· D - D (Đường dịch chuyển, Moving Line)

1. Fromaget J., 1941.

2. Chạy theo phương kinh tuyến dọc phía đông bờ biển Việt Nam từ nam đảo Hải Nam đến eo biển Sunda

    Running by the meridional direction along the east of Vietnamese coast from the south of Hainan Island to the Sunda Strait.

6. Lê Duy Bách.

7. 9/1999

·   Đà Lạt  (Rìa kục địa tích cực, Active continental margin)

1.       Nguyễn Xuân Bao và nnk. 1979.

2.       Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ (III.2);

South Trung Bộ and East Nam Bộ (III.2); x = 10020’ - 13020’ N,  y = 106030’ - 109030’ E.

3.      Các phức hệ núi lửa - pluton gồm anđesit, đacit, ryolit cùng các xâm nhập granit, granođiorit đến granit sáng màu đi kèm, phân bố thành đới từ Phú Yên đến Đông Nam Bộ trong bồn trầm tích Jura - Creta. Phương cấu trúc của các thành tạo trên là ĐB-TN với những nếp uốn dạng tuyến

Volcano-plutonic complexes are composed of andesite, dacite and rhyolite accompanied by granite, granodiorite and leucocratic granite, that are distributed in zones from Phú Yên to East Nam Bồ within the Jurassic-Cretaceous depositional basin. The structural trend of above cited formations is NE-SW with linear folds.

4.      Vào Mesozoi muộn, Nam Việt Nam trải qua hoạt hoá magma - kiến tạo hình thành rìa lục địa tích cực kiểu Andes, và là một phần của đai núi lửa Đông á

During Late Mesozoic, South Việt Nam passed through the tectono-magmatic reactivation,           forming the active continental margin of Andes type. It is a part of the East Asian Volcanic Belt.

5.      Quan điểm tương tự đã được nhiều tác giả đề cập và mô tả (Gatinski và nnk. 1977, 1984;    Hamilton 1979; Trần Văn Trị và nnk. 1980,1986; Nguyễn Xuân Tùng và nnk. 1982, 1986, 1992; Nguyễn Tường Tri và nnk. 1989, 1991).

Similar viewpoint has been touched upon and described by many authors (Gatinsky et al. 1977, 1984; Hamilton 1979; Trần Văn Trị et al. 1980, 1986; Nguyễn Xuân Tùng et al. 1982, 1986, 1992; Nguyễn Tường Tri et al. 1989, 1991).

6.      Trần Văn Trị

7.       10 / 1999.

· Đà Lạt - Campuchia  (Hệ địa máng uốn nếp, Geosynclinal Fold System)

1. Lê Duy Bách, 1985.

2. Nam Trung Bộ (III.2); nằm ở phía nam Đông Dương, bao gồm địa phận Nam Việt Nam và phần lớn lãnh thổ Campuchia. Kề giáp với địa khối Inđosinia ở phía bắc và Carđamon ở phía nam; x = 12030’ - 140, y = 1030 - 109030

South Trung Bộ and East Nam Bộ (III.2); located in South Indochina, occupying the territory of South Việt Nam and large areas of Campuchea, adjoining the Indosinia geoblock in the north and Cardamon block in the south.

3. Móng uốn nếp gồm 3 phức hệ địa máng là Caleđon (Cambri-Silur), Hercyn (Đevon - Permi) và Inđosini (Trias). Các phức hệ phát triển tiếp theo gồm trũng nội mảng (Jura hạ - trung), núi lửa - pluton (Jura thượng - Creta) và  các thành tạo trầm tích - phun trào Kainozoi. Các kiến trúc hợp phần bậc cao: đới Kampot- Nam Du, đới Đak Lin - Rovieng và đới Đà Lạt.

The folded basement consists of 3 geosynclinal complexes such as: the Caledonian (Î-S), Hercynian (D-P) and Indosinian (T) ones. The cover complex comprises the intraplate depression formations (J1-2), vulcano-plutonic complex (J3-K) and Cenozoic sedimentary-volcanic formations. The constituent structure of higher order consists of Kampot - Nam Du, Đăk Lin - Rovieng and Đà Lạt zones.

