổi Trias giữa, bị phủ bởi các thành tạo molas - phun trào giả thiết có tuổi Jura muộn - Creta. Chúng bị các xâm nhập felsic tuổi Creta muộn xuyên qua. Cấu trúc bị chia cắt bởi các đứt gãy phương khác nhau

The section of the depression is composed of Middle Triassic terrigeno-carbonate sediments, which are covered by molasso-volcanic formations of supposed Late Jurassic - Cretaceous age. They were penetrated by Late Cretaceous felsic intrusions. The studied structure was cross-cut by faults of different directions.

4.       Trũng được hình thành vào giai đoạn hoạt hoá ở các địa khối kiểu lục địa vào Trias và tiếp diễn suốt trong Mesozoi đến đầu Kainozoi. Những tư liệu mới (Nguyễn Xuân Bao và nnk, 1994-1998, chưa xuất bản; Trịnh Dánh và nnk, 1998, chưa xuất bản) cho thấy vị trí kiến tạo đặc biệt kiểu ranh giới của cấu trúc Hòn Nghệ trong khu vực Tây Nam Bộ

The depression was formed during the activation stage in the geoblocks of continent type during Triassic and continued during all Mesozoic to the beginning of Cenozoic. New data (Nguyễn Xuân Bao et al, 1994-1998, not published yet; Trịnh Dánh et al, 1998, not published yet) have been showing the special tectonic position of boundary type of the Hòn Nghệ Structure in the West Nam Bộ Region.

5.       Khái niệm trũng chồng chỉ dùng để phản ánh giai đoạn khởi đầu của cấu trúc Hòn Nghệ. Trên bình đồ cấu trúc hiện đại đây là nơi hội tụ của các cấu trúc kiểu rìa lục địa và cung đảo trong quá trình khép kín của Paleotethys vào cuối Trias - đầu Jura

The superimposed depression concept has been used only to reflect the beginning stage of the Hòn Nghệ structure. On the present structural plan, this area is the assembling place of structures of continental margin and island arc types, which appeared during the closing process of the Paleotethys at the end of  Triassic - beginning of Jurassic.

6.       Lê Duy Bách.

7.       9/1999.

· Hồng - Đà - Mã (Đới địa máng uốn nếp, Geosynclinal Fold Zone)

1. Nguyễn Nghiêm Minh, 1978.

2. Tây Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ (I.3 + II.2)

    West Bắc Bộ and North Trung Bộ (I.3 + II.3).

5. Là một hợp phần của Miền uốn nếp Tây Việt Nam

    Being a component of West Việt Nam Fold Region.

6. Lê Duy Bách.

7. 10/1999.

· Huế (Đới cấu trúc, Structural Zone)

1. Trần Văn Trị, 1994.

2. Bắc Trung Bộ (II.2); tây nam Quảng Bình đến Thừa Thiên - Huế

    North Trung Bộ (II.2); southwest of Quảng Bình to Thừa Thiên - Huế Province.

5. Đã được ghép chung với Đới cấu trúc Đà Nẵng thành Đới địa máng thực uốn nếp A Vương - Long Đại

    Lumped with the Đà Nẵng Structural Zone to form the A Vương - Long Đại Eugeosynclinal Fold Zone.

6. Lê Duy Bách.

7. 9/1999. 

·  Huế -Thakhek (Đới uốn nếp Hercyn, Hercynian Fold Zone)

1.         Hoffet, 1935; Postelnikov và nnk., 1964

2.         Việt- Lào (II); chiếm diện tích tỉnh Quảng Bình, Bắc Quảng Trị và lãnh thổ Lào kế cận (nằm giữa khối nhô Kon Tum ở phía nam và đới uốn nếp Mesozoiđ Bắc Trung Bộ ở phía bắc)

Việt-Laos (II); occupying the territory of Quảng Bình and north Quảng Trị provinces with the adjacent territory of Laos (lying between the Mesozoides North Trung Bộ Fold Zone in the north and the Kon Tum Uplift in the south); x = 160-17010' N; y = 1050 - 108010' E.

3.         Các đá lục nguyên Đevon (cát kết xen đá phiến và đá vôi Đevon trung và chủ yếu cát kết Đevon thượng) và lục nguyên - silic tuổi Vise nằm bất chỉnh hợp ở trên tạo thành các dải kéo dài từ lân cận T.P. Huế về phía TB đến Thakhek (thuộc Lào). Các đá bị biến vị, uốn nếp và đới có cấu trúc tương đối đơn giản

Devonian terrigenous sediments (Middle Devonian sandstone interbedded with shale and limestone and, mainly, Upper Devonian sandstone), and Visean terrigeno-cherty sediments lying unconformably upon them, form long strips stretching from the neighbouring of the Huế  Town northwestward to Thakhek (Laos). These sediments are altered and folded, and the zone has a simple structure. 

4.         Đới hình thành như một địa máng ven ở rìa của một miền sụt võng địa máng lớn hơn hình thành ở phía bắc khối nhô Kon Tum mà trung tâm của nó nằm xa về phía bắc (trong vùng nhô trồi móng Mesozoiđ của đới uốn nếp Bắc Trung Bộ). Đới này bị uốn nếp trong kiến sinh Hercyn (Carbon giữa) và sau đó hầu như chấm dứt hoạt tính kiến tạo

The zone appeared as a miogeosyncline in the margin of a greater geosynclinal depression formed in the north of Kon Tum Uplift, the centre of which is situated far in the north (in the uplifted area of the Mesozoid basement of the North Trung Bộ Fold Zone). It was folded during the Hercynian tectogenesis (Middle Carboniferous), and then nearly stopped its tectonic activity.

5.         Khái niệm đới uốn nếp Paleozoi Huế - Thakhek được sử dụng trong văn liệu với sự khác biệt về tuổi uốn nếp: hoặc là Hercyn (Hoffet, 1975; Fromaget, 1941; Saurin 1965); hoặc Caleđon (Trần Văn Trị, 1986, 1995). Một khái niệm gần gũi là Đới Thakhek - Đà Nẵng (Phan Trường Thị, 1995)

The term Huế - Thakhek Paleozoic Fold Zone has been used in the literature with different datations of the folding, such as: Hercynian (Hoffet, 1975; Fromaget, 1941; Saurin, 1965); or Caledonian (Trần Văn Trị, 1986, 1995). A close concept is the Thakhek - Đà Nẵng Zone (Phan Trường Thị, 1995).

6.         Ngô Gia Thắng, Lê Duy Bách.

7.         9/1999.