4. Hệ địa máng xuất hiện vào đầu Paleozoi bằng cơ chế huỷ hoại và sinh rift trên móng vỏ lục địa của địa khối Inđosinia. Bối cảnh địa động lực có sự phân dị đáng kể trong từng đơn vị; cấu trúc hợp thành theo từng giai đoạn: rìa thụ động Đăk Lin - Rovieng và Đà Lạt, biển ven Kampot - Nam Du trong giai đoạn Caleđon; cung đảo Đăk Lin - Rovieng và Kampot - Nam Du, rìa thụ động Đà Lạt trong giai đoạn Hercyn, va chạm sinh núi Đà Lạt - Campuchia trong giai đoạn Inđosinia, đai núi lửa - pluton rìa lục địa Đà Lạt trong giai đoạn Mesozoi muộn- đầu Kainozoi.

The Đà Lạt - Campuchea geosynclinal system appeared at the beginning of Paleozoic by the destruction and rifting of the continental crust of the Indosinia Geoblock. The geodynamic settings have strong differentiation in each of its structural constituent by  the time: the passive marginal regime in Đà Lạt and Đăk Lin - Rovieng zones and marginal sea regime in Kampot - Nam Du zone  in Caledonian stage; the island arc regime in Đăk Lin - Rovieng and Kampot- Nam Du zones and the passive marginal regime in Đà Lạt zone in Hercynian stage;  the collision and orogeny in Đà Lạt - Campuchean zone in Indosinian stage; the formation of Đà Lạt continental margin and volcano-plutonic zone in Late Mesozoic - Early Cenozoic stage.

5. Có nhiều quan điểm khác nhau về bản tính kiến tạo của phân vị này và tính lệ thuộc của các cấu trúc tổ phần bậc cao. Trong nhiều mối quan hệ và những kết quả nghiên cứu mới có thể xác định sự tồn tại một cấu trúc động kiểu chuyển tiếp đại dương - lục địa Paleozoi - Mesozoi được cố kết vào Mesozoi muộn và nằm giữa hai địa khối Tiền Cambri Inđosinia và Carđamon là một thực tế kiến tạo ở Nam bán đảo Đông Dương .

In geological literature there are different opinions on the tectonic nature of this unit as well as the dependence of contitunt structures of high order. Based on many relationships and new study results it could identify the existence of a Paleo- Mesosoic mobile structure of transitional oceane-continental type, consolidated in Late Mesozoic and located between the two Precambrian Indosinia and Cardamon geoblocks, as a tectonic reality in the south of the Indochina Peninsula.

6. Lê Duy Bách.

7. 7/1999.

· Đà Nẵng (Đới cấu trúc, Structural Zone)

1. Trần Văn Trị, 1994.

2. Bắc Trung Bộ (II.2); Thừa Thiên - Huế đến Quảng Nam

    North Trung Bộ (II.2); Thừa Thiên - Huế to Quảng Nam Province.

5. Đã được ghép chung với Đới cấu trúc Huế thành Đới địa máng uốn nếp thực A Vương - Long Đại

    Lumped with the Huế Structural Zone to form the A Vương - Long Đại Eugeosynclinal Fold Zone.

6. Lê Duy Bách.

7. 9/1999.

·  Đà Nẵng - Thà Khẹt (Đới xô đụng lục địa - lục địa, Continent-continent collision Zone)

1.       Phan Trường Thị, 1995

2.       Việt-Lào (II), kéo dài từ  Thakhek (Lào)  đến Đà Nẵng (Việt Nam)

Việt - Laos Structure (II); stretching from Thakhek (Laos) to Đà Nẵng (Việt Nam); x = 160 -17020 N,  y = 1050- 1080 E.

3.       Là một tổ phần của địa khối Kon Tum, giáp giới  với đới uốn nếp Việt - Lào dọc theo đứt gãy trượt bằng Thakhek - Đà Nẵng, phía tây và nam giáp các tổ phần khác của địa khối dọc theo hệ đứt gãy uốn lượn phương á vĩ tuyến - TB-ĐN  Tam Kỳ - Phước Sơn. Trong nội bộ đới có các thành tạo biến chất Tiền Cambri bị phủ bởi các thành tạo trầm tích - phun trào biển và lục địa T2-J lấp đầy trũng kéo tách Nông Sơn. Các thành tạo trầm tích tuổi Paleozoi sớm - giữa lộ ra ở rìa phía bắc của đới. Phần phía đông bị phủ bởi các trầm tích N-Q, đôi nơi lộ đá hoa tuổi Permi (núi Ngũ Hành Sơn). Phát triển khá rộng rãi các thành tạo phun trào và xâm nhập granitoiđ như các phức hệ Đại Lộc (240 tr.n.), Hải Vân (T1), Bà Nà (K2-P), các thể siêu mafic phức hệ Hiệp Đức, vv.. Dọc theo đới trượt bằng phải Thakhek - Đà Nẵng các đá bị biến dạng dẻo, biến chất có khoảng tuổi P2-T1.

This structure is a component of the Kon Tum Geoblock, which adjoins with the Việt-Laos Fold Zone along the Thakhet - Đà Nẵng strike-slip fault, and with other components of the geoblock in the west and the south along the Tam Kỳ - Phước Sơn Fault System of subparallel - NW-SE direction. The studied zone is composed of Precambrian metamorphic formations, which are covered by T2-J marine and continental volcano-sedimentary formations filling up the Nông Sơn pull-apart basin. Lower-Middle Paleozoic sedimentary formations are exposed in the north margin of the zone. Its eastern part is covered by N-Q sediments, locally Permian marble is exposed (Ngũ Hành Sơn Mt). Volcanic formations and granitoid intrusions are largely exposed, such as: Đại Lộc (240 Ma.), Hải Vân (T1), Bà Nà (K2-P) Complexes, the ultramafic bodies of the Hiệp Đức Complex, etc... Along the Thakhek - Đà Nẵng dextral strike-slip zone the rocks suffer the plastic deformation with the P2-T1 age of metamorphism.

4.       Là đới xô đụng giữa hai mảng lục địa Inđosinia và Âu- Á vào Permi - Trias do sự di chuyển về bắc của địa khối Inđosinia và sự tách giãn và trượt về nam của đới uốn nếp Việt-Lào (tổ phần của mảng Âu-Á) khi hình thành rift Sông Đà ở xa về phía bắc. Quá trình xô đụng tạo nên trượt bằng phải dọc hệ thống đứt gãy Thakhek, gây biến dạng dẻo, biến chất kèm theo tái nóng chảy các tổ phần của vỏ và hình thành các thể pegmatit.

The studied structure is a collisional zone between the two Indosinian and Eurasian continental plates, caused by the northward move of the Indosinian Geoblock, and the spreading and southward slip of the Việt-Laos Fold Zone (a component of the Eurasian Plate) when the Sông Đà Rift was formed far in the north. The collision process formed the dextral strike-slip along the Thakhek Fault System, causing the plastic deformation and  metamorphism accompanied by the reburning of the crust components that created pegmatite bodies.

5.       Cấu trúc này thường được xem là loại cấu trúc ranh giới giữa khối craton Inđosinia Tiền Cambri và kiến trúc uốn nếp Trường Sơn (Hoffet, 1933; Fromaget, 1937, 1941; Postelnikov và nnk, 1964; .v.v.). Trong văn liệu  còn có những khái niệm tương đương như Đới hút chìm Hương Hoá - Ta Lu - Bạch Mã (Nguyễn Xuân Tùng và nnk, 1992), Đới khâu Thakhek - Đà Nẵng (Lê Văn Mạnh, Nguyễn Nghiêm Minh, 1995), Đới trượt cắt - biến dạng dẻo Đà Nẵng - A Lưới - Khe Sanh (Tạ Trọng Thắng, 1995).

This structure used to be regarded as the boundary structure between the Precambrian Indosinian cratonic block and the Trường Sơn Fold Structure (Hoffet, 1933; Fromaget, 1937, 1941; Postelnikov et al, 1964,,,). In the literature there still are analogous concepts, such as: Hương Hoá - Ta Lu - Bạch   Subduction Zone (Nguyễn Xuân Tùng et al, 1992), Thakhet - Đà Nẵng Suture Zone (Lê Văn Mạnh, Nguyễn Nghiêm Minh, 1995), Đà Nẵng- A Lưới -  Khe Sanh Shear - Plastic Deformation Zone (Tạ Trọng Thắng, 1995).

6.       Ngô Gia Thắng, Lê Duy Bách

7.   9/1999.

· Đăk Lin - Hoa Huỳnh (Đới khâu, Suture Zone)

1.       Tạ Hoàng Tinh và nnk., 1980

2.       Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ (III. 2). Nằm trải theo phương á vĩ tuyến thuộc phía bắc các tỉnh Đắc Lắc và Khánh Hoà

South Trung Bộ and East Nam Bộ (III.2); stretching along the subparallel direction in the north part of the Đắc Lắc and Khánh Hoà provinces;  x = 13010 - 12050 N; y = 107040 - 109020 E.

3.       Cấu thành bởi các thành tạo trầm tích: đá phiến sét-silic, silic, ngọc bích, ít cát kết, sét vôi, xen kẽ đều đặn với các đá phun trào anđesit porphyr, bazan, tuf anđesit chứa hoá thạch tuổi C3-P1 (hệ tầng Đăk Lin). Các thành tạo vừa nêu bị phủ bất chỉnh hợp bởi các trầm tích và đá nguồn núi lửa Trias trung hệ tầng Mang Giang (T2a mg) và trầm tích Jura của loạt Bản Đôn (J1-2 ). Các đá của hệ tầng Đăk Lin có thế nằm dốc và tạo thành nhân của nếp vồng cùng tên

Formed by such sediments as: clay-cherty shale, chert, jasper, some sandstone, marl, interbedded with porphyritic andesite, basalt and andesitic tuffs bearing C3-P1 fauna (Đăk Lin Formation). These sediments are covered unconformably by sediments and volcanogenic rocks of the Middle Triassic Mang Giang Formation (T2a mg) and Jurassic sediments of the Bản Đôn Group (J1-2 bđ). The beds of the Đắc Lin Formation have a steep attitude, and form the core of the homonym anticline.

4.       Các thành tạo của hệ tầng Đăk Lin đặc trưng cho kiểu cung đảo núi lửa hoạt động vào cuối Paleozoi như một đới khâu  ở rìa tây nam địa khối Kon Tum

The Đăk Lin Formation characterizes the volcanic arc type, acting at the end of Paleozoic as a suture zone in the southwestern margin of the Kon Tum Geoblock.

5.       Cấu trúc được sử dụng để chỉ ranh giới phía nam của khối nhô Tiền Cambri Kon Tum  (theo toạ độ hiện tại) bắt đầu hình thành từ nửa sau của Paleozoi muộn. Các tài liệu hiện thời cho thấy bản chất kiểu cung đảo của phần phía tây của đới khâu đã khá rõ, còn phần phía đông (vùng Hoa Huỳnh) vẫn chưa được chứng minh

This structure has been used to show the southern boundary of the Precambrian Kon Tum Geoblock (according to present coordinates); it was formed at the second half of Late Paleozoic. Recent data show that the volcanic arc nature of the western part of the suture zone is fairly clear, but that of the eastern part (Hoa Huỳnh area) has not been proved.

6.       Ngô Gia Thắng, Lê Duy Bách

7.  9/1999.

· Điện Biên Phủ (Đới tướng - cấu trúc, Structuro-facial Zone)

1. Đovjikov A.E. và nnk, 1965.

2. Tây Bắc Bộ (I.3); nằm ở phía tây tỉnh Lai Châu và một phần các tỉnh Phongxali và Luang Phabang; x = 20037’ - 22050’, y = 102050’-103045’.

West Bắc Bộ (II.3); located in the west of Lai Châu province, and a part of Phongsali and Luang Phabang provinces of Laos

3. Đới uốn nếp Hercyn muộn của miền võng sâu Paleozoi được lấp đầy trầm tích nguồn núi lửa (ở phần phía bắc) và lục nguyên (ở phần phía nam), bị phủ bởi các trầm tích Nori - Ret và Jura hạ. Các đá Paleozoi bắt đầu bằng đá vôi C2- P trên là các trầm tích P- T1 (các hệ tầng Sông Đà và Tây Chang). Một số thân nhỏ granit phức hệ Phia Bioc xuyên cắt. Rìa dông-bắc có cấu tạo vảy. Bị phủ bởi các trầm tích lục địa Jura - Creta.

This is a Late Hercynian folded zone of a Late Paleozoic depression, filled up with volcanogenic (in the north) and terrigenous (in the south) sediments, which were covered by Norian-Rhaetian and Lower Jurassic formations. Paleozoic sequences begin by Middle Carboniferous - Permian limestone, which grades upward to Permian-Triassic sediments. Some small bodies of granite of the Phia Bioc complex penetrated them. There is the scaly structure in the NE margin of the zone. These Paleozoic formations were covered by Jurassic - Cretaceous continental sediments.

4. Được coi là tổ phần của đới Trường Sơn viền quanh địa khối Inđsinia ở phía đông bắc. Bối cảnh kiến tạo trước Permi không rõ (có lẽ là sụt lún liên tục trong Paleozoi), từ Permi nó trở thành miền võng sụt lún mạnh, nhưng lại bị uốn nếp và bị nghịch đảo, khép kín miền địa máng vào cuối Trias sớm. Các hoạt động sau đó chủ yếu là kiến sinh của các hệ thống đứt gãy.

This zone has been regarded as a component of the Trường Sơn Zone binding the Indosinian Geoblock in the northeast. Its pre-Permian tectonic setting is unknown  (maybe, it was subsided continuously during Paleozoic), but since Permian it became a strongly subsided depression, which was subjected to folding and reverse, then closed at the end of Early Triassic. Further activities consisted mainly of tectonism of fault systems.

5. Trong cấu trúc của đới còn được bảo  tồn di chỉ các thành tạo kiểu cung đảo tuổi Carbon muộn – Trias sớm và kiểu sinh núi Trias muộn (ở vùng Mường Tè, Trần Đăng Tuyết, 1995), trầm tích lục nguyên hệ tầng Tây Chang có tuổi Đevon sớm (Phan Sơn và nnk, 1978; Tống Duy Thanh và nnk, 1986). Trên cơ sở này nhiều tác giả đã bỏ khái niệm đới Điện Biên Phủ (Trần Đức Lương, 1970; Trần Văn Trị và nnk, 1975, 1979; Lê Duy Bách, 1980, 1985;v.v.) và coi các  cấu trúc vùng Mường Tè (hay Nậm Pô) nằm kề phía tây của đới đứt gãy trượt bằng Điện Biên - Khorat thuộc về miền uốn nếp khác (Vân Nam - Malaysia hay Lào - Thái Lan).

Within the zone the relics of Late Carboniferous - Early Triassic island arc formations and Late Triassic orogenic formations (in Mường Tè, Trần Đăng Tuyết, 1994), and Lower Devonian terrigenous sediments are still preserved. Based on this, some authors have not been using the notion of Điện Biên Phủ Zone (Trần Đức Lương, 1970; Trần Văn Trị et al. 1975, 1979; Lê Duy Bách, 1980, 1985; etc.), and regarding structures of the Mường Tè (or Nậm Pô) area, which adjoins the west side of the  Điện Biên - Khorat strike-slip fault zone, as belonging to another folded region (Yunnan-Malaysia, or Laos-Thailand).

6. Ngô Gia Thắng, Lê Duy Bách.

7. 8/1999.

· Đông Bắc Bắc Bộ (Miền địa máng, Geosynclinal Region)

1. Trần Đức Lương, 1970

2. Chiếm diện tích toàn bộ miền Đông Bắc Bộ (I.1)

    Occupying the area of the whole East Bắc Bộ Region (I.1).

5. Đồng nghĩa của Miền chuẩn uốn nếp Đông Việt Nam

    Synonym of East Việt Nam Parafolded Region.

6. Lê Duy Bách.

7. 9/1999.

· Đông Dương -- Indochina (Miền uốn nếp, Fold Belt)

1. Trần Văn Trị và nnk, 1975

2. Từ đới khâu Sông Mã về phía nam, gồm phần lớn Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan và một phần lớn biển Đông

    From the Sông Mã Suture southward, including the major part of Việt Nam, Laos and Cambodia, Thailand and a part of East Sea; x = 8o - 23o, y = 102o - 109o E

3. Các thành tạo Phanerozoi ôm quanh khối Tiền Cambri Inđosinia gồm các trầm tích lục nguyên - carbonat và núi lửa (PR3-MZ) có bề dày lớn (5000-8500 m). Phần thấp có đá phiến silic, metabazan, metaanđesit-đacit, các thể siêu mafic, phần giữa có flysh-turbiđit chứa Graptolit (O-S1), lục nguyên - carbonat và phần trên là đá vôi hoặc vôi xen đá silic - anđesit (PZ3) và lục nguyên - carbonat ryolit (T 1-2). Các hoạt động xâm nhập granođiorit có tuổi Paleozoi giữa - muộn và Mesozoi. Phương cấu trúc thay đổi từ TB-ĐN ở vùng Việt Lào, á kinh tuyến cong sang hướng ĐN ở Tây Nam Bộ và Campuchia giáp vịnh Thái Lan.

    Phanerozoic formations surrounding the Pre-Cambrian Inđosinia Block are composed of terrigeno-carbonate and volcanic formations (PR3-MZ) which have a great thickness (5000-8500 m). The lower part consists of cherty shale, metabasalt, metaanđesite-dacite, ultramafic bodies; the  middle part - of flysh-turbidite bearing graptolites (O-S1) and terrigeno-carbonate, and the upper part - of limestone, or limestone interbedded with chert and andesite (PZ3), and terrigeno-carbonate-rhyolite (T1-2). Intrusions of granodiorite have a datation of Middle-Late Paleozoic and Mesozoic. The trend of the structure change from NW-SE in the Việt Nam - Laos region, submeridional-arched to SE in West Nam Bộ and Coastal Cambodia near the Thailand Gulf

4. Các quá trình hút chìm, va chạm của Proto-Tethys và Paleo-Tethys đã gắn kết vi lục địa Indosinia mở rộng dần, tạo thành liên hợp địa khu (composite terrane) Đông Dương là một miền uốn nếp đa kỳ, gồm các hệ uốn nếp trẻ dần ra ngoài. Hệ uốn nếp Việt Lào gồm các đới Caledoni Đà Nẵng - Sê Kông, Hercyniđ Trường Sơn Bắc, Hà Tiên - Kampot có các hợp tạo ophiolit dọc các đới khâu Tam Kỳ, Pô Kô cũng như các xâm nhập granitoiđ đồng va chạm như các phức hệ Diên Bình (PZ) và Trường Sơn (PZ3). Hệ uốn nếp Mekong gồm các đới Inđosiniđ Nậm U, Srê Pôk và Nam Du (cả phần đông bán đảo Mã Lai). Kiến sinh Inđosini dẫn đến ghép nối hai mảng Đông Dương và Shan-Thái theo đường khâu Nan Uttarađit - Raub Bentong cùng với các quá trình biến cải, tạo rift nội lục Mesozoi

    Processes of subduction and collision of Proto-Tethys and Paleo-Tethys had formed the Indosinia microcontinent, which extended gradually forming the Indochina composite terrane. It is a polycyclic fold belt, composed of younger outwards fold systems. The Việt Nam - Laos Fold System comprises the Đà Nẵng - Sê Kông Caledonides, North Trường Sơn and Hà Tiên - Kampot Hercynides which have ophiolite associations along the Tam kỳ and Pô Kô Sutures together with syncollisional granitoid intrusions, such as Diên Bình (PZ2) and Trường Sơn (PZ3) Complex. The Mekong Fold System comprises the Nậm U, Srê Pôk and Nam Du Indosinides (including the eastern part of the Malaya Peninsula). The Indosinian tectogenesis led to the coupling the two Indochina and Shan-Thai Plates by the Nan Uttaradit - Raub Bentong Suture together with the Mesozoic processes of change and intracontinental rifting.

5. Nội dung trên có kế thừa và phát triển các quan điểm của Fromaget (1941), Stille (1945), Ngô Thường San (1965), Workman (1977), Mitchell A. (1978), Nguyễn Xuân Bao (1979, 1994), Nguyễn Xuân Tùng et al (1982, 1991), Gatinski et al (1984), Phạm Văn Quang (1985), etc.

   The above-said ideas have been inheriting and developing the viewpoints of Fromaget (1941), Stille (1945), Ngô Thường San (1965), Workman (1977), Mitchell A. (1978), Nguyễn Xuân Bao (1979, 1994), Nguyễn Xuân Tùng et al (1982, 1991), Gatinski et al (1984), Phạm Văn Quang (1985), etc.

6. Trần Văn Trị.

7. 9/1999.

· Đông Dương -- Indochina  (Địa khu liên hợp, Composite Terrane)

1.      Trần Văn Trị, 1989.

2.       Xem: Đông Dương (Miền uốn nếp)

      See: Đông Dương -- Indochina (Fold region).

3.   Xem: Đông Dương (Miền uốn nếp)

See: Đông Dương -- Indochina (Fold region).

4.    Địa khu liên hợp này bao gồm các địa khu Tiền Cambri Inđosinia, Caleđoniđ Đà Nẵng - Sê Kông, Hercyniđ Bắc Trường Sơn và Hà Tiên - Kampot, và Inđosiniđ Mêkông. Chúng bồi kết lại với nhau qua các đường khâu trẻ dần từ Paleozoi sớm-giữa ở rìa khối nâng Kon Tum sang Paleozoi muộn vùng Việt-Lào, Campuchia, và Mesozoi sớm ở lưu vực sông Mêkông và Tây Nam Bộ

This composite terrane is composed of the Precambrian Indosinia Terrane, Caledonide Đà Nẵng - Sê Kông Terrane, Hercynide North Trường Sơn and Hà Tiên Kampot  Terranes, and Indosinide Mekong. They were accreted with one another through sutures, which became younger from Early-Middle Paleozoic in the margin of Kon Tum Uplift, to Late Paleozoic in Việt-Laos and Cambodia regions, and Early Mesozoic in the basin of Mekong River and West Nam Bộ.

5.       Quan điểm bồi kết rộng dần quanh khối Inđosinia đã có từ lâu (Fromaget 1937, 1941; Stille 1945) và sau này ghép thành địa khu Đông Dương (Bunopas, Wella 1978, 1983; Stauffer 1985; Burrett 1985, 1990; Metcalfe 1988, 1990), tuy nhiên đúng hơn, nên gọi là địa khu liên hợp

The viewpoint of enlarged accretion around the Indosinia Block existed long ago (Fromaget 1937, 1941; Stille 1945), and then assembled to form the Indochina Terrane (Bunopas, Wella 1978, 1983; Stauffer 1985; Burrett 1985, 1990), however it should be more exact to regard this structure as a composite terrane.

6.       Trần Văn Trị.

7.       10 / 1999.

· Đông Triều - Móng Cái (Miền Võng, Depression)

1. Kitovani S., 1965.

2. Đông Bắc Bộ (I.1); vùng bể than Quảng Ninh

    East Bắc Bộ (I.1); Quảng Ninh Coal Basin.

5. Đồng nghĩa của Địa hào Mesozoi chồng chứa than Hòn Gai

    Synonym of Mesozoic coal - bearing Superimposed Graben..

6. Lê Duy Bách.

7. 9/1999.

· Đông Việt Nam (Miền chuẩn uốn nếp, East Việt Nam Parafolded Region)

1. Đovjikov A. E. và nnk, 1965.

2. Đông  Bắc Bộ (I.1); chiếm toàn bộ diện tích vùng này với ranh giới phía tây là đứt gãy Sông Chảy; x = 20030’ - 23025’, y = 1040 - 1080.

East Bắc Bộ (I.1); occupying the whole area of this region with the Sông Chảy Fault   as its western boundary; x = 20°30’ - 23°25’,  y = 104o- 108°.

3. Có mặt cắt đầy đủ các trầm tích - biến chất - magma từ Tiền Cambri, Paleozoi, Mesozoi đến Đệ tứ; bao gồm các đới tướng - cấu trúc: Sông Lô, Sông Hiến, Hạ Lang, An Châu, Duyên Hải và Cô Tô. Vùng trũng Hà Nội phủ chồng trên góc tây nam của miền và nối với đới Cô Tô.

In this region there are all Precambrian, Paleozoic, Mesozoic to Cenozoic metamorphic, sedimentary to magmatic formations. It is composed of following structuro-facial zones: Sông Lô, Sông Hiến, Hạ Lang, An Châu, Duyên Hải and Cô Tô. The Hà Nội Depression covers the southwestern corner of the region in extending to the Cô Tô Zone.

4. Được coi là một rìa chuẩn nền, phát triển dưới ảnh hưởng những biến cố của địa máng bên cạnh và chế độ kiến tạo của nó gần gũi với chế độ chuẩn địa máng. Nó gắn bó với phần tây nam (nếp lõm Vân Nam - Quảng Tây) của nền Hoa Nam. Quá trình phát triển địa máng trải qua 2 giai đoạn kế tiếp nhau: Paleozoi, và Mezozoi sớm, bắt đầu từ đới Sông Lô (ở trung tâm miền) rồi lan toả không đồng đều sang các đới khác. Sự kết thúc sụt lún, nâng uốn nếp  cũng xảy ra không đồng đều ở các đới trong suốt Paleozoi. Kết thúc thời kỳ địa máng vào trước Nori để chuyển sang thời kỳ sau.

This region has been regarded as the margin of a paraplatform, influenced by events in adjacent geosyncline during its development; its tectonic regime is close to the parageosynclinal regime. It is closely connected with the southwestern part (Yunnan-Guangsi syncline) of the South China Platform. The process of geosynclinal development passed through two continuing stages: Paleozoic and Early Mesozoic, beginning from the Sông Lô Zone (lying in the center), then irregularly spreading to others. The termination of subsidence, then uplift and folding, happened also irregularly in different zones during all Paleozoic. The geosynclinal stage was closed at pre-Norian.

5. Về mặt không gian tương ứng với các khaí niệm về Nền cổ Hoa Nam (Cơ sở kiến tạo Trung Quốc, 1956), Miền địa máng Đông Bắc Bắc Bộ (Trần Đức Lương, 1970), Đại khối nền Việt-Trung (Trần Đức Lương, Nguyễn Xuân Bao và nnk, 1985), Miền địa máng uốn nếp Paleozoi Cathaysia (Lê Duy Bách, 1985), Miền uốn nếp Paleozoi (Phạm Văn Quang và nnk, 1986), Hệ uốn nếp (Hutchison, 1989).

On the spatial side, the region corresponds to the notions of South China Old Platform (Treatise on tectonics of China, 1956), Northeast Bắc Bộ Geosynclinal Region (Trần Đức Lương, 1970), Sino-Vietnamese Megablock (Trần Đức Lương & Nguyễn Xuân Bao et al. 1985), Paleozoic Cathaysian Folded GeosynclinalRegion (Lê Duy Bách, 1985), Paleozoic Folded Region (Phạm Văn Quang et al. 1986), Folded System (Hutchison, 1989).

6. Ngô Gia Thắng, Lê Duy Bách.

7. 8/1999.